Không có ai là vô dụng trong thế giới này khi làm nhẹ bớt đi gánh nặng của người khác. (No one is useless in this world who lightens the burdens of another. )Charles Dickens
Hãy đặt hết tâm ý vào ngay cả những việc làm nhỏ nhặt nhất của bạn. Đó là bí quyết để thành công. (Put your heart, mind, and soul into even your smallest acts. This is the secret of success.)Swami Sivananda
Những khách hàng khó tính nhất là người dạy cho bạn nhiều điều nhất. (Your most unhappy customers are your greatest source of learning.)Bill Gates
Kẻ không biết đủ, tuy giàu mà nghèo. Người biết đủ, tuy nghèo mà giàu. Kinh Lời dạy cuối cùng
Điều bất hạnh nhất đối với một con người không phải là khi không có trong tay tiền bạc, của cải, mà chính là khi cảm thấy mình không có ai để yêu thương.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Đừng than khóc khi sự việc kết thúc, hãy mỉm cười vì sự việc đã xảy ra. (Don’t cry because it’s over, smile because it happened. )Dr. Seuss
Những căng thẳng luôn có trong cuộc sống, nhưng chính bạn là người quyết định có để những điều ấy ảnh hưởng đến bạn hay không. (There's going to be stress in life, but it's your choice whether you let it affect you or not.)Valerie Bertinelli
Kẻ yếu ớt không bao giờ có thể tha thứ. Tha thứ là phẩm chất của người mạnh mẽ. (The weak can never forgive. Forgiveness is the attribute of the strong.)Mahatma Gandhi
Của cải và sắc dục đến mà người chẳng chịu buông bỏ, cũng tỷ như lưỡi dao có dính chút mật, chẳng đủ thành bữa ăn ngon, trẻ con liếm vào phải chịu cái họa đứt lưỡi.Kinh Bốn mươi hai chương
Nếu muốn người khác được hạnh phúc, hãy thực tập từ bi. Nếu muốn chính mình được hạnh phúc, hãy thực tập từ bi.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Trang chủ »» Danh mục »» Từ điển Phật học Tinh tuyển »» Đang xem mục từ: Nhất Điều Thiên Hoàng »»
(藤原道長, Fujiwara-no-Michinaga, 966-1027): nhà quý tộc và quan lại sống giữa thời Bình An, con thứ 5 của Kiêm Gia (兼家), thường gọi là Ngự Đường Quan Bạch (御堂關白), Quan Bạch Thái Chính Đại Thần (關白太政大臣) trước khi xuất gia ở Pháp Thành Tự (法成寺), hay còn gọi là Pháp Thành Tự Nhiếp Chính (法成寺攝政). Dưới thời kỳ cực thịnh của dòng họ Đằng Nguyên, ông là người đứng đầu dòng họ. Chương Tử (彰子), con gái đầu của ông, là Hoàng Hậu của Nhất Điều Thiên Hoàng (一條天皇, Ichijō Tennō), sanh ra hai vị Thiên Hoàng Hậu Nhất Điều (後一條, Goichijō) và Hậu Châu Tước (後朱雀, Gosuzaku). Thứ nữ Nghiên Tử (妍子) là Hoàng Hậu của Tam Điều Thiên Hoàng (三條天皇, Sanjō Tennō); con gái thứ 3 Uy Tử (威子) là Hoàng Hậu của Hậu Nhất Điều Thiên Hoàng, con gái thứ 4 Hy Tử (嬉子) là vợ của Hậu Châu Tước Thiên Hoàng. Ông là người có công xây dựng Pháp Thành Tự. Tác phẩm của ông có nhật ký Ngự Đường Quan Bạch Ký (御堂關白記) do tự tay ông viết.
(院號, Ingō):
(1) Là xưng hiệu của Thái Thượng Hoàng. Vào năm 823 (Hoằng Nhân [弘仁] 14), sau khi Tha Nga Thiên Hoàng (嵯峨天皇, Saga Tennō, tại vị 809-823) nhượng vị, lần đầu tiên ông lấy nơi mình ở mà đặt tên thành Tha Nga Viện (嵯峨院). Trường hợp hai vị Thiên Hoàng Lãnh Tuyền (冷泉, Reizei, tại vị 967-969) và Viên Dung (圓融, Enyū, tại vị 969-984) trong lúc sinh tiền cũng đặt cho mình Viện Hiệu là Lãnh Tuyền Viện (冷泉院) và Châu Tước Viện (朱雀院).
(2) Là truy hiện của Thiên Hoàng. Từ thời Lãnh Tuyền Thiên Hoàng trở đi, sau khi Thiên Hoàng nhường ngôi vị thì thường dùng Viện Hiệu theo tên gọi nơi mình trú ngụ làm truy hiệu của vị Thiên Hoàng đó. Hơn nữa, từ thời Hậu Nhất Điều Thiên Hoàng (後一條天皇, Goichijō Tennō, tại vị 1016-1036) trở về sau, cũng có thông lệ ban Viện Hiệu cho các Thiên Hoàng đang tại vị mà qua đời.
(3) Là xưng hiệu của Nữ Viện. Trường hợp này được khởi đầu từ thân mẫu của Nhất Điều Thiên Hoàng (一條天皇, Ichijō Tennō, tại vị 986-1011) là Hoàng Thái Hậu Đằng Nguyên Thuyên Tử (藤原詮子, Fujiwara-no-Senshi), được ban cho Viện Hiệu là Đông Tam Điều Viện (東三條院) vào năm 991 (Chánh Lịch [正曆] 2). Tiếp theo, sau thời Thượng Đông Môn Viện (上東門院, tức bà Đằng Nguyên ảnh Tử [藤原彰子, Fujiwara-no-Shōshi]), thường phần nhiều lấy mệnh danh theo môn hiệu Cung Thành (宮城, Miyagi) mà thôi. Còn ở Tiền Đông Cung (前東宮) thì chỉ có một trường hợp duy nhất được ban cho Viện Hiệu là Tiểu Nhất Điều Viện (小一條院), tức Đông Cung Hoàng Tử Đôn Minh Thân Vương (敦明親王, Atsuakira Shinnō), con của Hậu Nhất Điều Thiên Hoàng.
(4) Là xưng hiệu của Pháp Danh, Giới Danh của những vị quan Nhiếp Chính, Tướng Quân. Tỷ dụ như trường hợp Pháp Hưng Viện (法興院) của quan Nhiếp Chính Đằng Nguyên Kiêm Gia (藤原兼家, Fujiwara-no-Kaneie); hay Đẳng Trì Viện (等持院) của Tướng Quân Túc Lợi Tôn Thị (足利尊氏, Ashikaga Takauji), v.v. Đây là tên gọi của các ngôi tự viện trong lúc sinh tiền họ đã từng góp công rất lớn trong việc kiến lập, tu tạo. Sau này, dù chẳng liên quan đến việc góp công kiến lập chùa chiền gì cả, hàng thứ dân bình thường cũng bắt đầu thêm chữ Viện vào nơi giới danh của họ.
DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH
Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.
Quý vị đang truy cập từ IP 216.73.216.136 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập