Chúng ta có thể sống không có tôn giáo hoặc thiền định, nhưng không thể tồn tại nếu không có tình người.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Kẻ bi quan than phiền về hướng gió, người lạc quan chờ đợi gió đổi chiều, còn người thực tế thì điều chỉnh cánh buồm. (The pessimist complains about the wind; the optimist expects it to change; the realist adjusts the sails.)William Arthur Ward
Hãy nhớ rằng hạnh phúc nhất không phải là những người có được nhiều hơn, mà chính là những người cho đi nhiều hơn. (Remember that the happiest people are not those getting more, but those giving more.)H. Jackson Brown, Jr.
Khó khăn thách thức làm cho cuộc sống trở nên thú vị và chính sự vượt qua thách thức mới làm cho cuộc sống có ý nghĩa. (Challenges are what make life interesting and overcoming them is what makes life meaningful. )Joshua J. Marine
Hãy sống như thế nào để thời gian trở thành một dòng suối mát cuộn tràn niềm vui và hạnh phúc đến với ta trong dòng chảy không ngừng của nó.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Chúng ta có lỗi về những điều tốt mà ta đã không làm. (Every man is guilty of all the good he did not do.)Voltaire
Hạnh phúc không tạo thành bởi số lượng những gì ta có, mà từ mức độ vui hưởng cuộc sống của chúng ta. (It is not how much we have, but how much we enjoy, that makes happiness.)Charles Spurgeon
Chỉ có hai thời điểm mà ta không bị ràng buộc bởi bất cứ điều gì. Đó là lúc ta sinh ra đời và lúc ta nhắm mắt xuôi tay.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Ngu dốt không đáng xấu hổ bằng kẻ không chịu học. (Being ignorant is not so much a shame, as being unwilling to learn.)Benjamin Franklin
Con tôi, tài sản tôi; người ngu sinh ưu não. Tự ta ta không có, con đâu tài sản đâu?Kinh Pháp Cú (Kệ số 62)
Trang chủ »» Danh mục »» Từ điển Phật học Tinh tuyển »» Đang xem mục từ: Pháp Long Tự »»
(阿彌陀三尊, Amidasanzon): hay còn gọi là Tây Phương Tam Thánh, tức A Di Đà Phật và 2 người hầu hai bên; ở giữa là đức Phật A Di Đà, bên trái là Bồ Tát Quan Thế Âm (s: Avalokiteśvara, 觀世音) và bên phải Bồ Tát Đại Thế Chí (s: Mahāsthāmaprāpta, 大勢至). Dạng thức của Di Đà Tam Tôn này vốn phát xuất từ Ấn Độ, là di phẩm được bảo tồn trên bích họa trong động thứ 9 của thạch động A Chiên Đa (s: Ajantā, p: Ajanta, 阿栴多). Ở Trung Hoa, tượng Di Đà Tam Tôn có sớm nhất được khắc vào năm 538 (Nguyên Tượng [元象] nguyên niên) nhà Đông Ngụy. Tại Nhật Bản, có bức bích họa trong Kim Đường của Pháp Long Tự (法隆寺, Hōryū-ji) và bức Niệm Trì Phật của Quật Phu Nhân là nổi tiếng nhất. Nhìn chung, nghi tướng của chư tôn đều y cứ vào quyển 8 của Kinh Vô Lượng Thọ (無量壽經) mà tạo nên. Kinh dạy rằng quán tưởng đức hai bên đức Phật Di Đà có hai tòa sen, Bồ Tát Quan Thế Âm ngồi trên tòa sen bên tay trái, Bồ Tát Đại Thế Chí ngồi trên tòa sen bên tay phải. Hơn nữa, trong quyển 5 của Bất Không Quyên Sách Thần Biến Chơn Ngôn Kinh (不空羂索神變眞言經) có dạy rằng tâm thương xót (bi) của Bồ Tát Quan Âm thể hiện cho ý nghĩa dưới hóa độ chúng sanh, nên vị này được đặt bên trái; trí tuệ (trí) của Bồ Tát Thế Chí có ý nghĩa là trên cầu bồ đề, nên vị này được đặt bên phải. Ngoài ra, Quan Thế Âm Bồ Tát Tam Thế Tối Thắng Tâm Minh Vương Kinh (觀世音菩薩三世最勝心明王經) lại cho rằng bên trái của Phật Di Đà là Quán Tự Tại (觀自在), còn bên phải là Kim Cang Thủ (金剛手).
(鞍作止利・鞍作鳥, Kuratsukuri Tori, ?-?): vị thầy điêu khắc tượng Phật thời đại Phi Điểu, vị tổ nghề điêu khắc tượng Phật của Nhật, cháu của Tư Mã Đạt Đẳng (司馬達等, Shiba Datto) từ Trung Quốc sang. Một số kiệt tác do vị này làm ra như tượng Phật Thích Ca của Phi Điểu Tự (飛鳥寺, Asuka-ji) và tượng Thích Ca Tam Tôn ở Kim Đường của Pháp Long Tự (法隆寺, Hōryū-ji) vẫn còn tồn tại cho đến ngày nay.
(s: Prajñāpāramitā-hṛdaya, t: çes-rah sñiṅ-po bshugs-so, c: Pan-jo-po-lo-mi-to-hsin-ching, j: Hannyaharamittashinkyō, 般若波羅蜜多心經): nói cho đủ là Ma Ha Bát Nhã Ba La Mật Đa Tâm Kinh (摩訶般若波羅蜜多心經), còn gọi là Bát Nhã Đa Tâm Kinh (般若多心經), Bát Nhã Tâm Kinh (般若心經), Tâm Kinh (心經), 1 quyển, hiện còn, Taishō 8, 848, No. 251, Huyền Trang (玄奘, 602-664) dịch vào năm 649 hay 648 (niên hiệu Trinh Quán [貞觀] thứ 23 hay 22) nhà Đường. Có 6 dịch bản khác của kinh này:
(1) Ma Ha Bát Nhã Ba La Mật Đại Minh Chú Kinh (摩訶般若波羅蜜大明呪經), do Tam Tạng Pháp Sư Cưu Ma La Thập (s: Kumārajīva, 鳩摩羅什, 344-413) dịch.
(2) Bát Nhã Ba La Mật Đa Na Đề Kinh (般若波羅蜜多那提經), do Bồ Đề Lưu Chi (s: Bodhiruci, 菩提流支, 562-727) dịch.
(3) Bát Nhã Ba La Mật Đa Tâm Kinh (般若波羅蜜多心經), do Bát Nhã (s: Prajñā, 般若, 734-?), Lợi Ngôn (利言, khoảng thế kỷ thứ 8) dịch.
(4) Phổ Biến Trí Tạng Bát Nhã Ba La Mật Đa Tâm Kinh (普遍智藏般若波羅蜜多心經), do Pháp Nguyệt (s: Dharmacandra, 法月, 653-743) dịch.
(5) Bát Nhã Ba La Mật Đa Tâm Kinh (般若波羅蜜多心經), do Trí Huệ Luân (智慧輪) dịch.
(6) Thánh Phật Mẫu Bát Nhã Ba La Mật Đa Tâm Kinh (聖佛母般若波羅蜜多心經), do Thí Hộ (s: Dānapāla, 施護, khoảng thế kỷ thứ 10) dịch.
Nếu so sánh các bản trên, bản dịch của Tam Tạng Pháp Sư Cưu Ma La Thập được lưu truyền rộng rãi nhất. Phạn bản của kinh này hiện còn ở Pháp Long Tự (法隆寺, Hōryū-ji) của Nhật Bản; năm 1884 F. Max Müller và Bunyū Nanjō (文雄南條) đã cùng hiệu đính, xuất bản; đến năm 1894 nó được dịch sang Anh ngữ. Ngoài ra, vào năm 1864, học giả người Anh là Beal Samuel cũng đã dịch sang Anh ngữ bản dịch của Huyền Trang. Nếu so bản tiếng Sanskrit và bản Hán dịch của Huyền Trang, chúng có nội dung tương đồng. Còn bản được phát hiện ở thạch động Đôn Hoàng là tư liệu rất quý trọng đối với giới học thuật. Về phần chú sớ của kinh này cũng có rất nhiều bản, trong đó quan trọng nhất là Bát Nhã Ba La Mật Đa Tâm Kinh U Tán (般若波羅蜜多心經幽贊) của Khuy Cơ (窺基, 632-682), Bát Nhã Ba La Mật Đa Tâm Kinh Tán (般若波羅蜜多心經贊) của Viên Trắc (圓測, 613-696), Bát Nhã Ba La Mật Đa Tâm Kinh Lược Sớ (般若波羅蜜多心經略疏) của Pháp Tạng (法藏, 643-712), và Bát Nhã Ba La Mật Đa Tâm Kinh Sớ (般若波羅蜜多心經疏) của Huệ Tịnh (慧淨, 578-?), v.v.
(道詮, Dōsen, 797-876): vị tăng của Tam Luận Tông Nhật Bản, sống vào đầu thời Bình An, húy là Đạo Thuyên (道詮), xuất thân Võ Tàng (武藏, Musashi). Ông xuất gia với Thọ Nhân (壽仁, Junin) ở Pháp Long Tự (法隆寺, Hōryū-ji), học về Tam Luận với Huyền Diệu (玄耀, Genyō) của Đông Đại Tự (東大寺, Tōdai-ji) và chuyên tu cả Mật Giáo. Vào năm 850, ông truyền giới Không Sát Sanh cho Nhân Minh Thiên Hoàng (仁明天皇, Nimmyō Tennō). Năm 854, ông làm giảng sư cho Tối Thắng Hội (最勝會), và đến năm 857 thì tiến hành luận nghị trước mặt Văn Đức Thiên Hoàng (文德天皇, Montoku Tennō) với tư cách là Tọa Chủ. Ông rất kính ngưỡng Thánh Đức Thái Tử (聖德太子, Shōtoku Taishi), đến năm 859 thì nhận sắc chỉ trùng tu Đông Viện (東院, tức Mộng Điện [夢院]) của Pháp Long Tự. Năm sau, ông kiến lập Phước Quý Tự (福貴寺, Fukki-ji, tức Phú Quý Tự [富貴寺, Fūki-ji]) và lui về ẩn cư tại đây. Đến năm 864, ông được cử làm chức Quyền Luật Sư và trước khi qua đời thì được bổ nhiệm làm Luật Sư. Trước tác của ông có Châm Hối Mê Phương Ký (箴誨迷方記), Nhân Minh Tứ Chủng Tương Vi Nghĩa (因明四種相違義) 1 quyển, Quần Gia Tránh Luận Toát Yếu (群家諍論撮要), v.v., nhưng tất cả đều bị tán thất.
(道慈, Dōji, ?-744): vị tăng của Tam Luận Tông Nhật Bản, sống dưới thời đại Nại Lương, húy là Đạo Từ (道慈), xuất thân vùng Đại Hòa (大和, Yamato, thuộc Nara [奈良]), họ Ngạch Điền (額田, Nukata). Ông theo học Tam Luận với Trí Tạng (智藏, Chizō) ở Pháp Long Tự (法隆寺, Hōryū-ji), Pháp Tướng và Duy Thức với Nghĩa Uyên (義淵, Gien). Vào năm 701, ông sang nhà Đường cầu pháp, được tuyển chọn giảng nghĩa Nhân Vương Bát Nhã Kinh (仁王般若經) tại cung nội số 100 vị cao tăng. Đến năm 718, ông trở về nước và tận lực truyền bá Tam Luận Tông tại Đại An Tự (大安寺, Daian-ji). Năm 729, ông làm chức Luật Sư, tham gia vào việc xúc tiến chính sách cải cách Phật Giáo, vạch kế hoạch cung thỉnh Giới Sư, dời chuyển Đại An Tự, biên tập bộ Nhật Bản Thư Kỷ (日本書紀, Nihonshoki), v.v.
(戒珠): tỷ dụ giới luật trong sạch, không tỳ vết, sai phạm như viên minh châu, có thể trang nghiêm thân người; cho nên cần phải siêng năng tu tịnh giới. Như trong Truy Môn Cảnh Huấn (緇門警訓, Taishō Vol. 48, No. 2023) quyển 9, phần Tấn Vương Thọ Bồ Tát Giới Sớ (晉王受菩薩戒疏), có câu: “Thiên Thai Trí Khải Thiền Sư, Phật pháp long tượng, đồng chơn xuất gia, giới châu viên tịnh, niên tương nhĩ thuận, định thủy uyên trừng (天台智顗禪師、佛法龍象、童眞出家、戒珠圓淨、年將耳順、定水淵澄, Thiền Sư Thiên Thai Trí Khải, là bậc long tượng của Phật pháp, xuất gia lúc còn nhỏ, giới luật nghiêm trì, đến tuổi sáu mươi, nước định lắng sâu).” Hay trong Phật Tổ Thống Kỷ (佛祖統紀, Taishō Vol. 49, No. 2035) quyển 21, phần Chư Sư Tạp Truyện Đệ Thất (諸師雜傳第七), Nho Sĩ Thuật Am Tiết Trừng (儒士述菴薛澄), lại có đoạn: “Thám giới châu ư li hạm, phi huệ kiếm ư Long Môn, tảo du nhận ư Nho lâm, vô thư bất độc (探戒珠於驪頷、飛慧劍於龍門、早遊刃於儒林、無書不讀, tìm ngọc giới nơi hàm ngựa, vung kiếm tuệ ở Cửa Rồng, sớm tinh thông nơi rừng Nho, sách nào cũng đọc).” Hoặc trong Vô Dị Nguyên Lai Thiền Sư Quảng Lục (無異元來禪師廣錄, 卍Tục Tạng Kinh Vol. 72, No. 1435) quyển 31, phần Phục Hoàng Tinh Nguyên Chư Cư Sĩ (復黃惺源諸居士), cũng có đoạn khác: “Oánh giới châu vu Ngũ Trược, thị thủy khả thanh; xúc thiện đạo vu Bát Quan, hữu tình giai Phật (瑩戒珠于五濁、是水可清、趨善道于八關、有情皆佛, sáng ngọc giới nơi Năm Trược, nước ấy cũng trong; đẩy đường thiện về Tám Cửa [Bát Quan Trai], hữu tình thành Phật).”
(廣隆寺, Kōryū-ji): ngôi chùa trung tâm của Phái Ngự Thất (御室派) thuộc Chơn Ngôn Tông, hiện tọa lạc tại Sakyō-ku (右京區), Kyōto-to (京都市), Kyōto-fu (京都府); còn gọi là Phong Cang Tự (蜂岡寺), Thái Tần Tự (太秦寺), Tần Tự (秦寺), Tần Công Tự (秦公寺), Cát Dã Tự (葛野寺); hiệu núi là Phong Cang Sơn (蜂岡山). Ở vùng này, vào thời đại Ứng Thần Thiên Hoàng (應神天皇), con cháu của vua Tần Thủy Hoàng cũng như những người di dân từ Vương Quốc Bách Tế (百濟, Kudara) bên Triều Tiên sang đã làm cho hưng thạnh sản nghiệp, và đây cũng là nơi di thực nền văn minh từ vùng Đại Lục Trung Hoa vậy. Trong số những người dân đến đây có người hậu duệ của nhà họ Tần là Tần Hà Thắng (秦河勝). Tương truyền vị này nhân để an trí tượng Phật mà được Thánh Đức Thái Tử (聖德太子, Shōtōku Taishi) ban tặng vào năm 604, cũng như các tượng Phật do hai nước Tân La (新羅) và Nhậm Na (任那) ban tặng, đã tạo lập nên ngôi chùa này nơi vùng đất nhà họ Tần. Sau đó, vào năm 810 và 1150 thì chùa bị cháy tan tành, nhưng cũng đã được tái kiến lại mấy lần. Chùa này vốn là chùa của dòng họ Tần, là ngôi chùa tối cổ ở vùng Kinh Đô Kyoto, là một trong bảy ngôi chùa có liên quan đến hành trạng của Thái Tử, bên cạnh Pháp Long Tự (法隆寺, Hōryū-ji), Tứ Thiên Vương Tự (四天王寺, Shitennō-ji). Quần thể kiến trúc hiện tại có Giảng Đường là kiến trúc được tái kiến dưới thời Bình An. Trong tòa nhà này ở chính giữa thờ tượng ngồi A Di Đà Phật bằng gỗ, bên phải có tượng Địa Tạng Bồ Tát, bên trái có tượng Hư Không Tạng Bồ Tát (虛空藏菩薩), phía đằng sau hai bên phải trái lại có an trí hai tượng Bất Không Quyên Sách Quan Âm (不空羂索觀音), Thiên Thủ Quan Âm (千手觀音). Còn Chánh Điện Quế Cung Viện (桂宮院) là kiến trúc ảnh hưởng phong trào tín ngưỡng Thái Tử vào thời Liêm Thương, được xây dựng dưới hình thức Mộng Điện, nhà hình tròn bát giác. Trong điện thờ tượng ngồi bán già Như Ý Luân Quan Âm (如意輪觀音) bằng gỗ. Thượng Cung Vương Viện Thái Tử Điện (上宮王院太子殿) lại là Chánh Điện chính của chùa, thờ tượng Thánh Đức Thái Tử ngồi bán già. Linh Bảo Điện (靈寶殿) là nơi tàng trữ những vật báu của chùa ngang tầm cỡ quốc bảo. Bảo vật của chùa có tượng Bồ Tát Di Lặc ngồi bán già, bằng gỗ; tượng ngồi A Di Đà Như Lai, bằng gỗ; tượng đứng Bất Không Quyên Sách Quan Âm, bằng gỗ; tượng đứng Thiên Thủ Quan Âm, bằng gỗ; tượng đứng Thập Nhị Thần Tướng, bằng gỗ; Chánh Điện Quế Cung Viện, v.v.
(三經義疏, Sangyōgisho): thư tịch chú thích kinh điển do Thánh Đức Thái Tử (聖德太子, Shōtoku Taishi) truyền lại, tên gọi chung của Pháp Hoa Kinh Nghĩa Sớ (法華經義疏) 4 quyển, Thắng Man Kinh Nghĩa Sớ (勝鬘經義疏) 1 quyển và Duy Ma Kinh Nghĩa Sớ (維摩經義疏) 2 quyển. Theo ký lục của thời đại Nại Lương về bộ sách này thì trong Pháp Long Tự Già Lam Duyên Khởi Tinh Lưu Ký Tư Tài Trương (法隆寺伽藍緣起并流記資材帳) có ghi là Thượng Cung Thánh Đức Thái Tử Vương Ngự Chế Giả (上宮聖德太子王御制者); còn trong Thượng Cung Thánh Đức Pháp Vương Đế Thuyết (上宮聖德法王帝說) cũng có ghi là ngự chế sớ kinh 7 quyển của Pháp Hoa, v.v.; và trong Tịnh Danh Huyền Luận Lược Thuật (淨名玄論略述) của Trí Quang (智光, Chikō) cũng như trong Hoa Nghiêm Ngũ Giáo Chương Chỉ Sự Ký (華嚴五敎章指事記) của Thọ Linh (壽靈, Jurei), v.v., cũng có dẫn dụng những ngôn từ trong bộ Tam Kinh Nghĩa Sớ này. Vào thời Bình An và Liêm Thương thì rất nhiều các học tăng của các tông phái như Tối Trừng (最澄, Saichō), Không Hải (空海, Kūkai), Viên Trân (圓珍, Enchin), Huyền Duệ (元叡, Genei), Trọng Toán (仲算, Chūsan), Trinh Khánh (貞慶, Jōkei), Trừng Thiền (澄禪, Chōzen), Tông Tánh (宗性, Sōshō), v.v., cũng đã có dẫn dụng về bộ luận này. Đặc biệt Ngưng Nhiên (凝然, Gyōnen) đã tiến hành chú thích toàn bộ thư tịch này. Vào năm 1274 thì cả ba bộ sớ này được khắc gỗ và xuất bản. Từ đó trở đi có rất nhiều bản in khắc khác ra đời.
(三論宗, Sanron-shū): tên gọi một trong 13 tông phái lớn của Phật Giáo Trung Quốc, học phái nghiên cứu dựa trên 3 bộ luận chính là Trung Luận (s: Mādhyamakakārikā, 中論) 4 quyển, Thập Nhị Môn Luận (s: Dvādaśa-dvāra-śāstra, 十二門論) 1 quyển của Long Thọ (s: Nāgārjuna, 龍樹, khoảng 150-250), vị khaitổ của Phật Giáo Trung Quán, và Bách Luận (百論) củaThánh Đề Bàhay Thánh Thiên (s: Āryadeva, 聖提婆 hay 聖天, khoảng 170-270), đệ tử của Long Thọ. Cả 3 bộ luận này đều do Cưu Ma La Thập (s: Kumārajīva, 鳩摩羅什, 344-413) dịch. Đây là học phái không những dựa trên kinh điển mà còn y cứ vào các luận thư, trong đó lấy cả Bát Nhã Kinh (般若經) làm gốc căn bản cho tư tưởng Không, vì thế nó còn được gọi là Trung Quán Tông (中觀宗), Không Tông (空宗), Vô Tướng Tông (無相宗), Vô Tướng Đại Thừa Tông (無相大乘宗), Vô Đắc Chánh Quán Tông (無得正觀宗). Ở Nhật Bản, tông này được Huệ Quán (慧觀) của vương triều Cao Lệ (高麗) Triều Tiên, đệ tử của Cát Tạng (吉藏), truyền vào năm 625, và được xem như là đệ nhất truyền của dòng Nguyên Hưng Tự (元興寺, Gankō-ji). Ngoài ra, sau này Trí Tạng (智藏) thuộc pháp hệ này có sang nhà Đường cầu pháp, sau khi trở về nước ông đã nỗ lực hoằng dương tông phong ở Pháp Long Tự (法隆寺, Hōryū-ji), và vị này được xem như là đệ nhị truyền. Về sau, đệ tử của Trí Tạng là Đạo Từ (道慈) cũng sang nhà Đường cầu pháp trong vòng 18 năm, và truyền thừa nên dòng Đại An Tự (大安寺, Daian-ji). Cứ như vậy tông này đã nghiễm nhiên trở thành 1 trong 6 tông lớn vùng Nam Đô và tiến hành giảng dạy nghiên cứu rất thịnh hành, nhưng sau đó thì lại suy vong.
(s: Virūḍhaka, p: Virūḷhaka, 增長天): âm dịch là Tỳ Rô Đà Ca (毘嚕陀迦), còn gọi là Tỳ Lưu Đa Thiên (毘留多天), Tỳ Lưu Ly Thiên (毘流離天), Tỷ Lưu Trà Ca Thiên (鼻溜荼迦天), Tỳ Lâu Lặc Thiên (毘樓勒天), Tỳ Lâu Lặc Ca Thiên (毘樓勒迦天), Tỳ Lâu Lặc Xoa Thiên (毘樓勒叉天), Nam Phương Thiên (南方天, trời ở phương Nam); là một trong 4 vị Thiên Vương, một trong 16 vị thiện thần. Vị này trú trong thành Thiện Kiến (善見), nằm lưng chừng phía Nam Tu Di Sơn (s: Sumeru, 須彌山). Thường vị này quán sát chúng sanh ở cõi Diêm Phù Đề (s: Jampudīpa, 閻浮提), thống lãnh chúng quỷ thần Cưu Bàn Trà (s: Kumbhāṇḍa, p: Kumbhaṇḍa, 鳩槃荼), Bách Lệ Đa (s: Preta, 薜荔多), v.v., giữ gìn phương Nam, có thể hang phục tà ác, làm tăng tưởng thiện căn, là vị thiện thần hộ trì Phật pháp. Đại Hội Kinh (大會經) của Trường A Hàm Kinh (長阿含經, Taishō Tripitaka Vol. 1, No. 1) quyển 12 cho biết rằng: “Nam phương Tỳ Lâu Lặc Thiên Vương, lãnh chư Long Vương, hữu đại uy đức, hữu cửu thập nhất tử, diệc tự Nhân Đà La, hữu đại thần lực (南方毗樓勒天王、領諸龍王、有大威德、有九十一子、亦字因陀羅、有大神力, Tỳ Lâu Lặc Thiên Vương ở phương Nam, thống lãnh các Long Vương, có uy đức lớn, có chín mươi mốt người con, cũng tên là Nhân Đà La, có thần lực lớn).” Về hình tượng của Tăng Trưởng Thiên, các thuyết không giống nhau. Theo Đà La Ni Tập Kinh (陀羅尼集經, Taishō Vol. 18, No. 901) quyển 11 giải thích rằng thân của Tỳ Rô Đà Ca dài một khuỷu tay, mang các loại y khác nhau, trang sức vô cùng tinh xảo, kỳ diệu, tương xứng với thân; tay trái cầm cây đao buông xuống, tay phải cầm cây giáo dài, đầu giáo chạm đất. Dược Sư Lưu Ly Quang Vương Thất Phật Bổn Nguyện Công Đức Kinh Niệm Tụng Nghi Quỹ Cúng Dường Pháp (藥師琉璃光王七佛本願功德經念誦儀軌供養法, Taishō Tripitaka Vol. 19, No. 926) cho biết thêm rằng: “Nam phương Tăng Trưởng Đại Thiên Vương, kỳ thân thanh sắc chấp bảo kiếm, thủ hộ bát Phật Nam phương môn (南方增長大天王、其身青色執寶劍、守護八佛南方門, Tăng Trưởng Đại Thiên Vương ở phương Nam, thân màu xanh cầm kiếm báu, giữ gìn tám Phật cửa phía Nam).” Trong đồ hình Mạn Trà La của Thai Tạng Giới Mật Giáo, vị này ngự ở phía Đông thuộc Nam môn của Kim Cang Bộ Viện (金剛部院). Từ xưa, tín ngưỡng Tứ Thiên Vương đã rất cực thịnh, Trung Quốc cũng như Nhật Bản vẫn còn khá nhiều di phẩm và hình tượng của Tứ Thiên Vương cũng bất đồng. Như tại Thiên Tường Am (千祥庵) ở Lạc Dương (洛陽), Tỉnh Hà Nam (河南省), vẫn còn 5 pho tượng Phật sau tường, bên trái là tượng Nhân Vương (仁王), và bên phải là Tăng Trưởng Thiên. Tại Vạn Niên Tự (萬年寺) trên Thiên Thai Sơn (天台山), Tỉnh Triết Giang (浙江省), an trí tượng vị trời này ở góc Đông Bắc, tay cầm đàn Tỳ Bà. Tại Thiên Vương Điện (天王殿) của Thiên Đồng Tự (天童寺) trên Thái Bạch Sơn (太白山), tượng vị trời này tay cầm kiếm. Còn tượng ở Thiên Vương Điện của Phổ Tế Tự (普濟寺) thuộc Phổ Đà Sơn (普陀山) thì tay cầm con rắn. Tượng ở Thiên Vương Điện của Pháp Vũ Tự (法雨寺) thuộc Phổ Đà Sơn thì tay cầm dù. Trong khi đó, tượng ở Thiên Vương Điện của Bảo Thông Tự (寶通寺) thuộc vùng Võ Xương (武昌), Tỉnh Hồ Nam (湖南省), thì tay cầm dù và tháp. Tượng ở Thiên Vương Điện của Quy Nguyên Tự (歸元寺), Hán Khẩu (漢口), thì tay cầm đàn Tỳ Bà. Tôn tượng hiện tồn ở Cư Dung Quan (居庸關) vùng Xương Bình (昌平), Tỉnh Hà Bắc (河北省), là tác phẩm thuộc giữa thời nhà Nguyên (元, 1271-1368), hay tay cầm kiếm, chân phải gập xuống được con quỷ thiện đỡ lên, chân trái duỗi ra đạp lên con quỷ quái; hình tượng rất hùng tráng. Bên cạnh đó, tại Nhật Bản, Đông Đại Tự (東大寺, Tōdai-ji), Hưng Phước Tự (興福寺, Kōfuku-ji) ở vùng Nại Lương (奈良, Nara), Pháp Long Tự (法隆寺, Hōryū-ji) ở Đại Hòa (大和, Yamato), v.v., vẫn còn một số kiệt tác điêu khắc về Tăng Trưởng Thiên.
DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH
Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.
Quý vị đang truy cập từ IP 216.73.216.65 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập