Người thực hành ít ham muốn thì lòng được thản nhiên, không phải lo sợ chi cả, cho dù gặp việc thế nào cũng tự thấy đầy đủ.Kinh Lời dạy cuối cùng
Mục đích cuộc đời ta là sống hạnh phúc. (The purpose of our lives is to be happy.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Tôi phản đối bạo lực vì ngay cả khi nó có vẻ như điều tốt đẹp thì đó cũng chỉ là tạm thời, nhưng tội ác nó tạo ra thì tồn tại mãi mãi.
(I object to violence because when it appears to do good, the good is only temporary; the evil it does is permanent.)Mahatma Gandhi
Chúng ta không làm gì được với quá khứ, và cũng không có khả năng nắm chắc tương lai, nhưng chúng ta có trọn quyền hành động trong hiện tại.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Người ta vì ái dục sinh ra lo nghĩ; vì lo nghĩ sinh ra sợ sệt. Nếu lìa khỏi ái dục thì còn chi phải lo, còn chi phải sợ?Kinh Bốn mươi hai chương
Tôi không hóa giải các bất ổn mà hóa giải cách suy nghĩ của mình. Sau đó, các bất ổn sẽ tự chúng được hóa giải.
(I do not fix problems. I fix my thinking. Then problems fix themselves.)Louise Hay
Hãy nhớ rằng, có đôi khi im lặng là câu trả lời tốt nhất.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Nay vui, đời sau vui, làm phước, hai đời vui.Kinh Pháp Cú (Kệ số 16)
Kinh nghiệm quá khứ và hy vọng tương lai là những phương tiện giúp ta sống tốt hơn, nhưng bản thân cuộc sống lại chính là hiện tại.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Trong cuộc sống, điều quan trọng không phải bạn đang ở hoàn cảnh nào mà là bạn đang hướng đến mục đích gì.
(The great thing in this world is not so much where you stand as in what direction you are moving. )Oliver Wendell Holmes
Đại từ điển Phật Quang »» Đang xem mục từ: bồ tát anh lạc bản nghiệp kinh
KẾT QUẢ TRA TỪ
bồ tát anh lạc bản nghiệp kinh:
(菩薩瓔珞本業經) Kinh, 2 quyển, ngài Trúc phật niệm dịch vào năm Kiến nguyên 12 đến 14 (376-378) đời Diêu Tần. Cũng gọi Bồ tát anh lạc kinh, Anh lạc bản nghiệp kinh, hoặc gọi tắt Anh lạc kinh, Bản nghiệp kinh, thu vào Đại chính tạng tập 24. Nội dung nói về các giai vị tu nhân và ba tụ tịnh giới của Bồ tát. Anh lạc bản nghiệp là tiếng dùng trong hệ thống hoa nghiêm, vì thế kinh này có rất nhiều chỗ hợp nhau với giáo tướng Hoa nghiêm. Kinh này lập 52 giai vị tu hành của Bồ tát gồm: Thập tín, Thập trụ, Thập hành, Thập hồi hướng, Thập địa, Vô cấu địa và Diệu giác v.v…... Toàn bộ kinh chia làm 8 phẩm: Tập chúng phẩm, Hiền thánh danh tự phẩm, Hiền thánh học quán phẩm, Thích nghĩa phẩm, Phật mẫu phẩm, Nhân quả phẩm, Đại chúng thụ học phẩm, Tập tán phẩm, để trình bảy rõ các giai vị và sự tu hành của Bồ tát. Phẩm đại chúng thụ học nói về Tam tụ tịnh giới, lấy tám vạn bốn nghìn pháp môn làm Nhiếp thiện pháp giới; lấy bốn tâm vô lượng từ bi hỉ xả làm Nhiếp chúng sinh giới; lấy mười ba la di làm Nhiếp luật nghi giới (Mười ba la di trong kinh này cũng giống với mười giới nặng của kinh Phạm võng). Kinh này chịu ảnh hưởng kinh Phạm võng rất sâu, nội dung Tam tụ tịnh giới đều thuộc về giới Đại thừa. Đặc điểm ở đây là giới Bồ tát có nhận pháp mà không bỏ pháp, một khi đã được giới thì vĩnh viễn không mất; cho dù có phạm giới ba la di cũng không mất giới thể. Và chủ trương giới lấy tâm làm thể. Khảo xét về kinh này thì ở Ấn độ không thấy căn cứ sử thực. Còn ở Trung quốc, từ Pháp kinh lục trở đi, các kinh lục phổ thông đều ghi do ngài Trúc phật niệm dịch vào đời Diêu Tần, nhưng trong phần dịch kinh của Xuất tam tạng kí tập thì không có tên kinh này, và nó được xếp vào Thất dịch tạp kinh lục (phần ghi chép những kinh mất tên người dịch). Lịch đại tam bảo kỉ thì nói kinh này ngoài bản dịch của ngài Trúc phật niệm ra, còn có bản dịch của ngài Trí nghiêm đời Tống nữa. Thời gần đây, đã có học giả căn cứ vào sự không xác định được người dịch và do xem xét phần nội dung, mà cho rằng kinh này đã được soạn ra ở Trung quốc. [X. Bồ tát giới kinh nghĩa sớ Q.thượng; Phạm võng bồ tát giới bản sớ Q.1; Cổ kim dịch kinh đồ kỉ Q.3; Đại đường nội điển lục Q.3; Khai nguyên thích giáo lục Q.4, Q.5, Q.12].
Nếu muốn duyệt qua từng vần trong từ điển, xin nhập vào ô dưới đây vần tương ứng. Ví dụ: A, B, C...
Để giới hạn kết quả tìm kiếm chính xác hơn, quý vị có thể nhập 2 hoặc 3 chữ cái đầu vần. Ví dụ, để tìm những chữ như thiền, thiện... quý vị nên nhập thi thay vì t... sẽ cho một kết quả gần với yêu cầu của quý vị hơn.
_______________
MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC
DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH
Tự lực và tha lực trong Phật giáo
Kinh Đại Bát Niết bàn Tập 1
Kinh Đại Thừa Vô Lượng Nghĩa
Kinh Bi Hoa
Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.
Chú ý: Việc đăng nhập thường chỉ thực hiện một lần và hệ thống sẽ ghi nhớ thiết bị này, nhưng nếu đã đăng xuất thì lần truy cập tới quý vị phải đăng nhập trở lại. Quý vị vẫn có thể tiếp tục sử dụng trang này, nhưng hệ thống sẽ nhận biết quý vị như khách vãng lai.
Quý vị đang truy cập từ IP 216.73.216.136 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này. Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập
Thành viên đang online: Viên Hiếu Thành Huệ Lộc 1959 Bữu Phước Chúc Huy Minh Pháp Tự minh hung thich Diệu Âm Phúc Thành Phan Huy Triều Phạm Thiên Trương Quang Quý Johny Dinhvinh1964 Pascal Bui Vạn Phúc Giác Quý Trần Thị Huyền Chanhniem Forever NGUYỄN TRỌNG TÀI KỲ Dương Ngọc Cường Mr. Device Tri Huynh Thích Nguyên Mạnh Thích Quảng Ba T TH Tam Thien Tam Nguyễn Sĩ Long caokiem hoangquycong Lãn Tử Ton That Nguyen ngtieudao Lê Quốc Việt Du Miên Quang-Tu Vu phamthanh210 An Khang 63 zeus7777 Trương Ngọc Trân Diệu Tiến ... ...