Ai sống quán bất tịnh, khéo hộ trì các căn, ăn uống có tiết độ, có lòng tin, tinh cần, ma không uy hiếp được, như núi đá, trước gió.Kinh Pháp Cú (Kệ số 8)
Cuộc sống không phải là vấn đề bất ổn cần giải quyết, mà là một thực tiễn để trải nghiệm. (Life is not a problem to be solved, but a reality to be experienced.)Soren Kierkegaard
Hãy dang tay ra để thay đổi nhưng nhớ đừng làm vuột mất các giá trị mà bạn có.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Sự vắng mặt của yêu thương chính là điều kiện cần thiết cho sự hình thành của những tính xấu như giận hờn, ganh tỵ, tham lam, ích kỷ...Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Ta sẽ có được sức mạnh của sự cám dỗ mà ta cưỡng lại được. (We gain the strength of the temptation we resist.)Ralph Waldo Emerson
Thường tự xét lỗi mình, đừng nói lỗi người khác. Kinh Đại Bát Niết-bàn
Sự giúp đỡ tốt nhất bạn có thể mang đến cho người khác là nâng đỡ tinh thần của họ. (The best kind of help you can give another person is to uplift their spirit.)Rubyanne
Mỗi ngày, hãy mang đến niềm vui cho ít nhất một người. Nếu không thể làm một điều tốt đẹp, hãy nói một lời tử tế. Nếu không nói được một lời tử tế, hãy nghĩ đến một việc tốt lành. (Try to make at least one person happy every day. If you cannot do a kind deed, speak a kind word. If you cannot speak a kind word, think a kind thought.)Lawrence G. Lovasik
Như cái muỗng không thể nếm được vị của thức ăn mà nó tiếp xúc, người ngu cũng không thể hiểu được trí tuệ của người khôn ngoan, dù có được thân cận với bậc thánh.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Nếu chuyên cần tinh tấn thì không có việc chi là khó. Ví như dòng nước nhỏ mà chảy mãi thì cũng làm mòn được hòn đá.Kinh Lời dạy cuối cùng

Trang chủ »» Danh mục »» Rộng Mở Tâm Hồn »» Giáo Trình Phật Học »» Lời người dịch »»

Giáo Trình Phật Học
»» Lời người dịch

Donate

(Lượt xem: 3.576)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục  English || Đối chiếu song ngữ


       

Giáo Trình Phật Học - Lời người dịch

Font chữ:

Quyển sách “Giáo Trình Phật Học” quý độc giả đang cầm trên tay là được biên dịch qua tiếng Việt từ quyển “Buddhism Course” của tác giả Chan Khoon San. Tác giả đã cho phép và có mong muốn tôi biên dịch quyển sách này ra tiếng Việt và phát hành cho những đối tượng độc giả người Việt khác nhau.
(1) Độc giả đã đọc qua phần “Lời Giới Thiệu” của tác giả và có thể hình dung ra những chủ đề căn bản của Phật Học được bàn luận trong quyển sách này.
(2) Đây là một sách được biên tập từ nhiều nguồn kinh sách nguyên thủy, từ nhiều tư liệu và tài liệu của những học giả nghiên cứu và những tu sĩ Phật giáo nổi tiếng nhất ở Miến Điện, Tích Lan, Ấn Độ và phương Tây. Độc giả có thể đọc thêm những tựa sách & tư liệu trong phần “Sách & Tài Liệu Tham Khảo”.
(3) Quyển sách được biên tập theo trình tự của một giáo trình Phật giáo, từ những đề tài căn bản như những chân lý Tứ Diệu Đế….cho đến Thiền Minh Sát, Tam Tạng Kinh Điển, có thể là rất thuận tiện và đáng quý cho bất kỳ Phật tử hay người nào muốn bắt đầu tìm hiểu Phật giáo theo thứ tự từ đầu.
Quyển sách giảng giải về phần giáo lý và lịch sử của Phật Giáo Nguyên Thủy (Trưởng Lão Bộ) với những trích dẫn từ kinh điển được cho là những lời của Đức Phật lịch sử nói ra và được kết tập sau khi Phật Bát-Niết-Bàn.
Trong lần tái bản này, chúng tôi đã dời Phần I “Cuộc Đời Của Đức Phật” ra sau thành Phần XVII. Lý do thứ nhất là chúng tôi muốn độc giả bắt đầu từ những giáo lý căn bản mà Đức Phật đã giảng dạy. Thứ nữa là trong phần “Cuộc Đời Của Đức Phật” có ghi lại quá nhiều chi tiết về lịch sử truyền dạy Giáo Pháp và Tăng Đoàn, các độc giả mới bắt đầu sẽ cảm thấy bỡ ngỡ nếu đọc ngay phần này.
(4) Người dịch chỉ đưa vào những thuật ngữ Hán-Việt tương đương cần được sử dụng song song, nhất là những thuật ngữ mà tiếng Việt hiện nay vẫn quen dùng hoặc vẫn cần phải mượn tiếng Hán Việt; nhằm mục đích để quý độc giả dễ dàng nhận ra những thuật ngữ Phật học.
(5) Bản dịch tiếng Việt lần này người dịch đã chỉnh sửa lại nhiều thuật ngữ cho đúng theo chúng đã được dịch trong các bộ kinh Nikaya. Người dịch cũng bổ sung rất nhiều điều để làm rõ nghĩa những điều trong sách.
Xin được gửi gắm quyển sách này cho:
(1) Các Tăng Ni quan tâm đến nội dung quyển sách có thể dùng để phát thảo chủ đề giảng dạy cho những Phật tử, những sinh viên ngành Phật Học và những Phật tử ở Việt Nam.
(2) Các tăng sinh, sinh viên ở những trường Phật học trong nước có nhu cầu họ hỏi những đề tài giáo lý Phật Giáo Nguyên Thủy bằng tiếng Việt. Các Phật tử, tăng sinh và sinh viên muốn hiểu thêm Phật Giáo Nguyên Thủy như là một cách để đối chiếu với sự hiểu-biết trước giờ của mình.
(3) Những Phật tử qua thời gian muốn ôn lại những chủ đề giáo lý Phật giáo của mình theo một trình tự những chủ đề căn bản được ghi trong một quyển sách cầm tay.
Lời Cảm Ơn:
(1) Chân thành cảm ơn tác giả Chan Khoon San, người đã giúp đỡ tôi và cho phép bản quyền quyển sách này được dịch ra tiếng Việt. Ông luôn luôn từ bi trao đổi và động viên cho công việc biên dịch và phát hành này.
(2) Cảm ơn thầy Thích Trúc Thông Tịnh (Thiền Viện Trúc Lâm Đà Lạt), người đã luôn giúp đỡ động viên tôi từ lúc bắt đầu công việc biên dịch kinh sách; và thầy cũng là người giúp đọc, chỉnh sửa lại từng chương của bản thảo.
(4) Cảm ơn những Phật tử với tên Nguyễn Thị Thu Nga, Ngô Đức Lân, Lê Hoàng Phi đã giúp đánh máy, sửa lỗi bản thảo.
(5) Cảm ơn anh Huỳnh Văn Thịnh đã chế bản và hoàn thiện tất cả các kinh sách để in.
Sau cùng, cũng như lời tác giả, đây là công việc có được nhờ vào sự khởi sinh Tâm-Từ, lòng thành tâm hồi hướng công đức cho Cha, Mẹ, anh, chị, em và tất cả chúng sinh.
Cầu mong rất nhiều người biết đến những chân-lý và lẽ-thực của sự-sống mà Đức Phật đã từ bi chỉ dạy từ những ngày cổ xưa nơi trần gian thật đẹp và đầy những buồn vui này.
Nhà Bè, mùa Hành hương 2011 (PL.2555)
(với nhiều chỉnh sửa, bổ sung 2022)
Lê Kim Kha

Lời Nói Đầu

Vài năm trước đây, nhiều độc giả đã gợi ý cho tôi rằng những bài viết trong Giáo Trình Dẫn Nhập Phật Học (Introductory Course in Buddhism) còn quá ngắn và nên biên tập thêm nhiều chi tiết.
Quyển sách “Giáo Trình Phật Học” (Buddhism Course) là ấn bản được nghiên cứu và bổ sung một cách cẩn thận. Nó bao gồm 17 chương nói về những đề tài liên quan trong Phật học, như:Cuộc đời của Đức Phật, Tứ Diệu Đế, Bát Chánh Đạo, Thuyết Duyên Khởi, Quy Luật Nghiệp, Chết & Tái Sinh, Năm Cảnh Giới Tái Sinh, Chu Kỳ Thế giới, Mười Căn Bản Hành Động Công Đức, Tưởng Niệm Phật, Pháp & Tăng, Tam Tạng Kinh Điển (Tipitaka) …

Trong quyển sách tái bản kỳ này, những tư liệu từ những nguồn khác nhau đã được đưa vào để cung cấp cho độc giả những trang viết lý thú về Phật học:
Phần “Chết & Tái Sinh” mô tả những ‘dạng’ hay những ‘kiểu’ Chết và những đối tượng hiện trong tâm trước khi chết, ví dụ như là năm viễn cảnh của một người sắp chết, theo sau là những hình thức tái sinh khác nhau.
“Năm Cảnh Giới Tái Sinh” (Pancagati) mô tả chi tiết về 31 Cõi Hiện Hữu là đích đến của con người và mọi chúng sinh sau khi chết và tái sinh, theo quan điểm về vũ trụ của Phật Giáo.
“Những Chu Kỳ Thế Giới Khi Những Đức Phật Xuất Hiện” mô tả những điều kiện và sự “hiếm thay” trong “hằng hà sa số” kiếp để thế gian may mắn có được một Đức Phật xuất hiện; cũng như về những hạnh Ba-la-mật (parami) mà một người có đại nguyện trở thành Phật Duyên Giác (Pacceka Buddha) hay một Đại A-la-hán (Maha Arahant) hay một vị Phật (Buddha) cần phải vượt qua. Và câu hỏi liệu chúa Jesus có phải là một vị Bồ-tát hay không cũng được giải đáp trong chương này.
Phần “Tưởng Niệm Phật, Pháp & Tăng” giảng bày chi tiết về Chín Phẩm Hạnh Vô Thượng của Đức Phật, về Sáu Phẩm Hạnh của Giáo Pháp (Dhamma) và Chín Phẩm Hạnh của Tăng Đoàn (Sangha). Sự hiểu biết đúng đắn về Tam Bảo sẽ giúp ích cho việc tu tập “Sự Tưởng Niệm về Phật, Pháp & Tăng”. Vấn đề về “Giáo Pháp có hiệu lực tức thì hay không?”, một số học giả có quan điểm cho rằng sau khi chứng đạt thức thánh Đạo (magga) thì không nhất thiết phải lập tức chứng ngộ thánh Quả (phala) ngay, và điều thứ hai có thể xảy ra sau đó. Những kết luận đó có thể do diễn dịch sai về những danh từ “Người Căn Tín” và “Người Căn Trí” trong kinh “Alagaddupama Sutta” thuộc Trung Bộ Kinh. Sự giải thích về vấn đề này cũng được nói ở trong chương này.

Phần XVII “Tam Tạng Kinh Điển” (Tipitaka) của Phật giáo là chương dài nhất nói về Tam Tạng Kinh Pali kể từ lúc hình thành và lưu truyền suốt 2.500 năm qua, qua các kỳ Kết Tập Kinh Điển bắt đầu từ Hội Đồng Kết Tập Thứ Nhất ở thành Vương Xá (Rajagaha) vào lúc 3 tháng sau khi Bát-Niết-Bàn của Đức Phật cho đến Hội Đồng Kết Tập Thứ Sáu ở Yangon vào năm 1956, vào lúc đúng 2.500 năm sau Bát-Niết-Bàn của Đức Phật. Mặc dù về sự cân đối các chương, thì chương này hơi quá dài, nhưng tác giả mong muốn đưa vào để cho quý độc giả đọc biết, để hiểu và biết ơn vai trò quan trọng và đầy kiên trung của Tăng Đoàn trong việc bảo tồn, truyền thừa và làm sống mãi Giáo Pháp của Đức Phật (Buddha Sasana) cho đến ngày hôm nay.

Nhiều trang bài viết cũng đã được mở rộng ra (so với ấn bản lần đầu) với rất nhiều “Chú Giải” chi tiết, đáng kể là ở những Chương XVI (Cuộc Đời của Đức Phật), Chương V (Lý Duyên Khởi), Chương XII (Hồi Hướng Công Đức Cho Những Người Thân Quyến Thuộc), Chương XVI (Liệu Có Thể Một Người Chứng Đạt Thức Thánh Đạo (Magga) Mà Không Chứng Ngộ Thức Thánh Quả (Phala) Trong Lập Tức?)...v.v...

Việc biên tập quyển sách này là công sức của Tâm Từ và lòng Hoan Hỷ. Hy vọng rằng quý độc giả sẽ tìm thấy được niềm thú vị khi đọc những trang viết này và những lợi lạc mà chúng có thể mang lại cho quý độc giả.

Tri Ân & Hồi Hướng Công Đức

Tôi mang ơn nữ Đạo Hữu Wooi Kheng Choo và Christine Lee Chin Har ở Hội Phật Giáo Subang Jaya, Malaysia vì đã miệt mài đọc lại bản thảo và đưa ra những gợi ý để hoàn thiện quyển sách. Thành thật biết ơn sự trợ giúp của anh Tey Seng Heng, người đồng nghiệp trước đây của tôi ở Công ty Nghiên Cứu Nông Nghiệp Ứng Dụng (Applied Agricultural Research Sdn. Bhd.) trong việc soạn thảo vi tính.

Cuối cùng, tôi xin cảm ơn những cá nhân các hội đoàn khác nhau đã ủng hộ cho việc xuất bản quyển sách này như một Giáo Trình Phật Học giúp nhiều người hiểu biết thêm về lịch sử và học thuyết của Phật giáo.
Nguyện cho Công Đức của Pháp Thí này được hồi hướng cho những người thân quyến thuộc, những bạn bè và tất cả chúng sinh.
Sadhu! Sadhu! Sadhu!

Chan Khoon San
tháng Tám, 2010

Về tác giả

Đạo hữu Bro. Chan Khoon San sinh ngày 8 tháng Tám, 1941 ở Penang, Malaysia. Sau khi học xong Đệ Lục hồi đó, ông đã học Trường Đại Học Sư Phạm Mã-Lai-Á (Malayan Teachers College) ở Brinsford Lodge, Anh Quốc. Sau khi tốt nghiệp, ông trở về quê hương và dạy học trong một thời gian ngắn từ năm 1964 đến 1967. Năm 1968, ông vào học trường Đại Học University of Malaya và tốt nghiệp bằng Cử Nhân Danh Dự ngành Hóa Học vào năm 1971. Từ năm 1971 cho đến khi nghỉ hưu năm 1996, ông làm việc trong ngành nghiên cứu nông nghiệp dầu cọ, như là một Nhà nghiên cứu hóa nông thâm niên.

Sau khi nghỉ hưu, đạo hữu Bro. Chan đi Miến điện Myanmar để tu học thiền Minh Sát Tuệ Tứ Niệm Xứ (Satipatthana Vipassana) dưới sự dẫn dắt của thiền sư Sayadaw Bhaddanta Janakabhivamsa ở Thiền Viện Chanmyay Yeiktha, thủ đô Yangon. Kể từ sau đó, hàng năm ông đều đến tu học và thực hành thiền Minh Sát Tuệ đã 15 năm tại Miến Điện dưới sự dẫn dắt của nhiều vị Thiền sư khác nhau ở thiền viện Chanmyay Yeiktha ở Hmawbi, Miến Điện.
Bro. Chan đã viết những quyển sách rất nổi tiếng về Phật học, như là: Hướng Dẫn Hành Hương Về Xứ Phật (Buddhist Pilgrimage), Không Có Tiểu Thừa Trong Phật Giáo đã xuất bản bằng tiếng Việt (bởi cùng người dịch), Giáo Trình Phật Học (Buddhism Course) mà quý độc giả đang cầm trên tay. Ông thường xuyên từ bi trao đổi những thông tin và kinh sách Phật học với người dịch.
Hiện nay ông làm cố vấn ngành Hóa Nông bán thời gian cho những nghiên cứu nông nghiệp ở Malaysia. Phần thời gian còn lại ông nghiên cứu và giảng dạy Kinh tạng tại nhiều Hội Phật Giáo ở Thung Lũng Klang, Malaysia; viết luận giảng, sách và xuất bản sách về Phật học.
Tác giả là một cư sĩ nghiên cứu Phật học, một thiền giả, người có tâm nguyện cao đẹp và là một tấm gương đáng kính và đáng được tri ân trong sự nghiệp truyền bá Phật Pháp.



« Sách này có 3 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Phóng sinh - Chuyện nhỏ khó làm


Người chết đi về đâu


Gọi nắng xuân về


Cẩm nang phóng sinh

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 18.97.14.85 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (203 lượt xem) - Hoa Kỳ (15 lượt xem) - Senegal (13 lượt xem) - Saudi Arabia (2 lượt xem) - ... ...