Tự thay đổi mình để làm thay đổi thế giới, đó có thể là phương châm của người tu hành Phật Giáo. Nhưng tác động lên thế giới như thế nào và ở cấp độ nào? Đối với người thiền định, vấn đề là cần phải biết mình theo đuổi quá trình biến đổi nội tại này đến điểm nào và trong bao lâu trước khi có thể tác động lên thế giới. Chuyên tâm vào việc xoa dịu nỗi đau của người khác không phải sẽ là tốt hơn sao? Những cố gắng của Phật Giáo trong lĩnh vực hoạt động nhân đạo liệu đã đủ chưa?
Trịnh Xuân Thuận: Phật giáo có khuyến khích người ta tác động lên thế giới không? Tác động này phải đóng một vai trò quan trọng trong đời sống ngang bằng với sự phát triển tâm linh của chúng ta; thực tế, sẽ là quá ích kỷ nếu chỉ tìm sự bình yên và hạnh phúc cho riêng mình, trong khi xung quanh chúng ta còn đầy rẫy những khổ đau. Đài báo chỉ nói về chiến tranh, đói nghèo, bệnh tật hay chết chóc. Một hòn đảo nhỏ viên mãn nằm giữa một bể khổ mênh mông phông có ý nghĩa gì? Một số người phương Tây tin rằng đã thấy trong Phật giáo một triết lý thụ động và yếm thế, ca tụng sự xa lánh thế gian và chấp nhận mọi hoàn cảnh, vì người ta không thể "đấu tranh" chống lại nghiệp của mình. Nghĩ thế nào về cách giải thích này? Ngược lại, phải chăng Phật giáo đã xếp lòng trắc ẩn vào tâm điểm những mối quan tâm của mình?
Matthieu: Thoạt nhìn thì sự chiêm nghiệm và hành động có về là hai cực của cuộc sống hoàn toàn đối lập nhau. Một mặt, những người chiêm nghiệm, mà tác động duy nhất của họ lên thế giới dường như chỉ là thiền định và khấn vái. Mặt khác, những người với những lo toan suốt ngày, đôi khi mang lại thành công, đôi khi lại là nguồn gốc của những thất vọng chua chát, nhưng lại nối tiếp nhau không ngừng như những dãi sóng lừng ngoài khơi xa. Vì không dựa trên một nghiên cứu đích thực về sự chuyển hóa nhân cách, mà người ta có thể gọi theo nghĩa rộng là "giá trị tinh thần", nên sự cuồng nhiệt này thường ít khi có hiệu quả. Sự thiếu vắng những điểm quy chiếu và nền tảng bên trong này đã làm mất đi hành động đúng đắn và những phúc lợi tiềm tàng mà nó có thể mang lại cho xã hội không tương xứng với những nỗ lực đã bỏ ra.
Vì vậy, tôi thấy cần tạo ra một cầu nối giữa cuộc sống chiêm nghiệm và cuộc sống hành động. Hơn nữa, kinh nghiệm đã chứng tỏ rằng một thái độ vị kỷ (lấy mình làm trung tâm) làm cho sự chuyển hóa bên trong đích thực vốn phải được thể hiện ra bằng lòng vị tha trở nên không thể. Người ta không thể tìm được sự viên mãn này bằng cách tự khép mình lại, cũng không thể bằng cách bằng lòng với một hành động thuần túy bên ngoài.
Lòng trắc ẩn không gắn liền với hành động là đạo đức giả. Nó chỉ mang lại một sự an ủi còm côi cho những người đang đau khổ. Vì vậy cần phải hành động mỗi khi cơ hội đến và còn tốt hơn nếu cố gắng đi trước đón đầu bất hạnh. Bản thân hạnh phúc của chúng ta cũng gắn bó mật thiết với hạnh phúc của những người khác: phần lớn những khó khăn của chúng ta đều bắt nguồn từ việc chúng ta không hề coi trọng lợi ích của người khác. Hạnh phúc cá nhân mà ta xây dựng không đếm xỉa đến bất hạnh của những người khác, thậm chí còn tệ hơn nữa là xây dựng trên sự bất hạnh đó, sẽ mãi mãi chỉ là một sự bắt chước nhợt nhạt của cái hạnh phúc đích thực.
Như Shantidéva từng nói:
"Mọi hạnh phúc trên đời Đều bắt nguồn từ trái tim vị tha Và mọi bất hạnh trên đời Đều bắt nguồn từ thói vị kỷ "
"Bao nhiêu tời nói như thế phỏng có ích gì ?
Sự ngu ngốc gắn liền với ợ ích cá nhân
Và Đức Phật hy sình mình cho lợi ích của người khác Tự ngươi cũng thấy sự khác biệt biết bao!"
Nhưng cũng cần phân biệt các biện pháp trước mắt và hành động lâu dài. Khyentse Rinpotché, thầy tôi, nói: "Khi nghĩ đến chúng sinh đang đau khổ mà không được cứu giúp thì ta chỉ có thể bị thúc đẩy bởi một tình thương vô bờ bến trải rộng cho tất cả mọi người, cho bạn bè cũng như cho kẻ thù của ta. Lòng trắc ẩn này chắc chắn là chưa đủ: chúng sinh cần được giúp đỡ. Tuy nhiên, sự giúp đỡ ngay lập tức mà chúng ta có thể mang lại cho họ bằng cách cho họ thức ăn, quần áo, tiền bạc hay tình thương mặc dù rất thiết yếu nhưng cũng chỉ có thể, trong trường hợp tốt nhất, xoa dịu tạm thời nỗi đau của họ. Nếu ta muốn mang đến cho người khác hạnh phúc lâu dài, thì trước hết, ta phải tự thay đổi chính mình."
Muốn hành động ngay lập tức mà không cần chuẩn bị trước chẳng khác nào muốn mổ ngay lập tức người bệnh trên phố, mà không cần chờ thời gian xây cất các bệnh viện. Đúng là vô số các công việc cần thiết cho sự xây dựng một bệnh viện không cứu chữa được cho ai, nhưng một khi đã hoàn thành, chúng cho phép cứu chữa được bệnh nhân hiệu quả hơn rất nhiều.
Ngoại trừ các thảm họa tự nhiên, hầu hết những đau khổ của con người đều là do ý đồ tội lỗi, tham lam, ghen ghét, thờ ơ, tóm lại là do thái độ vị kỷ ngăn chúng ta nghĩ đến hạnh phúc của người khác.
Một trong những thực hành cơ bản của Phật giáo là trước hết coi người khác quan trọng như mình, sau đó, đặt mình vào vị trí của người khác, và cuối cùng, coi người khác quan trọng hơn chính bản thân mình. Xóa bỏ triệt để thói vị kỷ của chính mình là một phương tiện hữu hiệu làm giảm nhẹ đau khổ của người khác. Trong tất cả các cuốn sách bàn về cuộc sống chiêm nghiệm Phật giáo, người ta
thường nhấn mạnh rằng những người thu mình sống ẩn dật ở một thảo am trong núi chỉ để tránh những lo lắng của cuộc sống bình thường chẳng khác gì những con vật và những con chim hoang dã sống cả cuộc đời ở những nơi hẻo lánh này. Một người chốn chạy như thế sẽ không bao giờ tiến được dù chỉ một li đến Giác ngộ.
Người chiêm nghiệm đích thực nhận thấy rằng anh ta không thể xoa dịu lâu dài nỗi đau khổ xung quanh mình và hiểu rằng, để có thể làm được điều đó, trước hết, anh ta phải tự làm chủ được chính mình và thấu triệt những cơ chế của hạnh phúc và đau khổ. Chỉ sau khi đã có được một sức mạnh bên trong đủ thì người ta mới thực sự có ích cho người khác, bằng cách xoa dịu trực tiếp đau khổ của họ hoặc bằng cách tạo cảm hứng cho những thay đổi trong xã hội mà người ta sống.
Trịnh Xuân Thuận: Rõ ràng rằng đạt đến Giác ngộ cho bản thân mình là chưa đủ và cần phải có được một ý thức trách nhiệm toàn nhân loại với thập loại chúng sinh, cây con người lẫn động vật, cũng như với Trái đất - cái nôi chung của chúng ta.
Matthieu: Cố gắng đạt đến Giác ngộ mà không nghĩ đến người khác còn là một sự lệch lạc trong mình. Trong Phật giáo, lòng trắc ẩn là không thể thiếu để tiến bộ trên con đường tu chính bên trong.
Trong cuốn Dharma-Samgiti-Sutra có viết:
"Kẻ muốn đắc thành Phật quân không cần dụng nhiều phương pháp mà chi cần một phương pháp duy nhất Phương pháp nào? Lòng trắc ẩn vĩ đại. Người câm thay tòng trắc ẩn vĩ đại sẽ hiểu tất cả những tời răn dạy của Đức Phật như thể chúng được nắm trong tòng bàn tay mình. "
Mặt khác, người đạt đến Giác ngộ không thể không cảm thấy một tình thương vô bờ bến đối với tất cả mọi chúng sinh. Như vậy, chính tình thương, trên suốt con đường Phật giáo, từ đâu cho đến cuối cho phép ta rũ sạch tham, sân, si và các chất độc tinh thần khác đồng thời chấm dứt vòng luân hồi đau khổ cho bản thân mình và cho những người khác.
Trịnh Xuân Thuận: Cái ác dĩ nhiên phải bị tiêu diệt tận gốc. Nhưng quan điểm này chẳng phải quá duy tâm sao? Liệu người ta có thể trông đợi vào một sự chuyển biến nhân cách ở nhang tên tội phạm quỷ dữ như Hiơer, hay Pol Pot không? Có nên can thiệp bằng các phương tiện phù hợp để chấm dứt vĩnh viễn những cái ác mà chúng gây ra không?
Mauhieu: Sẽ không hợp lý lắm nếu coi sự chuyển biến nhân cách như một phương thuốc đặc trị tức thì trường hợp của những tên tội phạm mà những khuynh hướng phá hoại của chúng có vẻ như không thể thâm nhập đối với mọi tình cảm của con người. Vượt qua một giai đoạn nào đó, cơn điên loạn giết chóc sẽ vượt ra khỏi sự kiểm soát của lý trí và đòi hỏi phải sử dụng các phương cách triệt để hơn. Nhưng điều này không hề làm giảm tác dụng của các phương thuốc về lâu dài. Coi nhẹ tâm quan trọng của chúng là bằng chứng của một dạng chật hẹp khác về đầu óc, giống với sự chật hẹp đầu óc của một bác sĩ chỉ kê các loại thuốc giảm đau mà không chữa trị tận gốc. Trong lịch sử, chúng ta đã được chứng kiến, rất tiếc là chỉ trong một số cơ hội, sự quan tâm chuyển biến tính cách có thể thay đổi cả một xã hội như thế nào. Tôi nghĩ đến trường hợp của Tây Tạng.
Trịnh Xuân Thuận: Quan điểm chính trị của Đạt lai lạt ma là bất bạo động, và tôi khâm phục việc ông vẫn đứng vững bất chấp những thăng trầm mà quê hương ông trải qua. Chắc chắn là cần phải có một sức mạnh tinh thần ghê gớm mới không chịu nhượng bộ trước sự cám dỗ đáp lại bạo lực bằng bạo lực. Tôi biết rằng thái độ này tạo nên một thiện cảm ngày càng lớn của tất cả mọi người. Nhưng, thật buồn, và đó chính là điểm khó khăn, xung quanh chúng ta là những xã hội khác không tán thành quan điểm hòa bình này, và vì vậy, người ta không thể tránh được chiến tranh và đàn áp. Có nên chịu đựng tất cả mà không đáp trả, với nguy cơ mất nước, mất văn hóa hay thậm chí cả cuộc đời của mình?
Matthieu: Chọn bạo lực để tự giải phóng nhanh nhất có thể khỏi sự đàn áp bất công - một cái ác nhỏ để thoát khỏi một cái ác lớn hơn - là một nước cờ quá mạo hiểm, vì trong phần lớn các trường hợp bạo lực đều gây ra hận thù, và đến lượt nó, hận thù lại gây thêm bạo lực. Người đấu tranh cho hòa bình cũng có nguy cơ rơi vào mâu thuẫn với chính mình và đi đến tuyên bố, như một chỉ huy trưởng của quân đội Colombia thực hiện gần đây: "Chúng ta muốn hòa bình, nhưng cách duy nhất để có hòa bình, đó là tiêu diệt những kẻ không muốn hòa bình", điều này làm người ta phải buồn lòng nhớ lại phương châm của phe Khủng bố trong cuộc cách mạng Pháp: "Không có tự do cho những kẻ thù của tự do".
Trái lại, nếu người ta kiên tâm ủng hộ các nguyên tắc bất bạo động, khi người ta rết cuộc cũng đạt đến một thỏa thuận, thì hòa bình kế đó sẽ có nhiều cơ may kéo dài. Sự bất bạo động không phải là một phương pháp thụ động. Không tấn công kẻ gây hấn chúng ta, không có nghĩa là chúng ta không thể sử dụng tất cả các phương tiện có thể - đối thoại, thiện chí chính trị, sự vững mạnh về kinh tế để tiễu trừ cái ác và giảm thiểu sự đau khổ một cách tổng thể.
Chính bằng sức mạnh của bất bạo động mà Gandhi đã làm thay đổi cả một quốc gia. Vì vậy, việc mấu chốt là phải đánh giá sự đau khổ bắt nguồn từ từng bối cảnh trong tổng thể của nó. Sử dụng vũ lực chỉ đúng khi nó làm giảm bớt đau khổ và không bao giờ được sử dụng vũ lực khi nó làm đau khổ nhân lên gấp bội. Trở lại vấn đề tác động đối với thế giới, như chúng ta đã nói, cần phải bắt đầu bằng việc tạo ra khả năng tác động lên thế giới này. Ghi nhận đầu tiên của người dấn thân vào một con đường như thế, đó là sự bất lực của chính mình. Anh ta không thể tự giúp mình, vì anh ta chưa làm sáng tỏ được các cơ chế của hạnh phúc và bất hạnh; anh ta càng không thể cứu giúp người khác. Người chiêm nghiệm giống như một con hươu bị thương ẩn mình trong một chỗ khuất trên một ngọn núi để chữa trị vết thương và bình phục sức khỏe.
Nhưng những đau đớn của anh ta là sự vô minh, hận thù, tham lam, lòng kiêu hảnh, thói ghen ghét và tất cả những tình cảm tiêu cực khác đã phá vỡ sự yên tĩnh bên trong và sự yên tĩnh của những người khác.
Sự yên bình bên trong, bằng cách gạt những dày vò ích kỷ của chúng ta ra phía sau, tự nhiên sẽ làm cho chúng ta trở nên nhạy cảm hơn với nỗi đau khổ của người khác. Sự hiểu được dần dần sự phụ thuộc lẫn nhau phổ biến của chúng sinh giúp chúng ta nhìn nhận thế giới theo một cách khác và hành động đúng đắn hơn. Một người sẵn lòng phục vụ người khác sẽ làm tỏa sáng sự hài hòa quanh mình. Chỉ cần chứng nghiệm mỗi một việc đơn giản là ở bên cạnh Đạt lai lạt ma một lúc thôi cũng đã làm nổi lên trong ta những thứ tốt đẹp nhất Tôi đã thấy nhiều nhà báo, chính trị gia chai sạn hoặc những người rất nổi tiếng đã thay đổi chỉ sau nửa giờ bên cạnh ngài. Sự tiếp xúc với một người luôn đầy ắp tình yêu thương và cảm thấy có liên quan chặt chẽ với số phận của từng con người đã khiến cho họ xúc động mạnh và tràn đầy hứng khởi.
Trịnh Xuân Thuận: Trên thực tế, bản thân tôi cũng rất hạnh phúc khi được gặp Đạt lai lạt ma. Nhân cách của Người tỏa ra một thứ sức mạnh, một thứ thanh tịnh, một thứ "ý chí tĩnh lặng" khiến cho người ta không thể cưỡng lại sự thay đổi ở tận đáy lòng mình. Có phải vì thế mà ông đã định nghĩa hành động Phật đó là làm tỏa rạng sự hài hòa mà người ta tìm thấy ở chính mình? .
Matthieu: Đúng, và, dù sao đi nữa, không hề có cách nào khác. Người ta có thể áp đặt từ bên ngoài một kỷ luật cho cơ thể và cho lời nói của người khác, nhưng chỉ có trí óc của họ mới có thể sẵn lòng hay không tán đồng thứ kỷ luật đó. Người ta đã từng thấy trong lịch sử các vĩ nhân đạt được việc truyền bá một thông điệp vị tha, đánh thức ở nhiều người tinh thần trách nhiệm đối vòi người khác Mahatma Grandhi, Martin Luther King, Đạt lai lạt ma, Mẹ Térésa (người đã đón nhận tất cả những trẻ hấp hối mà bà gặp trên các hè phố Calcutta mà không hề phân biệt đối xử) là những minh chứng hùng hồn.
Trịnh Xuân Thuận: Cần phải nhắc lại rằng cả Grandhi và Martin Luther King đều đã ngã xuống dưới làn đạn của bọn sát nhân. Thật buồn là cuối cùng bạo lực của con người lại rơi vào họ. Nhưng chắc chắn là bức thông điệp bất bạo động của họ đã thúc đẩy mạnh mẽ hơn sự nghiệp của họ mà bạo lực không thể làm được và nó đã để lại trong lương tri nhân loại những dấu ấn sâu sắc. Xin ông cho biết các xã hội Phật giáo có dấn thân tích cực vào hành động nhân đạo, chẳng hạn như những người theo Công giáo không?
Matthieu: Còn rất nhiều việc phải làm trong lĩnh vực này. Hãy nhìn cộng đồng những người Tây Tạng lưu vong. Bây giờ họ mới vượt qua những thử thách của sự di cư, Đạt lai Lạt ma luôn nhắc lại cho họ rằng họ phải hy sinh cho các sự nghiệp nhân đạo. Ngài chủ trương xây dựng các trường học và bệnh viện để giúp đỡ người nghèo của những nước đã đón nhận và tiếp tục đón nhận những người tị nạn Tây Tạng. Các phật tử, Ngài nói, phải theo tấm gương của những người Công giáo đón đầu đau khổ một cách tận tâm không biết mệt mỏi.
ở Ấn Độ, tiến sĩ Ambedkar, thông gia của Gandhi và là người soạn thảo chính ra Hiến pháp Ấn Độ, cũng xuất thân từ tầng lớp cùng dân, đã cải sang đạo Phật. ông không chỉ'làm sống lại Phật giáo ở Ấn Độ, quê hương ông, mà theo tinh thần này, ông đã dành cả cuộc đời để cải thiện số phận của tầng lớp cùng dân. ở Thái Lan, các tu viện Phật giáo là những trung tâm lớn nhất đón nhận các bệnh nhân AIDS và phục hồi các con nghiện. Năm 1991, tu viện trưởng Prajak Kutajitto cùng với những người dân ở thị trấn nhỏ Pa kham đã kịch liệt chống đối để bảo vệ một khu rừng bị lợi ích của các công ty tài chính lớn đe dọa. Vì điều này, ông đã phải chịu đựng bao cuộc trả thù và đã bị bắt giam. Tại Myanmar, Dung San Suu Kyi, người được giải Nobel, đã không ngừng tiến hành một cuộc chiến không dùng bạo lực chống lại chính phủ quân sự độc tài lên nắm quyền từ năm 1988. Tại New York, Bemard Glasmann đã tạo ra một mạng lưới Phật giáo toàn thế giới tương trợ cho những người không chốn nương thân và bảo vệ môi trường. ông cho rằng công tác xã hội và thực hành tâm linh chỉ là một. Trong tu viện tôi ở tháng 10 tới chúng tôi sẽ khánh thành một bệnh viện rộng cửa đón tất cả mọi người. Như vậy, khái niệm tương trợ là rất sống động trong các xã hội Phật giáo, ở cả cấp độ các chính phủ. Nhưng không bao giờ được xa rời đòi hỏi đạt được một kỷ luật bên trong. Người ta rất dễ coi nhẹ tầm quan trọng của nó bởi vì nó không tạo ra các tiến bộ về vật chất ngoạn mục và nhanh chóng như công nghệ phát sinh từ khoa học. Khoa học cuốn hút người ta ở điểm nó huy động tất cả các năng lực, và sự cuốn hút này có thể khiến người ta nghĩ rằng cuộc sống bên trong chỉ là một sự lựa chọn tùy thích, thậm chí là một trò xa xỉ.
Trịnh Xuân Thuận: Người ta thường đánh giá rằng tâm linh cũng tương đồng với một tôn giáo, với một tín ngưỡng đơn thuần, hay tệ hơn, với một trò sùng bái mê tín.
Matthieu: Như Đạt lai lạt ma nhấn mạnh, hơn một nửa nhân loại không có tín ngưỡng. Rất nhiều người tự tuyên bố mình là người theo Thiên chúa giáo, Tin lành, Hindou giáo hay Hỏi giáo bới vì họ được nuôi nấng trong truyền thống này. Nhưng khi họ vấp phải những trắc trở thường nhật hay phải đứng trước những quyết định quan trọng, họ lại không thực sự dựa vào những lời răn của tôn giáo mà họ theo. Những người suy nghĩ và hành động phù hợp với đức tin của họ hiện nay chỉ là thiểu số.
Vì vậy cần phải phân biệt tâm linh theo nghĩa rộng, cái có mục đích làm cho chúng ta trở thành những con người tết hơn, và tôn giáo. Đi theo một tôn giáo vẫn là một sự lựa chọn tự do, trong khi trở nên tết hơn là một bắt buộc. Chính vì thế, Đạt lai Lạt ma nói đến "tâm linh thế tục", mặc dù có nguy cơ đôi khi làm cho các vị chức sắc tôn giáo khác thấy sốc. Theo Đạt lai lạt ma, rõ ràng là người ta không thể tách rời tâm linh khỏi hơn một nửa nhân loại với cớ là họ không có tín ngưỡng. Từ khi sinh ra đến khi chết đi, chúng ta cân dịu dàng và vị tha, dù là người được nhận hay người ban phát chúng. Khi được thực hành một cách chính xác, các tôn giáo và các truyền thống tâm linh lớn cho phép phát triển tình thương yêu, lòng trắc ẩn, tính kiên nhẫn và lòng khoan dung. Nhưng những người không đi theo tôn giáo nào không vì thế mà cảm thấy xa lạ với đường lối này.
Trịnh Xuân Thuận: Theo ông thì trong xã hội phương Tây khả năng về một tâm linh thế tục này phát triển như thế nào?
Matthieu: Sự đào tạo về nhân cách và giáo dục nói chung phải khôi phục lại những giá trị nhân văn và đạo đức tạo điều kiện thuận lợi cho sự chuyển biến bên trong. Các vị giáo viên và phụ huynh học sinh, những người, trong lĩnh vực này, thường cũng hoàn toàn chán nản như học sinh, nghĩ rằng tâm linh là một việc cá nhân và không nên đưa vào giáo dục. Nhưng tôi nghĩ rằng, trong nhà trường, người ta nên tạo điều kiện cho học sinh biết tất cả các truyền thống tâm linh lớn trên thế giới, và không chỉ lịch sử mà còn cả nội dung căn bản của những lời răn dạy và đạo đức của chúng nữa. Hiểu sự thế tục như là một sự vắng bóng hoàn toàn giáo dục tâm linh, theo tôi, là một sự làm nghèo đi và hạn chế tự do trí tuệ. Vì không được tiếp xúc với các tư tưởng có thể khơi nguồn cảm hứng cho mình, nhiều bạn trẻ nghĩ rằng cuộc đời là vô nghĩa.
Trịnh Xuân Thuận: Liệu điều đó có biến trường học thành các "cửa hàng tự phục vụ” của các tín ngưỡng không? Đúng là có nguy Hiểm trong sự mất đi các điểm quy chiếu, nhưng cũng sẽ có nguy cơ rất thực nếu trở lại sự mê tín lạc hậu. Và ở đó tính thế tục truyền thống, vốn trung tính vì không tham gia, xem ra lại tết hơn. Bởi vì, cần chú ý rằng, mong muốn hòa trộn giáo dục với tôn giáo chẳng khác nào cuộc phiêu lưu đi vào vùng đất có mìn! Con đường này có thể dẫn đến những cực đoan quá khích, chệch về phía truyền giáo cho bọn trẻ, như trường hợp phong trào "sáng tạo" (không tin vào sự tiến hóa của vạn vật) ở Mỹ.
Matthieu: Nghĩa là?
Trịnh Xuân Thuận: Vào năm 1999, bên thềm thế kỉ XXI, Bang Kansas (Mỹ) đã đưa ra khỏi chương trình giáo dục thuyết tiến hóa của Darwin và thuyết vụ nổ lớn
Big Bang với cớ là hai lý thuyết này mâu thuẫn với những lời răn dạy của Kinh thánh!
Matthieu: Chắc chắn đó không phải là đặt những giáo điều khác nhau so tài với nhau để cố gắng thu hút tối đa các tín đồ ! Trái lại, thoát khỏi óc bè phái, cách tiếp cận này mới cung cấp cho thanh niên một tập hợp đầy đủ những cái mà các trào lưu tâm linh lớn phải cung cấp, làm sáng tỏ những điểm tương đồng cũng như những điểm khác biệt của chúng, đồng thời luôn luôn công bằng trong đánh giá với tất cả các quan điểm, kể cả bất khâu tri luận. Vấn đề hiện nay là chúng ta thiếu các điểm quy chiếu.
Trịnh Xuân Thuận: Khái niệm tâm linh thế tục, theo tôi nghĩ, như trả lời được cho các câu hỏi của các xã hội phương Tây. Và theo quan điểm cá nhân, nó hoàn toàn phù hợp với tôi. Tôi cố gắng sống theo một số nguyên tắc mà tôi đã học trong truyền thống Phật giáo mà vẫn không từ bỏ công việc của nhà vật lý thiên văn. Trái lại, trường hợp của ông là hơi thái quá. ông đã rời bỏ xã hội phương Tây và nghiên cứu khoa học để đi tu trong một tu viện Tây Tạng ở Népal. Rõ ràng là không phải ai cũng có thể đi theo con đường tâm linh của ông.
Matthieu: Đó chính là điều mà tôi tìm cách thể hiện bằng cách nói rằng tâm linh đành cho cả những người sống trong thế giới hoạt động lẫn những người đã chọn một cuộc sống chiêm nghiệm. Nếu tâm linh chỉ dành riêng cho những người tu hành thì không chỉ hơn một nửa nhân loại, mà tới 99,99% nhân loại không có tâm linh? Tâm linh bắt đầu bằng sự luyện tập trí tuệ mà tất cả chúng ta đều có khả nàng. Tuy nhiên, bằng lòng với những kiến thức lý thuyết, dù rất đầy đủ, sẽ có nguy cơ biến chúng ta thành một người không nhầm lẫn điều gì hết trừ cái cốt lõi.