Mất lòng trước, được lòng sau. (Better the first quarrel than the last.)Tục ngữ
Một người sáng tạo được thôi thúc bởi khát khao đạt đến thành công, không phải bởi mong muốn đánh bại người khác. (A creative man is motivated by the desire to achieve, not by the desire to beat others.)Ayn Rand
Người ta trói buộc với vợ con, nhà cửa còn hơn cả sự giam cầm nơi lao ngục. Lao ngục còn có hạn kỳ được thả ra, vợ con chẳng thể có lấy một chốc lát xa lìa.Kinh Bốn mươi hai chương
Chớ khinh tội nhỏ, cho rằng không hại; giọt nước tuy nhỏ, dần đầy hồ to! (Do not belittle any small evil and say that no ill comes about therefrom. Small is a drop of water, yet it fills a big vessel.)Kinh Đại Bát Niết-bàn
Thành công không được quyết định bởi sự thông minh tài giỏi, mà chính là ở khả năng vượt qua chướng ngại.Sưu tầm
Cỏ làm hại ruộng vườn, si làm hại người đời. Bố thí người ly si, do vậy được quả lớn.Kinh Pháp Cú (Kệ số 358)
Khi thời gian qua đi, bạn sẽ hối tiếc về những gì chưa làm hơn là những gì đã làm.Sưu tầm
Những ai có được hạnh phúc cũng sẽ làm cho người khác được hạnh phúc. (Whoever is happy will make others happy too.)Anne Frank
Chúng ta không học đi bằng những quy tắc mà bằng cách bước đi và vấp ngã. (You don't learn to walk by following rules. You learn by doing, and by falling over. )Richard Branson
Bạn nhận biết được tình yêu khi tất cả những gì bạn muốn là mang đến niềm vui cho người mình yêu, ngay cả khi bạn không hiện diện trong niềm vui ấy. (You know it's love when all you want is that person to be happy, even if you're not part of their happiness.)Julia Roberts

Trang chủ »» Danh mục »» Rộng Mở Tâm Hồn »» Tư tưởng xã hội trong Kinh điển Phật giáo Nguyên thủy »» CHƯƠNG III. KẾT LUẬN »»

Tư tưởng xã hội trong Kinh điển Phật giáo Nguyên thủy
»» CHƯƠNG III. KẾT LUẬN

(Lượt xem: 860)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Tư tưởng xã hội trong Kinh điển Phật giáo Nguyên thủy - CHƯƠNG III. KẾT LUẬN

Font chữ:


SÁCH AMAZON



Mua bản sách in

Phật giáo là một hệ thống giáo lý rất thiết thực cho con người, và vì con người ngay trong cuộc đời hiện tại: xây dựng con người và xã hội từ cấp độ văn hóa đang là tương đối, thăng hoa dần đến cấp độ văn minh và đi đến tuyệt đối của một xã hội lý tưởng, thiết lập an lạc hạnh phúc toàn triệt cho con người.

Đức Thế Tôn vốn dĩ là một bậc đạo sư thực tiễn. Trong toàn bộ hệ thống giáo lý giải thoát Ngài không hề sử dụng luận lý siêu hình để đưa con người đến chỗ không tưởng, mà hương vị của hệ thống giáo lý ấy trực tiếp thể nhập vào lòng người để làm chất liệu xây dựng bình an và tư duy tu chứng cho con người.

Đức Phật đã dạy những gì rất thực tế: “Đây là khổ đau phải đoạn trừ và kia là phương pháp giải thoát phải chứng đắc.” Ngài không xa rời bình diện sống thực tế của con người, mà khởi sự ngay từ đó để thanh lọc một đời sống thánh thiện và bình tâm nơi tự thân mỗi người. Đức Phật cũng không huyễn hoặc con người về một thứ hạnh phúc siêu thực để lôi cuốn những tâm hồn hiếu kỳ với một đời sống lê thê đầy hấp lực, mà khẳng định nơi mỗi con người một trí tuệ trong sáng, thích nghi với cuộc sống.

Có quan niệm cho rằng đức Phật là một vị thầy suốt ngày tư duy trong vắng lặng nơi đồng trống, một hình một bóng mà không có một sự sáng tạo hay làm lợi ích gì cho ai. Ngài sẽ đánh mất trí tuệ, không có một chút lợi lạc cho chính Ngài. Rồi từ đó, Ngài còn gieo rắc những tư tưỏng nguy hiểm như vậy đến các người học trò ưu việt, không khác gì những đứa trẻ con thật ngây ngô mà không lợi ích hoạt bát.” Đây là một nhận định rất hời hợt, thiếu cơ sở kiến thức của một quan niệm thiên kiến ngoại đạo. Nếu chịu khó đi sâu vào lãnh vực giáo lý thì họ sẽ đối diện một khu rừng bao la với những cây lành trái ngọt và đầy hương vị thơm tho, sẵn sàng hiến dâng cho con người thọ dụng, chứ không như cách nhìn thiển cận mà họ đang bám giữ.

Nếu bảo rằng đức Phật là một nhà tư duy không tưởng, thiếu thực tế, thiếu nhân bản và không lợi ích gì cho con người, cho xã hội, chỉ gieo rắc những hình ảnh của hư vô, tiêu cực, chúng ta thấy ngay sự vô lý của quan điểm đó qua những tiết mục trong Tiểu luận này. Những ý nghĩa nào là thiết thực hay không thiết thực, chính những lời dạy của đức Phật đã nói lên rất rõ.

Cho đến hôm nay, dù đã bước sang thế kỷ 21, con người vẫn không khỏi ngỡ ngàng ngạc nhiên trước những lời dạy chính xác, thiết thực và khoa học của đức Phật cách đây hơn 25 thế kỷ, bởi vì tư tưởng và trí tuệ bình thường của con người không thể đuổi kịp. Trong những lời dạy của Phật, chúng ta luôn thấy rõ một tinh thần thật cấp tiến và nhân bản, có giá trị suốt dòng thời gian thiên lưu mà không hề thoái hóa hay lạc hậu, vẫn luôn là một chân lý vĩnh viễn. Chân lý ấy chính là pháp Duyên sinh, là pháp Vô ngã, là con đường tu chứng Thánh Đạo tám ngành, là hiện thực của pháp Tứ Diệu Đế... Tất cả tinh thần giáo lý này, nếu con người có khả năng tiếp thu dù chỉ một phần cũng đã đủ để làm cho đời sống trở nên bình an trước những thăng trầm của cuộc đời, và họ sẽ được giải thoát khỏi những khổ đau, sinh, già, bịnh, chết.

Ngày nay có một số người còn cho rằng khoa học càng tiến bộ thì Phật giáo càng trở nên lạc hậu, vì Phật giáo không theo kịp sự phát minh của khoa học, không đáp ứng đầy đủ sự suy tư cho con người, và họ cho rằng Phật giáo sẽ tự hủy diệt trước sự thành công rực rỡ của khoa học. Nhận định này khá ngây ngô, chỉ dựa vào những kiến thức lý thuyết mà không có sự trải nghiệm thực tại, không thấy được sự vật luôn không ngừng biến đổi so với chính nó. Chúng ta có thể hỏi ngược lại rằng, bản thân khoa học là gì và sự thành tựu của khoa học do đâu mà có? Phải chăng đó chính là sản phẩm của suy tư, và nếu thực sự như vậy thì nơi đây không đáng đề cập đến, vì sự suy tư đó chẳng qua chỉ là những tư tưởng ngắn ngủi được tiếp nối liên tục qua năm giác quan và được xây dựng trên cơ sở hợp duyên của năm uẩn.

Từ đó ta có thể hiểu rằng, dù khoa học có tiến bộ đến bao nhiêu đi chăng nữa thì cũng không thể vượt ngoài định luật vô thường, không thể hiện hữu hay tồn tại độc lập ngoài 12 pháp duyên sinh, mà đã nằm trong quỹ đạo duyên sinh tương tục hòa hợp thì không thể có khả năng xây dựng cho con người một đời sống bình an và hạnh phúc vĩnh cửu. Vì bản thân của một điều không vĩnh cửu thì làm sao sinh ra một sự vĩnh cửu chân thật?

Và cuối cùng, khoa học cũng không giải quyết được gì đối với sự sống chết vô thường của con người. Mà đây chính là vấn đề lớn nhất đối với con người. Hơn nữa có thể nói khoa học càng tiến bộ thì con người càng thấy tăng thêm những nỗi khổ đau và hiểm họa. Con người phải đối diện với những nguy cơ khủng khiếp phát sinh từ chính những kết quả thành tựu của khoa học. Khoa học sản sinh nhiều sự nguy hại mà không thể hóa giải những sự nguy hiểm hại khủng khiếp ấy, chẳng hạn như thuốc nổ và năng lượng hạt nhân đều là những mối lo đang đè nặng tâm tư nhân loại trên trái đất và khoa học vẫn chưa có cách nào để kiểm soát một cách tuyệt đối những nguy cơ này.

Vậy nếu xét về phương diện cứu cánh rốt ráo, thử hỏi khoa học có thể làm được gì cho con người? Bất kể những tiến bộ vượt bậc và nhanh chóng của khoa học trong những năm gần đây, rốt cuộc con người vẫn luôn phải gánh nặng khổ đau.

Có lần, một giáo sư đại học Pháp đã phải than thở: “Trong khi người Tây phương đang quay sang Đông phương để tìm một chỗ nương tựa về tinh thần, thì ngao ngán thay, các bạn Đông phương lại đổ xô về phía chúng tôi để học theo một nền văn minh sắp chết.”

Hoặc bác sĩ Alexis Carrel cũng đã phát biểu nỗi lòng của mình trước thảm họa của thời đại: “Nếu các nhà bác học của thế kỷ trước chịu khó nghiên cứu tâm hồn con người thì văn minh ngày nay hẳn không có một cục diện khủng hoảng như ngày nay.”

Bởi vậy nên biết rằng, đạo Phật không dành cho riêng ai mà là một phương thức giải thoát chung cho hết thảy mọi người, không phân biệt màu da, chủng tộc, ngôn ngữ hay tập quán. Đạo Phật dành cho hết thảy mọi trào lưu tư tưởng qua các thời đại và đạo Phật hiện hữu khắp mọi nơi.

Chính vì vậy, tuy mỗi dân tộc nhìn đạo Phật theo cách khác nhau, nhưng tất cả đều thấy rằng đó là một lối thoát chung cho những khủng hoảng tinh thần của thời đại. Đây chính là chỗ diệu dụng của đạo Phật, luôn hòa nhập và thích nghi với từng dân tộc, từng đất nước để chuyển tải những ý nghĩa giải thoát và phương thức tu tập hành trì tốt đẹp.

Nhưng đạo Phật biến thiên và hòa nhập như vậy không có nghĩa là đánh mất đi bản thể, mà những chân lý Phật dạy thật ra vẫn không bao giờ thay đổi. Đó gọi là tùy duyên bất biến, nghĩa là có sự điều chỉnh thích nghi trong từng hoàn cảnh nhưng không bao giờ mất đi hay thay đổi những chân lý cốt lõi. Chính điểm này đã nói lên giá trị thực tiễn những lời dạy của đức Thế Tôn, thật uyển chuyển và phù hợp mọi căn cơ, mọi hoàn cảnh cũng như tâm lý của từng dân tộc. Ý nghĩa này thường được diễn đạt là “Phật pháp bất ly thế gian pháp”. Đạo Phật không thể tách rời với con người mà có, và những lời dạy của đức Phật cũng không thể tách rời với con người mà có thể xuất hiện và tồn tại đến hôm nay. Từ đó, chúng ta có thể kết luận mà không sợ nhầm lẫn rằng, đạo Phật là dành cho con người, vì con người và của con người. Tất cả những gì đức Phật giáo hóa trong 45 năm không ngoài mục đích huấn luyện cho con người một khả năng tính tận diệt vô minh, xa lìa tham ái, đoạn trừ chấp thủ, để con người có thể tạo dựng một đời sống thanh bình cho chính bản thân mình và thánh thiện hóa cuộc đời đầy khổ đau này. Và hệ thống giáo lý ấy nên được xem như “ngón tay chỉ mặt trăng” để con người thấy được mặt trăng chân lý, hoặc xem như chiếc bè để đưa con người qua dòng sông khổ não, đạt đến cứu cánh giải thoát an vui.

Đây là những giá trị chân thật tuyệt đối trong đời sống mà đạo Phật đã dâng tặng con người qua các thời đại, không phân biệt chủng tộc hay khác biệt địa lý. Những giá trị lợi ích lớn lao ấy tạo ra sự ngưỡng mộ khao khát khi con người cảm thấy không đạt được, hoặc cho thấy rõ sự bất hạnh của những ai không được diện kiến sắc thân Như Lai, không được trực tiếp nghe Ngài chỉ dạy. Một bậc cổ đức đã tự thấy xót thương thân phận mình mà than thở rằng:

佛在世時我沉淪,
今得人身佛滅度。
懊惱自身多業障,
不見如來金色身。

“Phật tại thế thời ngã trầm luân,
Kim đắc nhân thân Phật diệt độ.
Áo não tự thân đa nghiệp chướng,
Bất kiến Như Lai kim sắc thân.”

Dịch nghĩa:

Khi Phật ra đời, ta vẫn còn trầm luân [trong sinh tử],
Nay ta được thân người thì Phật đã nhập Niết-bàn.
Buồn thay cho chính ta do quá nhiều nghiệp chướng,
Nên không được nhìn thấy
sắc thân sáng chói màu vàng của đức Như Lai.

Thật không còn gì bất hạnh hơn đã được sinh làm người mà không đúng thời điểm, nên không thấy được kim thân của Phật, không nghe được lời vàng ngọc của Ngài dạy bảo.

Nhưng đức Phật thấu hiểu điều đó, nên Ngài đã xót thương chúng sinh mà để lại một gia tài Pháp bảo cho con người chúng ta hôm nay. Chính gia tài pháp bảo này là những viên ngọc quý, nếu biết sử dụng thì sẽ lợi lạc chẳng khác gì khi đức Thế Tôn còn tại thế. Quả thật, lịch sử cho thấy rất nhiều người đã nương vào giáo pháp mà thực hành tu tập và chứng đắc. Nhiều người đã nếm trải được hương vị giải thoát và có thể sống bình an trước sự vô thường biến chuyển. Điều đó đạt được là nhờ con người sau khi tiếp nhận giáo pháp sẽ không còn bôn ba rong ruổi tìm kiếm bên ngoài mà biết quay về với con người thật của chính mình, từ đó thức tỉnh được khả năng giác ngộ thành Phật.

Đức Phật dạy: “Trong muôn loài chúng sinh, chỉ riêng con người là có khả năng thành Phật cao nhất. Mỗi một con người đều sẵn có tánh Phật tiềm tàng và nếu có sự nỗ lực thích đáng thì mỗi người đều có thể thành Phật.”

Do vậy, con người cần phải tự mình bước đi trên con đường hướng đến sự giải thoát, thực hành theo những lời Phật dạy để có thể tự mình trải nghiệm những lợi ích an vui và hạnh phúc chân thật. Và cũng do vậy, không ai có thể cho rằng những tư tưởng của đạo Phật là hướng đến thế giới hư vô, gieo rắc cho con người những tư tưởng yếm thế để nhấn chìm đời mình trong lãng quên một cách vô nghĩa. Những lời dạy của Thế Tôn chính là thức ăn tinh thần mang lại lợi ích cho con người cả trong đời này và các đời sau nữa. Đây chính là những giá trị đích thực tuyệt đối mà con người không thể phủ nhận nếu dựa trên nhận định khách quan không bị đầu độc bởi những tư tưởng tà vạy hay những sự mê muội của tự thân.

Một tri kiến chân thật để nhận chân về giáo pháp của đức Phật chính là chất liệu để xây dựng một đời sống có ý nghĩa và đạt đến sự bình an tuyệt đối. Tri kiến chân thật này được Ngài Văn Thù diễn tả trong ước nguyện muốn được thấy Pháp thân của Phật: “Con muốn thấy Phật chân thật để làm lợi ích hết thảy chúng sanh. Con quán thấy đức Phật với như tướng (tathatā), bất dị tướng, bất động tướng, bất tác tướng. Con quán đức Phật là vô sinh, vô diệt tướng, bất hữu tướng, bất vô tướng, bất tại phương, bất ly phương, phi tam thế, phi bất tam thế, phi nhị tướng, phi bất nhị tướng, phi cấu tướng, phi tịnh tướng. Quán như thế là chánh quán Như Lai, làm lợi ích cho hết thảy chúng sinh.” Chỉ với một tri kiến chân thật vô phân biệt như thế, chúng ta mới có thể thấu triệt được những lời dạy của Phật.

Tóm lại, những dữ kiện được nêu lên qua các Tiết mục của Tiểu Luận này chính là bản hoài độ sinh của Chư Phật. Tất cả những gì đức Phật đã để lại cho con người không ngoài mục đích nhằm tạo dựng cho bản thân con người, gia đình và xã hội một sự thánh thiện toàn triệt. Và chung quy cũng là cung ứng một chất liệu thiết yếu để con người lấy đó làm tư lương cho cuộc sống an vui trong hiện tại và hướng về một sự giải thoát toàn triệt mai sau.


_____________________________
SÁCH THAM KHẢO

NĂM BỘ NIKĀYA

1. Tăng chi bộ Kinh III B
2. Tăng chi bộ Kinh tập III A
3. Trường bộ Kinh IV. Kinh Chuyển Luân thánh
vương
4. Trung bộ Kinh I. Kinh Sợ hãi và khiếp đảm
5. Tương ưng bộ Kinh tập I
6. Trung bộ Kinh IV
7. Tương ưng bộ Kinh V
8. Tăng chi bộ Kinh tập II B
9. Tăng chi bộ Kinh tập V B
10. Tiểu bộ Kinh tập I
11. Kinh Bản sanh (Jātaka) thuộc Tiểu bộ kinh
12. Tương ưng bộ Kinh tập I
13. Kinh tập
14. Trường bộ Kinh tập I
15. Trưởng Lão Ni kệ thuộc Tiểu bộ kinh
16. Trường bộ Kinh tập III
17. Tăng Chi bộ Kinh tập II A
18. Tăng Chi bộ Kinh tập I
19. Tương Ưng bộ Kinh II
20. Trưởng Lão Tăng kệ thuộc Tiểu bộ kinh
21. Trung bộ Kinh III
22. Trung bộ Kinh II (v.v... Hòa Thượng Thích Minh Châu dịch)

MỘT SỐ TÀI LIỆU KHÁC

23. Kinh Pháp Cú, TT. Thích Trí Đức dịch
24. Tứ Nhiếp Pháp, phần Kinh văn tuyển dịch, Hòa Thượng Tuệ Sỹ
25. Tài liệu Giáo dục, Đại đức Thích Chơn Thiện
26. Tư tưởng Phật Học, Thích Nữ Trí Hải dịch
27. Đức Phật và Phật Pháp, Phạm Kim Khánh dịch...




    « Xem chương trước «      « Sách này có 15 chương »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Một trăm truyện tích nhân duyên (Trăm bài kinh Phật)


Truyền thuyết về Bồ Tát Quán Thế Âm


Tôi đọc Đại Tạng Kinh


Chắp tay lạy người

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.





Quý vị đang truy cập từ IP 3.214.184.69 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Ngọc Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Thiện Diệu Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Văn Minh Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Thiền Khách Rộng Mở Tâm Hồn nước Rộng Mở Tâm Hồn Bui Tuyet Lan Rộng Mở Tâm Hồn Xuân Thôn Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Độ Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn Pháp Tâm Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Yduongvan Rộng Mở Tâm Hồn Trí Tuệ Từ Bi Rộng Mở Tâm Hồn Tiến Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Hoat Khong ... ...

Hoa Kỳ (390 lượt xem) - Việt Nam (123 lượt xem) - French Southern Territories (5 lượt xem) - Senegal (3 lượt xem) - Saudi Arabia (3 lượt xem) - Philippines (2 lượt xem) - Uzbekistan (1 lượt xem) - Kenya (1 lượt xem) - Anh quốc (1 lượt xem) - Hà Lan (1 lượt xem) - Mauritius (1 lượt xem) - Nga (1 lượt xem) - Algeria (1 lượt xem) - ... ...