"Nó mắng tôi, đánh tôi, Nó thắng tôi, cướp tôi." Ai ôm hiềm hận ấy, hận thù không thể nguôi.Kinh Pháp cú (Kệ số 3)
Hãy đạt đến thành công bằng vào việc phụng sự người khác, không phải dựa vào phí tổn mà người khác phải trả. (Earn your success based on service to others, not at the expense of others.)H. Jackson Brown, Jr.
Chúng ta không thể đạt được sự bình an nơi thế giới bên ngoài khi chưa có sự bình an với chính bản thân mình. (We can never obtain peace in the outer world until we make peace with ourselves.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Ai sống quán bất tịnh, khéo hộ trì các căn, ăn uống có tiết độ, có lòng tin, tinh cần, ma không uy hiếp được, như núi đá, trước gió.Kinh Pháp Cú (Kệ số 8)
Kẻ làm điều ác là tự chuốc lấy việc dữ cho mình.Kinh Bốn mươi hai chương
Trong cuộc sống, điều quan trọng không phải bạn đang ở hoàn cảnh nào mà là bạn đang hướng đến mục đích gì. (The great thing in this world is not so much where you stand as in what direction you are moving. )Oliver Wendell Holmes
Người hiền lìa bỏ không bàn đến những điều tham dục.Kẻ trí không còn niệm mừng lo, nên chẳng bị lay động vì sự khổ hay vui.Kinh Pháp cú (Kệ số 83)
Giữ tâm thanh tịnh, ý chí vững bền thì có thể hiểu thấu lẽ đạo, như lau chùi tấm gương sạch hết dơ bẩn, tự nhiên được sáng trong.Kinh Bốn mươi hai chương
Mỗi ngày khi thức dậy, hãy nghĩ rằng hôm nay ta may mắn còn được sống. Ta có cuộc sống con người quý giá nên sẽ không phí phạm cuộc sống này.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Đừng bận tâm về những thất bại, hãy bận tâm đến những cơ hội bạn bỏ lỡ khi thậm chí còn chưa hề thử qua. (Don’t worry about failures, worry about the chances you miss when you don’t even try. )Jack Canfield

Trang chủ »» Danh mục »» TỦ SÁCH RỘNG MỞ TÂM HỒN »» Giai nhân và Hòa thượng »» Xem đối chiếu Anh Việt: CHƯƠNG 10. THOÁT HÓA »»

Giai nhân và Hòa thượng
»» Xem đối chiếu Anh Việt: CHƯƠNG 10. THOÁT HÓA

(Lượt xem: 1.809)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Font chữ:
Font chữ:

CHƯƠNG 10. THOÁT HÓA

Sau khi dặn dò tất cả mọi việc trong chùa lại cho những đệ tử, Thầy Ngộ Đạo dạy rằng: Mỗi ngày Thầy chỉ còn dùng một bữa ngọ, nếu sau ba ngày mà không thấy Thầy lấy cơm để dùng, thì đại chúng phải đẩy cửa Thất bước vào. Ngoài ra, mọi việc ở chùa cứ như thế mà hành trì tu niệm.

Thầy chỉ dặn dò vỏn vẹn cho đệ tử chỉ chừng ấy việc thôi, nhưng với Thầy thì Thầy đã lo chu đáo cho phần nội tâm của mình rồi. Nghĩa là chương trình mỗi ngày của Thầy chia ra làm sáu thời lễ bái, tụng niệm, ngồi Thiền, trì chú, kinh hành, niệm Phật.

Như thế cũng đủ biết rằng Thầy là một con người mà ai cũng phải kính trọng. Vì lẽ từ khi lên đảm nhiệm chức vụ trụ trì đến giờ, chỉ có một vài lần bị thị phi tai tiếng, nhưng đó không phải do Thầy chủ tâm. Còn bao nhiêu việc khác, việc nào cũng trôi chảy cả, không có điều gì bị vướng mắc. Giờ đây cũng thế, lời nguyện của Thầy là cuối đời lúc hết hơi thở thì về được về cảnh giới Cực Lạc để diện kiến đức Từ Phụ A-di-đà. Cho nên trong phần sám hối lễ bái, Thầy luôn luôn lạy 48 lời nguyện của Ngài. Sau mỗi lời nguyện, Thầy ngồi chiêm nghiệm lại một số công việc mà hành giả tu pháp môn Tịnh Độ phải tha thiết để quay về.

Chữ A-di-đà được dịch là Vô Lượng Quang, Vô Lượng Thọ và Vô Lượng Công Đức. Theo lời Đức Phật Thích Ca nói trong kinh A-di-đà, cõi tịnh độ của Đức Phật A-di-đà ở về phía tây, cách cõi Ta-bà của chúng ta mười vạn ức cõi Phật, cõi ấy gọi là Cực Lạc quốc. Đức Phật A-di-đà có hào quang sáng suốt vô lượng, chiếu tới các cõi ở mười phương, mà không bị ngăn che. Đời sống của Ngài và của chư Phật, chư Thánh trong nước Ngài dài lâu vô lượng vô biên, đến triệu ức kiếp.

Ai muốn vãng sanh về nước Cực Lạc của Đức Phật A-di-đà thì nên phát tâm trì niệm hồng danh của Ngài một cách miên mật, khi lâm chung Ngài và chư Thánh Chúng sẽ đến đón. Nước gọi là thanh tịnh hay tịnh độ tức là ngược lại với nước không thanh tịnh. Giống như nơi chúng ta đang ở được gọi là uế độ chứ không phải là tịnh độ, vì cõi này chỉ có người phàm và bậc Thánh ít xuất hiện, còn cõi thánh thì không có người phàm. Do vậy những ngục hình hay ngạ quỷ, súc sanh chắc chắn là không có ở nơi đó. Nếu có, dẫu cho cõi này là cõi “phàm thánh đồng cư tịnh độ” đi nữa thì cũng phải sanh làm người, rồi từ người mới vãng sanh về Tịnh độ, chứ mang thân thú thì tâm chưa có thể đầu thai về cảnh giới ấy.

Điều này cũng có nghĩa là những thân thể đàn ông, đàn bà, con trai, con gái, trời, thú v.v.. phải tu hành rồi sau đó sẽ hóa sanh và được sự cảm ứng nơi cõi Cực Lạc lúc ấy mới sanh về đó. Dĩ nhiên khi còn tâm thức là người, ta không thể vào cảnh giới này được, mặc dù chưa thành Thánh hoàn toàn, nhưng chúng ta mong được làm Thánh, thì cái tâm niệm ấy sẽ hóa mình thành Thánh, rồi vào ao sen, trong ao ấy có chín bậc. Tuỳ theo việc lành nhiều hay ít mà được ngồi vào đó. Có người có thể lên đến thượng phẩm thượng sanh nhưng cũng có người chỉ mới ở vào hạ phẩm hạ sanh.

Dân chúng ở đây không cần làm lụng gì hết mà vẫn có ăn như thường. Nhưng khi ăn lại không cần phải nấu như chúng ta ở cõi Ta-bà này, muốn ăn thứ gì là đồ ăn sẽ hóa ra và đồ ăn ấy được đựng trong bát bằng đồ trân quý như vàng, bạc, lưu ly, xa cừ, xích châu, mã não, san hô, hổ phách v.v… Ăn xong lại chẳng cần cất dọn và rửa chén bát, vì lẽ thần lực của Đức A Di Đà và các vị Thánh chúng đã lo cho các chúng sanh tại đó rồi.

Dĩ nhiên là đồ chúng ta mặc nơi cõi Ta-bà này, chắc chắn không mặc được ở cõi chư Thiên nữa, chứ đừng nói chi là cõi chư Phật. Do vậy, khi được sanh về đây tự nhiên muốn đồ nào, đồ ấy hiện ra liền trước mặt để mình chọn lựa. Đồ trang sức ở đây là đồ trang sức ở cõi Phật, chứ không phải ở cõi người, mặc xong cũng chẳng cần phải giặt ủi, mà cũng không cần mua sắm nữa. Có lẽ tự đồ ấy tỏa ra mùi hương chăng? Hay là đồ ấy sẽ được bay đi vào cõi khác.

Nghĩa là khắp các cõi trong tam thiên đại thiên thế giới, ai có lòng tin đến Đức Phật và phát nguyện vãng sanh về thế giới ấy, sau khi lâm chung đều được đức Phật và những mùi hương lạ ở các cõi tỏa ra thơm ngát để đón chúng sanh ấy về cảnh giới của Đức Từ Phụ A-di-đà.

Rõ ràng là đã được phước đức nhiều lắm mới sanh vào cõi này. Do vậy mà ai ai cũng kính trọng nhau, không cãi nhau và tranh hơn thua với nhau như ở cõi thế gian này nữa. Do sự tự giác ấy mà không ganh ghét và không giành giật với nhau để sống và không tranh phải, tranh quấy với nhau nữa.

Những chúng sanh ở cõi Cực Lạc đều do hóa sanh mà thành, không phải như những chúng sanh ở cõi Ta-bà này, do lòng dục tạo thành. Do vậy không có tâm ô uế ở nơi này. Khi tâm đã tịnh, thì tánh lại lắng đọng, không thô ác và cũng chẳng khởi tâm nóng giận. Vì sân si là nguồn gốc biết bao việc lỗi lầm, mà chúng sanh ở cõi ấy đã rõ quả khổ ở cõi Ta-bà này, nên mới phát nguyện sanh vào Cực Lạc. Nếu vào đó rồi mà tâm niệm còn sân si như thế, quả không phải là một chúng sanh nơi nước ấy.

Ở thế giới Cực Lạc không còn nghe đến những việc ác, huống gì là làm những việc ác. Do vậy, ở đó chúng sanh không tạo ra nghiệp chướng.

Khi về đến cõi Cực Lạc, xác thân tứ đại không còn nữa. Bấy giờ giống như là giấc mộng mà thôi. Do tánh không còn ham muốn nên tâm không nhiễm và do vậy luôn luôn được hỷ lạc.

Cái đẹp ở cõi Ta-bà là cái đẹp giả tạm, chỉ có cái đẹp ở cõi Phật mới miên viễn. Mặc dù, còn kẻ tiên người tục khác nhau, vì lẽ cõi này là cõi phàm thánh đồng cư. Có người đã ở tận thượng phẩm thượng sanh, có người vẫn còn mới về thế giới này. Do vậy mà có sai khác. Tuy nhiên hình thể đều trang nghiêm đẹp đẽ lạ thường.

Phật Thích-ca dạy rằng: “Tất cả chúng sanh đều có tánh Phật.” Với tánh Phật này, ai ai cũng có khả năng thành Phật hết, chẳng kể là ai. Từ trời, người, súc sanh cho đến những vị đã chứng Thanh Văn, Duyên Giác đều được về chung nơi thế giới này.

Nhưng dĩ nhiên là không thể mang tâm niệm của súc sanh mà về đây được, trước đó phải hóa thân. Sự hóa thân do mình suy niệm và nhờ vào trợ lực của Đức Phật A-di-đà mà được thành tựu.

Cát sông Hằng ở Ấn Độ nhiều bao nhiêu, thì chúng sanh nơi cõi Cực Lạc cũng nhiều như thế. Do vậy các vị Bồ Tát cũng không thể đếm cho xiết hết các chúng sanh ở cõi này.

Chúng sanh sanh về cõi Cực Lạc có tuổi thọ dài lâu vô lượng, không thể đếm số năm như ở cõi Ta-bà này nữa.

Chơn như bản thể tánh viên thường. Đó là Niết-bàn thực tại ở cõi Cực Lạc. Chúng sanh ở đây sẽ lìa hết tất cả những điên đảo để vào chỗ vô phân biệt.

Dân chúng ở cõi Lạc Bang lúc nào cũng vui vẻ và nhận được nhiều đồ thọ dụng. Ở đây không có phân biệt là người xuất gia hay tại gia, ai cũng sâu vào trong Vô lậu tam muội để chứng ngôi bất thối.

Đức Phật A-di-đà hiện đang giảng kinh thuyết pháp tại thế giới Cực Lạc nhằm độ sanh và do sở nguyện của mỗi người mà được thành tựu. Công đức của Ngài thật vô lượng vô biên.

Ở cõi này có rất nhiều chúng sanh chứng được thiên nhãn thông và nhờ thần thông này mà thấy được vô biên vũ trụ khác và thấy rõ được những duyên khởi của thế gian vì sao mà thành trụ, vì sao bị hoại diệt.

Các chúng sanh ở đây khi chứng được thiên nhĩ thông rồi, có thể nghe thuyết pháp từ trăm ngàn vị Phật và trong một lúc có thể ngồi bất cứ ở đạo tràng nào để lắng nghe diệu pháp ấy.

Các chúng sanh ở cõi Lạc Bang chứng được tha tâm thông, có thể biết được tâm niệm của kẻ khác đang suy nghĩ gì, dầu là kẻ ấy ở nơi đâu.

Khi chúng sanh ở cõi này đã chứng được thần túc thông thì việc đi giống như bay. Có thể dong ruỗi trong mười phương vô biên thế giới trong khoảng sát-na rồi trở lại cõi mình đang ở.

Đức Phật Thích-ca Mâu-ni khi còn ở Kỳ Viên Tinh Xá đã giảng kinh A-di-đà nhằm giới thiệu cho chúng sanh ở cõi này biết có một thế giới Cực Lạc như thế và hiện do Đức Phật A-di-đà đang thuyết pháp độ sanh nơi đó. Nếu có chúng sanh nào phát nguyện sanh về đó sau khi lâm chung thì phải nhứt tâm bất loạn, trì niệm danh hiệu Phật ấy, thì khi lâm chung sẽ về được nơi chín phẩm sen.

Khi lâm chung sẽ có hào quang của Phật và Thánh chúng đến tiếp dẫn, phóng đến nơi đảnh đầu của mỗi chúng sanh. Tuy ánh sáng mặt trời mặt trăng so với thế gian này là rạng rỡ, nhưng ánh hào quang của Phật A-di-đà còn sáng tỏ và mát dịu hơn nhiều.

Chúng sanh thấy được ánh hào quang của đức Từ Phụ A-di-đà nên nương vào đó. Vì ánh sáng này rất đặc biệt, không phải như những loại ánh sáng khác.

Khi ánh hào quang của Đức Phật A-di-đà chiếu đến thân hành giả niệm Phật cầu vãng sanh, thì bất kể là người, hay thú, hay trời cũng đều được sáng tỏ, thì nương theo đó để về cảnh giới Lạc Bang.

Khi phát tâm Bồ-đề và hành Bồ Tát hạnh, thực hiện lục ba la mật. Những công đức ấy, đến khi lâm chung đã đầy đủ phước báo để chư Thánh Tăng cùng với đức Phật A-di-đà tiếp dẫn người phát tâm về thế giới Tây Phương Cực Lạc.

Ở cõi Ta-bà này nếu có chúng sanh nào lo làm chùa, xây tháp, trì trai, giữ giới thanh tịnh và cúng dường đèn, hương, hoa quả, tràng phan, bảo cái và trước khi lâm chung chỉ cần nhất tâm niệm danh hiệu đức Phật A-di-đà trong một ngày đêm thì Ngài sẽ tiếp dẫn về cảnh giới Lạc Bang.

Những chúng sanh nào khinh chê Phật Pháp và bị tội đọa vào địa ngục A-tỳ thì Ngài không độ được. Ngoài những kẻ này ra, tất cả nếu niệm danh hiệu của đức Phật A-di-đà cho đến mười niệm nhất tâm thì Ngài sẽ tiếp dẫn về thế giới của Ngài.

Tuy nhiên, những chúng sanh nào chỉ tạo tội nhẹ, nhưng sau khi nghe danh hiệu Ngài và sám hối, ăn chay, làm lành, lánh dữ và có ý nguyện sanh về thế giới Cực Lạc, thì Đức Phật A-di-đà sẽ độ cho về, khỏi phải bị sanh vào cõi địa ngục, ngạ quỷ và súc sanh.

Cả trời, người trong mười phương vô biên thế giới. Nếu có chúng sanh nào nghe tên Đức Phật A Di Đà, cung kính đảnh lễ muốn nương về để tu giải thoát thì sẽ được tán dương và đón về nước Phật.

Nếu những người nữ nào không muốn kiếp sau mang thân người nữ, hãy niệm danh hiệu của Đức Phật A-di-đà thì kiếp sau không còn làm thân nữ nữa.

Khi một chúng sanh vãng sanh vào nước Phật thì chắc chắn là chứng được quả Vô Sanh. Khi sanh về cõi Cực Lạc rồi thì chúng sanh không còn bị luân hồi sanh tử nữa. Chỉ trừ những vị chưa muốn thành Phật, vẫn giữ chí nguyện Bồ Tát của mình để đi độ sanh ở những cõi khác, thì đức Từ Phụ A-di-đà cũng tuỳ duyên mà giúp cho những vị này được toại nguyện đi độ sanh và khiến cho chúng sanh do những Bồ Tát đi độ đó được hạnh nguyện giải thoát của Ngài Phổ Hiền.

Nguyện cho dân trong nước mà Bồ Tát đến độ đó sẽ được như nguyện và Bồ Tát dạy cho những chúng sanh ấy dứt các nghiệp dữ, đừng cho sa vào địa ngục, ngạ quỷ và súc sanh.

Khi các Bồ Tát ở cõi Tây phương Cực Lạc muốn cúng dường hoa hương, anh lạc, trân châu lên chư Phật ở các quốc độ khác, liền được đi khắp chỉ trong vòng bữa ăn là quay trở về. Nghĩa là báu vật ấy mang đi cúng dường chư Phật và chư vị Bồ Tát khắp nơi mà sau khi về lại cõi Cực Lạc vẫn chưa đến giờ Ngọ. Ngoài ra muốn cúng thứ gì thì chỉ cần ước ra là có loại ấy để cúng dường.

Phật A-di-đà nguyện rằng, nếu có ai đó đang đọc tụng, thọ trì những kinh điển, thì Ngài sẽ hỗ trợ cho người đó có thêm biện tài vô ngại và có thêm trí tuệ Bát-nhã cao siêu diệu vợi.

Đức Phật A-di-đà sẽ giảng cho những chúng sanh đã sanh về thế giới của Ngài đầy đủ trí huệ, hiểu rõ nghĩa lý của kinh cũng như nghe rõ được những pháp âm vi diệu của chư Phật.

Các vị Bồ Tát ở thế giới Tây Phương đều có thân sắc vàng và đầy đủ 32 tướng tốt và ánh sáng ấy có thể chiếu đến mười phương vô biên thế giới. Chư vị Bồ Tát này sẽ thuyết pháp thay thế cho chư Phật ở đó.

Nước Cực Lạc rất trong sạch, không có một chút bợn nhơ. Nếu chư vị Bồ Tát muốn thấy những cõi Phật khác, chỉ cần nhìn vào cây “Bảo Thọ” là thấy. Điều ấy là sự thật chứ không phải dối trá.

Một na-do-tha bằng một ức mà chiều cao cây ấy đến bốn ngàn na-do-tha, tức là bốn ngàn ức như thế. Nếu Bồ Tát nào muốn nghe và muốn thấy, sẽ được Đức Phật A-di-đà hướng dẫn cho thấy.

Những đồ dùng thường ngày nơi cõi Cực Lạc đều là những đồ trân quý, có màu sắc xinh đẹp, dẫu cho có dùng đến mắt trời cũng không thể thấy hết được.

Ở cõi Tây Phương Cực Lạc không cần thỉnh mời khi nghe Pháp như ở cõi thế gian. Ai muốn nghe pháp tự nhiên sẽ có Pháp để nghe.

Dầu cho chư vị Thanh Văn hay Duyên Giác, khi sanh về đây rồi liền được các thần lực bất khả tư nghì, hào quang rạng rỡ và biện tài vô ngại, khi thuyết pháp chẳng khác gì những vị Pháp Vương khác.

Khi nhập vào đại định thì cõi nước khác dầu xa xôi đến bao nhiêu đi chăng nữa, Bồ Tát chỉ cần nhập định là đến nơi, không sai lạc lối đi và chỉ trong một thời gian ngắn chư vị Bồ Tát có thể đi đến khắp nhiều thế giới khác.

Chư vị Bồ Tát ở các cõi khác khi nghe đến danh hiệu của Đức Phật A Di Đà muốn nương về và với định lực của Phật, chư vị Bồ Tát sẽ được ngôi chánh giác và thường trông thấy các Đức Như Lai.

Chư vị Bồ Tát câu hội đầy đủ nơi cõi Tây Phương Cực Lạc của Đức Phật A-di-đà và nhờ sự hướng dẫn của Đức Phật mà chư vị Bồ Tát được chứng quả Vô Thượng Bồ Đề.

Lời nguyện thứ 48 khi Ngài Pháp Tạng Tỳ Kheo phát nguyện trước Bảo Tạng Như Lai để thành đạo và ngay cả Đức Thích-ca Như Lai cũng đã nương vào Ngài Bảo Tạng Như Lai để gìn giữ và ủng hộ lời nguyện của mình cho đến khi thành được ngôi Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác.

Khi Ngài Pháp Tạng Tỳ Kheo phát nguyện xong, quả đất rung động, hoa hương được chư thiên tung xuống cúng dường và hư không lên tiếng chúc mừng v.v..., đây là những điềm lành chứng minh cho những đại nguyện của Ngài sẽ thành tựu.

Pháp môn Tịnh Độ là một pháp môn tối thắng, mà chư vị Bồ Tát khi đã phát tâm sinh về đây chẳng nệ hà là một, hai, ba, bốn… mà tất cả không phân biệt ở ngôi Pháp Vương cao cả cũng sẽ là pháp môn để dẫn đường cho chúng sanh trong mười phương vô biên thế giới, trước khi lâm chung muốn sanh về thế giới của Đức Từ Phụ A-di-đà.

Suốt trong 10 năm trường như thế, Thượng Toạ Thích Ngộ Đạo đã hành trì một cách miên mật ở trong thất, mỗi ngày 6 thời như đã định lúc ban đầu. Trong thất vẫn thanh tịnh, Thượng Toạ không tiếp xúc với bất cứ một ai, ngay cả những đệ tử thân tín của mình. Tâm Thượng Toạ bây giờ tự nhiên thanh tịnh, vắng lặng không cần ăn uống vẫn thấy an lạc. Thượng Toạ có thể nhịn ăn nhiều ngày không sao, chỉ vui với thiền duyệt thực và hồng danh câu Phật hiệu Phật A-di-đà.

Đến ngày 17 tháng 11 năm ấy, liên tiếp ba ngày Thượng Toạ không dùng cơm trưa. Do vậy mà các đệ tử đẩy cửa thất vào giống như lời Thượng Toạ đã dặn trước khi đi nhập thất cách đó 10 năm về trước. Tất cả đều xúc động quỳ xuống lạy 3 lạy. Một trong những vị đệ tử đã lấy tay đưa vào mũi Thượng Toạ để xem có còn hơi thở không. Rõ ràng là đã bặt hơi thở từ lâu rồi, nhưng sắc diện vẫn tươi tỉnh như người mới ngồi nhập định. Thế là tất cả đệ tử xuất gia cũng như tại gia đều một lòng chấp tay hướng về Tây theo chân thân nhập định của Ngài và niệm “Nam mô Tiếp Dẫn Đạo Sư A Di Đà Phật” trong nhiều câu niệm liên tiếp kéo dài trong nhiều giờ và nhiều ngày sau đó.

Bên trên thất, một dải hào quang thật rực rỡ được phóng ra từ cõi hư không, có người nhìn thấy hình dáng Ngài Ngộ Đạo đang ngồi với thế liên hoa trên một toà sen vàng, hướng về Tây. Do vậy mọi người đều quỳ xuống và hướng về đảnh lễ.

Trước cửa tháp của Ngài, người ta thấy môn đồ pháp quyến treo hai câu đối thật lớn và ở giữa là hàng chữ “Nam Mô Từ Lâm Tế Chánh Tông Tam Thập Cửu Thế Hưng Phước Tự Trụ Trì thượng NGỘ hạ ĐẠO tự Ấn Hương Đại Sư liên tòa”. Đó cũng là đạo hiệu đức Kim Thượng đã ban cho Ngài lúc còn sinh tiền. Còn sơn môn pháp phái đã truy phong Ngài lên ngôi vị Hòa Thượng.

Sa Môn Thích Như Điển,

Phương Trượng Chùa Viên Giác,
Hannover, Đức Quốc
Viết từ ngày 30 tháng 10 năm 2005
đến ngày 22 tháng 11 năm 2005
tại Tu Viện Đa Bảo Sydeny, Úc Đại Lợi
nhân nhập thất lần thứ ba tại đây.


none

    « Xem chương trước «      « Sách này có 11 chương »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Vầng sáng từ phương Đông


Chớ quên mình là nước


Những tâm tình cô đơn


Một trăm truyện tích nhân duyên (Trăm bài kinh Phật)

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.





Quý vị đang truy cập từ IP 3.83.32.226 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Ngọc Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Thiện Diệu Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Văn Minh Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Thiền Khách Rộng Mở Tâm Hồn nước Rộng Mở Tâm Hồn Bui Tuyet Lan Rộng Mở Tâm Hồn Xuân Thôn Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Độ Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn Pháp Tâm Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Yduongvan Rộng Mở Tâm Hồn Trí Tuệ Từ Bi Rộng Mở Tâm Hồn Tiến Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Hoat Khong ... ...

Hoa Kỳ (390 lượt xem) - Việt Nam (123 lượt xem) - French Southern Territories (5 lượt xem) - Saudi Arabia (3 lượt xem) - Senegal (3 lượt xem) - Philippines (2 lượt xem) - Anh quốc (1 lượt xem) - Hà Lan (1 lượt xem) - Mauritius (1 lượt xem) - Nga (1 lượt xem) - Algeria (1 lượt xem) - Uzbekistan (1 lượt xem) - Kenya (1 lượt xem) - ... ...