Đừng chờ đợi những hoàn cảnh thật tốt đẹp để làm điều tốt đẹp; hãy nỗ lực ngay trong những tình huống thông thường. (Do not wait for extraordinary circumstances to do good action; try to use ordinary situations. )Jean Paul
Nếu bạn muốn những gì tốt đẹp nhất từ cuộc đời, hãy cống hiến cho đời những gì tốt đẹp nhất. (If you want the best the world has to offer, offer the world your best.)Neale Donald Walsch
Hãy tin rằng bạn có thể làm được, đó là bạn đã đi được một nửa chặng đường. (Believe you can and you're halfway there.)Theodore Roosevelt
Hạnh phúc là khi những gì bạn suy nghĩ, nói ra và thực hiện đều hòa hợp với nhau. (Happiness is when what you think, what you say, and what you do are in harmony.)Mahatma Gandhi
Dầu nói ra ngàn câu nhưng không lợi ích gì, tốt hơn nói một câu có nghĩa, nghe xong tâm ý được an tịnh vui thích.Kinh Pháp cú (Kệ số 101)
Ai sống một trăm năm, lười nhác không tinh tấn, tốt hơn sống một ngày, tinh tấn tận sức mình.Kinh Pháp cú (Kệ số 112)
Đừng làm một tù nhân của quá khứ, hãy trở thành người kiến tạo tương lai. (Stop being a prisoner of your past. Become the architect of your future. )Robin Sharma
Bạn có thể lừa dối mọi người trong một lúc nào đó, hoặc có thể lừa dối một số người mãi mãi, nhưng bạn không thể lừa dối tất cả mọi người mãi mãi. (You can fool all the people some of the time, and some of the people all the time, but you cannot fool all the people all the time.)Abraham Lincoln
Những khách hàng khó tính nhất là người dạy cho bạn nhiều điều nhất. (Your most unhappy customers are your greatest source of learning.)Bill Gates
Cách tốt nhất để tiêu diệt một kẻ thù là làm cho kẻ ấy trở thành một người bạn. (The best way to destroy an enemy is to make him a friend.)Abraham Lincoln

Trang chủ »» Danh mục »» TỦ SÁCH RỘNG MỞ TÂM HỒN »» Sống thiền »» Tuy hai mà một »»

Sống thiền
»» Tuy hai mà một

Donate

(Lượt xem: 7.751)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       


Sống thiền - Tuy hai mà một

Font chữ:


Diễn đọc: Trường Tân
Đến đây, bạn có thể sẽ đặt ra một câu hỏi. Chúng ta ngồi thiền để tỉnh thức và nhận biết những chuyển biến trong dòng tư tưởng, như vậy thì sự tỉnh thức và nhận biết đó là ta, hay dòng tư tưởng đó là ta?

Đa số người mới học thiền thường có ác cảm với những niệm tưởng luôn dao động, và cho rằng đó chính là “kẻ thù” của tâm tỉnh thức. Trong nhà thiền gọi các tư tưởng dao động đến và đi, sinh và diệt liên tục ấy là vọng niệm, hay tạp niệm. Còn sự tỉnh thức và nhận biết mà chúng ta vừa bàn đến được gọi là chánh niệm. Sự phân biệt gọi tên như thế cũng làm cho không ít người đi đến chỗ chia tách chánh niệm và vọng niệm như là hai đối tượng trái ngược nhau. Và cũng thật dễ hiểu khi chánh niệm được xem là “phe ta” mà vọng niệm tất nhiên là “phe địch”.

Thật ra, nếu bảo chánh niệm là ta mà vọng niệm chẳng phải là ta, vậy khi chưa thực hành thiền quán, chưa có chánh niệm, “cái ta” lẽ nào chưa từng hiện hữu hay sao? Và khi thực hành thiền quán, có được chánh niệm, nếu bảo chánh niệm ấy là ta, vậy “cái ta” đó là từ đâu sinh ra? Rõ ràng sự phân biệt này đã đi đến chỗ bế tắc.

Tuy nhiên, chánh niệm nhận biết vọng niệm là điều có thật. Vậy lẽ nào cùng lúc có cả hai “cái ta”, một “cái ta vọng niệm” và một “cái ta chánh niệm”? Cách hiểu này cũng không ổn.

Vì thế, đi sâu vào thiền quán chúng ta sẽ nhận ra chánh niệm và vọng niệm thật ra cũng chỉ là từ nơi tâm sinh khởi, không thể chia tách ra thành hai đối tượng khác nhau. Chính điều này giải thích được lý do vì sao khi chúng ta càng cố gắng dẹp bỏ các vọng niệm đi thì chúng lại càng sinh khởi mạnh mẽ hơn, nhưng một khi ánh sáng chánh niệm bắt đầu soi rọi thì tự nhiên dòng sông tạp niệm sẽ trở nên hiền hòa, dễ chịu.

Chánh niệm hay vọng niệm, hay gọi tên theo một cách khác, chân tâm hay vọng tâm, không phải là hai đối tượng để chúng ta có thể lấy hoặc bỏ. Bỏ vọng tâm đi thì cũng không có chân tâm. Chúng chỉ là hai biểu hiện khác nhau của cùng một tâm. Trong nhà thiền thường dùng hình ảnh sóng và nước để minh họa cho điều này. Sóng hiện ra trên mặt nước như những hình ảnh cá biệt, cụ thể, nhưng sóng đó cũng chính là nước. Mặt nước yên lặng kia, tuy nhìn thấy có sự khác biệt, nhưng cũng chính là sóng. Sóng và nước tuy hai mà một. Có thể có những lúc “sóng lặng” để “nước yên”, nhưng từ chối không thừa nhận sóng thì cũng chẳng còn có nước.

Tương tự như thế, khi chúng ta duy trì được chánh niệm, thường xuyên tỉnh thức và nhận biết, thì “sóng vọng niệm” sẽ dần dần lắng xuống, và mặt “nước chân tâm” hiển hiện yên bình. Còn khi chánh niệm bị mất đi, ngoại cảnh tác động vào tâm sẽ dễ dàng làm cho những đợt “sóng vọng niệm” nối tiếp nhau mà nổi lên không cùng tận.

Hiểu được như vậy, người ngồi thiền sẽ không còn ác cảm với vọng tâm, mà sẽ có thái độ ôn hòa hơn, cảm thông hơn. Ngay từ thái độ đó, ánh sáng chánh niệm mới có thể bắt đầu tỏa chiếu để mang lại sự sáng suốt cần thiết giúp chúng ta nhận ra vấn đề.

Hình ảnh sóng và nước còn cho thấy tính chất đồng thể giữa chân tâm với vọng tâm. Khi chúng ta hình dung chánh niệm như ngọn đèn soi sáng vào những chuyển biến, thay đổi của dòng sông tư tưởng, chúng ta thường nhầm lẫn một điều là, nhận thức về tâm nhận biết với tâm vọng động như hai tính chất khác biệt, thậm chí trái ngược nhau. Tuy vậy, thật ra thì chúng chỉ là một, đồng nhất với nhau về bản chất. Vì thế, chánh niệm không phá tan hoặc diệt trừ vọng tưởng như nhiều người vẫn thường nói, mà là chuyển hóa chúng, đưa chúng trở về với bản chất yên tĩnh, sáng suốt vốn đã sẵn có.

Vào buổi sáng khi mặt trời lên, chúng ta nhìn thấy cây lá trong vườn tỏa sáng một màu xanh tươi mát. Màu lá xanh ta nhìn thấy đó có được là nhờ nơi ánh nắng mặt trời. Tuy về mặt hiện tượng chúng ta nhìn thấy ánh nắng và màu xanh của lá là hoàn toàn khác nhau, nhưng về mặt bản chất chúng chỉ là một. Ánh nắng đã đi vào lá cây, có tác dụng chuyển hóa để tạo ra màu xanh của lá, nên lá xanh với nắng thật ra chỉ là một. Không có ánh nắng thì không có màu lá xanh. Cũng vậy, tâm an tĩnh sáng suốt có được nhờ vào chánh niệm, cũng là quá trình chuyển hóa do “ánh nắng chánh niệm” tác động lên “lá cây vọng tưởng” mà sinh ra. Vì thế, về bản chất của chúng là tuy hai mà một.

Nhưng chúng ta cũng đừng vội vã đồng nhất cả hai thành một, bởi vì chúng tuy là một mà vẫn là khác nhau. Nếu có thể đồng nhất chúng hoàn toàn với nhau thì việc ngồi thiền chẳng còn lý do gì để tồn tại. Nắng là nắng mà lá xanh là lá xanh. Chánh niệm là chánh niệm mà vọng tưởng vẫn là vọng tưởng. Ánh sáng chánh niệm cần phải được thắp lên, không chỉ để soi sáng vào dòng sông vọng tưởng, mà cũng là để soi sáng cho chính nó. Vì thế mà chúng ta có thể “biết là đang biết”, có thể “ý thức được trạng thái đang ý thức”. Nói cách khác, “cái biết” và “đối tượng của cái biết”, hay nói theo Duy thức học là tâm năng quán và tâm sở quán, là không thể tách rời nhau, vì cái biết cũng là đối tượng của chính nó.

Vì thế, một khi chúng ta nhận ra được chánh niệm vừa bị mất, thì lập tức chánh niệm sẽ trở về với chúng ta cũng ngay trong lúc đó. Nói một cách khác, tâm chánh niệm không chỉ giúp ta nhận biết vọng tưởng, mà nó còn giúp vào việc duy trì chính nó.


    « Xem chương trước «      « Sách này có 36 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

TỪ ĐIỂN HỮU ÍCH CHO NGƯỜI HỌC TIẾNG ANH

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
1200 trang - 54.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
1200 trang - 45.99 USD



BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
728 trang - 29.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
728 trang - 22.99 USD

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 98.82.140.17 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Ngọc Rộng Mở Tâm Hồn Thiện Diệu Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Văn Minh Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Thiền Khách ... ...

Việt Nam (233 lượt xem) - Hoa Kỳ (33 lượt xem) - Saudi Arabia (4 lượt xem) - Nga (2 lượt xem) - Anh quốc (1 lượt xem) - ... ...