Không thể dùng vũ lực để duy trì hòa bình, chỉ có thể đạt đến hòa bình bằng vào sự hiểu biết.
(Peace cannot be kept by force; it can only be achieved by understanding.)Albert Einstein
Khởi đầu của mọi thành tựu chính là khát vọng.
(The starting point of all achievement is desire.)Napoleon Hill
Đừng làm cho người khác những gì mà bạn sẽ tức giận nếu họ làm với bạn.
(Do not do to others what angers you if done to you by others. )Socrates
Điều khác biệt giữa sự ngu ngốc và thiên tài là: thiên tài vẫn luôn có giới hạn còn sự ngu ngốc thì không.
(The difference between stupidity and genius is that genius has its limits.)Albert Einstein
Muôn việc thiện chưa đủ, một việc ác đã quá thừa.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Thường tự xét lỗi mình, đừng nói lỗi người khác.
Kinh Đại Bát Niết-bàn
Không thể lấy hận thù để diệt trừ thù hận.
Kinh Pháp cú
Người ta trói buộc với vợ con, nhà cửa còn hơn cả sự giam cầm nơi lao ngục. Lao ngục còn có hạn kỳ được thả ra, vợ con chẳng thể có lấy một chốc lát xa lìa.Kinh Bốn mươi hai chương
Người ta vì ái dục sinh ra lo nghĩ; vì lo nghĩ sinh ra sợ sệt. Nếu lìa khỏi ái dục thì còn chi phải lo, còn chi phải sợ?Kinh Bốn mươi hai chương
"Nó mắng tôi, đánh tôi,
Nó thắng tôi, cướp tôi."
Ai ôm hiềm hận ấy, hận thù không thể nguôi.Kinh Pháp cú (Kệ số 3)
Đại từ điển Phật Quang »» Đang xem mục từ: lượng luận
KẾT QUẢ TRA TỪ
lượng luận:
(量論) Lượng, Phạm: Pramàịa. Lượng luận: Chỉ cho sự nghiên cứu về lượng. Chữ Phạm Pramàịa có thể giải là pramà (chính tri) và ana (tác cụ), vì thế, Lượng luận là phương pháp nhận biết chính xác và nhờ phương pháp ấy mà đạt được kết quả nhận thức đúng đắn. Sự nghiên cứu về Lượng được chia làm 2 lĩnh vực: Tri thức luận và Luận lí học. Tri thức luận là bàn thảo về nguồn gốc, chủng loại, tính chất và sự quan hệ hỗ tương của tri thức; còn Luận lí học thì nghiên cứu về hình thức, quá trình... của luận chứng. Trong các phái Triết học Ấn độ thủa xưa, học phái Chính lí (Phạm: Nyàya) lấy việc nghiên cứu về Lượng làm chủ đề, chữ nyàya có nghĩa là lấy lượng làm đối tượng thám cứu. Tuy nhiên, sự nghiên cứu về Lượng không phải chỉ có trong học phái Chính lí, mà nó còn bao hàm trong hệ thống học thuyết của các học phái khác. Nhân minh trong Phật giáo tương đương với Lượng luận này. Trong Nhân minh, Lượng luận không những chỉ bao hàm trong Luận lí học mà còn gồm cả Tri thức luận. Trong Cổ nhân minh (trước thời ngài Trần na), Lượng luận chỉ là 1 bộ phận của hệ thống Phật giáo; đến ngài Trần na đổi mới Cổ nhân minh, mở rộng thêm về ý nghĩa của Lượng luận mà sáng lập Tân nhân minh. Trong bài kệ Qui kính của Tập Lượng Luận (Phạm: Pramàịa-samuccaya), tác phẩm tiêu biểu về Lượng luận của mình, ngài Trần na đã tán thán đức Như lai là Người thể hiện của Lượng (Phạm: Pramàịa-bhùta), thì đủ biết ý của ngài Trần na, đại khái là lấy Lượng luận làm nghĩa căn bản của Phật giáo. Sau ngài Trần na, có các Đại luận sư như ngài Pháp xứng, Pháp thượng kế thừa hệ thống học thuyết này. Đó là học phái Luận lí của Phật giáo. Khi nghiên cứu về Lượng luận, có 3 yếu tố quan trọng nhất cần phải khảo xét là: Lượng giả, Sở lượng và Lượng quả (cũng gọi Lượng tri). Trong 10 loại Lượng (Hiện lượng, Tỉ lượng, Thánh giáo lượng, Thí dụ lượng, Nghĩa chuẩn lượng, Vô thể lượng, Tùy sinh lượng, Tưởng định lượng, Truyền thừa lượng và Thân chấn lượng) của các giáo phái Ấn độ, thì từ xưa Phật giáo đã dùng 4 lượng: Hiện lượng, Tỉ lượng, Thánh giáo lượng và Thí dụ lượng. Nhưng đến Tân nhân minh trong Phật giáo, vì nặng về phương diện lí luận nên chỉ dùng 2 lượng là Hiện lượng và Tỉ lượng. Hiện lượng biểu thị tri thức của sự nhận biết trực tiếp (tức trực giác), còn Tỉ lượng là khảo xét những suy lí hợp lí để trở thành tri thức diễn dịch làm then chốt cho luận cứ. Tân nhân minh trong Phật giáo đã lấy Hiện lượng và Tỉ lượng này làm nền tảng mà phát triển pháp luận chứng của mình một cách có hệ thống và hoàn chỉnh để trở thành Tri thức luận và Luận lí học độc đáo trong tư tưởng Triết học Đông phương. Từ thời ngài Túc mục (Phạm: Akwapàda), Tổ khai sáng của Cổ nhân minh đến nay, trong những kinh điển nghiên cứu về Lượng luận ở Ấn độ, có nhiều bộ nổi tiếng như: Chính lí kinh (Phạm: Nyàya- sùtra) của ngài Túc mục, Chính lí kinh luận (Phạm:Nyàya-bhàwya) của ngài Bà thố da na (Phạm:Vàtsyàyana), Nhân minh chính lí môn luận (Phạm:Nyàya-mukha) và Tập lượng luận của ngài Trần na, Padàrthadharmasaôgraha của ngài Prasastapàda, Nhân minh nhập chính lí môn luận (Phạm: Nyàya-praveza) của ngài Thương yết la chủ (Phạm: Zaôkarasvàmin), Nyàyavàrttika của ngài Ưu để hữu đạt ca la (Phạm: Uddyotakara), Thích lượng luận (Phạm:Pramàịa-varttika) của ngài Pháp xứng, Lượng quyết trạch luận (Phạm: Pramàịa-vinizcaya), Chính lí nhất trích luận (Phạm:Nyàya-bindu) cũng của ngài Pháp xứng v.v... [X. Màdhava: Sarvadarzanasaôgraha (English tr. by E.B. Cowell & A.E Gough, 1894; S.C.Vidyabhùsana: History of Indian Logic, 1921; A.B. Keith: Indian Logic and Atomism, 1921; Radhakrishnan: Indian Philosophy, vol.2, 1927; H.N. Randle: Indian Logic in the Early schools, 1930; Th. Stcherbatsky: Buddhist Logic, 1930-1932; S.C. Chaterjee:NyàyaTheory of Knowledge, 1950]. (xt. Nhân Minh).
Nếu muốn duyệt qua từng vần trong từ điển, xin nhập vào ô dưới đây vần tương ứng. Ví dụ: A, B, C...
Để giới hạn kết quả tìm kiếm chính xác hơn, quý vị có thể nhập 2 hoặc 3 chữ cái đầu vần. Ví dụ, để tìm những chữ như thiền, thiện... quý vị nên nhập thi thay vì t... sẽ cho một kết quả gần với yêu cầu của quý vị hơn.
_______________
MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC
DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH
Cảm tạ xứ Đức
Phật Giáo Yếu Lược
Sen búp dâng đời
San sẻ yêu thương
Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.
Chú ý: Việc đăng nhập thường chỉ thực hiện một lần và hệ thống sẽ ghi nhớ thiết bị này, nhưng nếu đã đăng xuất thì lần truy cập tới quý vị phải đăng nhập trở lại. Quý vị vẫn có thể tiếp tục sử dụng trang này, nhưng hệ thống sẽ nhận biết quý vị như khách vãng lai.
Quý vị đang truy cập từ IP 216.73.216.65 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này. Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập
Thành viên đang online: Viên Hiếu Thành Huệ Lộc 1959 Bữu Phước Chúc Huy Minh Pháp Tự minh hung thich Diệu Âm Phúc Thành Phan Huy Triều Phạm Thiên Trương Quang Quý Johny Dinhvinh1964 Pascal Bui Vạn Phúc Giác Quý Trần Thị Huyền Chanhniem Forever NGUYỄN TRỌNG TÀI KỲ Dương Ngọc Cường Mr. Device Tri Huynh Thích Nguyên Mạnh Thích Quảng Ba T TH Tam Thien Tam Nguyễn Sĩ Long caokiem hoangquycong Lãn Tử Ton That Nguyen ngtieudao Lê Quốc Việt Du Miên Quang-Tu Vu phamthanh210 An Khang 63 zeus7777 Trương Ngọc Trân Diệu Tiến ... ...