Mặc áo cà sa mà không rời bỏ cấu uế, không thành thật khắc kỷ, thà chẳng mặc còn hơn.Kinh Pháp cú (Kệ số 9)
Chưa từng có ai trở nên nghèo khó vì cho đi những gì mình có. (No-one has ever become poor by giving.)Anne Frank
Mất lòng trước, được lòng sau. (Better the first quarrel than the last.)Tục ngữ
Mạng sống quý giá này có thể chấm dứt bất kỳ lúc nào, nhưng điều kỳ lạ là hầu hết chúng ta đều không thường xuyên nhớ đến điều đó!Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Hãy cống hiến cho cuộc đời những gì tốt nhất bạn có và điều tốt nhất sẽ đến với bạn. (Give the world the best you have, and the best will come to you. )Madeline Bridge
Ai dùng các hạnh lành, làm xóa mờ nghiệp ác, chói sáng rực đời này, như trăng thoát mây che.Kinh Pháp cú (Kệ số 173)
Kẻ ngốc nghếch truy tìm hạnh phúc ở xa xôi, người khôn ngoan gieo trồng hạnh phúc ngay dưới chân mình. (The foolish man seeks happiness in the distance, the wise grows it under his feet. )James Oppenheim
Tôi biết ơn những người đã từ chối giúp đỡ tôi, vì nhờ có họ mà tôi đã tự mình làm được. (I am thankful for all of those who said NO to me. Its because of them I’m doing it myself. )Albert Einstein
Ví như người mù sờ voi, tuy họ mô tả đúng thật như chỗ sờ biết, nhưng ta thật không thể nhờ đó mà biết rõ hình thể con voi.Kinh Đại Bát Niết-bàn
Ai sống một trăm năm, lười nhác không tinh tấn, tốt hơn sống một ngày, tinh tấn tận sức mình.Kinh Pháp cú (Kệ số 112)

Trang chủ »» Danh mục »» TỦ SÁCH RỘNG MỞ TÂM HỒN »» An Sĩ toàn thư - Khuyên người tin sâu nhân quả - Quyển Hạ »» Không lưới bắt các loài chim thú trên cạn »»

An Sĩ toàn thư - Khuyên người tin sâu nhân quả - Quyển Hạ
»» Không lưới bắt các loài chim thú trên cạn

Donate

(Lượt xem: 5.384)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       


An Sĩ toàn thư - Khuyên người tin sâu nhân quả - Quyển Hạ - Không lưới bắt các loài chim thú trên cạn

Font chữ:


Giảng rộng

Tuy cùng là loài mang lông cánh, nhưng chim muông so với gia súc gà vịt có sự khác nhau rất lớn. Nghiệp đời trước của gia súc, gà vịt rất nặng nề nên chiêu cảm quả báo nhất định sẽ bị giết thịt, nghiệp đời trước của chim muông có phần nhẹ hơn nên quả báo không nhất định phải bị giết thịt. Nếu người giăng lưới để bắt chim muông, đó là làm cho nghiệp nhẹ của chúng mà phải chịu quả báo nặng là bị giết hại, vậy thì tội giết hại đó chẳng phải là do chính ta tạo ra đó sao?

Kinh Phạm võng có dạy: “Người Phật tử khi nhìn thấy các loài chúng sinh khác, nên thầm niệm rằng: ‘Các vị hiện nay tuy là súc sanh, cũng nên phát tâm Bồ-đề để ngày sau được giải thoát.’ Nếu không khởi tâm khuyên dạy khuyến tu như vậy là phạm vào tội khinh cấu.”

Theo như ý nghĩa đó thì khi nhìn thấy các loài chim muông, phát tâm thương xót cứu độ cho chúng thoát khỏi nghiệp súc sinh còn e là chưa được, huống gì ngược lại còn muốn giăng lưới bắt chúng về ăn thịt, sao có thể như thế? Trong chốn rừng núi ở cõi Diêm-phù-đề có đến bốn nghìn năm trăm loài chim muông, tuy hình thể khác biệt nhưng sự tham sống sợ chết ắt đều giống nhau. Các loài ấy lấy núi rừng làm nơi trú ngụ, nay nhất thời bị người giăng lưới bắt đi, khiến cho mẹ con thân thuộc đành phải vĩnh viễn xa lìa. Tội lỗi đó nhất định sẽ chiêu cảm nghiệp báo xấu ác nặng nề.

Chim muông không chỉ bị giăng lưới giết hại mà thôi. Khi lưới bắt không được, lại còn dùng đến cung tên, súng bắn, cho đến leo cây phá tổ lấy trứng... Tất cả những việc như thế đều ác hại như nhau, quyết không được làm.

Trưng dẫn sự tích

Truyện tích chim oanh vũ


Trong thành Xá-vệ, nhà ông trưởng giả Tu-đạt có hai con chim oanh vũ, hết sức tinh khôn, hiểu được tiếng người. Khi thấy có tỳ-kheo đến nhà, chúng liền vào báo để người nhà ra nghênh đón.

Ngài A-nan thấy vậy liền vì chúng thuyết pháp Tứ đế: khổ, tập, diệt, đạo. Hai con chim nghe pháp đều tỏ ý vui mừng hoan hỷ.

Hai con oanh vũ này thường ngủ trên cây, do nghiệp ác đã tạo từ đời trước nên một hôm bị chồn hoang ăn thịt. Nhưng nhờ được nghe pháp nên thần thức cả hai đều sinh lên cõi trời Tứ thiên vương.

Nhân việc này, Đức Phật dạy rằng: “Hai con chim ấy khi đã hết thọ mạng ở cõi trời Tứ thiên vương sẽ sinh về cõi trời Đao-lợi, khi thọ mạng ở cõi trời Đao-lợi đã hết, sẽ sinh về cõi trời Dạ-ma, khi thọ mạng ở cõi trời Dạ-ma đã hết, sẽ sinh về cõi trời Đâu-suất, khi thọ mạng ở cõi trời Đâu-suất đã hết, sẽ sinh về cõi trời Hóa Lạc, khi thọ mạng ở cõi trời Hóa Lạc đã hết, sẽ sinh về cõi trời Tha Hóa Tự Tại, khi thọ mạng ở cõi trời Tha Hóa Tự Tại đã hết, sẽ quay trở lại sinh về cõi trời Hóa Lạc, rồi cứ thế sinh trở lại dần cho đến cõi trời Tứ thiên vương mới dứt một chu kỳ. Lại tiếp tục qua lại cho đến bảy chu kỳ như thế, rồi sẽ sinh vào cõi người, xuất gia tu hành, một người có tên là Tu-đàm, người kia có tên là Tu-đàm-ma, đều sẽ chứng quả thành Bích-chi Phật.

Lời bàn

Tuy đã được nghe pháp Tứ đế mà vẫn bị chồn ăn thịt, nên biết là nghiệp đã tạo nhất định phải chịu thọ báo, khó lòng tránh được. Tuy bị chồn ăn thịt, nhưng cuối cùng rồi cũng vượt thoát ra ngoài Ba cõi, chứng quả A-la-hán, nên biết là pháp Phật rất nên cầu nghe. Người phát nguyện cầu sinh Tịnh độ, nếu như ngày thường luôn tinh tấn tu trì, phát thệ nguyện rộng sâu, cho dù không được ngồi mà xả thân hay đứng để thị tịch, lại có bị rắn rết làm hại hay hổ báo ăn thịt, cũng không ngăn trở việc vãng sanh về Tây phương Cực Lạc.

Chim sẻ được sinh làm người

Vào đời Đường, vùng Tịnh Châu có một vị tăng già tu ở chùa Thạch Bích, mỗi ngày thường tụng kinh Pháp Hoa và kinh Kim Cang. Vào niên hiệu Trinh Quán năm cuối, có con chim sẻ vào làm tổ trong căn phòng thầy, không lâu thì thấy có hai chú sẻ con. Mỗi ngày vị tăng già đều lấy cơm cho ăn. Ít lâu sau, cả hai con sẻ đều bị rơi xuống đất mà chết, thầy liền mang xác đi chôn cất.

Khoảng một tuần sau, vị tăng nằm mộng thấy có hai đứa trẻ đến thưa: “Trước kia chúng con có chút tội nhỏ phải đọa làm thân chim sẻ, nhờ được nghe thầy tụng kinh nên thoát khỏi kiếp chim, nay được sinh làm người tại nhà ấy, ở thôn ấy... Sau mười tháng nữa chúng con sẽ sinh ra.”

Mười tháng sau, vị tăng liền tìm đến nhà ấy, thôn ấy... theo như lời trong mộng, quả nhiên tìm được, trong nhà vừa sinh được hai đứa con trai. Vị tăng liền gọi “chim sẻ”, cả hai đứa bé sơ sinh đều ứng tiếng “dạ”. Sau tiếng “dạ” ấy, phải đợi một năm sau chúng mới biết nói.

Lời bàn

Chư thiên lúc mới sinh ra cũng nhớ được những việc đời trước, đến lúc gặp thiên nữ liền mê muội quên mất bổn tâm, không thể nhớ lại được nữa. Hai đứa bé nghe gọi “chim sẻ” mà ứng tiếng đáp là do mới sinh vẫn còn chưa quên chuyện đời trước.

Xương cốt gãy vụn

Từ cửa phía đông của Côn Sơn đi ra khoảng ba dặm có ngọn tháp Ngọc Trụ được xây dựng ven bờ sông, trên tháp có rất nhiều chim đến làm tổ. Có một đứa trẻ thường lên đó lấy trứng chim. Một hôm, khi đứa trẻ ấy vừa leo lên đến tầng cao nhất, vừa lúc sắp phá tổ chim, bỗng sẩy chân té xuống. Khi ấy, trên sông có một thuyền buôn từ Thái Thương đi ngang qua đó, người trên thuyền đều tận mắt nhìn thấy đứa trẻ ấy rơi từ trên nóc tháp, lộn nhào nhiều vòng trên không trước khi chạm đất, không nghe kêu la gì. Khi người ta đến xem thì thấy xương cốt đều gãy vụn.

    « Xem chương trước «      « Sách này có 41 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Thắp ngọn đuốc hồng


Phật pháp ứng dụng


Tổng quan kinh Đại Bát Niết-bàn


Hai Gốc Cây

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 44.220.255.141 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (256 lượt xem) - Hoa Kỳ (14 lượt xem) - Senegal (13 lượt xem) - Saudi Arabia (4 lượt xem) - Đức quốc (3 lượt xem) - Nga (2 lượt xem) - Anh quốc (1 lượt xem) - Hungary (1 lượt xem) - ... ...