Ngay cả khi ta không tin có thế giới nào khác, không có sự tưởng thưởng hay trừng phạt trong tương lai đối với những hành động tốt hoặc xấu, ta vẫn có thể sống hạnh phúc bằng cách không để mình rơi vào sự thù hận, ác ý và lo lắng. (Even if (one believes) there is no other world, no future reward for good actions or punishment for evil ones, still in this very life one can live happily, by keeping oneself free from hatred, ill will, and anxiety.)Lời Phật dạy (Kinh Kesamutti)
Sống chạy theo vẻ đẹp, không hộ trì các căn, ăn uống thiếu tiết độ, biếng nhác, chẳng tinh cần; ma uy hiếp kẻ ấy, như cây yếu trước gió.Kinh Pháp cú (Kệ số 7)
Dầu nói ra ngàn câu nhưng không lợi ích gì, tốt hơn nói một câu có nghĩa, nghe xong tâm ý được an tịnh vui thích.Kinh Pháp cú (Kệ số 101)
Một người trở nên ích kỷ không phải vì chạy theo lợi ích riêng, mà chỉ vì không quan tâm đến những người quanh mình. (A man is called selfish not for pursuing his own good, but for neglecting his neighbor's.)Richard Whately
Đôi khi ta e ngại về cái giá phải trả để hoàn thiện bản thân, nhưng không biết rằng cái giá của sự không hoàn thiện lại còn đắt hơn!Sưu tầm
Hãy tin rằng bạn có thể làm được, đó là bạn đã đi được một nửa chặng đường. (Believe you can and you're halfway there.)Theodore Roosevelt
Khó thay được làm người, khó thay được sống còn. Khó thay nghe diệu pháp, khó thay Phật ra đời!Kinh Pháp Cú (Kệ số 182)
Hãy đạt đến thành công bằng vào việc phụng sự người khác, không phải dựa vào phí tổn mà người khác phải trả. (Earn your success based on service to others, not at the expense of others.)H. Jackson Brown, Jr.
Có những người không nói ra phù hợp với những gì họ nghĩ và không làm theo như những gì họ nói. Vì thế, họ khiến cho người khác phải nói những lời không nên nói và phải làm những điều không nên làm với họ. (There are people who don't say according to what they thought and don't do according to what they say. Beccause of that, they make others have to say what should not be said and do what should not be done to them.)Rộng Mở Tâm Hồn
Không trên trời, giữa biển, không lánh vào động núi, không chỗ nào trên đời, trốn được quả ác nghiệp.Kinh Pháp cú (Kệ số 127)

Trang chủ »» Danh mục »» PHẬT HỌC PHỔ THÔNG »» Bốn mươi tám đại nguyện của đức Phật A Di Đà »» Khuyên đừng ăn thịt chúng sinh »»

Bốn mươi tám đại nguyện của đức Phật A Di Đà
»» Khuyên đừng ăn thịt chúng sinh

(Lượt xem: 3.949)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Bốn mươi tám đại nguyện của đức Phật A Di Đà - Khuyên đừng ăn thịt chúng sinh

Font chữ:

(Trích: Hương Sen Vạn Đức của HT. Trí Tịnh)

Lúc 10 tuổi, tôi thấy cảnh người ta đem con chim dồng dộc còn đang sống nhổ lông làm thịt. Từ đó trở đi, tự ăn chay một mình, trong khi mọi người trong nhà đều ăn mặn. Có người hỏi tại sao không ăn thịt? Tôi chỉ trả lời: “Không ăn được! Vậy thôi!” Bởi vì, khi thấy đồ mặn là thấy cái khổ chết hiện lên. Cá thì bị đập đầu, xẻ bụng, đánh vẩy; gà vịt thì bị cắt cổ, nhổ lông. Từ khi ăn chay thì tâm mình thay đổi hẳn, thấy con gà, con vịt liền khởi lòng thương. Khi thấy nó bệnh hay bị thương nơi đâu thì để tâm chăm sóc.

Lúc trước chưa biết ăn chay, thấy mấy đứa bạn trong xóm cùng trang lứa như mình, khoảng 7 đến 10 tuổi, sắm giàng thun bắn chim thì mình cũng sắm, dù chưa bắn con gì. Đến khi ăn chay rồi thì bỏ giàng thun, thấy con vật thì lại thương. Và khi mấy đứa bạn bắn chim thì tôi liền tìm đất đá liệng làm động để nó bay đi. Thậm chí, thấy người ta rình bắt chó làm thịt thì cũng cố tìm cách đuổi nó chạy đi, không sợ họ rầy, họ giận. Vì mình thương chúng nên tự phát ra hành động như vậy để bảo vệ sinh mạng chúng, không nỡ nhìn chúng bị cắt cổ mổ bụng.

Do vậy, ăn chay rất tốt. Lúc trước nghĩ những con vật là món ăn nên đâu có thương. Từ khi biết ăn chay rồi thì tình thương phát sinh. Chính tình thương này là tình thương của từ bi, của các bậc Hiền Thánh.

Có người cho rằng: ăn chay suy dinh dưỡng. Như tôi ăn chay từ lúc nhỏ, cho đến bây giờ sống đến 94 tuổi. Điều này chứng minh ăn chay không suy dinh dưỡng. Nhớ lại lúc tôi vào bệnh viện chữa bệnh mắt, bác sĩ bảo tôi ăn chay nên bệnh. Tôi nói: Bốn năm người nằm chung phòng có ai ăn chay không? Cả bệnh viện này, bao nhiêu bệnh nhân có mấy người ăn chay? Như vậy, ăn chay bị bệnh là thiểu số, còn ăn thịt bị bệnh là đa số. Sao không nói bệnh do ăn mặn mà ra? Nói đúng hơn, họ bênh vực chuyện ăn thịt cá, che đậy lỗi mình. Những lời nói ấy đều bắt nguồn từ sự thiếu hiểu biết sai lầm.

Đức Phật nói sát sinh là nghiệp nhân chính, nặng nhất tạo ra quả sinh tử luân hồi khổ của chúng sinh. Trong pháp Phật dạy: không sát sinh đứng đầu, còn muốn ăn thịt phải tránh ba điều:

1. Không thấy giết.
2. Không nghe giết.
3. Không nghi giết.

Không nghi giết khó lắm! Đĩa cá, đĩa thịt để trước mặt, lại bảo không nghi người ta giết, điều đó không thể có được. Bởi vì, mình muốn ăn nên họ nấu, trước khi nấu phải ra chợ mua, rồi người đi bắt, đi giết để cung cấp cá thịt cho người mua, chỉ có thịt mà con thú ăn còn dư, mình đi dọc đường thấy đem về thì mới được.

Lúc ban đầu, Phật chỉ dạy không sát sinh chớ không cấm việc ăn thịt, vì cấm thì họ không dám đến, không dám đến thì không thể giáo hoá được. Nhưng về sau Phật cấm dứt hẳn, như trong kinh Phạm Võng nói: “Luận về người ăn thịt thì mất lòng từ bi, đứt giống Phật tánh. Người ăn thịt mắc vô lượng tội”. Kinh Lăng-nghiêm nói: “Người chết làm dê, dê chết làm người, xoay vần vay trả không dừng nghỉ”.

Thế nên, chúng ta phải ăn chay, phóng sinh để cho nghiệp sát bớt đi. Có người nói: Tôi không ăn, nhưng họ cũng bán đầy ngoài chợ! Nhưng nếu ngày nay, được nhiều người không ăn thịt cá thì ngày mai họ ít giết, vì bán ế. Còn ngày nay, nếu thêm nhiều người ăn thịt cá thì họ sẽ giết thêm; vì ngày nay họ bán đắt, thiếu thịt để bán. Tất cả những lời nói đó đều là tà kiến, nói chỉ bênh vực cái lỗi ham thích ăn thịt chúng sinh mà thôi.



Biên soạn xong 17/03/2010 tại chùa Huệ Viễn

    « Xem chương trước «      « Sách này có 4 chương »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

TỪ ĐIỂN HỮU ÍCH CHO NGƯỜI HỌC TIẾNG ANH

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
1200 trang - 54.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
1200 trang - 45.99 USD



BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
728 trang - 29.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
728 trang - 22.99 USD

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.





Quý vị đang truy cập từ IP 18.234.202.202 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Ngọc Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Thiện Diệu Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Văn Minh Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Thiền Khách Rộng Mở Tâm Hồn nước Rộng Mở Tâm Hồn Bui Tuyet Lan Rộng Mở Tâm Hồn Xuân Thôn Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Độ Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn Pháp Tâm Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Yduongvan Rộng Mở Tâm Hồn Trí Tuệ Từ Bi Rộng Mở Tâm Hồn Tiến Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Hoat Khong ... ...

Hoa Kỳ (390 lượt xem) - Việt Nam (123 lượt xem) - French Southern Territories (5 lượt xem) - Saudi Arabia (3 lượt xem) - Senegal (3 lượt xem) - Philippines (2 lượt xem) - Anh quốc (1 lượt xem) - Hà Lan (1 lượt xem) - Mauritius (1 lượt xem) - Nga (1 lượt xem) - Algeria (1 lượt xem) - Uzbekistan (1 lượt xem) - Kenya (1 lượt xem) - ... ...