Điều quan trọng nhất bạn cần biết trong cuộc đời này là bất cứ điều gì cũng có thể học hỏi được.Rộng Mở Tâm Hồn
Chúng ta trở nên thông thái không phải vì nhớ lại quá khứ, mà vì có trách nhiệm đối với tương lai. (We are made wise not by the recollection of our past, but by the responsibility for our future.)George Bernard Shaw
Kinh nghiệm quá khứ và hy vọng tương lai là những phương tiện giúp ta sống tốt hơn, nhưng bản thân cuộc sống lại chính là hiện tại.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Người khôn ngoan học được nhiều hơn từ một câu hỏi ngốc nghếch so với những gì kẻ ngốc nghếch học được từ một câu trả lời khôn ngoan. (A wise man can learn more from a foolish question than a fool can learn from a wise answer.)Bruce Lee
Để đạt được thành công, trước hết chúng ta phải tin chắc là mình làm được. (In order to succeed, we must first believe that we can.)Nikos Kazantzakis
Người ta trói buộc với vợ con, nhà cửa còn hơn cả sự giam cầm nơi lao ngục. Lao ngục còn có hạn kỳ được thả ra, vợ con chẳng thể có lấy một chốc lát xa lìa.Kinh Bốn mươi hai chương
Chiến thắng hàng ngàn quân địch cũng không bằng tự thắng được mình. Kinh Pháp cú
Người duy nhất mà bạn nên cố gắng vượt qua chính là bản thân bạn của ngày hôm qua. (The only person you should try to be better than is the person you were yesterday.)Khuyết danh
Hãy tự mình làm những điều mình khuyên dạy người khác. Kinh Pháp cú
Hãy sống như thể bạn chỉ còn một ngày để sống và học hỏi như thể bạn sẽ không bao giờ chết. (Live as if you were to die tomorrow. Learn as if you were to live forever. )Mahatma Gandhi

Trang chủ »» Danh mục »» TỦ SÁCH RỘNG MỞ TÂM HỒN »» Hương lúa chùa quê - Phần 2: Hồi ký của Hòa thượng Thích Như Điển »» Lời cuối »»

Hương lúa chùa quê - Phần 2: Hồi ký của Hòa thượng Thích Như Điển
»» Lời cuối

(Lượt xem: 2.336)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Hương lúa chùa quê - Phần 2: Hồi ký của Hòa thượng Thích Như Điển - Lời cuối

Font chữ:


Diễn đọc: Giang Ngọc

SÁCH AMAZON



Mua bản sách in

Người xưa thường nói “thư trung hữu ngọc” nghĩa là trong sách có của quý. Của quý hay ngọc ngà châu báu ấy là lời dạy của Thánh Hiền. Khi ta đọc sách, nếu cố gắng tìm tòi, sau khi xếp sách lại, ta sẽ nhận được một điều gì đó mới lạ để học hỏi, để sửa mình. Mới đây tôi có đọc quyển Kim Các Tự của tác giả Kimura. Quyển sách dày hơn 600 trang ấy, riêng tôi lấy ra được hai điều. Việc thứ nhất tác giả cho rằng: Không phải những hành động có thể làm thay đổi thế giới mà những ý tưởng của con người mới có thể khiến thế giới thay đổi được. Việc thứ hai, chuyện bình thường thôi, nhưng ông ta đã phát hiện về pháp duyên sanh trong Phật Giáo. Đó là: Khi xe di chuyển thì con người ngồi yên và khi xe dừng lại thì con người di chuyển.

Khi đọc Gandhi tự truyện hay Thánh Nghiêm tự truyện hoặc Trí Quang tự truyện v.v... tôi cũng đã nhận chân rất nhiều điều hay. Ví dụ như Thánh Gandhi nói rằng: “Thực phẩm trên thế gian này không bao giờ thiếu, chỉ có lòng tham của con người không bao giờ đủ mà thôi.” Chỉ một câu danh ngôn này chúng ta có thể học hỏi và nghiền ngẫm suốt cả một cuộc đời cũng chưa xong. Đây là những điểm hay cần phải học, cho nên tôi phải lặp lại lần thứ hai.

Khi đọc Thánh Nghiêm tự truyện, tôi cảm phục cho cái nhẫn nhục của người xưa. Ví dụ như sau khi đậu Tiến Sĩ Phật Học tại Đại Học Risso ở Nhật Bản rồi, Ngài qua New York ở chùa Đông Sơ Thiền Tự, nhưng đã bị Ban Hộ Tự xem Ngài không ra gì, Ngài bỏ chùa ra đi làm kẻ không nhà, ăn uống, ngủ, nghỉ đều dưới gầm cầu xe lửa, trải qua 6 tháng như vậy, Ngài mới trở lại chùa. Những bậc Thánh khi thực hiện một điều gì thường khác người phàm. Trong khi người phàm muốn làm Thánh lại đi ngược với những điều trên.

Bây giờ tôi thấy nhiều người khi đọc sách ít chọn điều hay trong sách, mà cứ tìm tòi moi móc những lỗi nhỏ trong sách rồi đưa lên báo chí Internet để phê bình chỉ trích, nhằm chứng tỏ ta là người hiểu biết, rành rẽ thật nhiều, nhưng thật ra ý chính của tác giả của quyển sách thì người đọc không nắm bắt được. Thật là đáng tiếc. Người yêu sách, quý sách dĩ nhiên là có rất nhiều trên thế gian này, nhưng xin đừng quan tâm đến những người thiếu thiện chí như trường hợp trên, khiến chúng ta dễ bị thiếu thốn những sách hay mà các tác giả muốn cống hiến cho bạn đọc. Nếu như vậy thì quả là điều mất mát to lớn vô cùng cho kho tàng văn hóa của chúng ta.

Từ năm 2003 đến cuối năm 2012 bước sang năm 2013, đúng 10 năm như lời ước nguyện của tôi là sau khi trở về ngôi Phương Trượng chùa Viên Giác tại Hannover, Đức quốc, mỗi năm tôi sẽ dành ra 3 tháng vào mùa Đông để sang Á Châu và Úc Châu tịnh tu, nhập thất, hành trì, dịch kinh, viết sách v.v... Và quả thật ước nguyện này năm nay đã thành tựu viên mãn. Tôi trở lại Đức và trong thời gian tới sẽ ở tại Tu Viện Viên Đức Ravensburg thuộc miền Nam nước Đức nhiều hơn là chùa Viên Giác tại Hannover. Trong những năm tới tôi chỉ về Viên Giác trong những mùa An Cư Kiết Hạ để lễ lạy cho xong bộ kinh Đại Bát Niết Bàn, rồi thì tôi cũng sẽ ở lại lâu hơn tại Viên Đức. Kinh này gồm 2 quyển, mỗi quyển khoảng 700 trang. Chúng tôi đã lạy hết quyển một và quyển hai đã lạy được 300 trang. Còn hơn 300 trang nữa là tôi sẽ hoàn nguyện của mình. Chắc cũng còn chừng 5 năm nữa mới xong. Lúc ấy gần 70 tuổi rồi. Tôi sẽ chọn pháp môn niệm Phật miên mật cho đời mình vậy. Ngoài ra những lễ lớn như: Tết Nguyên Đán, Rằm Tháng Giêng, Phật Đản, Vu Lan và những khóa tu, tôi cũng sẽ có mặt tại chùa Viên Giác. Vì đây là chùa Tổ và Phật Tử lui tới nhiều năm rồi, nên tôi không thể bỏ họ trong những cơ hội về chùa như thế được.

Về Á Châu chủ yếu là Thái Lan và Ấn Độ. Đến Thái Lan ghé thăm Cực Lạc Cảnh Giới tự tại Chiangmai độ một tuần lễ rồi sang Ấn Độ. Đến Ấn Độ tôi thường ở tại Trung Tâm Tu Học Viên Giác Bồ Đề Đạo Tràng. Ở đó tôi hay làm những việc như bố thí cho người nghèo, thăm viếng và phát học bổng cho Tăng Ni sinh viên Việt Nam đang du học tại Ấn Độ, cúng dường Trai Tăng và tu học cho chính mình ngay dưới cội Bồ Đề, nơi Đức Phật thành đạo cách đây 2.556 năm về trước. Đồng thời tôi cũng thăm viếng quý Thầy đang trông coi Trung Tâm và những người Ấn Độ đang giúp việc tại đó. Công việc ở Ấn Độ xong rồi, tôi lại lấy máy bay đi sang Sydney.

Phải thành thật nói rằng Thầy trò chúng tôi đã có những ngày tháng an lạc trên núi đồi Đa Bảo vùng Campbelltown suốt 8 năm qua và 2 năm gần đây dời về vùng Blue Mountains, vùng núi đồi với sương mù và gió lộng này. Cảnh trí ở đây thật tuyệt vời và thiên nhiên vẫn còn trong lành. Mặc cho thế sự bên ngoài thăng trầm như thế nào đi nữa, khi vào vùng này, xem như mọi việc đã gác qua một bên rồi. Ngày xưa tôi không biết người ta vào núi tu tiên như thế nào, chứ bản thân tôi suốt hơn 2 tháng ở trên núi đồi này giống như những áng phù vân lơ lững giữa không trung và không còn nghĩ ngợi gì nhiều với những vấn đề đang xảy ra chung quanh mình nữa.

Công việc của tôi hằng ngày là sáng thức dậy vào lúc 5 giờ 20, sau đó làm vệ sinh cá nhân. Đến 5 giờ 45 là giờ ngồi thiền và đúng 6 giờ là thời kinh Lăng Nghiêm bắt đầu. Sau thời kinh, nghỉ ngơi một chút rồi dùng điểm tâm. Đúng 8 giờ 30 tôi bắt đầu ngồi vào bàn viết. Viết mãi cho đến 9 giờ rưỡi, sau đó tiếp tục viết cho đến 11 giờ 45 phút. Dùng trưa đúng 12 giờ và sau khi dùng trưa, tôi nghỉ trưa đến 2 giờ chiều và 2 giờ rưỡi bắt đầu cho công việc buổi chiều. Tôi viết cho đến 4 giờ thì nghỉ cho đến 4 giờ rưỡi. Từ 4 giờ rưỡi đến 5 giờ rưỡi là giờ xem và sửa lại những gì đã viết trong ngày. Tiếp đó đi tưới hoa và cây cỏ chung quanh Tu Viện. Giờ cơm tối là 6 giờ chiều. Đúng 7 giờ 30 phút tôi đến trước bàn Phật để tịnh tọa và niệm 10 tràng hạt 108, tiếp đến trì một biến kinh Kim Cang. Sau cùng là hồi hướng cho pháp giới chúng sanh. Đến 9 giờ 30 phút tối lên giường, nghỉ cho đến sáng hôm sau. Đó là thời gian một ngày của tôi.

Mỗi chủ nhật là ngày nghỉ và nhiều khi giữa tuần có một buổi chiều thứ tư đi thăm những phong cảnh chung quanh Tu Viện của vùng núi đồi Blue Mountains này.

Sống như thế mà an lạc, làm được rất nhiều việc và tự chiêm nghiệm lấy mình khi mà mình cần nhìn sâu vào nội tâm nhiều hơn nữa. Cuối cùng rồi chẳng có gì để phải bận tâm và vướng mắc. Vì tất cả, cuối cùng cũng chỉ là một cái không to tướng mà thôi.

Đây là quyển sách mà tôi và Hòa Thượng Thích Bảo Lạc, bào huynh của tôi, viết chung thành một tập hồi ký để lưu dấu lại những ngày xa xưa cũ. Nếu để lâu sau này, chưa chắc gì, chúng tôi sẽ còn viết được như thế này. Vì năm nay Hòa Thượng Thích Bảo Lạc đã 72 tuổi và tôi cũng đã 65 tuổi rồi. Cái tuổi mà người xưa thường nói: 60 tuổi trở lên chỉ tính từng năm, 70 tuổi trở lên chỉ tính từng tháng và 80 tuổi trở lên chỉ tính từng ngày. Vậy có được mỗi ngày, mỗi tháng hay mỗi năm để sống, để viết, để trao truyền lại những gì đã đi qua trong đời mình lại cho thế hệ đi sau, quả là điều nên làm biết bao nhiêu. Nếu không được như vậy quả là một sự mất mát không gì có thể sánh được.

Năm 2003 tôi đã bắt đầu dịch tác phẩm Đại Đường Tây Vức Ký từ chữ Hán sang tiếng Việt. Đây là tác phẩm thứ 39 của tôi và nay sau 10 năm như thế, tôi đã cho xuất bản đến tác phẩm thứ 61 này. Như vậy trong 10 năm ấy tôi đã cho ra đời 22 tác phẩm. Trung bình mỗi năm 2 tác phẩm. Đó là những tác phẩm được viết hay dịch của tôi trong mùa An Cư Kiết Hạ mỗi năm 3 tháng tại chùa Viên Giác Hannover từ sau rằm tháng tư đến rằm tháng bảy. Trên thực tế, ở thất Đa Bảo này tôi đã hoàn thành 10 tác phẩm bằng những ngôn ngữ như sau:

- Từ Hán văn dịch ra Việt văn: Đại Đường Tây Vức Ký, Đại Thừa Tập Bồ Tát học luận.

- Từ chữ Nhật dịch ra tiếng Việt gồm: Thiền Lâm Tế Nhật Bản, Tịnh Độ tông Nhật Bản, Tào Động Tông Nhật Bản, Nhật Liên Tông Nhật Bản và Chơn Ngôn Tông Nhật Bản.

- Từ tiếng Anh dịch ra tiếng Việt và dịch chung với Thượng Tọa Thích Nguyên Tạng: Chết An Lạc, Tái Sanh Hoan Hỷ.

- Từ tiếng Đức dịch ra tiếng Việt: Những bản văn Căn bản Tịnh Độ Tông Nhật Bản.

- Tiếng Việt hoàn toàn là tập Hồi Ký này, viết chung với Hòa Thượng Thích Bảo Lạc.

Trong 10 tác phẩm ấy có 4 loại là ngoại ngữ và một là tiếng Mẹ đẻ hoàn toàn. Hy vọng đây là những đóng góp nhỏ nhoi của chúng tôi cho văn hóa Phật Giáo nước nhà và cho những ai muốn tìm hiểu Phật Pháp.

Chư Phật đã huyền ký rằng: Trong tương lai Phật cũng không còn ở đời, chư Tăng Ni và chùa viện cũng không còn tồn tại nữa. Chỉ có Pháp là duy nhất còn lại trên cõi đời này. Vậy việc dịch thuật, chú thích kinh điển hay in ấn tống cúng dường để Pháp này được lưu hành quả là điều quý hóa biết dường bao!

Trong kinh Kim Cang Đức Phật cũng dạy rằng: Nếu có người giàu có đem bảy thứ báu như vàng, bạc, pha lê, xa cừ, trân châu, mã não, lưu ly nhiều như cát sông Hằng đem ra bố thí trong vô lượng vô biên ức kiếp, công đức của người này vẫn chưa bằng công đức của những người hiểu và trì kinh Kim Cang chỉ 4 câu kệ thôi. Đây chính là điều cốt lõi của Pháp. Do đó Pháp vô cùng quan trọng. Nếu chúng ta biết cúng dường Pháp tức là biết cúng dường Phật. Biết cúng dường Phật tức là biết cúng dường Pháp. Do vậy Phật dạy rằng: “Ai hiểu Pháp người ấy sẽ hiểu Phật, ai hiểu Phật người ấy sẽ hiểu Pháp” là vậy. Trong mọi sự cúng dường, cúng dường Pháp là tối thượng hơn hết.

Ngày 22 tháng 10 năm 2012, tôi rời khỏi Đức cùng phái đoàn 50 người đến Chiangmai và ở lại tu học cũng như khánh thành 3 Tôn Tượng Tây Phương Tam Thánh, cũng như gặp gỡ bà con trong gia đình lần thứ hai. Đến ngày 29, Phái đoàn chúng tôi sang Nhật, gặp thêm 35 người nữa từ Hoa Kỳ, Canada và Âu Châu đến. Phái đoàn bây giờ nâng tổng số lên 85 người. Chúng tôi đi hành hương trên 2 xe Bus để đến Nara, Kyoto, Fuchu, Hiroshima, Tokyo, Kamakura và đặc biệt là dự Lễ Khánh Thành Chùa Việt Nam nơi Hòa Thượng Thích Minh Tuyền trụ trì vào ngày 4 tháng 11 năm 2012 vừa rồi. Ngày 5 chúng tôi đi Ấn Độ và ở lại Ấn Độ đến ngày 12 thì sang Sydney. Tất cả phái đoàn 85 người chia tay nhau ở phi trường Narita và Bangkok, duy chỉ một mình tôi là độc lộ trường thiên, vẫn còn đi mãi cho đến ngày 15 tháng 11 thì có mặt tại Adelaide để tham dự Lễ Hiệp Kỵ Chư Lịch Đại Tổ Sư tại chùa Pháp Hoa kỳ 6, Lễ Khánh thành Bảo Tháp Tam Bảo và kỷ niệm 30 năm thành lập chùa Pháp Hoa. Đặc biệt kỳ này có tổ chức lễ Thượng thọ Bát tuần cho Hòa Thượng Thích Như Huệ.

Ngày 19 tháng 11 tôi về lại Sydney và ngày 20 tháng 11 lên núi Đa Bảo.

Ngày 21 và 22 tháng 11 năm 2012 vừa qua tôi ổn định lại chỗ ở, chỗ làm việc cũng như viết bài và Thư Tòa Soạn cho báo Viên Giác số tháng 12. Sáng ngày 23 tháng 11 tôi bắt đầu viết tập Hồi Ký này. Mỗi ngày viết trung bình 15 trang viết tay. Mỗi trang 38 dòng và cho đến hôm nay ngày 8 tháng 12 năm 2012, tôi viết lời cuối này chấm dứt ở trang số 200. Như vậy tổng cộng chỉ trong vòng 15 ngày tôi đã viết xong phần của mình.

Khi viết Hồi Ký này tôi không phân chia trước thành chương hay đề tài như viết tiểu thuyết, chỉ cố gắng viết thật là chân thật từ tuổi thơ đến lúc đi xuất gia học đạo tại Hội An, rồi Sàigòn và Nhật Bản. Thế mà cũng đã chia thành 11 chương rõ rệt. Đó là chưa kể Lời Cuối. Nếu đánh máy và dàn trang thành A5, chắc phần tôi cũng trên 200 trang. Riêng phần Hòa Thượng Bảo Lạc có lẽ ít hơn, nhưng đây là tất cả những tấm lòng của chúng tôi muốn trao lại cho người sau. Nếu quý Phật Tử hay Đệ Tử xuất gia và tại gia đọc được những đoạn đường của chúng tôi, có thể lấy đó mà chiêm nghiệm cho đời mình, thì đó cũng là điều quý hóa rồi. Nếu chẳng may có bị đụng chạm một cá nhân nào đó thì tôi xin sám hối. Vì đó là lỗi sơ sót của mình, chứ không phải của người khác. Riêng những nhân vật trong sách này từ Tăng sĩ cho đến cư sĩ đều là những người thật, việc thật, nhưng nếu chẳng may tôi nhắc lại còn sót trong vô tình thì cũng xin quý vị niệm tình hoan hỷ. Điều ấy chứng tỏ rằng trí óc của tôi đã bắt đầu đi vào chỗ quên lãng rồi.

Sau khi hoàn thành bản thảo này, chú Sanh thư ký văn phòng chùa Viên Giác đánh máy trong nhiều ngày, sau đó tôi đọc lại một lần nữa để sửa ý và lời. Cuối cùng sẽ nhờ Đạo hữu Nguyên Trí Phù Vân, Chủ bút báo Viên Giác, xem lại lỗi chính tả lần cuối trước khi đem in. Ngoài ra anh Như Thân làm công việc layout, Thầy Hạnh Bổn lo vấn đề sắp đặt để in ấn tại Đài Loan, cố làm sao cho hoàn chỉnh, tốt đẹp cũng là những công đức cần niệm ân đến. Khi đọc sách, nếu nội dung lôi cuốn mà bìa sách không đẹp thì cũng khó lòng mà làm cho hài lòng người đọc được. Do vậy tôi sẽ nhờ Thượng Tọa Thích Nguyên Tạng nhờ Phật Tử trình bày bìa sách cho kỳ này, nhằm làm tăng giá trị của quyển sách hơn lên.

Trong sách này có trích đăng 3 bài thơ của Thầy Như Thể Phan Thế Tập, Hiệu trưởng Trường Tiểu Học, Phật Tử Thị Nghĩa Trần Văn Nhơn (Trần Trung Đạo) và đặc biệt là bài thơ của Thầy Lâm Như Tạng. Tuy là thơ mới làm đây, nhưng ý thơ thuộc về 40 năm về trước. Xin niệm ân tất cả quý vị đã được nêu tên trên.

Và điều vô cùng quan trọng là xin cảm ơn những người đã đọc tác phẩm này.

Xin cầu nguyện cho thế giới hòa bình và nhân sinh an lạc.



************************

Cùng một tác giả

1. Truyện cổ Việt Nam 1 & 2 //Nhật ngữ//1974, 1975
2. Giọt mưa đầu hạ //Việt ngữ//1979
3. Ngỡ ngàng//Việt ngữ//1980
4. Lịch sử Phật Giáo Việt Nam Hải Ngoại trước và sau năm 1975 //Việt & Đức ngữ//1982
5. Cuộc đời người Tăng sĩ //Việt & Đức ngữ//1983
6. Lễ nhạc Phật Giáo //Việt & Đức ngữ//1984
7. Tình đời nghĩa đạo //Việt ngữ//1985
8. Tìm hiểu giáo lý Phật Giáo //Việt & Đức ngữ// 1985
9. Đời sống tinh thần của Phật Tử Việt Nam tại ngoại quốc //Việt & Đức ngữ//1986
10. Đường không biên giới //Việt & Đức ngữ//1987
11. Hình ảnh 10 năm sinh hoạt Phật Giáo Việt Nam tại Tây Đức //Việt & Đức ngữ//1988
12. Lòng từ Đức Phật //Việt ngữ//1989
13. Nghiên cứu Giáo Đoàn Phật Giáo thời nguyên thủy I, II , III //dịch từ Nhật ngữ ra Việt & Đức ngữ//90, 91, 92
14. Tường thuật về Đại hội Tăng già Phật Giáo thế giới kỳ 5 khóa I tại Hannover, Đức Quốc//Việt, Anh, Đức ngữ//1993
15. Giữa chốn cung vàng //Việt ngữ//1994
16. Chùa Viên Giác //Việt ngữ//1994
17. Chùa Viên Giác //Đức ngữ//1995
18. Vụ án một người tu//Việt ngữ//1995
19. Chùa Quan Âm (Canada)//Việt ngữ//1996
20 .Phật Giáo và con người //Việt & Đức ngữ//1996
21. Khóa giáo lý Âu Châu kỳ 9 //Việt & Đức ngữ//1997
22. Theo dấu chân xưa * (Hành hương Trung quốc I)//Việt ngữ//1998
23. Sống và chết theo quan niệm của Phật Giáo //Việt & Đức ngữ//1998
24. Tiếp kiến với Đức Đạt Lai Lạt Ma //Việt & Đức ngữ//1999
25. Vọng cố nhân lầu (Hành hương Trung Quốc II) //Việt ngữ//1999
26. Có và Không //Việt & Đức ngữ//2000
27. Kinh Đại Bi * (dịch từ Hán văn ra Việt văn)//Việt & Đức ngữ//2001
28. Phật thuyết Bồ Tát Hành Phương Tiện Cảnh Giới Thần Thông Biến Hóa Kinh //dịch từ Hán văn ra Việt ngữ//2001
29. Bhutan có gì lạ? //Việt ngữ// 2001
30. Kinh Đại Phương Quảng Tổng Trì //dịch từ Hán văn ra Việt ngữ//2002
31. Cảm tạ xứ Đức //Việt & Đức ngữ//2002
32. Thư tòa soạn báo Viên Giác trong 25 năm (1979 - 2003, 2004)//Việt ngữ// 2003
33. Bổn Sự kinh //Dịch từ Hán văn sang Việt ngữ//2003
34. Những đoản văn viết trong 25 năm qua//Việt & Đức ngữ// 2003
35. Phát Bồ Đề Tâm kinh luận //Dịch từ Hán văn sang Việt ngữ//2004
36. Đại Đường Tây Vức Ký //Dịch từ Hán văn sang Việt ngữ//2004
37. Làm thế nào để trở thành một người tốt//Việt ngữ//2004
38. Dưới cội bồ đề //Việt ngữ//2005
39. Đại Thừa Tập Bồ Tát Học Luận //Dịch từ Hán văn sang Việt ngữ//2005
40. Bồ Đề Tư Lương luận //Dịch từ Hán văn sang Việt ngữ//2005
41. Phật nói luận A Tỳ Đàm về việc thành lập thế giới //Dịch từ Hán văn sang Việt ngữ//2006
42. Giai nhân và Hòa Thượng //Việt ngữ//2006
43. Thiền Lâm Tế Nhật Bản //Dịch từ Nhựt ngữ sang Việt ngữ//2006
44. Luận về con đường giải thoát//Dịch từ Hán văn sang Việt ngữ//2006
45. Luận về bốn chân lý //Dịch từ Hán văn sang Việt ngữ //2007
46. Tịnh Độ tông Nhật Bản//Dịch từ Nhật ngữ sang Việt ngữ//2007
47. Tào Động tông Nhật Bản//Dịch từ Nhật ngữ sang Việt ngữ//2008
48. Phật Giáo và khoa học //Việt ngữ//2008
49. Pháp ngữ//Việt ngữ//2008
50. Những mẩu chuyện linh ứng của Đức Địa Tạng Vương Bồ Tát//Dịch từ Nhật ngữ sang Việt ngữ//2009
51. Nhật Liên tông Nhật Bản//Dịch từ Nhật ngữ sang Việt ngữ//2009
52. Chân Ngôn tông Nhật Bản//Dịch từ Nhật ngữ sang Việt ngữ//2010
53. Chết an lạc, tái sanh hoan hỉ //Dịch chung với T.T. Nguyên Tạng từ Anh ngữ sang Việt Ngữ//2011
54. Chuyện tình của Liên Hoa Hòa Thượng //Việt Ngữ//2011
55. Tư tưởng Tịnh Độ Tông //Việt ngữ//2012
56. Những bản kinh căn bản của Tịnh Độ Tông Nhật Bản//Dịch từ Đức ngữ sang Việt ngữ//2012
57. Dưới bóng đa chùa Viên Giác//Việt ngữ, viết chung với Trần Trung Đạo//2012
58. Diệu Pháp Liên Hoa kinh / Văn cú//Dịch từ chữ Hán sang tiếng Việt//2013
59. Hương Lúa Chùa Quê (Hoài Niệm Tuổi Thơ)//Việt ngữ viết chung với H.T. Thích Bảo Lạc//2013
60. Hiện tượng của tử sinh//Việt ngữ//2014
61. Nhật Bản trong lòng tôi //Việt ngữ//2015
62. Nước Úc trong tâm tôi //Việt ngữ//2016
63. Nước Mỹ bao lần đi và đến //Việt ngữ//2017
64. Thiền quán về Sống và Chết//Dịch từ Anh ngữ sang Việt ngữ với TT. Thích Nguyên Tạng//2017
65. Mối tơ vương của Huyền Trân Công Chúa //Việt ngữ//2018
66. Phật Giáo Việt Nam tại Âu Châu //Việt ngữ (sắp xuất bản)//2019

    « Xem chương trước «      « Sách này có 12 chương »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Tiếp kiến đức Đạt-lai Lạt-ma


Rộng mở tâm hồn


Phật pháp ứng dụng


Nguồn chân lẽ thật

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.





Quý vị đang truy cập từ IP 44.210.107.64 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Ngọc Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Thiện Diệu Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Văn Minh Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Thiền Khách Rộng Mở Tâm Hồn nước Rộng Mở Tâm Hồn Bui Tuyet Lan Rộng Mở Tâm Hồn Xuân Thôn Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Độ Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn Pháp Tâm Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Yduongvan Rộng Mở Tâm Hồn Trí Tuệ Từ Bi Rộng Mở Tâm Hồn Tiến Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Hoat Khong ... ...

Hoa Kỳ (395 lượt xem) - Việt Nam (119 lượt xem) - French Southern Territories (5 lượt xem) - Saudi Arabia (3 lượt xem) - Senegal (3 lượt xem) - Philippines (2 lượt xem) - Anh quốc (1 lượt xem) - Hà Lan (1 lượt xem) - Mauritius (1 lượt xem) - Nga (1 lượt xem) - Algeria (1 lượt xem) - Uzbekistan (1 lượt xem) - Kenya (1 lượt xem) - ... ...