Đừng bận tâm về những thất bại, hãy bận tâm đến những cơ hội bạn bỏ lỡ khi thậm chí còn chưa hề thử qua. (Don’t worry about failures, worry about the chances you miss when you don’t even try. )Jack Canfield
Ngay cả khi ta không tin có thế giới nào khác, không có sự tưởng thưởng hay trừng phạt trong tương lai đối với những hành động tốt hoặc xấu, ta vẫn có thể sống hạnh phúc bằng cách không để mình rơi vào sự thù hận, ác ý và lo lắng. (Even if (one believes) there is no other world, no future reward for good actions or punishment for evil ones, still in this very life one can live happily, by keeping oneself free from hatred, ill will, and anxiety.)Lời Phật dạy (Kinh Kesamutti)
Ai sống quán bất tịnh, khéo hộ trì các căn, ăn uống có tiết độ, có lòng tin, tinh cần, ma không uy hiếp được, như núi đá, trước gió.Kinh Pháp cú (Kệ số 8)
"Nó mắng tôi, đánh tôi, Nó thắng tôi, cướp tôi." Ai ôm hiềm hận ấy, hận thù không thể nguôi.Kinh Pháp cú (Kệ số 3)
Nếu bạn không thích một sự việc, hãy thay đổi nó; nếu không thể thay đổi sự việc, hãy thay đổi cách nghĩ của bạn về nó. (If you don’t like something change it; if you can’t change it, change the way you think about it. )Mary Engelbreit
Tôn giáo không có nghĩa là giới điều, đền miếu, tu viện hay các dấu hiệu bên ngoài, vì đó chỉ là các yếu tố hỗ trợ trong việc điều phục tâm. Khi tâm được điều phục, mỗi người mới thực sự là một hành giả tôn giáo.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Vết thương thân thể sẽ lành nhưng thương tổn trong tâm hồn sẽ còn mãi suốt đời. (Stab the body and it heals, but injure the heart and the wound lasts a lifetime.)Mineko Iwasaki
Người tốt không cần đến luật pháp để buộc họ làm điều tốt, nhưng kẻ xấu thì luôn muốn tìm cách né tránh pháp luật. (Good people do not need laws to tell them to act responsibly, while bad people will find a way around the laws.)Plato
Nếu người nói nhiều kinh, không hành trì, phóng dật; như kẻ chăn bò người, không phần Sa-môn hạnh.Kinh Pháp cú (Kệ số 19)
Thước đo giá trị con người chúng ta là những gì ta làm được bằng vào chính những gì ta sẵn có. (The measure of who we are is what we do with what we have.)Vince Lombardi
Trang chủ »» Danh mục »» Từ điển Phật học Tinh tuyển »» Đang xem mục từ: Nghi Sơn Thiện Lai »»
(今北洪川, Imakita Kōsen, 1816-1892): vị tăng của Lâm Tế Tông Nhật Bản, sống vào giữa hai thời đại Giang Hộ và Minh Trị, húy Tông Ôn (宗溫), đạo hiệu Hồng Xuyên (洪川), hiệu Thương Long Quật (蒼龍窟), Hư Chu Tử (虛舟子), xuất thân vùng Nhiếp Duật (攝津, Settsu, thuộc Osaka), con trai thứ ba của Kim Bắc Thiện Tạng (今北善藏). Năm lên 14 tuổi, ông theo học Nho Giáo với Đằng Trạch Đông Hạt (藤澤東畡). Đến năm 1840, ông xuất gia, theo hầu Thừa Diễn (承演) ở Tướng Quốc Tự (相國寺, Sōkoku-ji) vùng Sơn Thành (山城, Yamashiro), và đến năm 1842 thì kế thừa dòng pháp của vị nầy. Năm 1847, ông đến tham Thiền với Nghi Sơn Thiện Lai (儀山善來) ở Tào Nguyên Tự (曹源寺) vùng Cương Sơn (岡山, Okayama), Bị Tiền (僃前, Bizen), rồi đến năm 1859 thì chuyển đến sống ở Vĩnh Hưng Tự (永興寺). Vào năm 1875, ông đến trú tại Viên Giác Tự (圓覺寺, Enkaku-ji) vùng Liêm Thương (鎌倉, Kamakura), tuyên xướng chủ trương Nho Thiền Nhất Trí, và khuyến hóa tu tập Thiền cho tầng lớp cư sĩ tại gia. Dòng pháp từ của ông có Thích Tông Diễn (釋宗演). Trước tác của ông có Thiền Hải Nhất Lan (禪海一瀾), Thương Long Quảng Lục (蒼龍廣錄), Khuyến Thiện Dư Lục (勸善余錄), Ẩm Đề Hồ (飲醍醐), v.v.
(滴水, Tekisui): tức Do Lý Nghi Mục (由理宜牧, Yuri Giboku, 1822-1899), vị tăng của Tông Lâm Tế Nhật Bản, sống vào khoảng giữa hai thời đại Giang Hộ và Minh Trị, húy Nghi Mục (宜牧), đạo hiệu Trích Thủy (滴水), hiệu Vô Dị Thất (無異室), Vân Mẫu (雲母), xuất thân vùng Đơn Ba (丹波, Tamba, thuộc Kyoto). Ông mất cha từ hồi còn nhỏ, đến năm 1831 thì xuất gia. Năm 1841, ông theo tu học với Nghi Sơn Thiện Lai (儀山善來) ở Tào Nguyên Tự (曹源寺) vùng Cương Sơn (岡山, Okayama), Bị Tiền (僃前, Bizen), nhưng đến năm 1853 ông theo hầu Xương Thạc (昌碩) ở Yếu Hành Viện (要行院) trên kinh đô. Năm 1863, ông đến trú tại Tây Đường (西堂) của Thiên Long Tự (天龍寺, Tenryū-ji), rồi sau chuyển sang Từ Tế Viện (慈濟院), làm Quản Trưởng của Phái Thiên Long Tự, và về sau làm Quản Trưởng của ba phái Thiền Tông. Đến năm 1877, ông nổ lực tái kiến Thiên Long Tự trước bị tàn phá do binh hỏa. Vào năm 1891, ông từ chức Quản Trưởng, nhưng đến năm 1896 ông lại được tái bổ nhiệm làm Quản Trưởng với tư cách là vị tổ thời Trung Hưng của chùa.
DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH
Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.
Quý vị đang truy cập từ IP 216.73.217.1 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập