Dễ thay thấy lỗi người, lỗi mình thấy mới khó.Kinh Pháp cú (Kệ số 252)
Người ta thuận theo sự mong ước tầm thường, cầu lấy danh tiếng. Khi được danh tiếng thì thân không còn nữa.Kinh Bốn mươi hai chương
Ai sống quán bất tịnh, khéo hộ trì các căn, ăn uống có tiết độ, có lòng tin, tinh cần, ma không uy hiếp được, như núi đá, trước gió.Kinh Pháp cú (Kệ số 8)
Sự nguy hại của nóng giận còn hơn cả lửa dữ. Kinh Lời dạy cuối cùng
Hãy làm một người biết chăm sóc tốt hạt giống yêu thương trong tâm hồn mình, và những hoa trái của lòng yêu thương sẽ mang lại cho bạn vô vàn niềm vui và hạnh phúc.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Cỏ làm hại ruộng vườn, si làm hại người đời. Bố thí người ly si, do vậy được quả lớn.Kinh Pháp Cú (Kệ số 358)
Chúng ta có thể sống không có tôn giáo hoặc thiền định, nhưng không thể tồn tại nếu không có tình người.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Điều bất hạnh nhất đối với một con người không phải là khi không có trong tay tiền bạc, của cải, mà chính là khi cảm thấy mình không có ai để yêu thương.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Kẻ ngu dầu trọn đời được thân cận bậc hiền trí cũng không hiểu lý pháp, như muỗng với vị canh.Kinh Pháp Cú - Kệ số 64
Tinh cần giữa phóng dật, tỉnh thức giữa quần mê.Người trí như ngựa phi, bỏ sau con ngựa hèn.Kính Pháp Cú (Kệ số 29)

Trang chủ »» Danh mục »» PHẬT HỌC PHỔ THÔNG »» Mục lục Đại Tạng Kinh Tiếng Việt »» IV. Thay lời kết »»

Mục lục Đại Tạng Kinh Tiếng Việt
»» IV. Thay lời kết

Donate

(Lượt xem: 3.911)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Mục lục Đại Tạng Kinh Tiếng Việt - IV. Thay lời kết

Font chữ:

Người xưa có nói: “Đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu.” Nhiều năm qua, thao thức với công trình phiên dịch kinh điển sang Việt ngữ nên chúng tôi cũng đã có những cơ duyên gặp gỡ với nhiều người cùng tâm nguyện.

Khoảng tháng 4 năm 2009, Bác sĩ Trần Tiễn Huyến, Chủ tịch Tuệ Quang Foundation, đã chủ động liên lạc tìm đến nhà tôi cùng hai người em là Trần Tiễn Khanh, Trần Tiễn Tiến. Chúng tôi đã cùng nhau trao đổi rất nhiều về công việc phiên dịch kinh điển. Sự tương đồng rõ rệt giữa chúng tôi là cùng mong muốn sớm hoàn thành một Đại Tạng Kinh Tiếng Việt. Tôi còn nhớ câu nói rất cảm động của Bác sĩ Huyến: “Tôi chỉ mong sao có thể hoàn thành Đại Tạng Kinh Tiếng Việt trước khi nhắm mắt.” Tuổi cao sức yếu, ông vẫn không ngừng nghỉ trong công việc, thật đáng kính phục biết bao.

Trước đó, nhóm Tuệ Quang đã có lần họp báo vào tháng 7 năm 2006 tại TP HCM, công bố thành quả của việc phiên âm kinh điển bằng máy vi tính và dự kiến sẽ dùng các bản dịch của máy để chỉnh sửa, hiệu đính, nhằm rút ngắn thời gian phiên dịch. Tuy nhiên, đây chính là chỗ khác biệt giữa chúng tôi. Trong khi nhóm Tuệ Quang rất tin tưởng và đặt nhiều hy vọng vào hướng đột phá này, thì bằng kinh nghiệm bản thân, chúng tôi cho rằng việc đó hoàn toàn không thể thực hiện được, bởi việc chỉnh sửa, hiệu đính một “bản dịch máy” sẽ mất nhiều công sức hơn cả việc trực tiếp dịch từ nguyên bản. Còn nếu nôn nóng muốn nhanh hơn mà chỉ làm việc trau chuốt văn từ cho thuận ý, chắc chắn sẽ cho ra những bản dịch sai lệch, không đủ độ tin cậy.

Tuy nhiên, nhân lần tiếp xúc này, nhóm Tuệ Quang đã tặng tôi một DVD ghi các file PDF phiên âm Hán Việt kinh điển. Chính khi xem qua các bản PDF này, tôi đã nảy ra ý tưởng: Vì sao chúng ta không phát triển một chức năng trực tiếp phiên âm trên máy người dùng thành file Word (dễ sử dụng hơn) hoặc tốt hơn nữa là trên một website trực tuyến? Công trình của chúng tôi hiện nay đã được gợi ý từ lúc đó.

Vì thế, chúng tôi thấy rõ sự lợi ích của việc chia sẻ thông tin giữa các dịch giả, nhóm dịch giả. Nhưng do khác biệt về quan điểm thực hiện như đã nói, tôi đã không trực tiếp tham gia nhóm Tuệ Quang mà tiếp tục công việc theo cách của mình. Gần đây, tôi được biết là nhóm Tuệ Quang vẫn tiếp tục công việc xây dựng Đại Tạng Kinh, nhưng không chú trọng nhiều đến việc dịch máy nữa, mà nhờ đến sự giúp sức của nhiều dịch giả, trong đó có cư sĩ Nguyên Huệ, tức dịch giả Đào Nguyên.

Anh Đào Nguyên đã chuyển dịch hoàn chỉnh tạng Luận trong Đại Chánh tạng (Tập 26 đến Tập 30) và cũng đã tiếp tục với các phần sớ giải. Đóng góp của anh cho công việc này thật rất lớn. Tôi và anh đã trao đổi qua điện thoại khá nhiều trước khi tôi tìm đến gặp anh ở tư gia, tại TP HCM. Ngoài việc chia sẻ cùng nhau những hiểu biết, kinh nghiệm trong phiên dịch kinh điển, chúng tôi cũng trao đổi nhiều về định hướng, cách làm... và có nhiều tương đồng. Tuy nhiên, do đang làm việc với tư cách một thành viên trong nhóm Tuệ Quang nên anh đã không thể chia sẻ cùng tôi các dịch phẩm đã hoàn tất, và đó là lý do trong bản mục lục này còn thiếu rất nhiều dịch phẩm của anh. Hy vọng sau khi nhóm Tuệ Quang đã công bố các dịch phẩm này, chúng tôi sẽ có điều kiện để thu thập bổ sung.

Cũng trong lần gặp gỡ này tôi mới biết anh đã từng làm việc rất lâu cũng như giữ vai trò quan trọng trong công trình Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh. Và theo giới thiệu của một số thân hữu, tôi cũng đã tìm đến một tịnh thất ở Thủ Đức, gần chùa Pháp Bảo (trụ sở chính của Linh Sơn Pháp Bảo), để gặp Sư cô T.T., đệ tử Hòa thượng Tịnh Hạnh và là người giúp Hòa thượng xử lý các công việc ở Việt Nam. Vào lúc đó, Hòa thượng chưa viên tịch nhưng đang ở Đài Loan.

Tôi và Sư cô T.T. đã trao đổi khá nhiều về việc phiên dịch kinh điển. Tôi có đề cập đến trang Đại Tạng Kinh Tiếng Việt trực tuyến và đề nghị đưa các dịch phẩm của Linh Sơn Pháp Bảo lưu hành trên mạng Internet, nhưng Sư cô cho biết Hòa thượng chưa cho phép, đợi sau khi việc in ấn phát hành hoàn tất mới làm việc này, và dự tính sẽ xây dựng một website riêng của Linh Sơn Pháp Bảo, thay vì lưu hành ở những nơi khác. Và đây là lý do có rất ít dịch phẩm của Linh Sơn Pháp Bảo được thu thập trong bản mục lục này.

Gần đây nhất, tôi lại có cơ duyên tiếp xúc với Thượng tọa Thích Nhật Từ, khi thầy tìm đến nhà tôi cũng với mục đích chính là trao đổi về việc xây dựng Đại Tạng Kinh Tiếng Việt. Chúng tôi đã có hơn nửa ngày bàn bạc hết sức thoải mái, nơi “văn phòng” làm việc của tôi là một chiếc bàn đá đặt dưới bóng cây ngoài sân. Hầu hết những ý tưởng được tôi nêu ra trong bài viết này đều đã trực tiếp trình bày với thầy, và thầy cũng là người khuyến khích tôi nên chấp bút viết ra tất cả để có thể dễ dàng hơn trong việc trao đổi, chia sẻ với những ai đồng cảm trong công việc.

Sau khi nghe tôi trình bày những nhận xét và nêu các giải pháp, thầy Nhật Từ cho biết là thầy tán thành hầu hết các ý kiến đó. Thế nhưng, vấn đề khó khăn lớn nhất vẫn là phải thực hiện bằng cách nào? Nhiều dịch giả có tâm huyết khác khi có dịp trao đổi cũng thường bày tỏ sự băn khoăn với chúng tôi về một giải pháp khả thi để những điều hợp lý và hiệu quả có thể được thực hiện trong việc xây dựng Đại Tạng Kinh Tiếng Việt.

Khiếm khuyết lớn nhất của chúng ta hiện nay là chưa có được một tổ chức đủ tầm vóc và uy tín để quy tụ hoặc tạo ảnh hưởng đến cộng đồng dịch giả. Không một cá nhân nào có đủ khả năng làm điều này, và các nhóm dịch giả lẻ loi cũng không đủ sức. Đó là giới hạn của những hoạt động riêng rẽ, tự phát. Vì thế chúng ta cần có một tổ chức đầu tàu, dẫn dắt, với vai trò chủ đạo trong công việc. Một tổ chức như thế hiện nay vẫn còn chưa thấy xuất hiện.

Và khi chưa có được một tổ chức có đủ tầm vóc, uy tín để dẫn dắt cả cộng đồng, có lẽ mọi ý kiến đề xuất hay giải pháp cũng chỉ đều là lý thuyết hoặc ước mơ mà rất khó lòng biến thành hiện thực. Tuy nhiên, chúng tôi vẫn nêu lên những điều này trong một tinh thần lạc quan, mong đợi một kỳ tích, một điều nhiệm mầu sẽ sớm xảy ra, bởi khi tấm lòng của biết bao Phật tử Việt Nam vẫn luôn khao khát mong đợi, thì dù sớm hay muộn, chắc chắn cũng sẽ có một ngày tất cả chúng ta đều được thỏa nguyện.

    « Xem chương trước «      « Sách này có 6 chương »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Mục lục Đại Tạng Kinh Tiếng Việt


Vầng sáng từ phương Đông


Nắng mới bên thềm xuân


Vô niệm (Pháp bảo Đàn kinh)

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 44.200.94.150 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Ngọc Rộng Mở Tâm Hồn Thiện Diệu Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Văn Minh Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành ... ...

Việt Nam (251 lượt xem) - Hoa Kỳ (22 lượt xem) - Saudi Arabia (4 lượt xem) - Đức quốc (3 lượt xem) - Nga (2 lượt xem) - Anh quốc (1 lượt xem) - Hungary (1 lượt xem) - ... ...