Hạnh phúc không phải là điều có sẵn. Hạnh phúc đến từ chính những hành vi của bạn. (Happiness is not something ready made. It comes from your own actions.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Trực giác của tâm thức là món quà tặng thiêng liêng và bộ óc duy lý là tên đầy tớ trung thành. Chúng ta đã tạo ra một xã hội tôn vinh tên đầy tớ và quên đi món quà tặng. (The intuitive mind is a sacred gift and the rational mind is a faithful servant. We have created a society that honor the servant and has forgotten the gift.)Albert Einstein
Như ngôi nhà khéo lợp, mưa không xâm nhập vào. Cũng vậy tâm khéo tu, tham dục không xâm nhập.Kinh Pháp cú (Kệ số 14)
Dầu nói ra ngàn câu nhưng không lợi ích gì, tốt hơn nói một câu có nghĩa, nghe xong tâm ý được an tịnh vui thích.Kinh Pháp cú (Kệ số 101)
Nếu muốn có những điều chưa từng có, bạn phải làm những việc chưa từng làm.Sưu tầm
Ngu dốt không đáng xấu hổ bằng kẻ không chịu học. (Being ignorant is not so much a shame, as being unwilling to learn.)Benjamin Franklin
Đôi khi ta e ngại về cái giá phải trả để hoàn thiện bản thân, nhưng không biết rằng cái giá của sự không hoàn thiện lại còn đắt hơn!Sưu tầm
Hạnh phúc đích thực không quá đắt, nhưng chúng ta phải trả giá quá nhiều cho những thứ ta lầm tưởng là hạnh phúc. (Real happiness is cheap enough, yet how dearly we pay for its counterfeit.)Hosea Ballou
Chúng ta sống bằng những gì kiếm được nhưng tạo ra cuộc đời bằng những gì cho đi. (We make a living by what we get, we make a life by what we give. )Winston Churchill
Hãy nhớ rằng hạnh phúc nhất không phải là những người có được nhiều hơn, mà chính là những người cho đi nhiều hơn. (Remember that the happiest people are not those getting more, but those giving more.)H. Jackson Brown, Jr.

Trang chủ »» Danh mục »» TỦ SÁCH RỘNG MỞ TÂM HỒN »» Lời Phật dạy về sự hòa hợp trong cộng đồng và xã hội »» Xem đối chiếu Anh Việt: V. Tình bạn tốt đẹp »»

Lời Phật dạy về sự hòa hợp trong cộng đồng và xã hội
»» Xem đối chiếu Anh Việt: V. Tình bạn tốt đẹp

(Lượt xem: 3.564)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục  Vietnamese || English || Tải về bảng song ngữ


       

Điều chỉnh font chữ:

V. Tình bạn tốt đẹp

V. GOOD FRIENDSHIP



GIỚI THIỆU
Introduction
Cộng đồng vững mạnh tùy thuộc vào mối quan hệ cá nhân giữa các thành viên, và tình bạn là mối quan hệ cơ bản nhất giữa con người, ngoài quan hệ gia đình. Trong chương V, khi chúng ta chuyển từ việc rèn luyện cá nhân, vốn là trọng tâm của các chương trước, đến việc thiết lập mối quan hệ giữa người và người, đương nhiên là chúng ta bắt đầu bằng tình bạn. Đức Phật nhấn mạnh đặc biệt đến việc chọn bạn, mà Ngài thấy là có ảnh hưởng sâu đậm đến việc phát triển cá nhân, cũng như việc xây dựng một cộng đồng hòa hợp và có đạo đức vững vàng. Tình bạn tốt đẹp là cần thiết không những chỉ vì nó có lợi cho chúng ta trong lúc gặp khó khăn, làm thỏa mãn bản năng xã hội của chúng ta, mà lại còn mở rộng lãnh vực quan tâm của chúng ta đến người khác ngoài bản thân mình.
Strong communities depend on the personal relations between their members, and the most basic relation between people outside family connections is that of friendship. With Part V, as we move from personal cultivation, the focus of the previous chapters, to the establishment of interpersonal relations, we naturally begin with friendship. The Buddha placed special emphasis on one’s choice of friends, which he saw as having a profound influence on one’s individual development as well as on the creation of a harmonious and ethically upright community. Good friendship is essential not only because it benefits us in times of trouble, satisfies our social instincts, and enlarges our sphere of concern from the self to others.
Tình bạn quan trọng vì tình bạn tốt đẹp gieo trong lòng chúng ta ‘một ý thức thận trọng,’ đó là khả năng phân biệt tốt xấu, đúng sai, và lựa chọn những gì đáng kính trọng hơn là những tiện ích nhất thời. Vì vậy, Đức Phật dạy rằng tất cả những đức tính tốt khác được phát triển từ tình bạn tốt đẹp, và bài kinh Mangala Sutta (Kinh Điềm Lành Tối Thượng - Kinh Tập Nipāta), trong đó kể ra ba mươi hai điềm lành, bắt đầu bằng ‘tránh xa kẻ xấu ác và kết bạn với người trí.’(1)
It is critical because good friendship plants in us the sense of discretion, the ability to distinguish between good and bad, right and wrong, and to choose the honorable over the expedient. Therefore the Buddha says that all other good qualities unfold from good friendship, and the popular Maṅgala Sutta, which enumerates thirty-two blessings, begins with “the avoidance of foolish persons and association with the wise.”1
Tôi bắt đầu Chương V bằng hai bài kinh ngắn - Kinh Văn V, 1 (1)-(2) - trong đó liệt kê những phẩm chất của tình bạn tốt đẹp. Bài kinh đầu có tính cách tổng quát, bài thứ hai đặc biệt hơn dành cho đời sống xuất gia. Kinh Văn V, 2 tiếp tục theo cùng một con đường, nhưng phân tích phẩm chất của một người bạn đích thực với nhiều chi tiết hơn, phân biệt bốn kiểu ‘bạn tử tế’ và liệt kê những đức tính của mỗi kiểu bạn ấy. Kinh Văn V, 3 được trích từ một bài kinh Đức Phật dạy cho một cư sĩ tên là Byagghapajja, người đã hỏi Đức Phật về các pháp ‘đưa đến an vui hạnh phúc trong đời này và đời sau.’ Đức Phật trả lời bằng cách giải thích bốn nguồn lợi lạc cho một cư sĩ tại gia trong đời sống hiện tại: nỗ lực cá nhân, bảo vệ tài sản của mình, tình bạn tốt đẹp và một nếp sống quân bình. Rồi Ngài dạy tiếp với bốn nguồn lợi lạc trong các kiếp sống tương lai: tín tâm, đức hạnh, bố thí và trí tuệ. Người cư sĩ được khuyên nên kết bạn với những người thúc đẩy họ sống đúng với bốn đức tánh ấy. Như vậy, trong lúc nguồn lợi lạc thứ nhất, thứ hai và thứ tư được đưa vào mục đích đem lại an vui trong hiện tại, bảo đảm điều kiện kinh tế cho người cư sĩ, thì tình bạn tốt đẹp có mục đích thiết lập sự cam kết dấn thân vào những giá trị đưa đến an vui hạnh phúc về tâm linh. Từ đó, chúng ta có thể thấy rằng trong lúc tình bạn tốt đẹp được liệt kê vào những yếu tố thuộc về an vui trong hiện tại, khi quan sát kỹ nó thật sự phục vụ như một động cơ cho việc phát triển tâm linh, và như vậy trở thành chiếc cầu nối liền các lợi lạc trong hiện tại với an vui hạnh phúc lâu dài trong các đời sau.
I start Part V with two short suttas — Texts V,1(1)–(2) — which enumerate the qualities of a good friend. The first is general, while the second is more specific to monastic life. Text V,2 continues along the same track, but analyzes the qualities of a true friend in greater detail, distinguishing four types of “kind-hearted friends” and enumerating the distinctive qualities of each. Text V,3 is extracted from a discourse addressed to a layman named Byagghapajja, who had inquired from the Buddha about things that “will lead to our welfare and happiness in this present life and in future lives.” The Buddha responded by explaining four sources of benefit for a layperson in the present life: personal initiative, protection of one’s wealth, good friendship, and balanced living. He followed this with four sources of benefit in future lives: faith, virtuous behavior, generosity, and wisdom. The friends with whom the layperson is advised to associate are those who exhort one in those same four qualities. Thus where the first, second, and fourth factors subsumed under temporal well-being are all concerned with ensuring one’s economic security, good friendship is intended to establish a commitment to the values conducive to spiritual well-being. From this, it can be seen that while good friendship is listed under the factors pertaining to present welfare, on inspection it actually serves as a stimulus to spiritual development and thus becomes a bridge that connects temporal good in the present life with one’s long-range well-being in lives to come.
Đời sống xuất gia trong giai đoạn Phật giáo Nguyên thủy đôi lúc tưởng chừng như là một cuộc phiêu lưu đơn độc trong đó hành giả vĩnh viễn “độc cư, xa lánh cuộc đời, tinh cần, nhiệt tâm và cương quyết.” (2) Quả thật là đã có những bài kinh truyền đạt ấn tượng đó. Ví dụ, trong Kinh Tập Nipāta, hàng loạt các câu kệ của bài kinh Khaggavisāna đã ra mệnh lệnh cho hành giả nhiệt tâm hãy từ bỏ đám đông và “lang thang du hành đơn độc như sừng con tê giác” (eko care khaggavisānakappo). Nếu tách riêng ra, các bài kệ ấy có thể xem như là chấp nhận một kiểu sống xuất gia hoàn toàn biệt lập, trong đó, tất cả mọi bạn đồng hành cần phải tránh xa. Tuy nhiên, trong thực tế, kiểu sống ngược lại mới là khuôn mẫu nổi bật. Đức Phật đã thành lập một cộng đồng nam nữ tu sĩ phát nguyện tu tập trọn vẹn theo lời dạy của Ngài, cũng như Ngài đã khuyên các cư sĩ nên kết giao với bạn tốt, Ngài cũng hướng dẫn các tu sĩ tìm bạn đồng hành và người hướng dẫn tốt trong đời sống tâm linh. Ngài dạy rằng cũng giống như bình minh là cảnh tượng dẫn đường cho mặt trời mọc, tình bạn tốt đẹp là người dẫn đường để hành giả phát tâm theo Bát Thánh đạo, ‘là một pháp rất hữu ích cho việc phát tâm theo Bát Thánh đạo;’ và Ngài nói thêm rằng, không có yếu tố nào khác có thể dễ dàng đưa đến Bát Thánh đạo bằng tình bạn tốt đẹp. (3)
Monastic life in Early Buddhism is sometimes imagined to be a solitary adventure in which the aspirant perpetually “dwells alone, withdrawn, diligent, ardent, and resolute.”2 There are indeed texts that convey such an impression. For instance, in verse after verse, the Khaggavisāṇa Sutta of the Suttanipāta enjoins the earnest seeker to forsake the crowd and “wander alone like the horn of a rhinoceros” (eko care khaggavisāṇakappo). Taken in isolation, these texts can be read as endorsing a highly individualistic version of monastic life in which all companionship is to be avoided. In actuality, however, just the opposite is the prevalent model. The Buddha created a community of men and women dedicated to the full-time practice of his teaching, and just as he advised laypeople to associate with good friends, he also instructed monastics to seek out good companions and guides in the spiritual life. He says that just as the dawn is the forerunner of the sunrise, so good friendship is the forerunner for the arising of the noble eightfold path, the “one thing very helpful for the arising of the noble eightfold path”; and, he adds, there is no other factor so conducive to the arising of the path as good friendship.3
Trong phần này, tôi đã đưa vào hai bài kinh nhấn mạnh đến vai trò của tình bạn tốt đẹp trong đời sống xuất gia. Kinh Văn V, 4 (1), khi Tôn giả Ānanda đến gặp Đức Phật và tuyên bố rằng tình bạn tốt đẹp là “một nửa của đời sống xuất gia”, Đức Phật trước tiên ngăn cản ý tưởng đó của Tôn giả, rồi sửa chữa lại lời tuyên bố ấy bằng cách nói rằng tình bạn tốt đẹp là “toàn bộ đời sống xuất gia”. Và trong Kinh Văn V, 4 (2), Ngài giải thích cho Tỷ-kheo Meghiya bốn cách, trong đó, việc kết giao với bạn tốt có thể đem lại kết quả giúp làm chín muồi các yếu tố đưa đến giải thoát. Luận Tạng cũng chỉ rõ bằng cách nào tình bạn tốt đẹp phát triển trong mối quan hệ giữa một vị giới sư với các học trò, và giữa một đạo sư với đệ tử của mình. Kinh Mahāvagga mô tả với những chi tiết sống động bằng cách nào vị đạo sư và các đệ tử hỗ trợ lẫn nhau trong đời sống phạm hạnh; tuy nhiên, trong tuyển tập này, tôi chỉ giới hạn việc tuyển chọn trong một số kinh mà thôi. (4)
In this section I have included two suttas that highlight the role of good friendship in the monastic life. In Text V,4(1), when Ānanda comes to the Buddha and announces that good friendship is “half of the spiritual life,” the Blessed One first restrains him and then corrects him by declaring that good friendship is “the entire spiritual life.” And in Text V,4(2) he explains to the willful monk Meghiya four ways in which associating with good friends can bring to maturity the factors that ripen in liberation. The Vinaya shows how good friendship extends to the relationship between a preceptor and his pupils and between a teacher and his students. The Mahāvagga describes in vivid detail how teachers and students support one another and care for one another in living the spiritual life, but in this compilation I have limited my selections to texts from the corpus of suttas.4
I. TÌNH BẠN TỐT ĐẸP
V. Good Friendship
1. ĐỨC TÁNH CỦA MỘT NGƯỜI BẠN ĐÍCH THỰC
1. THE QUALITIES OF A TRUE FRIEND
(1) Bảy đức tánh
(1) Seven Factors
“Này các Tỷ-kheo, hành giả nên kết bạn với người sở hữu bảy đức tánh này. Thế nào là bảy? (1) Người ấy cho những gì khó cho; (2) làm những gì khó làm; (3) nhẫn nhục chịu đựng những gì khó chịu đựng; (4) tiết lộ những bí mật của mình cho bạn biết; (5) che giấu những bí mật của bạn; (6) không bỏ bạn khi bạn gặp khó khăn; (7) không khinh rẻ khi bạn bị khánh tận. Hành giả nên kết bạn với người sở hữu bảy đức tánh này.”
“Monks, one should associate with a friend who possesses seven factors. What seven? (1) He gives what is hard to give. (2) He does what is hard to do. (3) He patiently endures what is hard to endure. (4) He reveals his secrets to you. (5) He preserves your secrets. (6) He does not forsake you when you are in trouble. (7) He does not roughly despise you. One should associate with a friend who possesses these seven factors.”
Người cho những gì khó cho,
Và làm những gì khó làm.
Tha thứ khi bạn nói lời thô bạo,
Và chịu đựng những gì khó chịu đựng.
A friend gives what is hard to give,
and he does what is hard to do.
He forgives you your harsh words
and endures what is hard to endure.
Người tiết lộ bí mật của mình,
Nhưng biết giữ bí mật của bạn.
Người không bỏ bạn khi bạn gặp khó khăn,
Không khinh rẻ bạn khi bạn bị khánh tận.
He tells you his secrets,
yet he preserves your secrets.
He does not forsake you in difficulties,
nor does he roughly despise you.
Người có những đức tánh ấy,
Chính là người bạn tốt.
Người nào muốn kết bạn,
Nên thân cận hạng người này.
The person here in whom
these qualities are found is a friend.
One desiring a friend
should resort to such a person.
(Tăng Chi BK III, Ch. VII, (IV):35, tr. 322-323)
(AN 7:36, NDB 1021–22)
(2) Bảy đức tánh khác
(2) Another Seven Factors
“Này các Tỷ-kheo, hành giả nên kết bạn với một Tỷ-kheo đồng tu có được bảy đức tánh này; hành giả nên thân cận và giao thiệp với vị ấy, dù cho bị xua đuổi. Thế nào là bảy? (1) Vị ấy vui tính và dễ chịu; (2) vị ấy được kính trọng; (3) vị ấy được ngưỡng mộ; (4) vị ấy là một nhà thuyết pháp; (5) vị ấy nhẫn nhục chịu đựng lời chỉ trích của người khác ; (6) vị ấy thuyết giảng sâu sắc; (7) vị ấy không thúc đẩy bạn làm những gì sai trái.”
“Monks, one should associate with a monk friend who possesses seven qualities; one should resort to him and attend on him even if he dismisses you. What seven? (1) He is pleasing and agreeable; (2) he is respected and (3) esteemed; (4) he is a speaker; (5) he patiently endures being spoken to; (6) he gives deep talks; and (7) he does not enjoin one to do what is wrong.”
Vị ấy thân thiện, được kính trọng, được ngưỡng mộ,
Là người thuyết Pháp, và nhẫn nhục,
Chịu đựng lời chỉ trích của người khác;
Vị ấy thuyết Pháp sâu sắc,
Không thúc đẩy bạn làm điều sai trái.
He is dear, respected, and esteemed,
a speaker and one who endures speech;
he gives deep talks and does not enjoin one
to do what is wrong.
Vị Tỷ-kheo có những đức tánh này,
Chính là người bạn tốt,
Bao dung và từ ái.
Người nào muốn kết bạn,
Nên thân cận vị này,
Dù có bị xua đuổi.”
The person here in whom
these qualities are found is a friend,
benevolent and compassionate.
Even if one is dismissed by him,
one desiring a friend
should resort to such a person.
(Tăng Chi BK III, Ch. VII, (IV):36, tr. 323-324)
(AN 7:37, NDB 1022)
2. BỐN LOẠI BẠN TỐT
2. FOUR KINDS OF GOOD FRIENDS
[Đức Phật nói với một thanh niên tên là Sīgalaka (Thi-ca-la- việt):] “Này thanh niên, có bốn loại bạn tốt như thế này: người bạn thường giúp đỡ mình; người bạn biết chia sẻ niềm vui nỗi buồn với mình; người bạn chỉ cho mình biết những điều thiện lành và người bạn biết đồng cảm với mình.
[The Buddha is speaking to a young man named Sīgalaka:] “Young man, there are these four kinds of kind-hearted friends: the friend who is helpful; the friend who shares one’s happiness and suffering; the friend who points out what is good; and the friend who is sympathetic.
“Có bốn trường hợp có thể biết một người bạn tốt thường giúp đỡ mình. Người ấy bảo vệ bạn khi bạn vô ý bất cẩn; người ấy bảo vệ tài sản bạn khi bạn vô ý bất cẩn; người ấy là nơi nương tựa của bạn khi bạn sợ hãi; và khi bạn có nhu cầu cần thiết, người ấy giúp bạn gấp hai lần những gì bạn yêu cầu.
“In four cases a helpful friend can be understood. He protects you when you are heedless; he looks after your property when you are heedless; he is a refuge when you are frightened; and when some need arises, he gives you twice the wealth required.
“Có bốn trường hợp có thể biết một người bạn tốt thường chia sẻ niềm vui nỗi buồn với bạn. Người ấy tiết lộ bí mật của mình cho bạn biết; người ấy giữ kín bí mật của bạn; người ấy không bỏ rơi bạn khi bạn gặp khó khăn; và thậm chí người ấy có thể hy sinh mạng sống vì bạn.
“In four cases a friend who shares one’s happiness and suffering can be understood. He reveals his secrets to you; he guards your own secrets; he does not abandon you when you are in trouble; and he would even sacrifice his life for your sake.
“Có bốn trường hợp có thể biết một người bạn chỉ cho mình biết những điều thiện lành. Người ấy ngăn cản bạn làm điều ác; thúc đẩy bạn làm điều thiện; cho bạn biết những điều bạn chưa nghe; chỉ cho bạn con đường tái sanh lên cõi Thiên.
“In four cases a friend who points out what is good can be understood. He restrains you from evil; he enjoins you in the good; he informs you of what you have not heard; and he points out to you the path to heaven.
“Có bốn trường hợp có thể biết một người bạn đồng cảm với mình. Người ấy không vui trước nỗi bất hạnh của bạn; người ấy hoan hỷ khi bạn được may mắn; người ấy ngăn chặn những ai nói xấu bạn và khuyến khích những ai ca ngợi bạn.”
“In four cases a sympathetic friend can be understood. He does not rejoice in your misfortune; he rejoices in your good fortune; he stops those who speak dispraise of you; and he commends those who speak praise of you.”
(Trường BK II, Kinh số 31, tr. 538-540)
(from DN 31, LDB 465–66)
3. TÌNH BẠN TỐT ĐẸP TRONG ĐỜI SỐNG GIA ĐÌNH
3. GOOD FRIENDSHIP IN THE HOUSEHOLD LIFE
“Thế nào là tình bạn tốt đẹp? Ở đây, trong bất cứ thôn làng hay thị trấn nào mà gia chủ cư ngụ, ông ấy kết bạn với các gia chủ khác hay con cái của họ, dù trẻ hay già, những người có đạo đức chân chính, có đức tin đúng đắn, có giới hạnh, biết bố thí, và có trí tuệ; người gia chủ nói chuyện và tham gia những cuộc thảo luận với họ. Người ấy bắt chước làm theo những gì họ đã thành tựu về đức tin; người ấy bắt chước làm theo những gì họ đã thành tựu về giới hạnh; người ấy bắt chước làm theo những gì họ đã thành tựu về bố thí; và người ấy bắt chước làm theo những gì họ đã thành tựu về trí tuệ. Như vậy gọi là tình bạn tốt đẹp.”
“What is good friendship? Here, in whatever village or town a clansman lives, he associates with householders or their sons — whether young and of mature virtue, or old and of mature virtue — who are accomplished in faith, virtuous behavior, generosity, and wisdom; he converses with them and engages in discussions with them. Insofar as they are accomplished in faith, he emulates them with respect to their faith; insofar as they are accomplished in virtuous behavior, he emulates them with respect to their virtuous behavior; insofar as they are accomplished in generosity, he emulates them with respect to their generosity; insofar as they are accomplished in wisdom, he emulates them with respect to their wisdom. This is called good friendship.”
(Tăng Chi BK III, Ch. VI, (IV):54, tr. 663)
(from AN 8:54, NDB 1194–95)
4. TÌNH BẠN TỐT ĐẸP TRONG ĐỜI SỐNG XUẤT GIA
4. GOOD FRIENDSHIP IN MONASTIC LIFE
(1) Thế Tôn nói với Tôn giả Ānanda
(1) To Ānanda
Rồi Tôn giả Ānanda đi đến Thế Tôn, đảnh lễ Ngài, ngồi xuống một bên và bạch Thế Tôn:
– Bạch Thế Tôn, đây là một nửa của đời sống phạm hạnh, đó là, tình bạn tốt đẹp, tình bạn đồng hành tốt đẹp, tình bạn đồng chí hướng tốt đẹp.
Venerable Ānanda approached the Blessed One, paid homage to him, sat down to one side, and said: “Bhante, this is half of the spiritual life, that is, good friendship, good companionship, good comradeship.”
– Không phải như vậy, Ānanda! Không phải như vậy, Ānanda!
Đây là toàn bộ đời sống phạm hạnh, đó là, tình bạn tốt đẹp, tình bạn đồng hành tốt đẹp, tình bạn đồng chí hướng tốt đẹp. Khi một Tỷ-kheo có một người bạn tốt, một người đồng hành tốt, một người đồng chí hướng tốt, thì điều được mong đợi là vị ấy sẽ phát triển và tu tập Bát Thánh đạo.
“Not so, Ānanda! Not so, Ānanda! This is the entire spiritual life, Ānanda, that is, good friendship, good companionship, good comradeship. When a monk has a good friend, a good companion, a good comrade, it is to be expected that he will develop and cultivate the noble eightfold path.
– Và này Ānanda, một Tỷ-kheo có một người bạn tốt, một người đồng hành tốt, một người đồng chí hướng tốt, làm thế nào vị ấy phát triển và tu tập Bát Thánh đạo? Ở đây, này Ānanda, vị Tỷ-kheo tu tập Chánh tri kiến, đặt trên nền tảng viễn ly, ly tham và đoạn diệt, đạt kết quả giải thoát rốt ráo. Vị ấy tu tập Chánh tư duy… Chánh ngữ… Chánh nghiệp… Chánh mạng… Chánh tinh tấn… Chánh niệm… Chánh định, đặt trên nền tảng viễn ly, ly tham và đoạn diệt, đạt kết quả giải thoát rốt ráo. Này Ānanda, bằng cách này, một Tỷ-kheo có một người bạn tốt, một người đồng hành tốt, một người đồng chí hướng tốt, vị ấy phát triển và tu tập Bát Thánh đạo.
“And how, Ānanda, does a monk with a good friend develop and cultivate the noble eightfold path? Here, a monk develops right view, which is based upon seclusion, dispassion, and cessation, maturing in release. He develops right intention . . . right speech . . . right action . . . right livelihood . . . right effort . . . right mindfulness . . . right concentration, which is based upon seclusion, dispassion, and cessation, maturing in release. It is in this way, Ānanda, that a monk with a good friend develops and cultivates the noble eightfold path.
– Này Ānanda, cũng bằng pháp môn sau đây, có thể hiểu được làm thế nào toàn bộ đời sống phạm hạnh là tình bạn tốt đẹp, tình bạn đồng hành tốt đẹp, tình bạn đồng chí hướng tốt đẹp: Này Ānanda, bằng cách nương tựa vào Ta như một người bạn tốt đẹp, chúng sinh phải chịu sự chi phối của sanh sẽ được giải thoát khỏi sanh; chúng sinh phải chịu sự chi phối của già sẽ được giải thoát khỏi già; chúng sinh phải chịu sự chi phối của chết sẽ được giải thoát khỏi chết; chúng sinh phải chịu sự chi phối của sầu bi, than van, đau đớn, thất vọng và tuyệt vọng sẽ được giải thoát khỏi sầu bi, than van, đau đớn, thất vọng và tuyệt vọng. Bằng pháp môn này, này Ānanda, có thể hiểu toàn bộ đời sống phạm hạnh là tình bạn tốt đẹp, tình bạn đồng hành tốt đẹp, tình bạn đồng chí hướng tốt đẹp.”
“By the following method too, Ānanda, it may be understood how the entire spiritual life is good friendship, good companionship, good comradeship: by relying upon me as a good friend, beings subject to birth are freed from birth; beings subject to old age are freed from old age; beings subject to death are freed from death; beings subject to sorrow, lamentation, pain, dejection, and despair are freed from sorrow, lamentation, pain, dejection, and despair. By this method too, Ānanda, it may be understood how the entire spiritual life is good friendship, good companionship, good comradeship.”
(Tương Ưng BK V, Phẩm Vô Minh:(2.II), tr. 10-12)
(SN 45:2, CDB 1524–25)
(2) Khi một Tỷ-kheo có những bạn tốt
(2) When a Monk Has Good Friends
“Này Meghiya, khi tâm giải thoát chưa được thuần thục, có năm pháp đưa đến thuần thục. Thế nào là năm? (1) Ở đây, này Meghiya, Tỷ-kheo có những người bạn tốt, bạn đồng hành tốt, bạn đồng chí hướng tốt. Khi tâm giải thoát chưa được thuần thục, đây là pháp thứ nhất đưa đến thuần thục. (2) Lại nữa, này các Tỷ-kheo, một Tỷ-kheo có giới hạnh, sống chế ngự trong Giới luật Pātimokkha (Ba-la-đề-mộc-xoa) (5), đầy đủ chánh hạnh uy nghi, thấy được sự nguy hại trong những lỗi lầm nhỏ nhặt; đã chấp nhận rèn luyện theo đúng luật, vị ấy tu học theo đúng các học pháp. Khi tâm giải thoát chưa được thuần thục, đây là pháp thứ hai đưa đến thuần thục. (3) Lại nữa, một Tỷ-kheo vui lòng lắng nghe, không thấy trở ngại hay khó khăn, các pháp thoại về nếp sống khổ hạnh đưa đến mở rộng tâm thức. Khi tâm giải thoát chưa được thuần thục, đây là pháp thứ ba đưa đến thuần thục. (4) Lại nữa, một Tỷ-kheo đã khởi tâm tinh tấn từ bỏ các pháp bất thiện và thành tựu các thiện pháp; vị ấy mạnh mẽ, cương quyết trong thực hành, không từ bỏ nhiệm vụ tu tập các thiện pháp. Khi tâm giải thoát chưa được thuần thục, đây là pháp thứ tư đưa đến thuần thục. (5) Lại nữa, một Tỷ-kheo có trí tuệ, thành tựu trí tuệ để thấy được sự sanh diệt của các pháp cao thượng và thâm sâu đưa đến đoạn tận hoàn toàn mọi khổ đau. Khi tâm giải thoát chưa được thuần thục, đây là pháp thứ năm đưa đến thuần thục.
“Meghiya, when liberation of mind has not matured, five things lead to its maturation. What five? (1) Here, Meghiya, a monk has good friends, good companions, good comrades. When liberation of mind has not matured, this is the first thing that leads to its maturation. (2) Again, a monk is virtuous; he dwells restrained by the Pātimokkha,5 possessed of good conduct and resort, seeing danger in minute faults. Having undertaken the training rules, he trains in them. When liberation of mind has not matured, this is the second thing that leads to its maturation. (3) Again, a monk gets to hear at will, without trouble or difficulty, talk concerned with the austere life that is conducive to opening up the heart. When liberation of mind has not matured, this is the third thing that leads to its maturation. (4) Again, a monk has aroused energy for abandoning unwholesome qualities and acquiring wholesome qualities; he is strong, firm in exertion, not casting off the duty of cultivating wholesome qualities. When liberation of mind has not matured, this is the fourth thing that leads to its maturation. (5) Again, a monk is wise; he possesses the wisdom that discerns arising and passing away, which is noble and penetrative and leads to the complete destruction of suffering. When liberation of mind has not matured, this is the fifth thing that leads to its maturation.
“Này Meghiya, khi một Tỷ-kheo có những người bạn tốt, bạn đồng hành tốt, bạn đồng chí hướng tốt, thì điều được mong đợi là vị ấy sẽ trở thành một Tỷ-kheo có giới hạnh, sống chế ngự trong Giới luật Pātimokkha; vị ấy vui lòng lắng nghe, không thấy trở ngại hay khó khăn, các pháp thoại về nếp sống khổ hạnh đưa đến mở rộng tâm thức; vị ấy khởi tâm tinh tấn từ bỏ các pháp bất thiện và thành tựu các thiện pháp; vị ấy có trí tuệ, thành tựu trí tuệ để thấy được sự sanh diệt của các pháp cao thượng và thâm sâu đưa đến đoạn tận hoàn toàn mọi khổ đau.”
“When, Meghiya, a monk has good friends, good companions, good comrades, it can be expected of him that he will be virtuous, one who dwells restrained by the Pātimokkha; that he will get to hear at will, without trouble or difficulty, talk concerned with the austere life that is conducive to opening up the heart; that he will arouse energy for abandoning unwholesome qualities and cultivating wholesome qualities; that he will be wise, possessing the wisdom that discerns arising and passing away, which is noble and penetrative and leads to the complete destruction of suffering.”
(Tăng Chi BK IV, Ch. IX (III):3, tr. 72-74)
(from AN 9:3, NDB 1249–50; see too Ud 4.1)



    « Xem chương trước «      « Sách này có 15 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Sống thiền


Kinh Đại Bát Niết-bàn


Hương lúa chùa quê - Phần 1: Hồi ký của Hòa thượng Thích Bảo Lạc


Báo đáp công ơn cha mẹ

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.





Quý vị đang truy cập từ IP 18.191.228.88 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Ngọc Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Thiện Diệu Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Văn Minh Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Thiền Khách Rộng Mở Tâm Hồn nước Rộng Mở Tâm Hồn Bui Tuyet Lan Rộng Mở Tâm Hồn Xuân Thôn Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Độ Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn Pháp Tâm Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Yduongvan Rộng Mở Tâm Hồn Trí Tuệ Từ Bi Rộng Mở Tâm Hồn Tiến Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Hoat Khong ... ...

Việt Nam (71 lượt xem) - Hoa Kỳ (55 lượt xem) - French Southern Territories (5 lượt xem) - Philippines (2 lượt xem) - Saudi Arabia (2 lượt xem) - Algeria (1 lượt xem) - Kenya (1 lượt xem) - Uzbekistan (1 lượt xem) - Hà Lan (1 lượt xem) - Nga (1 lượt xem) - Anh quốc (1 lượt xem) - Mauritius (1 lượt xem) - ... ...