Kẻ làm điều ác là tự chuốc lấy việc dữ cho mình.Kinh Bốn mươi hai chương
Để chế ngự bản thân, ta sử dụng khối óc; để chế ngự người khác, hãy sử dụng trái tim. (To handle yourself, use your head; to handle others, use your heart. )Donald A. Laird
Người hiền lìa bỏ không bàn đến những điều tham dục.Kẻ trí không còn niệm mừng lo, nên chẳng bị lay động vì sự khổ hay vui.Kinh Pháp cú (Kệ số 83)
Nếu muốn tỏa sáng trong tương lai, bạn phải lấp lánh từ hôm nay.Sưu tầm
Chỉ có cuộc sống vì người khác mới là đáng sống. (Only a life lived for others is a life worthwhile. )Albert Einstein
Mỗi cơn giận luôn có một nguyên nhân, nhưng rất hiếm khi đó là nguyên nhân chính đáng. (Anger is never without a reason, but seldom with a good one.)Benjamin Franklin
Hạnh phúc giống như một nụ hôn. Bạn phải chia sẻ với một ai đó mới có thể tận hưởng được nó. (Happiness is like a kiss. You must share it to enjoy it.)Bernard Meltzer
Chớ khinh tội nhỏ, cho rằng không hại; giọt nước tuy nhỏ, dần đầy hồ to! (Do not belittle any small evil and say that no ill comes about therefrom. Small is a drop of water, yet it fills a big vessel.)Kinh Đại Bát Niết-bàn
Chúng ta sống bằng những gì kiếm được nhưng tạo ra cuộc đời bằng những gì cho đi. (We make a living by what we get, we make a life by what we give. )Winston Churchill
Khó thay được làm người, khó thay được sống còn. Khó thay nghe diệu pháp, khó thay Phật ra đời!Kinh Pháp Cú (Kệ số 182)

Trang chủ »» Danh mục »» Từ điển Phật học Tinh tuyển »» Đang xem mục từ: Pháp Hiển »»

Từ điển Phật học Tinh tuyển »» Đang xem mục từ: Pháp Hiển








KẾT QUẢ TRA TỪ


Pháp Hiển :

(法顯, Hōken, 340?-?): vị tăng sống dưới thời Đông Tấn, xuất thân vùng Võ Dương (武陽), Bình Dương (平陽), họ là Cung (龔). Có thuyết cho rằng ông sanh vào năm thứ 6 (340) niên hiệu Hàm Khang (咸康) nhà Đông Tấn. Năm lên 3 tuổi, ông xuất gia, đến 20 tuổi thì thọ Cụ Túc giới. Sau đó, nhân đau xót vì sự mất mác về thanh quy và hành trì kinh luật trong tăng đoàn, nên vào năm thứ 3 (399) niên hiệu Long An (隆安), ông cùng với các bạn đồng học Huệ Cảnh (慧景), Đạo Chỉnh (道整), Huệ Ứng (慧應), Huệ Ngôi (慧嵬) rời Trường An đi về hướng Tây, qua vùng Thông Lãnh (葱嶺), đến Thiên Trúc (天竺), lúc đó khoảng 60 tuổi. Trước sau hơn 10 năm, ông đã đi qua hơn 30 nước, mang về rất nhiều kinh điển Phật Giáo bằng tiếng Phạn. Lộ trình ông đi qua Trường An, Đôn Hoàng (敦煌), Vu Chấn (于闐) rồi đến miền trung Ấn Độ, tham bái các thánh tích Phật Giáo, sau đó lưu học 3 năm tại Hoa Thị Thành (華氏城), 2 năm học ở vùng phụ cận Gia Nhĩ Các Đáp (加爾各答) thuộc hạ lưu sông Hằng, rồi lưu trú tại Tích Lan (錫蘭, Sri Lanka) trong vòng 2 năm, đi qua địa phương Tô Môn Đáp Lạp (蘇門答臘) và đến năm thứ 9 (413) niên hiệu Nghĩa Hy (義熙) thì trở về nước. Trong thời gian ấy, ông đã học được Luật, Trường A Hàm, Tạp A Hàm, Kinh Niết Bàn, v.v. Sau khi trở về nước, ông cùng với Phật Đà Bạt Đà La (s: Buddhabhadra, 佛駄跋陀羅, 359-429) dịch bộ Ma Ha Tăng Kỳ Luật (摩訶僧祇律), Đại Bát Nê Hoàn Kinh (大般泥洹經), Tạp Tạng Kinh (雜藏經), Tạp A Tỳ Đàm Tâm Luận (雜阿毘曇心論). Bên cạnh đó, ông còn lấy những ký lục trong chuyến lữ hành của mình viết thành sách với tựa đề Phật Quốc Ký (佛國記), miêu tả những tình huống của Ấn Độ và Trung Á đương thời, cho nên tác phẩm này có ý nghĩa rất quan trọng về mặt tư liệu. Sau đó ông thị tịch tại Kinh Châu Tân Tự (荆州新寺). Niên đại thị tịch của ông được xác định trong khoảng từ năm thứ 14 (418) niên hiệu Nghĩa Hy (義熙) cho đến năm đầu (423) niên hiệu Cảnh Bình (景平). Cùng với Huyền Trang (玄奘, 602-664), Nghĩa Tịnh (義淨, 635-713) vào khoảng thế kỷ thứ 7, ông được xem như là một trong những danh tăng từng chiêm bái Ấn Độ.


Xem thêm kết quả tìm kiếm mở rộng 






Để giới hạn kết quả tìm kiếm chính xác hơn, quý vị có thể nhập 2 hoặc 3 chữ cái đầu vần. Ví dụ, để tìm những chữ như thiền, thiện... quý vị nên nhập thi thay vì t... sẽ cho một kết quả gần với yêu cầu của quý vị hơn.
_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Phóng sinh - Chuyện nhỏ khó làm


Giảng giải Cảm ứng thiên - Tập 2


Có và Không


Phật Giáo Yếu Lược

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Quý vị đang truy cập từ IP 216.73.217.1 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

... ...