Sống trong đời cũng giống như việc đi xe đạp. Để giữ được thăng bằng bạn phải luôn đi tới. (Life is like riding a bicycle. To keep your balance you must keep moving. )Albert Einstein
Hãy nhớ rằng, có đôi khi im lặng là câu trả lời tốt nhất.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Kẻ không biết đủ, tuy giàu mà nghèo. Người biết đủ, tuy nghèo mà giàu. Kinh Lời dạy cuối cùng
Cỏ làm hại ruộng vườn, sân làm hại người đời. Bố thí người ly sân, do vậy được quả lớn.Kinh Pháp Cú (Kệ số 357)
Hoàn cảnh không quyết định nơi bạn đi đến mà chỉ xác định nơi bạn khởi đầu. (Your present circumstances don't determine where you can go; they merely determine where you start.)Nido Qubein
Chúng ta không thể giải quyết các vấn đề bất ổn của mình với cùng những suy nghĩ giống như khi ta đã tạo ra chúng. (We cannot solve our problems with the same thinking we used when we created them.)Albert Einstein
Tài năng là do bẩm sinh, hãy khiêm tốn. Danh vọng là do xã hội ban cho, hãy biết ơn. Kiêu căng là do ta tự tạo, hãy cẩn thận. (Talent is God-given. Be humble. Fame is man-given. Be grateful. Conceit is self-given. Be careful.)John Wooden
Bất lương không phải là tin hay không tin, mà bất lương là khi một người xác nhận rằng họ tin vào một điều mà thực sự họ không hề tin. (Infidelity does not consist in believing, or in disbelieving, it consists in professing to believe what he does not believe.)Thomas Paine
Giữ tâm thanh tịnh, ý chí vững bền thì có thể hiểu thấu lẽ đạo, như lau chùi tấm gương sạch hết dơ bẩn, tự nhiên được sáng trong.Kinh Bốn mươi hai chương
Đừng cư xử với người khác tương ứng với sự xấu xa của họ, mà hãy cư xử tương ứng với sự tốt đẹp của bạn. (Don't treat people as bad as they are, treat them as good as you are.)Khuyết danh

Trang chủ »» Danh mục »» KINH ĐIỂN »» Pháp bảo Đàn kinh »» LƯỢC TỰ »»

Pháp bảo Đàn kinh
»» LƯỢC TỰ

Donate

(Lượt xem: 12.464)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Pháp bảo Đàn kinh - LƯỢC TỰ

Font chữ:


SÁCH AMAZON



Mua bản sách in

Đại Sư tên Huệ Năng, cha họ Lư, tên húy là Hành Thao. Người mẹ họ Lý, sanh ra Sư nhằm giờ Tý, ngày mùng tám, tháng hai, năm Mậu Tuất, niên hiệu Trinh Quán thứ 12. Khi ấy, hào quang chiếu sáng lên không trung, mùi hương lạ tỏa lan đầy nhà. Đến tảng sáng, có hai vị tăng lạ mặt đến viếng, nói với người cha rằng: “Khuya nay ông vừa sanh quý tử, chúng tôi đến đây là để đặt tên cho cháu bé. Ông nên đặt trước là chữ Huệ (慧), sau là chữ Năng (能).” Người cha hỏi: “Vì sao đặt tên là Huệ Năng?” Hai vị tăng đáp: “Huệ, nghĩa là đem Pháp mà bố thí cho chúng sanh; Năng, nghĩa là đủ sức làm nên Phật sự.”

Hai người nói rồi ra đi, chẳng biết đi đâu.

Sư không dùng sữa mẹ, đêm đêm có thần nhân nuôi bằng nước cam-lộ.

Khi lớn lên, tuổi vừa hai mươi bốn, Ngài nghe kinh Kim Cang mà ngộ đạo, mới đến núi Hoàng Mai cầu đạo, được Ngũ Tổ nhận cho là được. Ngũ Tổ trọng tài của Sư, trao y bát và truyền pháp, cho nối ngôi Tổ. Lúc ấy là năm đầu niên hiệu Long Sóc.

Ngài về phương Nam ẩn náu trong 16 năm, mang hình tướng của người thế tục. Qua năm đầu niên hiệu Nghi Phụng, nhằm ngày mùng tám tháng giêng, Ngài gặp pháp sư Ấn Tông cùng luận bàn những ý nghĩa cao siêu huyền diệu. Ấn Tông tỉnh ngộ, hợp với ý Ngài. Ngày rằm tháng ấy, pháp sư Ấn Tông nhóm họp bốn chúng, làm lễ xuống tóc cho Ngài. Ngày mùng tám tháng hai, Pháp sư lại nhóm họp các vị danh đức, làm lễ truyền giới cụ túc. Các vị truyền giới có ngài Trí Quang Luật sư ở Tây Kinh (Trường An) làm Thọ giới sư, ngài Huệ Tĩnh Luật sư ở Tô Châu làm Yết-ma, ngài Thông Ứng Luật sư ở Kinh Châu làm Giáo Thọ, ngài Kỳ-đa-la Luật sư ở Trung Thiên Trúc làm Thuyết Giới, ngài Mật-đa Tam Tạng ở nước Tây Trúc làm Chứng Giới. Giới đàn này là do ngài Cầu-na Bạt-đà-la Tam Tạng hồi triều Lưu Tống sáng lập, có dựng bia đề rằng: “Sau này sẽ có vị Bồ-tát hiện thân người phàm mà thọ giới nơi đây”. Lại nữa, năm đầu niên hiệu Thiên Giám nhà Lương, Trí Dược pháp sư từ nước Tây Trúc vượt biển sang đây, mang theo một cây Bồ-đề bên xứ ấy mà trồng kế bên đàn này, cũng có nói rằng: “Về sau, khoảng 170 năm nữa, sẽ có vị Bồ-tát hiện thân người phàm mà khai diễn pháp Thượng thừa dưới cội cây này, độ cho vô số chúng sanh, là vị Pháp chủ chân truyền tâm ấn của Phật vậy.”

Trong pháp hội này, Ngài chính thức cạo bỏ râu tóc, thọ giới tỳ-kheo, và vì bốn chúng mà khai thị pháp Đại thừa Đốn giáo, mọi việc đều y như những lời dự báo từ trước.

Mùa xuân năm sau, Ngài từ giã bốn chúng mà về chùa Bảo Lâm ở Tào Khê. Ấn Tông pháp sư và cả hai giới tăng tục theo tiễn chân có tới trên ngàn người, thẳng đến tận Tào Khê. Khi ấy, Thông Ứng Luật sư ở Kinh Châu với vài trăm người tu học cùng về nương theo Ngài. Ngài đến Bảo Lâm, Tào Khê, thấy nhà cửa thấp hẹp, chẳng đủ cho bốn chúng ăn ở. Muốn mở rộng ra, Ngài liền đến gặp một người trong làng là Trần Á Tiên mà nói rằng: “Lão tăng muốn đến thí chủ, cầu xin một chỗ đất để trải cái tọa cụ, không biết có được chăng?” Á Tiên hỏi: “Tọa cụ của Hòa thượng rộng chừng nào?” Tổ Sư đưa tọa cụ ra cho xem. Á Tiên đồng ý. Tổ Sư lấy tọa cụ giũ ra một cái, tỏa rộng phủ hết cả vùng Tào Khê, có bốn vị thiên vương hiện thân ngồi nơi bốn góc. Ngày nay, ở cảnh chùa ấy có núi Thiên Vương, là nhân chuyện này mà đặt tên. Á Tiên nhìn thấy liền nói: “Nay tôi được biết pháp lực của hòa thượng thật là rộng lớn; có điều, mồ mả tổ tiên nhà tôi từ trước đến nay đều ở tại đất này. Nếu về sau có cất chùa dựng tháp, xin đừng hủy hoại, còn ngoài ra xin cúng dường cả để mãi mãi dùng làm ngôi Tam Bảo. Nhưng đất này là mạch đến của sanh long, bạch tượng, chỉ có thể làm bằng bên trên, chứ không nên làm bằng phía dưới.” Theo lời Á Tiên, mọi sự kiến thiết, xây dựng về sau đều tuân thủ như vậy.

Một hôm, Tổ Sư đi dạo chơi đến một chỗ cảnh vật tốt tươi, có suối nước, non cao, liền dừng nghỉ lại đó, bèn thành một nơi lan-nhã, có cả thảy 13 cảnh như vậy, ngày nay gọi là Hoa Quả Viện. Còn tên gọi đạo tràng Bảo Lâm là do trước đây ngài Trí Dược Tam Tạng nước Tây Trúc, khi từ Nam hải qua cửa Tào Khê, lấy tay vốc nước mà uống thấy thơm và ngon, lấy làm lạ mà bảo môn đồ của mình rằng: “Nước này với nước bên Tây Thiên không khác gì. Trên nguồn suối này ắt có thắng địa, cất chùa lên rất tốt”. Liền lần theo dòng suối mà đi lên nguồn, thấy bốn bề non nước quanh co, đèo động tốt lạ, khen rằng: “Thật không khác gì núi Bảo Lâm bên Tây Thiên!” Liền nói với cư dân thôn Tào Hầu rằng: “Nơi đây nên cất một ngôi chùa. Sau này chừng một trăm bảy chục năm nữa, sẽ có pháp bảo vô thượng được diễn giảng ở đây, kẻ đắc đạo nhiều vô kể, nên đặt hiệu là Bảo Lâm.”

Quan Mục Thiều Châu thuở ấy là Hầu Kính Trung đem lời ấy soạn tờ biểu tâu lên triều đình, nhà vua chuẩn lời xin, ban cho tấm biển đề là Bảo Lâm, bởi đó mà thành một ngôi chùa to lớn. Việc ấy bắt đầu từ năm thứ 3 niên hiệu Thiên Giám.

Trước chùa có một cái hồ lớn, thường có một con rồng nổi lên, thân hình to lớn quấn quanh, làm hại cây cối trong rừng. Một ngày kia, nó hiện hình rất lớn, quẫy đạp sóng dậy tràn lên, mây mưa mù mịt, khiến tăng chúng đều sợ hãi. Tổ Sư ra nạt con rồng rằng: “Ngươi chỉ hiện được hình lớn, chẳng hiện được hình nhỏ. Nếu là rồng thần biến hóa được, lẽ ra nên từ nhỏ thành lớn, từ lớn thành nhỏ được mới phải.” Ngài nói xong, con rồng ấy liền lặn ngay xuống, giây lâu hiện lên thân hình rất nhỏ bé, nhảy nhót trên mặt hồ. Tổ Sư mở bình bát ra, hỏi rằng: “Ngươi có dám nhảy vào cái bát của lão tăng đây không?”

Con rồng bèn lượn quanh, rồi chập chờn đến trước Tổ Sư, Ngài lấy cái bát úp lại, con rồng chẳng cựa quậy gì được nữa. Sư liền mang bát trở lên chùa, thuyết pháp với rồng. Rồng bèn thoát xác mà đi, bỏ lại bộ xương dài chừng bảy tấc; đầu, đuôi, sừng, chân đều đủ cả, tương truyền là vẫn để ở cửa chùa. Sau này, Tổ Sư sai lấy đất đá lấp cái hồ ấy, ngày nay ở trước đền, phía bên trái có cây tháp sắt, tức là chỗ đó vậy.

BÀI TỰA KINH PHÁP BẢO ĐÀN

(Bài tựa này phân làm năm đoạn: Đoạn thứ nhất thuật việc Phật tổ truyền thừa Chánh pháp cho tới Tổ Đạt-ma, sang làm Sơ Tổ bên Trung Hoa. Đoạn thứ nhì thuật từ Nhị Tổ truyền xuống tới Lục Tổ để nêu rõ duyên khởi của Kinh Pháp Bảo Đàn. Đoạn thứ ba thuật việc môn đệ nối pháp của Đại sư đều do Kinh này mà ra. Đoạn thứ tư, thuật chỗ huyền diệu, chánh trực của Kinh này. Đoạn thứ năm, thuật duyên do truyền rộng Kinh này ra khắp nơi.)

Lục tổ Đại sư Pháp Bảo Đàn Kinh tự

Cổ Duân Tỳ-kheo Đức Dị soạn

1. Đạo mầu nhiệm huyền diệu chẳng thể nghĩ bàn, chỉ kẻ quên lời, được ý, mới hiểu được rõ ràng. Cho nên Thế Tôn phân hai chỗ ngồi ở trước tháp Đa Tử mà mời đức Ca-diếp ngồi, Ngài cầm đóa hoa ở trên hội Linh Sơn đưa ra, duy chỉ có Ca-diếp hiểu ý Ngài, đó cũng như là lửa tiếp nối lửa, đem tâm ấn vào tâm. Đạo Thiền từ phương Tây truyền thừa 28 đời, tới Bồ-đề Đạt-ma qua phương Đông làm Sơ Tổ, chỉ thẳng vào tâm người, thấy tánh thành Phật.

2. Có ngài Huệ Khả Đại sư, nghe pháp của Đạt-ma thời ngộ nhập, sụp lạy ba lạy, đắc đạo thâm sâu như đến tận xương tủy, nhận y bát nối dòng làm Tổ thứ hai, truyền lại mối đạo của Sơ Tổ, mở rộng chánh tông, dần xuống tới Tổ thứ ba là Tăng Xán, Tổ thứ tư là Đạo Tín, Tổ thứ năm là Hoằng Nhẫn. Trong chúng hội theo Ngũ Tổ, số cao tăng cả thảy là bảy trăm, duy có vị cư sĩ Phụ Thung nhân một bài kệ mà được trao y bát làm Tổ đời thứ sáu. Về miền Nam ẩn dật trong mười mấy năm, một ngày kia Tổ Sư gặp pháp sư Ấn Tông, nhân thuyết lý “chẳng phải gió làm chuyển động lá phướn”, Tổ Sư mới khai mở chánh kiến cho Ấn Tông. Từ đó, Ngài cắt tóc, lên đàn, ứng lời huyền ký của Bạt-đà-la, khai mở pháp môn tại chùa Đông Sơn. Vi Sứ quân nhờ Hải Thiền sao lục những lời của ngài, lấy tên là Pháp Bảo Đàn Kinh.

3. Đại sư bắt đầu giảng pháp ở thành Ngũ Dương, sau đến Tào Khê, ở đó thuyết pháp trong 37 năm. Những kẻ thấm mùi cam-lộ, nhập thánh siêu phàm chẳng biết bao nhiêu mà kể. Những kẻ ngộ Phật tâm tông, việc làm và chỗ hiểu phù hợp với nhau, làm người đại tri thức, tên tuổi được đưa vào Truyền Đăng Lục thời có Nam Nhạc, Thanh Nguyên, truyền lại cho các ngài Mã Tổ, Thạch Đầu, cơ trí viên minh, huyền phong dậy động, lại truyền xuống các vị Lâm Tế,Quy Ngưỡng, Tào Sơn, Động Sơn, Vân Môn, Pháp Nhãn hiển hiện cao vọi, đạo đức tót vời, môn đinh cao hiển, mở dẫn anh linh nạp tử, phấn chí xung động cửa huyền, một cửa vào sâu, năm phái đồng nguồn, trải khắp lò đe, quy mô rộng lớn. Nguyên cái cương yếu của năm nhà kể trên đây đều do ở Đàn Kinh mà ra.

4. Đàn Kinh là lời giản yếu mà nghĩa rộng trải, lý rõ ràng, việc tường tận, đủ cả vô lượng pháp môn chư Phật; mỗi pháp môn lại đủ cả vô lượng diệu nghĩa; mỗi diệu nghĩa lại phát huy vô lượng diệu lý của chư Phật. Tức là lầu các của đức Di-lặc, tức là lỗ chân lông của ngài Phổ Hiền. Ai khéo vào, liền đồng với Thiện Tài, trong một giây nghĩ mà có trọn đủ công đức, ngang với Bồ-tát Phổ Hiền, đồng với chư Phật.

5. Tiếc một điều là Đàn Kinh bị người sau lược bỏ quá nhiều, chẳng nêu được ý đại toàn của Lục Tổ. Đức Dị này khi tuổi nhỏ thường được thấy bản văn xưa, từ đó về sau tìm kiếm khắp nơi hơn ba mươi năm mà chẳng được. Gần đây, nhờ ngài Thông Thượng nhân tìm thấy toàn văn, bèn khắc bản in lại tại Hưu Hưu Thiền am bên nước Ngô, với các vị thắng sĩ cùng nhau sử dụng.

Chỉ ước mong chư vị mở sách này ra, đưa mắt xem liền thẳng đến biển trí tuệ Đại Viên giác, nối với tuệ mạng vô cùng của chư Phật, Tổ. Như vậy là chí nguyện của tôi được viên mãn.

Tháng hai năm Canh Dần
Niên hiệu Chí Nguyên thứ 27
Tỳ-kheo Đức Dị
Kính cẩn đề tựa.

« Sách này có 12 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Tổng quan kinh Đại Bát Niết-bàn


Những tâm tình cô đơn


Kinh Duy-ma-cật (Hán-Việt)


Lược sử Phật giáo

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 3.235.226.14 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Ngọc Rộng Mở Tâm Hồn Thiện Diệu Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Văn Minh Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Thiền Khách ... ...

Việt Nam (259 lượt xem) - Hoa Kỳ (36 lượt xem) - Saudi Arabia (4 lượt xem) - Nga (2 lượt xem) - Anh quốc (1 lượt xem) - ... ...