Ta như thầy thuốc, biết bệnh cho thuốc. Người bệnh chịu uống thuốc ấy hay không, chẳng phải lỗi thầy thuốc. Lại cũng như người khéo chỉ đường, chỉ cho mọi người con đường tốt. Nghe rồi mà chẳng đi theo, thật chẳng phải lỗi người chỉ đường.Kinh Lời dạy cuối cùng
Đừng làm một tù nhân của quá khứ, hãy trở thành người kiến tạo tương lai. (Stop being a prisoner of your past. Become the architect of your future. )Robin Sharma
Sự toàn thiện không thể đạt đến, nhưng nếu hướng theo sự toàn thiện, ta sẽ có được sự tuyệt vời. (Perfection is not attainable, but if we chase perfection we can catch excellence.)Vince Lombardi
Ai dùng các hạnh lành, làm xóa mờ nghiệp ác, chói sáng rực đời này, như trăng thoát mây che.Kinh Pháp cú (Kệ số 173)
Điều quan trọng không phải là bạn nhìn vào những gì, mà là bạn thấy được những gì. (It's not what you look at that matters, it's what you see.)Henry David Thoreau
Kẻ thất bại chỉ sống trong quá khứ. Người chiến thắng là người học hỏi được từ quá khứ, vui thích với công việc trong hiện tại hướng đến tương lai. (Losers live in the past. Winners learn from the past and enjoy working in the present toward the future. )Denis Waitley
Mặc áo cà sa mà không rời bỏ cấu uế, không thành thật khắc kỷ, thà chẳng mặc còn hơn.Kinh Pháp cú (Kệ số 9)
Cho dù người ta có tin vào tôn giáo hay không, có tin vào sự tái sinh hay không, thì ai ai cũng đều phải trân trọng lòng tốt và tâm từ bi. (Whether one believes in a religion or not, and whether one believes in rebirth or not, there isn't anyone who doesn't appreciate kindness and compassion.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Cuộc sống là một sự liên kết nhiệm mầu mà chúng ta không bao giờ có thể tìm được hạnh phúc thật sự khi chưa nhận ra mối liên kết ấy.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Dầu mưa bằng tiền vàng, Các dục khó thỏa mãn. Dục đắng nhiều ngọt ít, Biết vậy là bậc trí.Kinh Pháp cú (Kệ số 186)

Trang chủ »» Danh mục »» TỦ SÁCH RỘNG MỞ TÂM HỒN »» Hướng dẫn thực hành tâm quán niệm xứ »» Lời dạy của các thiền sư »»

Hướng dẫn thực hành tâm quán niệm xứ
»» Lời dạy của các thiền sư

(Lượt xem: 7.034)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Hướng dẫn thực hành tâm quán niệm xứ - Lời dạy của các thiền sư

Font chữ:



SÁCH AMAZON



Mua bản sách in

Lời dạy của thiền sư Shwe Oo Min

- Đặt tâm ở chấn thủy. Đừng niệm thầm. Chỉ ghi nhận việc gì đang xảy ra là đủ. Khi bạn nghe, chỉ ghi nhận là đang có sự nghe mà không cần phải biết là đang nghe gì.

Chỉ chú ý vào âm thanh đang nghe không phải là Thiền Quán.

- Bạn chỉ thực sự hành Thiền Quán khi bạn quan sát cả hai Tâm:

Tâm Biết và Tâm Quan Sát. Nếu bạn chỉ quan sát một Tâm, ý niệm “Tôi đang quan sát” sẽ xuất hiện, bản ngã sẽ xuất hiện.

- Đối tượng không quan trọng. Tâm mới thực sự quan trọng. Hãy quan sát Tâm.

- Bạn không cần phải theo đuổi hay xác định đối tượng. Chánh niệm sẽ làm việc này.

- Khi một người đang ngủ, Pháp Bảo vẫn không ngủ.

Thậm chí khi bạn đang cận kề cái chết và thân bạn đã mệt mỏi rã rời, vẫn có một cái Tâm hay biết sự mệt mỏi rã rời đó tồn tại.

LỜI DẠY CỦA THIỀN SƯ ASHI TEJANIYA

- “Lấy Tâm nhìn Tâm”: Trong mọi sự thực tập, mọi oai nghi: đi, đứng, nằm, ngồi, ăn uống… hãy quan sát Tâm.

- Quan sát Tâm và đừng quan sát tâm nhiều đến Thân. Trong mọi hoạt động thường nhật, hãy quan sát xem Tâm phản ứng ra sao khi tiếp xúc đối tượng (cả bên trong và bên ngoài). Luôn xem xét quan hệ nhân-quả giữa Tâm và đối tượng.

- Bạn không cần phải đi đứng hay làm mọi việc chậm lại một cách thiếu tự nhiên. Cứ đi đứng và làm việc với tốc độ bình thường và thư giãn. Nếu bạn thấy cần phải đi đứng hay làm việc chậm lại, cứ làm thế nhưng đừng tự gò ép mình.

- Khi ngồi thiền, lấy Tâm Biết làm đề mục. Đừng cố chạy theo đối tượng. Hãy để đối tượng tự nhiên đến với bạn và cố gắng đừng phản ứng. Bất cứ gì nảy sinh – tham ái, sân hận, đau đớn, ngứa ngáy, từ mẫn, thích hay không thích, hãy nhìn chúng với Tâm hoàn toàn xả, không bám víu, dính mắc. Hãy giữ Tâm thăng bằng theo Trung Đạo.

- Khi Tâm Quan Sát “nhìn” trực tiếp Tâm Biết đang lướt trên đối tượng, hãy quan sát trạng thái Tâm khi nó hướng tới đối tượng. Nếu thấy sự căng thẳng, hãy thư giản ngay. Khi bạn căng thẳng, bạn đang dùng năng lượng quá mức cần thiết.

- Khi bắt đầu ngồi thiền, bạn có thể quan sát Phồng – Xẹp, nhưng khi Tâm hướng đến đối tượng, bạn phải quan sát Tâm này. Bám sát Tâm chứ không bám sát đối tượng. Khi ngồi, đừng đặt câu hỏi “Đối tượng của tôi là gì?" mà hãy đặt câu hỏi “Tâm đang biết gì về đối tượng?” Hãy quan sát kỹ Tâm biết.

- Đừng dính chặt vào một đối tượng mà hãy để đối tượng tự nhiên đến với Tâm và xem Tâm biết gì kế tiếp. Chẳng hạn, Tâm đang biết Phồng – Xẹp, kế đến Tâm lại nghe một tiếng động, kế đến Tâm lại thấy một cảm giác trên Thân hay một cảm xúc trong Tâm, cứ như thế…. Hãy bám sát tiến trình “Biết” này liên tục từ phút này qua phút khác. Nhưng nhớ phải thư giãn.

- Cái Tâm khởi sinh và quan sát Tâm Biết chính là Tâm Quan Sát. Khi Pháp hành của bạn tiến triển, bạn sẽ nhìn rõ dần Tâm Biết và Tâm Quan Sát khi chúng khởi sinh. Cả hai Tâm này đều là Tâm.

- Ghi nhận Tâm một cách lặng lẽ. Đừng niệm thầm. Đừng chú ý vào Thân. Cố gắng theo dõi Tâm Quan Sát.

Chánh niệm liên tục và đừng cột Tâm vào bất cứ đối tượng nào.

- Chỉ quan sát và không cần phải làm gì thêm. Tâm sẽ biết làm mọi việc còn lại. Hãy quan sát cẩn thận mọi cảm xúc, trạng thái đang diễn ra: Tham, sân, bồn chồn, si mê….

- Khi đau, hãy quan sát xem Tâm đang phản ứng ra sao. Đừng nhìn vào cái đau. Làm như vậy bạn sẽ thấy đau thêm mà thôi.

- Hãy luôn tự hỏi bạn đang có Niệm, Định, Huệ trong Tâm không.

- Hãy cứ thực tập liên tục, rồi mọi thắc mắc của bạn sẽ có lời giải đáp thỏa đáng. Với sự thực tập, Trí Tuệ sẽ khởi sinh và giải đáp mọi thắc mắc cho bạn.

- Khi Tâm căng thẳng, hãy quan sát lý do và động lực nằm đằng sau sự căng thẳng đó .

- Đừng niệm thầm. Trong pháp niệm Tâm, niệm thầm là việc trở ngại cho việc thực tập.

- Cần ghi nhớ: Quan sát Tâm liên tục mọi lúc mọi nơi. Khi có ý niệm “Tôi-Ta” trong tâm bạn tức Tâm Si đang hoạt động. Khi có căng thẳng trong tâm bạn, phiền não đang diễn ra. Khi Trí Tuệ chín mùi, chính Trí Tuệ sẽ bảo vệ Tâm bạn.

- Để có thể thấy được Tâm Quan Sát, bạn phải giữ Tâm thăng bằng. Đừng cố tìm nó. Bạn càng cố tìm, nó càng đi xa. Hãy nhớ: Đừng thúc ép; đừng kiềm chế; đừng cố tạo ra một điều gì cả. Hãy quan sát mọi việc như chính chúng đang là.

- Đừng cố quan sát đối tượng một cách quá chi tiết. Hãy để Tâm lướt trên đối tượng mà thôi.

LỜI DẠY CỦA THIỀN SƯ U JOKITA

- Không cần phải niệm thầm:

Lấy ví dụ, khi nghe một âm thanh và chúng ta đặt tên (niệm thầm) “Tiếng chó sủa”. Để làm việc này, Tâm chúng ta phải trải qua một diễn trình rất phức tạp gồm bốn bước.

1) Trước tiên, nghe âm thanh.

2) Kế đến, nhớ lại những âm thanh đã từng nghe trong quá khứ, rồi so sánh chúng với âm thanh đang nghe. Lọc ra một âm thanh trong quá khứ tương tự với âm thanh đang nghe.

3) Kế đến, nhớ lại âm thanh tương tự trong quá khứ là “Tiếng chó sủa”.

4) Cuối cùng đem cái tên “Tiếng chó sủa” trong quá khứ trở lại hiện tại và đặt tên cho âm thanh đang nghe là “Tiếng chó sủa". Diễn trình phức tạp này xảy ra trong Tâm rất nhanh, như trong một máy vi tính tối tân.

Trong Pháp Niệm Tâm, Thiền sinh phải dừng diễn trình tâm này lại ngay ở bước thứ nhất. Chỉ nghe âm thanh và không đi xa hơn. Nguyên tắc chỉ đơn giản như vậy, nhưng không phải dễ thực hiện vì chúng ta đã quá quen với cả bốn bước của tiến trình.

Khi pháp hành tiến triển, bạn sẽ thấy việc dừng lại ngay ở bước thứ nhất không phải là quá khó khăn. Khi bạn thấy, chỉ biết “Thấy”. Khi bạn nghe, chỉ biết “Nghe”. Khi bạn xúc chạm, chỉ biết “Xúc chạm”. Khi bạn nếm, chỉ biết “nếm”. Khi bạn ngửi, chỉ biết “Ngửi”. Khi bạn nghĩ, chỉ biết “Nghĩ”. Pháp hành chỉ đơn giản như vậy.

- Chỉ có Thân và Tâm, chẳng còn gì khác.

Khi quan sát mọi việc, nên thấy chỉ có Thân và Tâm.

Đừng đem “Tôi-Ta" vào. Khi có “Tôi-Ta” tham dự, mọi việc sẽ trở nên vô cùng rối rắm.

- Đừng thêm bớt.

Hãy đơn giản quan sát sự vật như chính chúng đang là.

Đừng thêm bớt gì cả. Càng đơn giản càng tốt.

- Đừng mong cầu:

Khi thiền tập, đừng mong cầu điều gì xảy ra cả. Đây là điểm rất quan trọng trong Pháp hành.

Trở ngại này thường xảy ra với các Thiền sinh đã hành thiền nhiều năm và đã từng có được những kinh nghiệm thiền tập tốt đẹp. Mỗi khi hành thiền, các Thiền sinh này thường có tâm lý muốn đạt được trở lại những trạng thái này. Họ mong cầu “Tôi đã từng kinh nghiệm một trạng thái thật an tĩnh. Tôi sẽ ngồi thiền để có lại trạng thái đó”. Điều nghịch lý là: Càng cố tìm, họ càng khó gặp. Vì vậy, bạn đừng nên mong cầu gì cả, hãy để mọi việc diễn ra tự nhiên.

- Luôn luôn giữ Thân và Tâm thăng bằng và thư giãn, bạn không cần thiết phải ngồi kiết già. Cứ ngồi trong tư thế mà bạn thấy thư giãn, thoải mái là được.

    « Xem chương trước «      « Sách này có 5 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

TỪ ĐIỂN HỮU ÍCH CHO NGƯỜI HỌC TIẾNG ANH

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
1200 trang - 54.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
1200 trang - 45.99 USD



BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
728 trang - 29.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
728 trang - 22.99 USD

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.





Quý vị đang truy cập từ IP 13.59.72.129 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Ngọc Rộng Mở Tâm Hồn Thiện Diệu Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Văn Minh Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Thiền Khách Rộng Mở Tâm Hồn nước Rộng Mở Tâm Hồn Bui Tuyet Lan Rộng Mở Tâm Hồn Xuân Thôn Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Độ Rộng Mở Tâm Hồn Pháp Tâm Rộng Mở Tâm Hồn Yduongvan Rộng Mở Tâm Hồn Trí Tuệ Từ Bi ... ...

Việt Nam (236 lượt xem) - Hoa Kỳ (65 lượt xem) - Australia (38 lượt xem) - Saudi Arabia (2 lượt xem) - Anh quốc (1 lượt xem) - ... ...