Tìm lỗi của người khác rất dễ, tự thấy lỗi của mình rất khó. Kinh Pháp cú
Mỗi ngày, hãy mang đến niềm vui cho ít nhất một người. Nếu không thể làm một điều tốt đẹp, hãy nói một lời tử tế. Nếu không nói được một lời tử tế, hãy nghĩ đến một việc tốt lành. (Try to make at least one person happy every day. If you cannot do a kind deed, speak a kind word. If you cannot speak a kind word, think a kind thought.)Lawrence G. Lovasik
Như cái muỗng không thể nếm được vị của thức ăn mà nó tiếp xúc, người ngu cũng không thể hiểu được trí tuệ của người khôn ngoan, dù có được thân cận với bậc thánh.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
"Nó mắng tôi, đánh tôi, Nó thắng tôi, cướp tôi." Ai ôm hiềm hận ấy, hận thù không thể nguôi.Kinh Pháp cú (Kệ số 3)
Hào phóng đúng nghĩa với tương lai chính là cống hiến tất cả cho hiện tại. (Real generosity toward the future lies in giving all to the present.)Albert Camus
Hãy tin rằng bạn có thể làm được, đó là bạn đã đi được một nửa chặng đường. (Believe you can and you're halfway there.)Theodore Roosevelt
Hãy nhớ rằng, có đôi khi im lặng là câu trả lời tốt nhất.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Như ngôi nhà khéo lợp, mưa không xâm nhập vào. Cũng vậy tâm khéo tu, tham dục không xâm nhập.Kinh Pháp cú (Kệ số 14)
Tài năng là do bẩm sinh, hãy khiêm tốn. Danh vọng là do xã hội ban cho, hãy biết ơn. Kiêu căng là do ta tự tạo, hãy cẩn thận. (Talent is God-given. Be humble. Fame is man-given. Be grateful. Conceit is self-given. Be careful.)John Wooden
Chớ khinh thường việc ác nhỏ mà làm; đốm lửa nhỏ có thể thiêu cháy cả núi rừng làng mạc. Chớ chê bỏ việc thiện nhỏ mà không làm, như giọt nước nhỏ lâu ngày cũng làm đầy chum vại lớn.Lời Phật dạy
Trang chủ »» Danh mục »» Từ điển Phật học Tinh tuyển »» Đang xem mục từ: Cận Vệ Chính Gia »»
(近衛尚通, Konoe Hisamichi, 1472-1544): nhà công khanh, Quan Bạch và Thái Chính Đại Thần, sống vào thời đại Chiến Quốc; thân phụ là Cận Vệ Chính Gia (近衛政家, Konoe Masaie), thân mẫu là Bắc Tiểu Lộ Tuấn Tử (北小路俊子, Kitakōji Toshiko). Năm 1490 (Diên Đức [延德] 2), ông được bổ nhiệm làm chức Hữu Đại Thần (右大臣) và sau đó trãi qua hai lần được phong chức Quan Bạch. Đến năm 1514 (Vĩnh Chánh [永正] 11), ông làm chức Thái Chính Đại Thần (太政大臣) và 4 năm sau thì được phong chức Chuẩn Tam Cung (准三宮). Vào năm 1533 (Thiên Văn [天文] 2), ông xuất gia, lấy hiệu là Đại Chánh (大正). Bộ nhật ký ông để lại là Hậu Pháp Thành Tự Quan Bạch Ký (後法成寺關白記).
(日祝, Nisshū, 1426-1513): vị Tăng của Nhật Liên Tông, sống vào khoảng hai thời đại Thất Đinh và Chiến Quốc, húy là Nhật Chúc (日祝); hiệu Diệu Quốc Viện (妙國院), Nguyệt Tàng Phòng (月藏房); xuất thân vùng Hạ Tổng (下總, Shimōsa, thuộc Chiba-ken [千葉縣]). Ông theo tu học với Nhật Tát (日薩) ở Pháp Hoa Kinh Tự (法華經寺) thuộc vùng Trung Sơn (中山, Nakayama). Đến năm 1473, ông lên kinh đô, khai sáng nên Đảnh Diệu Tự (頂妙寺, Chōmyō-ji) nhờ sự hộ trì của Tế Xuyên Thắng Ích (細川勝益). Ông được vị Quan Bạch Cận Vệ Chính Gia quy y theo, rồi giáo hóa các tầng lớp nông dân, võ gia cho đến hoàng tộc nhờ tài thuyết pháp của ông. Trước tác của ông có Mạt Pháp Yếu Hành Ký (末法要行記) 1 quyển, Ngự Điều Mục (御條目) 1 quyển, Đương Môn Trọng Bảo Ký (當門重寶記) 1 quyển.
DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH
Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.
Quý vị đang truy cập từ IP 216.73.216.136 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập