Khi ý thức được rằng giá trị của cuộc sống nằm ở chỗ là chúng ta đang sống, ta sẽ thấy tất cả những điều khác đều trở nên nhỏ nhặt, vụn vặt không đáng kể.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Chúng ta phải thừa nhận rằng khổ đau của một người hoặc một quốc gia cũng là khổ đau chung của nhân loại; hạnh phúc của một người hay một quốc gia cũng là hạnh phúc của nhân loại.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Hãy tự mình làm những điều mình khuyên dạy người khác. Kinh Pháp cú
Hãy lặng lẽ quan sát những tư tưởng và hành xử của bạn. Bạn sâu lắng hơn cái tâm thức đang suy nghĩ, bạn là sự tĩnh lặng sâu lắng hơn những ồn náo của tâm thức ấy. Bạn là tình thương và niềm vui còn chìm khuất dưới những nỗi đau. (Be the silent watcher of your thoughts and behavior. You are beneath the thinkers. You are the stillness beneath the mental noise. You are the love and joy beneath the pain.)Eckhart Tolle
Nỗ lực mang đến hạnh phúc cho người khác sẽ nâng cao chính bản thân ta. (An effort made for the happiness of others lifts above ourselves.)Lydia M. Child
Những căng thẳng luôn có trong cuộc sống, nhưng chính bạn là người quyết định có để những điều ấy ảnh hưởng đến bạn hay không. (There's going to be stress in life, but it's your choice whether you let it affect you or not.)Valerie Bertinelli
Đừng than khóc khi sự việc kết thúc, hãy mỉm cười vì sự việc đã xảy ra. (Don’t cry because it’s over, smile because it happened. )Dr. Seuss
Của cải và sắc dục đến mà người chẳng chịu buông bỏ, cũng tỷ như lưỡi dao có dính chút mật, chẳng đủ thành bữa ăn ngon, trẻ con liếm vào phải chịu cái họa đứt lưỡi.Kinh Bốn mươi hai chương
Đôi khi ta e ngại về cái giá phải trả để hoàn thiện bản thân, nhưng không biết rằng cái giá của sự không hoàn thiện lại còn đắt hơn!Sưu tầm
Chưa từng có ai trở nên nghèo khó vì cho đi những gì mình có. (No-one has ever become poor by giving.)Anne Frank

Trang chủ »» Danh mục »» TỦ SÁCH RỘNG MỞ TÂM HỒN »» Rộng mở tâm hồn và phát triển trí tuệ »» Phần II: Điều phục các cảm xúc. 1. Hạnh phúc ở đâu »»

Rộng mở tâm hồn và phát triển trí tuệ
»» Phần II: Điều phục các cảm xúc. 1. Hạnh phúc ở đâu

(Lượt xem: 9.027)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục  English || Đối chiếu song ngữ


       


Rộng mở tâm hồn và phát triển trí tuệ - Phần II: Điều phục các cảm xúc. 1. Hạnh phúc ở đâu

Font chữ:


Diễn đọc: Giang Ngọc
Quán chiếu sâu sắc kinh nghiệm tự thân

Đạo Phật mô tả những bất ổn và khổ đau của chúng ta, những nguyên nhân gây ra chúng, con đường để tự mình thoát khỏi mọi khổ đau và trạng thái hạnh phúc có được nhờ dứt trừ hoàn toàn mọi kinh nghiệm đau khổ. Đạo Phật là một phương thức tiếp cận đời sống giúp ta hành xử một cách hiệu quả với lòng thương yêu. Đạo Phật có những phương pháp thực tiễn có thể giúp ta đối trị với những khuynh hướng xấu và những bất ổn trong đời sống hằng ngày.

Trong suốt một ngày, ta trải qua biết bao cảm xúc. Có những cảm xúc cao quý như lòng từ bi, yêu thương chân thật. Có những cảm xúc luôn khuấy động sự an bình nội tâm và thúc đẩy ta hành động gây hại người khác như tham ái, sân hận, kiêu mạn, ích kỷ và ganh ghét. Các chương trong phần II này sẽ xem xét các khuynh hướng cảm xúc gây hại này và tìm hiểu một số phương pháp đối trị để làm lắng dịu và chuyển hóa chúng.

Toàn bộ các khuynh hướng cảm xúc gây hại được dựa trên nhận thức cố hữu cho rằng hạnh phúc và khổ đau đều đến từ bên ngoài chúng ta. Dường như mọi đau khổ hay hạnh phúc của ta đều là do những sự vật và người khác gây ra. Do đó, chúng ta luôn dựa vào các đối tượng bên ngoài mà ta tiếp xúc qua năm giác quan - thấy, nghe, ngửi, nếm và xúc chạm - để tìm kiếm hạnh phúc. Ta đinh ninh rằng hạnh phúc đang nằm ở “ngoài kia”, trong vật kia, chỗ kia hay con người kia. Chính vì vậy mà chúng ta luôn cố săn đuổi để có được những sự vật nào đó hay để được gần gũi với người nào đó. Tương tự, ta luôn cố tránh xa những sự vật và con người làm ta đau khổ, vì có vẻ như khổ đau của ta đã đến từ những sự vật, con người đó.

Quan điểm cho rằng hạnh phúc và khổ đau đến từ các sự vật, con người bên ngoài sẽ đặt chúng ta vào một tình cảnh nan giải, vì ta không bao giờ có thể kiểm soát hoàn toàn mọi sự vật và con người quanh ta. Chúng ta luôn cố để có được những gì mình muốn, nhưng ta chẳng bao giờ có đủ. Thường xuyên phải hứng chịu nỗi thất vọng, chúng ta luôn lùng sục để có được nhiều hơn, tốt hơn những gì mà ta cho là sẽ mang lại hạnh phúc cho mình. Nhưng có bao giờ ta gặp một người giàu có nào được hoàn toàn thỏa mãn đâu? Có bao giờ ta thấy được người nào hài lòng với tất cả các mối quan hệ bè bạn, thân tộc của họ đâu?

Tương tự như thế, bất cứ khi nào ta gặp phải một vấn đề bất ổn, ta luôn nghĩ đó là do một người hay sự vật bên ngoài gây ra. Ta quy trách rằng những bất ổn tâm lý của ta là do cách hành xử của bố mẹ đối với ta khi ta còn nhỏ. Ta đổ lỗi cho cấp trên của ta, nhân viên dưới quyền ta, và những người thân hay thầy dạy ta, rằng họ đã gây ra những bất mãn hiện nay của ta. Ta mong muốn mọi người quanh ta phải biết cách đối xử tốt hơn với ta. Người khác chẳng bao giờ được như ta mong muốn. Và ta cứ mãi thất vọng trong nỗ lực cố làm cho họ thay đổi.

Cuộc sống của ta có thể sẽ trở nên hết sức phức tạp nếu ta cố làm cho cả thế giới thay đổi theo ý mình. Thật không may là thế giới này chẳng chiều ý ta. May mắn lắm thì những ước mong và dự định của ta cũng chỉ thực hiện được phần nào. Dù ta có thể thành công nhất thời trong việc gây ảnh hưởng đến hành vi của người khác, nhưng ta không thể kiểm soát được những gì họ suy nghĩ và cảm nhận. Khi thực sự đạt được điều mình muốn, ta ngất ngây sung sướng; khi không đạt được, ta đâm ra thất vọng, phiền muộn. Như những cái xích đu cảm xúc, chúng ta cứ lên cao rồi xuống thấp tùy thuộc vào bất kỳ đối tượng hay con người nào mà ta tiếp xúc. Chỉ cần nhìn vào số lần thay đổi tâm trạng của ta trong một ngày hôm nay thôi, cũng đủ để khẳng định điều này.

Thế nhưng, khi quan sát những kinh nghiệm trong đời sống hằng ngày của mình, ta nhận ra rằng hạnh phúc và sự tốt đẹp, khổ đau và điều bất như ý không nằm ở các đối tượng, con người bên ngoài. Vì nếu chúng nằm ở các đối tượng, con người bên ngoài thì lẽ ra tất cả chúng ta đều phải có cùng một cảm nhận và phản ứng như nhau đối với sự vật, bởi vì chúng ta đang cùng tiếp nhận những gì “ở ngoài kia”, vốn hoàn toàn độc lập với tự thân chúng ta.

Nhưng tất cả chúng ta không cùng thích những người hay sự vật: có người thích loại âm nhạc này trong khi người khác lại không. Bản thân chúng ta cũng không phải luôn luôn ưa thích một điều gì đó: lúc nhỏ ta thích truyện tranh, nhưng lớn lên ta thấy chúng chán ngắt. Điều đó cho thấy cảm xúc của ta đối với con người hay sự vật phụ thuộc vào cách thức mà chúng ta nhìn nhận và tiếp cận với đối tượng.

Do đó, bằng cách thay đổi nhận thức và phương cách tiếp cận đối với sự vật và con người, chúng ta có thể thay đổi cảm xúc của ta về đối tượng. Chúng ta có thể nhận ra suy tưởng quá cường điệu hoặc chưa đúng mức về sự vật và con người để rồi điều chỉnh những khái niệm sai lầm. Bằng cách này, chúng ta sẽ tiếp cận với sự vật một cách thực tiễn hơn, và ta sẽ được hài lòng hơn. Bằng sự đoạn trừ những nhận thức sai lạc dẫn đến chấp thủ, sân hận, ích kỷ, kiêu mạn và ghen tỵ, chúng ta sẽ có thái độ sống quân bình, an ổn trong sự liên hệ với của cải vật chất và mọi người xung quanh.


    « Xem chương trước «      « Sách này có 28 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Mối tơ vương của Huyền Trân Công Chúa


Hương lúa chùa quê - Phần 2: Hồi ký của Hòa thượng Thích Như Điển


Pháp bảo Đàn kinh


Đừng bận tâm chuyện vặt

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.





Quý vị đang truy cập từ IP 3.142.196.27 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Ngọc Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Thiện Diệu Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Văn Minh Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Thiền Khách Rộng Mở Tâm Hồn nước Rộng Mở Tâm Hồn Bui Tuyet Lan Rộng Mở Tâm Hồn Xuân Thôn Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Độ Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn Pháp Tâm Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Yduongvan Rộng Mở Tâm Hồn Trí Tuệ Từ Bi Rộng Mở Tâm Hồn Tiến Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Hoat Khong ... ...

Hoa Kỳ (74 lượt xem) - Việt Nam (71 lượt xem) - French Southern Territories (14 lượt xem) - Saudi Arabia (2 lượt xem) - Philippines (2 lượt xem) - Mauritius (1 lượt xem) - Algeria (1 lượt xem) - Kenya (1 lượt xem) - Nga (1 lượt xem) - Hà Lan (1 lượt xem) - ... ...