Chúng ta có thể sống không có tôn giáo hoặc thiền định, nhưng không thể tồn tại nếu không có tình người.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Sống trong đời cũng giống như việc đi xe đạp. Để giữ được thăng bằng bạn phải luôn đi tới. (Life is like riding a bicycle. To keep your balance you must keep moving. )Albert Einstein
Bạn nhận biết được tình yêu khi tất cả những gì bạn muốn là mang đến niềm vui cho người mình yêu, ngay cả khi bạn không hiện diện trong niềm vui ấy. (You know it's love when all you want is that person to be happy, even if you're not part of their happiness.)Julia Roberts
Ai bác bỏ đời sau, không ác nào không làm.Kinh Pháp cú (Kệ số 176)
Chúng ta sống bằng những gì kiếm được nhưng tạo ra cuộc đời bằng những gì cho đi. (We make a living by what we get, we make a life by what we give. )Winston Churchill
Nếu bạn không thích một sự việc, hãy thay đổi nó; nếu không thể thay đổi sự việc, hãy thay đổi cách nghĩ của bạn về nó. (If you don’t like something change it; if you can’t change it, change the way you think about it. )Mary Engelbreit
Trời không giúp những ai không tự giúp mình. (Heaven never helps the man who will not act. )Sophocles
Nếu quyết tâm đạt đến thành công đủ mạnh, thất bại sẽ không bao giờ đánh gục được tôi. (Failure will never overtake me if my determination to succeed is strong enough.)Og Mandino
Hạnh phúc và sự thỏa mãn của con người cần phải phát xuất từ chính mình. Sẽ là một sai lầm nếu ta mong mỏi sự thỏa mãn cuối cùng đến từ tiền bạc hoặc máy điện toán.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Hãy cống hiến cho cuộc đời những gì tốt nhất bạn có và điều tốt nhất sẽ đến với bạn. (Give the world the best you have, and the best will come to you. )Madeline Bridge

Trang chủ »» Danh mục »» TỦ SÁCH RỘNG MỞ TÂM HỒN »» Sống và chết theo quan niệm Phật giáo »» Xem đối chiếu Anh Việt: CHƯƠNG IV: CÁC LỄ NGHI TUẦN THẤT, PHONG TỤC TẬP QUÁN TANG LỄ THEO TRUYỀN THỐNG CỦA NGƯỜI VIỆT NAM »»

Sống và chết theo quan niệm Phật giáo
»» Xem đối chiếu Anh Việt: CHƯƠNG IV: CÁC LỄ NGHI TUẦN THẤT, PHONG TỤC TẬP QUÁN TANG LỄ THEO TRUYỀN THỐNG CỦA NGƯỜI VIỆT NAM

(Lượt xem: 3.171)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Font chữ:
Font chữ:



CHƯƠNG IV: CÁC LỄ NGHI TUẦN THẤT, PHONG TỤC TẬP QUÁN TANG LỄ THEO TRUYỀN THỐNG CỦA NGƯỜI VIỆT NAM

Tôi thường có cơ hội đi thuyết giảng trên khắp nước Đức và nhiều nơi trên thế giới và mỗi lần như vậy đều có những giờ rảnh để cho học viên hỏi cũng như trả lời. Đây cũng là cơ hội để người Phật tử gần gũi quý Thầy hơn. Có lúc tôi hỏi quý Phật tử tại gia rằng: Để có một đám cưới người ta phải chuẩn bị bao lâu? - Có nhiều câu trả lời được nghe là, trước đó một năm, nửa năm hay trễ nhất là ba tháng. Sau đó tôi đặt một câu hỏi tiếp. Vậy quý vị trong đây có ai chuẩn bị cho mình một sự chết, như chuẩn bị một đám cưới không? Thì chẳng ai trả lời, mà đều nhe răng cười. Bình thường mà nói cái gì chuẩn bị kỹ càng thì kết quả sẽ tốt đẹp. Còn cái gì lơ đểnh thì kết quả cũng chỉ là một sự hợp thành của sự chểnh mảng mà thôi. Tuy biết rằng chúng ta đang sống cũng có nghĩa là chúng ta đang đi đến con đường chết chóc đó, nhưng rất hiếm người lưu tâm, cứ để cho cái chết đến gần kề rồi mới tính toán. Lúc ấy làm sao có đủ sáng suốt mà chuẩn bị?

Có nhiều người gặp đám cưới thì chúc mừng, đám ma thì chia buồn, nhưng theo tôi thì quan niệm khác. Đúng ra đám cưới phải chia buồn mới phải và đám ma nên chúc mừng cho người chết. Vì sao có sự lạ đời ấy? Nói về đám cưới trước. Có phải chăng lâu nay cô cậu sống độc thân, tự do, hồn nhiên vui tính, tất cả mọi việc hầu như không bị ai trói buộc mình. Bây giờ trong đời sống riêng tư của mình, ngay cả giấc ngủ, cũng bị một người thứ hai chi phối. Người đó có thể là chồng hay vợ. Lúc ấy vì thương, nên tất cả đều tha thứ, bỏ qua đi hết. Vì vô minh che lấp nên dầu có khổ đau cũng ráng mà chịu để đổi lấy sự sung sướng giả tạm trong một phút giây nào đó. Vậy tất cả những điều trên đây đâu có gì để vui mà chia vui hay chung vui với cô dâu chú rể, mà phải thành thật chia buồn mới đúng. Vì từ đây cả hai không còn tự do như xưa nữa.

Còn về đám ma. Thật ra người chết hay được diễn tả là: Họ sẽ mỉm cười, buông xuôi hai tay về nơi chín suối. Thử hỏi còn gì sung sướng hơn khi đã được xả báo thân này? Thân cát bụi sẽ lần lượt trả về cho cát bụi. Vậy đâu có gì để đáng buồn? Nếu hiểu đúng nghĩa theo tinh thần trên, đó chính là tinh thần tiêu biểu tích cực của Phật giáo, nhưng khó có người chấp nhận lắm. Vì lẽ trong khi ta già, ai khen mình trẻ mình vẫn vui. Trong khi ta tầm thường, ai khen mình giỏi, mình vẫn hãnh diện. Tất cả chỉ là ảo ảnh của cuộc đời thôi. Không có gì là sự thật cả, ngoại trừ chân lý. Thế nhưng người ta muốn sống với những cảm giác không thật ấy nhiều hơn là sự thật. Vì sự thật bao giờ cũng mất lòng mà! Trung ngôn nghịch nhĩ là thế!

Chỉ những người có tu Phật, học theo Phật và hành hạnh Phật thì họ mới lo xa, biết để dành và tích tụ phước đức. Còn những người chỉ biết sống nương tựa theo vật chất và không tin vào một tôn giáo nào, họ cũng chẳng biết là sau khi chết họ sẽ đi về đâu? Người có niềm tin nơi tôn giáo có nghĩa là người biết lo xa, biết phải cần gì sau khi đã xả báo thân này. Người không hiểu đạo thì để dành tiền của lại cho con cháu, để quan tài lại cho mình, nhưng những thứ ấy không bền. Vì nó bị biến đổi qua luật vô thường. Còn kẻ hiểu đạo họ không để dành lại tài sản bình thường mà để lại công đức cho con cháu, để lại sự an lạc nơi chính mình và chấp nhận sự chết khi hơi thở đã hết. Để lại tiền của có ngày con cái xài rồi cũng hết, nhưng nếu cha mẹ biết để đạo đức lại cho con thì muôn đời dùng hoài cũng không hết được. Người biết lo xa là người biết định hướng, mình sẽ đi lối nào khi rời nhà ra đi. Còn người sống không có niềm tin, không có mục đích, không có lý tưởng chẳng khác nào cũng xách nón ra đi khỏi nhà, nhưng chẳng biết đi đâu. Đó là sự khác biệt giữa người thực hành tôn giáo và người chểnh mảng với niềm tin của mình.

Với tư tưởng “sống gởi thác về” như trong chương hai đã trình bày, người Việt Nam vốn tin là sau khi chết không phải là hết, mà chết chỉ là mới bắt đầu một kiếp sống khác thôi. Tâm thức tượng trưng cho âm thanh, không khí, điện v.v... tuy không thấy chúng được, nhưng đó là một thực thể. Tuy không sờ mó được, nhưng phải cảm nhận được sự hiện hữu của nó. Nó chỉ thay đổi vị trí để tồn tại chứ không bị tiêu diệt dầu ở bất cứ dưới dạng thức nào đi nữa.

Trước khi lâm chung, dĩ nhiên là ở nhiều trạng thái khác nhau. Người bị bệnh nội thương hay ngoại thương, mỗi một bịnh tình có nỗi đau khác nhau. Không ai đau thế cho ai được và cũng không ai có thể chịu khổ thay cho mình, ngoại trừ những vị hành Bồ Tát Đạo, nguyện thay thế chúng sanh trong bao cảnh nhọc nhằn của sanh tử như Ngài Địa Tạng, Ngài Quan Âm, Ngài A Nan v.v... Chỉ có những bậc đại giác khi phát nguyện độ sanh mới có thể làm được. Còn đa phần, nếu là chúng sanh thì chỉ có thể thọ quả báo lành hay dữ, chứ khó mà có dư phước đức để độ người, trong khi vốn liếng tu hành của mình còn thiếu.

Trong thời kỳ chiến tranh Việt Nam, suốt cả thế kỷ 20 này sự chết chóc xảy ra hằng ngày và gia đình ai cũng có người thân ra đi và nhất là chiến tranh giữa quốc gia cũng như cộng sản từ năm 1954 đến 1975. Từ 1975 đến 1995 đã có không biết bao nhiêu người nằm xuống trên quê hương Việt Nam và cũng có lắm kẻ làm mồi cho thú dữ ở rừng sâu hay chết chìm nơi biển cả khi đi vượt biên tỵ nạn. Số người chết trong 40 năm đó ước chừng 11 triệu người. Trong 11 triệu người chết này, không biết có được bao nhiêu người về cảnh giới bên trên và bao nhiêu người bị sa vào địa ngục hay đi đầu thai vào kiếp khác, chỉ có những bậc giác ngộ dùng con mắt trí tuệ mới nhận biết được. Hoặc giả chính những cá nhân đó sau khi thành đạo sẽ nhìn lại kiếp sống tiền kiếp của mình, có thể biết là lúc ấy mình là gì, đã bị chết ra sao và làm người Việt Nam ở giai đoạn nào, giống như Đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni của chúng ta đã kể lại 547 kiếp quá khứ của Ngài trong Túc Sanh truyện, có nghĩa là những chuyện tiền thân của Ngài. Ở đây xin nhớ rõ là kiếp chứ không phải là một đời sống. Một đời sống có thể là 5, 10, 20, 50 hay 100 năm, nhưng một kiếp như thế kéo dài chừng 1 triệu năm. Trong 1 triệu năm ấy chúng ta đã làm gì, quả là vô số chuyện để kể và vô số chuyện để nói. Đức Bổn Sư đã thuật lại rằng: Có lúc Ngài làm sanh linh nơi A Tỳ Địa Ngục, có lúc Ngài làm loài súc sanh, làm chim, làm nai, làm hươu v.v... có lúc Ngài làm Thiên Thần. Có lúc Ngài làm Bồ Tát, có lúc làm người và kiếp cuối cùng trong thế giới Ta Bà này Ngài đã thành Phật. Trông như vậy thì đủ biết là phải dụng công nhiều lắm mới có thể trải qua vô lượng kiếp sanh tử được. Đó là chưa kể những lúc phát tâm tu hành một cách dũng mãnh tinh tấn, có lúc lại thối chí, giải đãi vì nhiều nghịch duyên kiềm hãm nội tâm cũng như ngoại cảnh.

Chúng ta mỗi người sinh ra đều có biệt nghiệp và cộng nghiệp khác nhau, không ai giống ai. Điều ấy cũng hệt như chỉ tay và tròng mắt của mỗi người. Tuy thế giới này có gần 6 tỷ người, nhưng không một người nào có chỉ tay giống người khác và cũng không có hai người nào có con ngươi giống hệt như nhau. Như vậy về phần tâm linh cũng thế thôi. Một tâm thức đi đầu thai, đã, đang hoặc sẽ cũng không bao giờ giống hệt nhau. Ngay cả đến khi thành Phật cũng vậy, mỗi vị sẽ độ sanh khác nhau và có vị lại vội nhập Niết Bàn chứ không ở lại với cõi đời khổ đau này nữa.

Những cái chết về ngoại thương như thế không ai lường được. Vì đâu có ai chuẩn bị chết đâu, khi có một viên đạn, một quả mìn, một trận bom rơi đổ xuống trên đầu dân Việt... quả thật là khổ sở, nhưng có lẽ sự khổ đó do dân Việt đã tích tụ qua bao đời mà bây giờ phải trả quả chăng? Có lẽ cũng đúng một phần nào. Cả một vương quốc của Chiêm Thành, cả một nước Chân Lạp cổ đại với mấy ngàn năm văn hiến, người Việt Nam trong quá khứ đã tiêu diệt họ và ngày nay họ trở thành dân tộc thiểu số trên quê hương của họ mà thôi. Biết đâu những kẻ ra lệnh giết hại họ lại chính là mình trong hiện tại hay chính là xác chết của mình ở một thời điểm nào đó trong thế kỷ này?

Người Việt Nam được xưng là anh hùng, hay thắng giặc ngoại xâm, nhưng khi về cai dân trị nước thì thường hay bị loạn. Đây là một bài học thật xứng đáng mà những người lãnh đạo không chịu học. Họ chỉ chờ sau khi thành công lo hưởng thụ mà thôi. Điều quan trọng ở mỗi người là phải lo tu nhân tích đức, làm lành lánh dữ để tránh những biệt nghiệp hoặc cộng nghiệp như trong bao nhiêu thế kỷ đã xảy ra cho dân tộc Việt Nam mới phải, đàng này lại không làm như thế, nên mới ra nông nỗi này. Ngày nay hơn 2 triệu người Việt Nam sống ở ngoại quốc. Điều ấy vinh hay nhục, hạnh phúc hay khổ đau, may mắn hay rủi ro, chẳng có ai có thể trả lời chính xác được, nhưng qua sự ra đi đó có gần 1 triệu người đã chết, 1 triệu sanh linh ấy vất vưởng nơi chân trời vô định nào cũng chưa có ai làm lễ giải oan cho những linh hồn khốn khổ kia để cho họ đi đầu thai được dễ dàng.

Qua bịnh hoạn mà chết thì ở Việt Nam hay ngoại quốc đều có vô số trường hợp khác nhau, nhưng ở đây chỉ xin nêu ra một số trường hợp đặc thù, để chúng ta có một cái nhìn khái quát về quan niệm của người Việt Nam đối với sự chết. Ví dụ người có tu học và biết chuẩn bị cho sự ra đi của mình thường hay niệm Phật khi tuổi về già. Ở Việt Nam có một pháp niệm Phật gọi là niệm Phật công cứ. Tại chùa mỗi Phật tử sẽ nhận được một quyển sổ niệm Phật công cứ về nhà, lúc nào rảnh thì cứ niệm Phật. Cứ mỗi tràng là 108 câu niệm Phật và cứ 108 tràng như thế chấm một chấm đỏ vào chung quanh hình Phật A Di Đà. Tại đây cũng có 108 ô để trống như vậy. Trong quyển sổ này chia ra làm nhiều trang khác nhau từ hạ phẩm hạ sanh đến hạ phẩm trung sanh và hạ phẩm thượng sanh. Rồi trung phẩm hạ sanh đến trung phẩm trung sanh rồi trung phẩm thượng sanh. Cuối cùng là thượng phẩm hạ sanh đến thượng phẩm trung sanh và thượng phẩm thượng sanh. Cứ mỗi một tràng hạt 108 như thế nếu niệm chậm rãi thì mất độ 5 phút mà 108 lần 5 phút như vậy tức 540 phút, chia ra thành 9 tiếng đồng hồ niệm liên tục. Tùy theo mỗi người mỗi ngày niệm được bao nhiêu giờ cũng quí. Nếu đủ 9 tiếng đồng hồ mới chấm một chấm đỏ vào sách, mà mỗi trang sách có 108 chỗ trống như thế. Cứ vậy mà nhân lên. Trong kinh có chép rằng: Ngọc Ma Ni gieo vào nước đục, nước đục trở thành trong. Câu niệm Phật gieo vào tâm loạn, tâm loạn ấy trở thành tâm Phật. Do vậy mà việc niệm Phật trở nên cần thiết và hữu hiệu vô cùng. Đây là một món trợ tâm rất công hiệu khi sống trong đời cũng như lúc lâm chung. Đã có rất nhiều cư sĩ tại gia tu theo pháp môn niệm Phật này mà đã được vãng sanh Tịnh Độ, ở Việt Nam cũng vậy mà ở hải ngoại ngày nay cũng thế. Tôi sẽ đơn cử một số trường hợp đặc biệt ấy ở phần sau.

Trong kinh A Di Đà, Đức Phật Thích Ca thuyết giảng tại Kỳ Viên Tinh Xá, Ngài đã tự giới thiệu một cảnh giới an lạc cho chúng sanh ở cõi Ta Bà này, nếu sau khi lâm chung muốn sanh về đó thì phải có 3 điều kiện căn bản là: Tín, Nguyện và Hạnh. Đây là giáo lý cột trụ, giáo lý căn bản của pháp môn Niệm Phật. Tín có nghĩa tin thật sâu. Tin vào lời dạy của Đức Thế Tôn, tin vào sự hiện hữu của Đức Phật A Di Đà qua sự giới thiệu của Đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni. Nguyện có nghĩa là tự mình sau khi tin phải phát nguyện dõng mãnh hơn nữa, tinh chuyên hơn nữa để khi lâm chung được Đức Phật A Di Đà và chư Thánh chúng đến tiếp dẫn về cảnh giới Tây phương Cực Lạc. Điều căn bản cuối cùng là Hạnh. Hạnh có nghĩa là thực hành niệm Phật, tưởng nhớ đến Phật như pháp môn niệm Phật công cứ bên trên đã trình bày. Nếu 3 việc này thực hành đều đặn và tinh chuyên thì chắc chắn khi lâm chung sẽ được vãng sanh về thế giới Cực Lạc. Vì Đức Phật A Di Đà trong 48 lời nguyện có nói rằng: Nếu ai nhứt tâm niệm đến danh hiệu ta trước khi lâm chung, mà ta không tiếp dẫn về thế giới Cực Lạc thì ta sẽ không thành Phật. Đây là lời nói chân thật của một bậc Đại Giác Thế Tôn, ta không thể nghi ngờ được.

Cõi Tây phương Cực Lạc cũng còn gọi là cõi Phàm Thánh Đồng Cư Tịnh Độ nữa. Do vậy mà, nếu còn những nghiệp lực vi tế, cũng có thể được vãng sanh. Lúc về đó, chúng ta sẽ tu tiếp để giải nghiệp và khi đã được về đây rồi thì không còn sợ bị luân hồi sanh tử nữa. Có nhiều người cho rằng phép tu này giống như một sự cứu rỗi của các đạo hữu thần khác. Xin thưa, hoàn toàn khác nhau. Lý do phải được hiểu như sau. Một hạt cát dầu nhỏ bao nhiêu khi bỏ vào nước vẫn bị chìm, nếu một hòn đá lớn bao nhiêu đi chăng nữa mà được chuyên chở trên một chiếc thuyền thì hòn đá kia sẽ được nổi và thuyền sẽ đưa đá đi đâu tùy ý. Tội lỗi của chúng ta cũng giống như hạt cát và hòn đá. Còn tha lực của chư Phật giống như chiếc thuyền, nhưng chiếc thuyền ấy chỉ có bổn phận phải chuyên chở theo lời thệ nguyện mà thôi, còn khi về được Tây phương Cực Lạc rồi cục đá không thể trở thành hạt cát, hoặc không còn gì cả được, nếu người ấy không biết tu tiếp thì cát và đá vẫn còn nguyên vẹn, chứ không biến đổi được. Đây là điều căn bản khác biệt so với các tôn giáo khác.

Đạo Phật hay đúng hơn là Đức Phật qua cái nhìn của một bậc giác ngộ đã tu chứng nên đã giới thiệu một cách tổng quát nhiều thế giới khác. Có những thế giới trong vòng luân hồi sanh tử và cũng có những thế giới không có khổ đau, ở đó chỉ toàn là an lạc và giải thoát. Riêng chúng ta, chỉ có con mắt phàm phu, không có trí tuệ, làm sao chúng ta có thể hiểu và tin những điều đó. Có nhiều người bảo rằng khi nào thấy họ mới tin, thì có lẽ phải chờ mãi trong vòng luân hồi sanh tử cũng khó mà ra được. Nhưng trên đời này có những cái không thấy mà cũng phải tin như thường. Ví dụ như không khí ta đâu có thấy được, điện ta đâu có thấy được, nhưng nếu không có không khí ta sẽ chết ngạt, không có điện ta sẽ thiếu phương tiện sinh hoạt trong cuộc sống. Ở thế giới này có nhiều việc ta không thấy ta còn phải tin, thì đòi hỏi ở thế giới khác, làm sao chúng ta có thể thấy hết được? Điều quan trọng của người có tôn giáo là phải thực hành, ắt có ngày sẽ thành tựu. Ví dụ một người học trò mỗi ngày cứ cắp sách đến trường và năm này qua tháng nọ sẽ đỗ đạt. Nếu giả sử người học trò này cứ hỏi rằng sự đỗ đạt ấy ở chỗ nào và làm sao tôi có thể đến được đó... vân vân và vân vân... Nếu cứ hỏi như vậy thì bất cứ ai cũng không có khả năng để trả lời và bất cứ ai cũng không thể đảm bảo cho người học trò đó có thể đỗ đạt. Ngoại trừ việc người học trò ấy phải tự đi học, tự học bài và tự thi cử thì mới có thể đỗ đạt ra trường được.

Ấn Quang Đại Sư, một vị Đại Sư Trung Hoa ở đầu thế kỷ 20 có dẫn lời Thiền sư Vĩnh Minh Diên Thọ đoan chắc rằng: Trong đời mạt pháp này 10 người tu Thiền chỉ chứng đắc có một, còn 10 người tu Tịnh Độ thì đều chứng được cả 10 người. Nếu ai có cả tu Thiền lẫn tu Tịnh Độ thì chẳng khác nào cọp mọc thêm sừng, càng thêm phần uy dũng. Như vậy, hiển nhiên phép tu Tịnh Độ, Niệm Phật A Di Đà quả là hiệu nghiệm và ngay cả ở phần trên, nơi quyển Tây Phương Du Ký cũng có cho biết rằng Ngài Khoan Tịnh Hòa Thượng đã gặp Ấn Quang Đại Sư nơi Thượng phẩm Thượng sanh ở thế giới Tây phương Cực Lạc rồi.

Đời chánh pháp chư vị Tổ Sư tu Thiền rất nhiều người chứng đạo. Riêng đời Tượng pháp và Mạt pháp ngay cả các vị Tổ Sư chứng đạo cũng còn rất hiếm, huống gì nói đến cư sĩ khi tu đạo Thiền mà chứng quả thì trong lịch sử Phật Giáo rất hiếm thấy. Riêng về Tịnh Độ ngay trong đời này cả tăng lẫn tục đều có thể chứng đạo. Sau đây là 2 câu chuyện sẽ minh chứng điều đó.

Chuyện thứ nhất kể về một nữ Phật tử đã tu theo pháp môn Tịnh Độ ở Texas, Hoa Kỳ. Vào những năm trước đây bà Vương Ngọc Tuyết cũng là một người Phật tử bình thường giống như bao nhiêu người Việt gốc Hoa khác. Nghĩa là hằng ngày vẫn đi làm, về nhà lo cơm nước cho chồng cho con và thỉnh thoảng có đi chùa cũng như làm việc phước thiện. Bỗng một hôm bà thấy khó chịu nên mới đi khám bác sĩ. Sau khi khám nghiệm xong, bác sĩ cho bà biết là bà bị ung thư và không thể kéo dài cuộc sống lâu hơn nữa. Khi nghe được tin này bà không buồn như bao nhiêu người khác đã bị ung thư nhưng không có niềm tin nơi tôn giáo. Riêng bà, bà quyết định nghỉ làm và ở nhà, siêng đi chùa hơn, niệm Phật nhiều hơn và muốn ở một căn nhà riêng yên tĩnh để tự lo phần cuối của đời mình. Chồng bà đã chiều ý bà và bà cũng được toại nguyện. Mỗi ngày bà Tuyết niệm Phật càng nhiều hơn, niệm Phật không ngừng nghỉ. Mặc dầu chứng bịnh ung thư càng làm cho bà đau nhức hơn. Tóc đã bắt đầu rụng nhiều và thân hình bà trở nên tiều tụy, nhưng bà vẫn thanh thản niệm Phật. Trong những ngày cuối của đời bà, bà chỉ muốn gặp mấy người con thôi. Ngoài ra bất cứ ai, ngay cả chồng bà và các người thân thuộc, bà cũng không muốn gặp. Có lẽ bà sợ họ thay vì mang đến sự an lạc sẽ làm cho bà phân tâm, không có thì giờ chí tâm niệm Phật nữa. Bỗng một hôm nhà bà sáng rực, không phải là ánh sáng mặt trời, mà là ánh hào quang của chư Phật và chư vị Bồ Tát chiếu soi vào nhà bà và đến đón rước bà đi. Sau đó vài giờ thì bà tắt hơi thở cuối cùng vẫn trong tiếng niệm Phật của chư Tăng hộ niệm và con cái của bà đứng chung quanh. Việc này đã xảy ra vào năm 1997 tại Texas, Hoa Kỳ có rất nhiều người chứng kiến. Một điều hết sức ngạc nhiên, mà cũng hiển nhiên thôi, là sau khi thiêu thân xác bà, còn lưu lại rất nhiều xá lợi loại ngọc bích, loại bạch ngọc, loại hồng ngọc v.v... Điều này đã để lại cho hậu thế một sự minh chứng là cư sĩ, mà ở đây lại là cư sĩ nữ vẫn có thể chứng đạo như thường, nếu nhất tâm niệm Phật A Di Đà và cầu về cõi Tây phương Cực Lạc. Đã có nhiều người tin và đã nhìn thấy bằng chứng, nhưng việc thực hành giống như bà Vương Ngọc Tuyết không phải ai cũng có thể làm được. Vì lẽ nói là một chuyện, mà làm lại là một chuyện khác.

Chuyện thứ hai là chuyện của một người đàn ông, đã lập gia đình, có con cái và địa vị trong xã hội ở Việt Nam trước năm 1975. Sau đó ông sang Mỹ, cũng sống một cuộc sống bình thường như bao nhiêu người Việt Nam khác. Khi đến tuổi 60 ông ta muốn xuất gia đầu Phật và điều ấy đã được toại nguyện. Hòa Thượng Thích Trung Quán, viện chủ chùa Hoa Nghiêm tại Pháp đã cho ông xuất gia và thọ giới Sa Di với pháp tự là Minh Đạt - thế danh của ông là Nhâm Ngọc Hựu - một cựu Trung Tá trong quân lực Việt Nam Cộng Hòa. Sau vì vấn đề giấy tờ, ông không ở Pháp được nên mới về lại Mỹ. Trước khi về lại Mỹ, chú Sa Di Minh Đạt 60 tuổi này đã đi khắp một vòng Âu Châu để thăm các chùa và lúc ấy có ghé lại chùa Viên Giác ở Hannover. Đến đầu năm 1998, chú Minh Đạt lại sang chùa Từ Ân ở Ottawa - Canada thăm viếng và ở lại đây mấy tháng, sau đó bị bịnh và chuẩn bị về lại Mỹ thì chú đã ra đi vĩnh viễn và để lại rất nhiều xá lợi cho chùa Từ Ân sau khi hỏa thiêu.

Tôi đích thân đã đến chùa Từ Ân vào tháng 4 năm 1998, cũng đã chiêm ngưỡng xá lợi của Thầy Sa Di Minh Đạt và cũng đã trình bày cho quý Phật tử tại đây hiểu rõ thế nào là xá lợi của Phật, của Tổ và của chư Tăng cũng như Phật tử. Khi tôi đến thăm chùa, có ở lại phòng chư Tăng, và cũng chính nơi đây Thầy Minh Đạt đã tịch, nhìn lên cánh cửa còn thấy rất rõ nét chữ của Thầy viết. “Trước khi cha mẹ ta sinh ra ta, vậy ta là ai?” - Đây là một công án của Thiền Tông, đặc biệt của Lâm Tế. Ngoài ra còn có câu “Ai niệm Phật?” cũng như câu: “Đời sống vô thường, hãy chăm niệm Phật.” Nét chữ run run, chứng tỏ cơn bịnh của Thầy cũng ngặt nghèo lắm, mặc dầu tuổi đời của Thầy chẳng cao như bao nhiêu vị khác, 90 hay 100 tuổi mới viết những nét chữ run rẩy như thế. Chính mắt tôi đã thấy xá lợi của Thầy Minh Đạt, có nhiều màu, xanh, vàng, đỏ, tím, trắng và có nhiều loại khác nhau. Tròn có, méo có, lớn có, nhỏ có... Bây giờ chùa Từ Ân tại Ottawa, Canada lại nhộn nhịp hẳn lên. Vì nơi đó đã có một Thầy Sa Di lưu lại xá lợi. Ai cũng muốn chiêm ngưỡng lễ bái, nhưng muốn tu hành như Thầy Sa Di này hay như nữ Phật tử Vương Ngọc Tuyết kia, thì không biết trong họ có được mấy người.

Tôi đã bao lần được chiêm ngưỡng xá lợi của Phật và các vị Thánh Tăng rồi, nên lần này xem cũng có một cảm xúc tương tự như vậy. Vì đây là kết quả của sự tu hành, của công phu hành trì pháp môn niệm Phật. Đó là một kết quả hiển nhiên, có rất nhiều người mong muốn. Có lẽ lâu lâu mới có một người như thế, thị hiện ra những điều đặc biệt để thế gian này tin tưởng và từ đó việc phát tâm càng dõng mãnh hơn.

Nếu là một Phật tử bình thường trước khi lâm chung nên mời quý Thầy đến bịnh viện hay tư gia để hộ niệm. Nơi nào không có quý Thầy, quý Phật tử tại gia, hoặc ngay cả thân nhân trong gia đình cũng có thể hộ niệm nơi giường nằm của bệnh nhân. Điều cuối cùng nếu không ai có thể làm được thì cũng có thể mở băng cassette niệm Phật để trợ niệm cho hương linh. Vì tâm thức lúc cận tử nghiệp đến cần phải có sự hướng dẫn sáng suốt thì thần thức có thể đi tái sinh ở cảnh giới cao hơn. Hai câu chuyện ở Ấn Độ trong chương trước có kể về việc vua Tần Bà Sa La và vị Tiên Nhơn, hay câu chuyện ái nghiệp dẫn đến việc người mẹ có thể tìm đủ mọi cách để giết con mình để đi theo tiếng gọi của chữ ái, là những điều minh chứng rõ ràng nhất.

Một ví dụ khác có thể chứng minh trong cận tử nghiệp hay thiện và ác ở giờ cuối là quan trọng như sau. Ví dụ có một người, trong cuộc sống bình thường, anh ta rất hiền lành, dễ thương, nết na đạo đức, nhưng vào một ngày nọ có một người bạn đến chơi, rủ anh ta đi đánh bạc. Thế là tâm thức tham lam, tiềm ẩn lâu nay nơi nội tâm, máu cờ bạc nổi dậy, nên anh ta vào phòng vơ vét hết tất cả vàng bạc, nữ trang của vợ để đem ra thi thố với sòng bài. Kết quả là sự thất bại rất ê chề, vì anh ta chưa có kinh nghiệm trong cuộc chơi này. Một thí dụ khác. Có một người rất hung bạo, không bao giờ làm chuyện đạo đức, nhưng một hôm có một người bạn đến nhà rủ đi chùa, làm việc thiện, chàng ta bỉu môi, nhưng cũng nghe theo bạn đi chùa. Tới đây anh ta thấy an lạc hơn ở nhà và ngộ được cái chân lý ấy. Từ câu chuyện này người ta bảo rằng: đồ tể buông đao thành Phật là vậy. Ai độc ác, ai cộc cằn, ai sân hận bao nhiêu đi chăng nữa, nhưng ở vào phút cuối của cuộc đời, nếu có trợ duyên tốt, thì kết quả sẽ tốt. Ngược lại ở câu chuyện đầu cho ta thấy, người ấy suốt đời ăn hiền ở lành mà cận tử nghiệp xấu dẫn đến, chính cái xấu này nó cũng có đủ sức mạnh để lôi kéo người ta đi vào cõi đọa lạc. Vì vậy mới có câu rằng: Việc phước làm suốt đời vẫn không đủ. Còn việc ác, chỉ cần phóng tâm một mảy may thôi, cũng đủ đầy dẫy cả hư không rồi.

Trong khi hộ niệm nên thong thả rõ ràng, không hấp tấp và nếu được có quý Thầy quý Cô hộ niệm xong, nên nói kinh vô thường cho người sắp lâm chung nghe, họ sẽ hiểu và chấp nhận sự vô thường, khổ, không và vô ngã dễ hơn là lúc bình thường khi người ấy còn sống. Đặc biệt sau khi tắt thở không nên động đậy đến thân xác và phải sau 24 tiếng đồng hồ mới được liệm. Nhưng cũng có thể tìm hiểu nơi người thân của mình hơi nóng cuối cùng còn nằm tại nơi đâu, vì điều này rất quan trọng. Đức Phật khi còn tại thế, khi Ngài muốn độ cho mỗi loài chúng sanh, Ngài thường phóng hào quang những nơi khác nhau trên thân thể của Ngài để độ. Vì mỗi một loài chúng sanh ở mỗi cõi, chỉ cảm nhận được ánh sáng đúng giới hạn của nó mà thôi. Ví dụ nếu người chết, hơi nóng cuối cùng nằm nơi lòng bàn chân thì chắc chắn người này kiếp sau sẽ sanh ra làm loài súc sanh. Nếu hơi nóng còn nằm ở đầu gối, thì người này sẽ ở cảnh giới ngạ quỉ. Nếu hơi nóng ở bụng thì người này sẽ đi vào địa ngục. Nếu hơi nóng nằm từ ngực trở xuống bụng, sẽ sanh vào hàng A Tu La. Nếu hơi nóng còn lại nơi ngực, chắc chắn người này sẽ trở lại làm người. Nếu từ miệng trở lên còn nóng, người này sẽ làm chư Thiên. Từ đảnh môn trên đầu còn nóng, chắc chắn người này sẽ sanh vào những cảnh giới cao hơn loài người. Đó là kết quả luồng hào quang của Phật khi chiếu dọi vào các cõi để thuyết pháp độ sanh. Do vậy mà phải lưu tâm đến trước khi lâm chung.

Khi có người thân ra đi, cũng không nên khóc lóc, kể lể nhiều. Vì nếu khóc lóc nhiều sẽ làm cho thần thức của người chết khó siêu thoát được. Mặc dầu xác thân không còn hơi ấm nữa, nhưng thần thức vẫn còn lảng vảng đó đây, họ nhớ thương quay quắt, không thể gần gũi người thân được. Do vậy mà phải cần đến câu niệm Phật nhiều hơn để giúp cho người chết sớm được siêu thoát. Khi chết cũng không có nghĩa là các tế bào hoàn toàn chết hết. Do vậy, nếu có một điều kiện thuận tiện nào đó như một làn gió thổi qua, hay có thể là con mèo, con chó gần kề thi thể người chết, khiến cho họ sống dậy. Trường hợp này xảy ra không ít tại Việt Nam và hiện tượng này gọi là hồi dương. Vì lẽ ấy nên đã có rất nhiều câu chuyện được kể khi những người ấy sống trở lại và nói đơn giản như người bình dân vẫn thường hay nói là hồn đã nhập lại xác. Chuyện kể rất hấp dẫn nhưng cũng rất rùng rợn. Ví dụ dưới địa ngục có quỉ sứ đầu trâu mặt ngựa. Có người chết xuống bị cưa đôi ra bỏ vào chảo dầu để nấu. Có người bị chim chó phanh thây. Có người bị ở rất nhiều năm tháng trong địa ngục Vô Gián và A Tỳ Địa Ngục. Các tội nhân thường sau khi sống lại tu nhân tích đức, ăn hiền ở lành. Những người bị vào A Tỳ Địa Ngục gồm có 5 loại.

Loại thứ nhất là làm cho thân Phật ra máu. Có nghĩa là cố ý để hại Phật. Ngày nay Phật không còn tại thế nhưng cũng có thể hiểu rằng đập phá tượng Phật, hoặc những nơi tôn nghiêm, đều thuộc về tội này.

Tội thứ hai là giết A La Hán, tức những bậc Thánh Nhơn, những bậc giác ngộ. Những vị này rất khó có trong đời mà mình còn đang tâm sát hại, thì tội ấy phải đầu thai rất nhiều kiếp ở địa ngục.

Tội thứ ba là giết cha và tội thứ tư là giết mẹ. Cha mẹ sanh ta ra, nuôi ta khôn lớn nên người, ơn dưỡng dục còn chưa đền đáp nổi, nỡ nào ta lại phạm vào tội này?

Tội thứ năm là phá hòa hợp Tăng. Nghĩa là Tăng chúng đang sống an hảo nơi Thiền viện, chính mình đã gây chia rẽ, phân hóa, làm cho chúng lý trong chùa, trong tự viện không hòa hợp. Tội này cũng bị đọa vào địa ngục A Tỳ.

Có một điều cũng hết sức quan trọng cần phải biết. Đó là thời gian ở địa ngục của Phật Giáo không có tính cách vĩnh viễn, mà sau khi trả nợ đã vay xong, sẽ được tái sinh ở kiếp khác. Đây là một điều rất khác biệt với các tôn giáo khác. Chính Đức Bổn Sư của chúng ta đã nói ra điều này và khi Ngài lúc còn ở nơi A Tỳ Địa Ngục cũng đã phát khởi thiện tâm, để có ngày Ngài thành Phật trong hiện tại. Như vậy địa ngục không phải là chuyện không có. Ví dụ qua câu chuyện Mục Liên tìm mẹ hay rất nhiều chuyện khác mà Đức Phật đã kể về quá khứ của Ngài Xá Lợi Phất, Ngài Mục Kiền Liên, Công chúa Da Du Đà La hay bất cứ một nhân vật nào đã có nhân duyên với Phật thì Phật đã kể rõ.

Từ đó chúng ta cũng có thể nói rằng: địa ngục cũng không phải là giả tưởng, nhưng tin hay không thì tùy ở mỗi người. Có nhiều người tin mà cũng có lắm người không tin, nhưng điều đó ai có thể hiểu biết hơn những bậc giác ngộ đã hiểu biết? Nếu sức một con ếch mà muốn có bụng lớn bằng con bò thì không thể được. Thực tế không phải là không có con bò. Điều ấy hiển nhiên đúng đối với những người nào biết nhận xét, phân tích và chúng sẽ sai khi muốn dùng trí nông cạn của mình để hiểu biết về những việc ngoài tầm hiểu biết thì khó lắm.

Trong kinh Hoa Nghiêm, kinh Pháp Hoa, kinh Lương Hoàng Sám v.v... và hầu như trong tất cả những bộ kinh quan trọng. Đức Phật khi thuyết pháp, có dịp Ngài đều nói qua và nhiều lúc còn giới thiệu rất cặn kẽ về các cảnh giới khác trong vòng lục đạo, hay những cảnh giới xa hơn ở ngoài cõi luân hồi này, như cảnh giới Cực Lạc hay cõi trời Đẩu Suất v.v... Ngày xưa khi khoa học chưa tiến bộ, tất cả mọi người đều nghĩ rằng chỉ có quả đất nơi chúng ta đang ở là có thật, nhưng ngày nay, qua bao nhiêu nghiên cứu của khoa học, người ta đã tìm thấy trong vũ trụ này còn có không biết bao nhiêu tinh tú khác, bao nhiêu thiên hà khác, mà với cái nhìn của khoa học trong hiện tại là cái không cùng tận. Từ đây tinh thần Bát Nhã và Tánh Không của Đạo Phật áp dụng vào cho mọi người, nhất là người Tây phương, hiệu nghiệm vô cùng và cũng chứng minh được rằng lời dạy của Đức Phật là đúng. Bởi vậy nhà Bác học Albert Einstein, người Đức gốc Do Thái và có quốc tịch Mỹ, cha đẻ của thuyết tương đối đã tuyên bố rằng: Nếu có một tôn giáo nào đó trong tương lai mà khoa học có thể dựa vào để phát triển thì đó chính là Phật giáo. Ngoại trừ Phật Giáo ra, không tôn giáo nào khác có thể có được tính cách khoa học đó.

Ít ai nghĩ rằng mình phải chết, nhất là lúc còn trẻ, khi mà tương lai còn đợi chờ họ và còn nhiều hy vọng, nhưng ai đâu có ngờ được rằng sự chết không chờ ai. Chúng ta có thể chết bất cứ lúc nào. Ai sinh ra rồi cũng phải chết cả. Đó là định luật, nhưng không ai chuẩn bị để chết cả. Quả là một điều hết sức vô lý. Vì bình thường trong cuộc sống chúng ta lo cho bao nhiêu thứ. Ví dụ lo cho đủ ăn, đủ mặc. Lo cho có của cải dư thừa. Lo chuẩn bị đi nghỉ hè. Lo đi mua sắm cuối tuần. Lo cho công việc nhà, công việc sở. Lo cho chồng, lo cho con, lo cho gia tài sự nghiệp v.v... tất cả mọi việc trên chúng ta đều có lo đó, nhưng lo cho người khác, lo cho bên ngoài bản thân mình. Còn chính bản thân mình thì sao? - Hầu như trống vắng. Liệu cái lo cho tha nhân ấy có ích gì sau khi chúng ta chết đi không? Có còn ai lo tiếp tục cho những người còn ở lại không? Hay ta vẫn còn phải vương vấn nơi trần thế, để rồi tâm thức phải đi đầu thai trở lại để tiếp tục lo trong cái vòng lẩn quẩn ấy. Chính cái này đây, chính cái thủ, cái ái, cái chấp trước này nó làm cho ta bị dính chặt vào mãi và khó thoát ly là vậy.

Có nhiều người đọc kinh sách, khi ngẩng đầu lên đều biết như vậy, nhưng khi nhìn xa thì thấy còn ngút ngàn thử thách, nên lại thôi. Vì con đường giác ngộ khó lắm, nên đã lên xe và trở lại cõi Ta Bà đầy khổ đau tục lụy này. Cuộc sống của chúng ta cũng giống như một chiếc xe chở chạy vòng tròn và có nhiều trạm nghỉ khác nhau. Ai có đầy đủ năng lực sẽ tự đi ra khỏi cái vòng tròn ấy. Ai cảm thấy sợ hãi và trống vắng thì chính người đó lại chọn con đường trở lại trên chiếc xe kia để ngồi vào và xe cứ tiếp tục lăn bánh, người cứ tiếp tục vay trả trả vay.

Sau khi tắt thở 24 tiếng đồng hồ thì có lễ nhập liệm và sau đó là lễ phát tang. Lễ nhập liệm tại Việt Nam thường cử hành tại tư gia, khác với Đức và các nước Âu Mỹ. Nghĩa là người chết dầu ở nhà hay ở nhà thương cũng đều được cử hành mọi lễ nghi tại chùa. Ngày nay một số chùa tại Việt Nam có làm những nhà quàn và tháp thờ tro cốt. Do vậy mà thân nhân, tang quyến nếu tư gia chật, cũng có thể đến chùa để làm đám. Riêng nhà quàn ở Việt Nam không phải như nhà quàn của Đức - nhà quàn tại Việt Nam chỉ có xe đưa tang, đạo tỳ (những người khiêng quan tài), bàn hương án, bàn Phật, chuông trống v.v... ít có nhà quàn nào có nơi rộng rãi để tổ chức đám tang, mà tại nghĩa địa cũng chỉ có mồ mả chứ không có phòng làm lễ (Kapelle) như ở Đức này.

Trước khi liệm, thân nhân tắm rửa cho người mất và mặc đồ mới cho người chết. Đồ này gọi là đồ dưỡng già mà trước khi mất, họ đã chuẩn bị trước cho vừa ý. Ngay cả cái hòm, người ta cũng tự chọn trước cho mình, sau đó đem về nhà để, chờ đến khi chết, đem ra dùng. Có nhiều người kiêng cử không để ở nhà thì mang về chùa gởi. Cũng có nhiều người chuẩn bị xây mộ cho mình trước khi mất gọi là kim tỉnh. Còn mộ cho người tu, đặc biệt là các vị Thượng Tọa hay các Hòa Thượng thì gọi là tháp. Nhưng cũng có nhiều người không chết được trên quê hương của mình mà phải chết trong rừng sâu hay trên biển cả, khi ra đi vượt biển tìm tự do, cũng có nhiều người qua đến Đức, đến Mỹ, Úc, Canada mới chết, thì những sự chuẩn bị trước về hình thức bề ngoài ấy nó vô nghĩa. Đúng là vô thường thật. Nếu ai đó biết chuẩn bị cho tâm linh của mình thì dầu sống ở đâu hay chết ở đâu cũng không có thể mất mát được, nhưng mấy ai hiểu và thực hiện được điều này qua lời dạy của Đức Phật?

Người Việt Nam chọn cái hòm gỗ thật tốt để chôn. Gỗ càng nặng càng chắc bao nhiêu, người Việt Nam càng thích bấy nhiêu. Họ nghĩ rằng chôn với gỗ như vậy sẽ bảo quản được thân thể lâu và nhờ gỗ tốt nên thân thể người chết sau bao nhiêu năm qua sự xúc tác của đất, nước sẽ làm cho thi thể ấy kết lại, không bị thiêu rụi đi và họ tin rằng con cháu sẽ làm ăn phát tài, giàu có lớn. Có nhiều việc làm của người Á Châu, hay người Việt Nam nói riêng, kỳ thực không phải cho người chết, mà là cho người sống. Họ hy vọng linh hồn của người chết sẽ về phù hộ độ trì cho họ, nếu họ làm đẹp lòng người chết và họ cũng sợ bị quở phạt, trù dập bởi người chết, nếu người sống không lo cúng quảy tử tế. Đây là một quan niệm vay trả thưởng phạt của nhân gian, không nhất thiết phải là của Phật Giáo, nhưng nếu được hướng dẫn theo tinh thần nhân quả của đạo Phật thì có lẽ hay hơn nhiều.

Do điều kiện khí hậu và vệ sinh ở vùng nhiệt đới nên khi liệm, các âm công và đạo tỳ phải trét đất bùn thật kỹ bên trong hòm, kẻo sợ để lâu bị chảy nước. Có lúc họ liệm chung với trà, cốt để cho hút đi những chất nước bị chảy ra từ tử thi. Nếu là đàn ông, họ bỏ vào miệng 7 hạt gạo, nếu là đàn bà họ bỏ vào miệng 9 hạt gạo. Họ tin rằng đàn ông có 7 hồn, đàn bà có 9 vía. Có nhiều người còn mang theo cả nữ trang, vàng bạc, đá quí như cẩm thạch, kim cương. Họ đeo vào tay hay bỏ vào miệng của người chết. Đặc biệt là áo của người chết không có nút bằng sắt, mà tất cả đều cột bằng vải. Nắp quan tài sau khi đậy lại cũng không được đóng đinh, mà thường là đóng bằng những mộng gỗ hoặc tre bám vào nhau. Vì người thân quan niệm rằng, linh hồn của người chết kiêng cử sắt, do vậy mà tất cả những gì thuộc về quan tài và tử thi, không có lẫn lộn một chút sắt nào cả.

Khi liệm, nếu là Phật tử, sẽ được đội mũ Quán Âm, áo lục thù và có tấm Đà La Ni trải lên bên trên tử thi, tấm vải này có in các chữ Phạn như: Án Ma Ni Bát Di Hồng và thần chú Đại Bi v.v... Hai bàn tay, hai bàn chân cũng được mang vớ vào. Có nhiều người lúc sống bình thường thì xấu tệ, mà lúc chết lại đẹp hẳn ra, vì nhờ những đồ mới này.

Vì lẽ ấy mà người Việt Nam ít muốn thiêu người chết. Vì họ sợ rằng thiêu là không còn xác và hồn cũng bị nóng, không thể nhập vào xác để trở lại thăm gia đình mồ mả ông bà vợ con v.v... Nhưng đó là quan niệm bình thường. Còn theo Phật Giáo sau khi chết, kể từ khi thần thức rời khỏi thân trung ấm cho đến 49 ngày phải đi đầu thai. Nếu không đi đầu thai được, phải làm cô hồn sống vất vưởng không có nơi nương tựa. Vì lẽ ấy mà ở tại mỗi chùa ở Việt Nam hay ở ngoại quốc ngày nay vào lúc 5 giờ chiều, đều có lễ cúng cô hồn, gọi là đi công phu chiều, tụng kinh Di Đà, Hồng Danh và Mông Sơn Thí Thực nhằm để siêu độ những linh hồn không nơi nương tựa này. Nhưng người Việt Nam không dừng sự cúng kiến ở 49 ngày mà còn tiếp tục các tuần thất và kỵ giỗ tiếp theo đó nhiều năm. Phần này sẽ được tiếp tục trình bày sau các lễ quan trọng cho người chết sắp đi chôn.

Lễ trị quan nhập liệm quý Thầy hoặc quý Sư Cô thường tụng chú Đại Bi và Thập Chú trong phần cuối của kinh Lăng Nghiêm, sau đó cho đậy nắp hòm. Vì để lâu ngày tại tư gia, nên việc bịt, trám các mí trên quan tài cũng rất tỉ mỉ, nhiều lúc mất cả tiếng đồng hồ mới xong.

Trong kinh Bát Dương có nói rằng: Sanh hữu hạn, tử bất kỳ. Nghĩa là: khi sanh ra có thể biết ngày giờ năm tháng là lúc nào được sanh, nhưng chết thì bất kỳ vào lúc nào. Thế mà đã có không biết bao nhiêu người lựa ngày tốt để chôn, để nhập liệm, để thành phục v.v... mà chẳng ai có thể lựa được ngày tốt cho mình để chết cả. Vì vậy mà Thiền Tông thường hay hỏi câu: “Phụ Mẫu sanh tiền ngã thị thùy?” (Trước khi cha mẹ sinh ra, ta là ai?) Câu này là công án rất vĩ đại nói về sự sống và sự chết, mà một thiền sinh suốt đời phải cưu mang và làm cho sáng tỏ. Khi nào làm sáng tỏ việc sanh tử, lúc ấy chính là hiểu đạo.

Trong cuộc đời, sống và chết là 2 sự kiện rất quan trọng mà con người còn không làm chủ được, thử hỏi chọn ngày tốt để chôn có ảnh hưởng được gì cho người chết chăng? Hay nếu có cũng chỉ cho những người còn sống bớt lo sợ mà thôi? Trong kinh Địa Tạng có dạy rằng: Khi một người chết đi rồi, nếu có thân nhân làm phước bố thí, in kinh, cúng dường Tam Bảo v.v... thì phước đó người chết chỉ hưởng được 1 phần 7 mà thôi. Còn 6 phần 7 là người trực tiếp tạo phước được hưởng. Do vậy mà, nếu lúc sống không tạo được một phước đức gì, để khi chết mới trông cậy vào người thân lo tu và làm phước, nghĩ ra cũng trễ lắm, dù rằng có trễ cũng còn hơn không. Vì có nhiều người đến lúc chết rồi cũng chưa biết mình đi về đâu. Sống suốt cả một đời lang bạt, nay dựa vào vợ, mai nương vào chồng, mốt ỷ vào con, ngày kia hy vọng vào xã hội v.v... Nhưng tất cả những loại này không có gì là bền chắc cả. Thế mà đã có lắm người tin. Không có được một tầm nhìn cao xa hơn, ngoài những gì mà mình đang bị trói buộc đó.

Sau lễ nhập liệm, thân nhân thiết lập bàn vong và lo may đồ tang để làm lễ thành phục. Trước hết là màu sắc. Người Á Châu, nhất là người Trung Quốc và Việt Nam dùng màu trắng tượng trưng cho sự buồn bã, tang tóc, mất mát, ngược lại người Âu Châu thường hay dùng màu đen cho đám ma và màu trắng cho cô dâu khi cưới hỏi. Ở Á Châu, nếu đám cưới có đồ trắng vào là một điều đại kỵ. Ngay cả việc đi rước dâu và đưa dâu cũng không được phép đi lẻ. Nghĩa là phải đủ cặp, vì họ tin rằng đi lẻ thì cô dâu và chú rể sẽ thiếu hạnh phúc trong cuộc sống hôn nhân.

Tang chế cho con trai khác, cho con dâu khác, cho cháu nội khác, rể, con gái và cháu ngoại cũng khác biệt nhau. Ví dụ con trai và con dâu phải mặc cả quần áo dài, phía sau lưng có may một miếng vải nhỏ. Miếng vải này xé làm 3 miếng. Ở giữa lớn và 2 bên nhỏ. Tất cả áo và quần đều may ngược. Nghĩa là bề trái dùng để mặc, bề mặt dùng để che đậy lại. Điều này có nghĩa là: trong khi gia đình có tang, những gì đẹp đẽ đều không được dùng đến. Ngày xưa khi cha hoặc mẹ chết, người con trai suốt 3 năm không cạo râu tóc và làm một cái nhà nhỏ bên mộ của cha mẹ để cư tang như thế, đến khi nào mãn tang mới thôi. Khi để tang con trai và dâu, suốt trong thời gian ấy không được chung đụng về xác thịt (theo quan niệm ngày xưa, chứ bây giờ thì đã khác) và những tiệc vui như cưới hỏi, tiệc tùng, về nhà mới v.v... tất cả đều không được tham gia, vì còn trong thời kỳ tang chế. Có nơi còn cho con trai đội mũ bạc và lưng thì thắt dây rơm, chân đi giày cỏ. Ý nói cha mẹ là những bậc sinh thành ra ta, nuôi ta khó nhọc, do vậy mà phải có bổn phận bảy tỏ chữ hiếu, mới xứng là người con trai trong gia đình.

Con trai, dâu và cháu nội thì để tang 3 năm. Nói là 3 năm chứ thật ra chỉ có 27 tháng. Nghĩa là người chết đúng 1 năm gọi là Tiểu Tường hay giỗ đầu. Giáp 2 năm gọi là Đại Tường. Sau đó thêm 3 tháng nữa. Đó là tháng của trời, đất và người, nhưng ít ai mãn tang 24 tháng, mà để đến 36 tháng cũng thường hay xảy ra tại Việt Nam. Con trai, cháu nội và dâu là những người gần gũi trong gia đình, sống chết với tộc họ. Còn con gái đã lấy chồng, là thuộc về nhà chồng rồi, không còn ở với cha mẹ, nên để tang chế cũng như rể và cháu ngoại. Nghĩa là không cầu kỳ có dây rơm mũ bạc, mà đơn thuần một vành khăn tang, có nơi cho mặc áo dài, nhưng không may di ai phía sau lưng. Điều ấy để phân biệt ai thuộc về bên nội và ai thuộc về bên ngoại. Nếu con gái mà chưa thành lập gia đình, được xem như là con trai, do vậy mà tang chế cũng mặc giống như con trai.

Con trai hoặc cháu nội có nhiệm vụ phải mang hình ảnh và bát nhang khi di quan, cũng như thờ tự hương linh người quá cố tại nhà của mình về sau này. Ngoài những người thân gần gũi trong gia đình ra, những người bà con bên cha hay bên mẹ cũng để tang như chú, bác, cô, cậu, dì, dượng v.v... tất cả đều chỉ chít một vành khăn tang để nói lên sự liên hệ trong gia tộc. Ngày xưa có nhiều người giàu có, thừa tiền của, nhưng không có con cái để nối dõi tông đường, họ thường hay thuê người đến khóc mướn và được trả tiền giờ. Họ cũng mặc đồ tang như con cháu thân thuộc trong gia đình và cũng khóc la thảm thiết khi di quan, hay lúc hạ quan tài nơi huyệt mộ.

Thông thường sau lễ phát tang tại tư gia, tại chùa hay tại một nơi công cộng nào đó thì Ban Kinh Sư gồm chư Tôn đức Tăng Ni được gia chủ mời, sẽ luân phiên tụng niệm như thế trong nhiều ngày, chờ cho đến ngày tốt để được chôn, tránh ngày trùng nhựt, thọ tử v.v... Thầy địa lý hoặc quý Sư Tăng chọn ngày tốt để phát tang, ngày tốt để nhập liệm, ngày tốt để đưa đám, chôn cất v.v... Tất cả đều phải tuân theo lời Thầy địa lý. Vì Thầy địa lý căn cứ vào tuổi tác của người chết và người sống trong gia đình để tránh ngày trùng. Họ quan niệm rằng, nếu không làm như vậy thì hồn ma không siêu thoát và người sống bị hãm hại, không phát triển được. Đó là quan niệm của dân gian. Còn quan niệm của Phật Giáo thì như thế nào? - Như trong kinh Bát Dương có nói: Sanh hữu hạn, tử bất kỳ. Nghĩa là khi sanh ra chúng ta còn biết được ngày nào tháng nào. Chứ còn chết thì không hẹn ngày được. Nếu trong cuộc sống của chúng ta có 2 sự kiện quan trọng là sống và chết mà chúng ta còn không làm chủ được, thử hỏi nếu có coi ngày tốt để chôn, ngày tốt để liệm v.v... cũng chẳng có ích lợi gì cả, nhưng vì người sống không an tâm. Do vậy mà phải lo coi hướng huyệt mộ xây về đâu, lo coi ngày tốt xấu v.v... kỳ thực ra là coi cho người sống chứ không phải cho người chết. Vì Đức Phật dạy rằng: Cuộc đời là vô thường, thế gian là giả hợp. Nếu ai ý thức được việc này, chắc rằng lúc sống lo tu tỉnh thân tâm, thì lúc chết không còn sợ hãi nữa. Nghĩa là chúng ta biết chúng ta phải đi về đâu rồi.

Sau 3, 5 hay 7 ngày, có khi để quan tài tại gia đình đến 15 ngày, mới đem đi chôn. Trong thời gian ấy, nếu là gia đình theo đạo Phật, ăn chay trường, tụng kinh Địa Tạng, Thủy Sám, hay Lương Hoàng Sám để cầu nguyện cho linh hồn của người mất được cao đăng Phật quốc. Trong thời gian ấy cho đến 49 ngày thường hay ăn chay, giữ giới thanh tịnh và trong thời gian này thân nhân ở trong gia đình hay nghĩ đến người đã chết nhiều hơn. Nếu gia đình không theo đạo Phật, họ thường làm thịt heo, gà, trâu, bò để đãi khách đến dự đám tang. Họ quan niệm rằng: Ma chê, cưới trách. Do vậy mà phải làm cho nở mày, nở mặt cho cha mẹ hay người thân đã quá cố, không để cho hàng xóm chê cười và nghĩ rằng tại sao cha mẹ mình giàu có, đến khi chết chỉ đãi khách đơn giản như thế. Đám cưới cũng vậy, nếu là người thân mà quên mời dự tiệc cưới cũng hay bị trách móc. Do vậy mà phải đề phòng khi đám ma, hay đám cưới phải gọi mời tất cả những người trong gia tộc đến dự lễ.

Ngày nay tại Âu Châu các nghi lễ cưới hỏi và ma chay rất đơn giản và rất ít người tham dự. Ngoại trừ những người giàu có và quen biết lớn, còn thông thường có đám ma chỉ 5 hay 10 người tham dự. Trong khi đó, ở Việt Nam, người chết, nếu là người có địa vị trong xã hội, hay các bậc Hòa Thượng, Thượng Tọa, Sư Bà hữu danh thì hàng ngàn, hàng vạn người đến tiễn đưa, phúng điếu. Nhiều người quan niệm rằng: Đám cưới không được mời thì không tham dự, nhưng đám ma không ai mời cũng đi. Điều ấy có nghĩa là, họ đến để chia sẻ nỗi buồn của người còn lại và cảm ơn người đã ra đi, có cái gì đó đã cảm kích được lòng họ, nên họ mới đến. Chứ họ cũng chẳng có nhiều thì giờ để phải “Ăn bữa giỗ, lỗ bữa cày”. Đám ma ở Việt Nam dầu nhỏ đến đâu cũng hàng trăm người đi đưa đám. Họ là dân khiêng quan tài, là người hàng xóm, là trẻ con, là Phật tử, là Ban Hộ Niệm v.v... tất cả đều gần gũi, giống như người thân trong gia đình.

Lễ động quan, rồi lễ di quan, lễ cáo đạo lộ là những lễ bưng lư nhang khỏi bàn thờ vong, rồi đưa quan tài ra khỏi nhà và đến giữa đường để quan tài xuống, cáo với đất trời là người chết đã ra đi, xa làng, xa xóm, xa bà con quyến thuộc. Nếu người chết vì bịnh tật hay già yếu là những cái chết bình thường, ít ai sợ hãi, nhưng nếu cái chết ấy bị oan uổng như tự tử, bị sát hại, bị tai nạn v.v... người thân ít đem về nhà, mà hay để ở những nơi công cộng như chùa chiền, bệnh viện v.v... có người vì quá thương yêu người mất, nên cũng đã có đem xác chết về nhà, nhưng khi lễ di quan được cử hành thì người nhà phải đập một cái nồi bằng đất nung bể ra làm nhiều mảnh và kêu thật lớn tiếng, nhằm để đuổi hồn oan ấy không nên lảng vảng trong gia đình nữa. Điều này tuy có vẻ mê tín, nhưng cũng rất hợp với sự luân hồi sinh tử của Đạo Phật. Vì Đạo Phật quan niệm rằng chết không phải là hết mà khi thân trung ấm còn hoạt động, có nghĩa là tánh biết không mất, chỉ có thể xác không còn hơi thở thôi, chứ trên thực tế người chết vẫn biết rất nhiều. Tâm thức họ sẽ về lại gia đình để xem vợ con mình sẽ ra sao, người thân kẻ thuộc ra sao. Người chết không nghĩ rằng mình đã chết, họ nắm bắt người thân, khóc lóc kể lể với người thân, nhưng tất cả đều vô vọng, họ nói, người còn sống không nghe được. Vì bây giờ cái xác không còn cái hồn, nên họ đã không làm chủ họ được.

Thông thường một đám ma lúc đưa đám được sắp xếp theo thứ tự như sau: Bàn đầu tiên là một tượng Di Đà phóng quang tiếp dẫn, có 4 người khiêng, sau đó là liễn, đối, trướng, vòng hoa phúng điếu, kế đến là chư tôn đức Tăng Ni tiếp dẫn hộ niệm. Sau chư Tăng Ni là lá triệu cao chừng 3 thước. Trên thân triệu này có ghi nơi sanh quán và tên tuổi của người chết, cũng như ngày sinh và ngày tử. Sau lá triệu là bàn vong, trên ấy có di ảnh của người quá cố và lư nhang cũng như linh vị. Bàn này cũng có 4 người khiêng. Tiếp theo là dàn nhạc đám ma, thổi lên những bản buồn thương ai oán. Tiếp đến là chấp lịnh, tức người hướng dẫn dân khiêng quan tài lên xuống nhịp nhàng và ra lệnh khi nào đi, khi nào nghỉ. Những dân khiêng thường là trai trẻ trong làng mới có sức mạnh, vì quan tài rất nặng, trét đất sét rất nhiều khi liệm để khỏi rỉ nước và nhất là gỗ phải tốt. Người Việt Nam quan niệm rằng: sống cái nhà, già cái mồ, nên quan tài, phải được chọn loại gỗ đẹp và tốt nhất để hy vọng rằng xác sẽ giữ được lâu hơn và họ mong rằng xác được kết lại, để cho con cháu làm ăn phát đạt.

Ở Việt Nam ngày xưa không thiêu, hầu như đều chôn cất tử tế. Vì họ quan niệm rằng: thiêu là động xác và xác sẽ bị nóng. Đến giữa thế kỷ 20 ở những thành phố lớn như Sài Gòn mới có lò thiêu. Tuy nhiên số người thiêu rất ít, độ chừng 10%. Còn bao nhiêu là chôn theo cách ngày xưa, nhất là những người có ruộng đất riêng. Nếu một mai đây dân số Việt Nam phát triển nhiều, có lẽ cũng phải chọn phương pháp thiêu là sạch sẽ và tiện lợi nhất.

Đám ma thường kéo dài hàng cây số tùy theo số người đi đưa, có thể ít hơn, mà cũng có thể nhiều hơn như thế, đi từ nhà đến nghĩa địa. Ở Việt Nam tại nghĩa địa không có nhà quàn như ở Đức và tất cả xác chết được quàn tại tư gia hoặc tại chùa, như vậy ấm cúng hơn và người chết cũng như người sống đỡ tủi buồn. Khi đến huyệt, quý Thầy phải làm lễ trị huyệt, xong đâu đó quan tài mới được hạ xuống, vàng bạc giấy tiền, đậu, mè, 3 nắm đất được người thân rải xuống huyệt mộ để tiễn đưa người quá cố về nơi an nghỉ cuối cùng. Điều này Tây và Đông đều giống nhau. Chỉ có vàng bạc giấy tiền là không có ở Âu Châu và riêng người Phật tử thuần thành cũng ít khi dùng đến. Theo người Hoa quan niệm rằng: khi chết xuống cõi âm, không dùng tiền trên dương thế được, chỉ có giấy tiền và vàng mã là đổi trao nơi cõi âm được. Vì thế người thân thường hay đốt hoặc bỏ nguyên xấp xuống huyệt mộ cho người chết là vậy.

Mọi người đi đưa sẽ lần lượt lên bỏ đất vào huyệt mộ và chia buồn với thân nhân và mỗi người sẽ nhận được một cây kẹo, tượng trưng cho sự ngọt ngào, một sợi chỉ đỏ tượng trưng cho sự may mắn và ra về. Nếu được tang chủ mời đi uống trà hoặc ăn cơm thì mọi người đi đưa sẽ đến nơi đó. Ở Việt Nam người ta thường tổ chức tiệc này sau lễ trí linh.

Người có nhiệm vụ đến lấp huyệt và đắp mộ lên thành nấm cao, trong khi đó mọi người thân đều về lại gia đình để làm lễ trí linh. Lễ trí linh có nghĩa là lễ đưa hình vong, bài vị và lư nhang về lại nhà. Bây giờ người ta lập một cái bàn thờ riêng bên cạnh bàn thờ ông bà đã quá vãng từ trước. Trên bàn thờ mới này có chưng bày hoa, quả, nước trà, thức ăn, bánh trái v.v... Đèn cầy được dùng trên bàn thờ này màu trắng. Theo quan niệm người Việt Nam và Trung Quốc, màu trắng là màu tang, buồn bã. Nhưng người Trung Quốc, nếu người thân mất trên 70 tuổi, họ hay dùng đèn cầy đỏ để đốt. Vì họ cho rằng đó là tuổi thọ, không liên hệ đến sự yểu mạng nữa. Trong khi đó người Việt Nam vẫn dùng màu trắng, ngay cả đến hoa chưng trên bàn thờ, dầu cho người đó ở tuổi thọ nào đi chăng nữa, 70, 80 hay 90 hoặc 100 tuổi.

Người Việt Nam thường hay cúng mỗi ngày 3 bữa cơm như thế trên bàn vong của người thân đã mất. Họ quan niệm rằng sống như thế nào, thì chết cũng như vậy thôi. Nếu lúc sống phải ăn cơm một ngày 3 bữa, thì lúc chết cũng sẽ về nhà 3 lần để hưởng mùi nhang khói và mùi vị của cơm canh. Họ quan niệm giữa sống và chết chỉ cách nhau một lằn ranh, một cánh cửa thôi. Đi vào bên trong cánh cửa, tức nhập cuộc với đời sống tục lụy này. Đi ra khỏi cánh cửa ấy, tức trở về một cảnh giới khác. Cảnh giới ấy có thể cao hơn hoặc thấp hơn cảnh giới trong hiện tại, nhưng giữa tử và sanh chỉ cách nhau có một cánh cửa thôi. Người được giác ngộ gọi đó là Niết Bàn, an lạc, giải thoát. Kẻ còn bị luân hồi sanh tử gọi đó là Địa Ngục, A Tu La, súc sanh, ngạ quỉ v.v... Còn bên trong cánh cửa tử sanh do mỗi người gây nghiệp và chọn nghiệp để rồi cuối đời mình phải đi đầu thai như thế. Dẫu thế nào đi chăng nữa người thân cũng phải có bổn phận cúng kiến cho họ, vì thân nhân sợ nếu không cúng, họ sẽ trở thành những cô hồn không có nơi nương tựa thì tội nghiệp cho người đã chết. Đây là một cái đạo hiếu của người Việt Nam.

Bây giờ quan tài đã được vùi sâu nơi lòng đất lạnh, thân nhân sau lễ trí linh tại nhà thì được nghỉ ngơi, chờ 3 ngày sau lại đi mở cửa mả. Lễ mở cửa mả có nghĩa là làm lễ mời linh hồn ra khỏi nơi u tối kia, đi về thăm nhà, hoặc giả đi đầu thai nơi khác. Lễ mở cửa mả đôi khi cũng có quý Thầy đến làm lễ. Ở miền Nam Việt Nam hay dùng một cái thang bằng tre nhỏ và một con gà để cúng. Bắt con gà leo lên cái thang, tượng trưng cho linh hồn của người mất từ huyệt mộ ra khỏi nơi chôn cất, sau đó dẫn con gà đi chung quanh huyệt mộ 3 lần, đoạn thả gà ra nơi nghĩa địa. Nếu người chết là một thiếu phụ đang mang thai chưa sanh, chôn cả mẹ cùng con, thì người ta hay trồng bên huyệt mộ một cây chuối. Khi nào cây chuối trổ hoa, ra trái, người ta tin rằng người chết đã sinh con. Ở một ý nghĩa nào đó trong cuộc sống, người còn lại thấy đỡ nhớ đỡ thương và giúp cho người chết không bị tức tưởi khi lâm chung thôi, chứ thực tế không phải là như vậy.

Ở đây xin nhắc lại một câu chuyện cổ Phật Giáo để diễn tả sự vô thường của cuộc sống và sự hiện hữu của tâm thức như sau:

“... Ngày xưa có một ông Trưởng Giả rất giàu có, ông ta cưới bà vợ thứ nhất, chung sống lâu ngày với nhau không sanh con cái gì hết, ban đầu tình nghĩa còn mặn nồng, ông chồng còn thương yêu chút đỉnh, nhưng lâu ngày quá sinh chán. Một phần vì bà này nhan sắc cũng không mặn mà lắm, nên ông Trưởng Giả đề nghị là mình phải được có vợ khác. Bà vợ cả bằng lòng và thế là ông ta đi lấy một người vợ thứ hai. Người này trẻ đẹp hơn bà cả, duyên dáng hơn, khiến ông Trưởng Giả mê mệt, ngày đêm mãi miết bên sắc đẹp của vợ hai mình, nhưng ngày lại tháng qua rồi ông cũng chán, vì nhan sắc của bà không còn như ngày xưa nữa. Do vậy mà ông ta đề nghị với 2 bà để cho ông ta đi lấy vợ ba. Cả hai bà đều đồng ý. Bà thứ ba khi về làm vợ ông chỉ lo chăm sóc vàng bạc trang sức nơi thân, chứ ít khi lưu tâm đến ông, do vậy mà ông cũng chán, cuối cùng rồi ông muốn nói cho ba bà biết là, ông ta đã chán ngấy ba bà rồi, ông muốn đi lấy bà vợ thứ tư. Cả ba bà đều đồng ý, không tỏ ra một sự chống cự nào. Vì lẽ ngày xưa ở Ấn Độ, đàn ông giàu có, có nhiều vợ là chuyện thường, miễn sao phải chu toàn cho các người vợ đầy đủ là được.

Bà thứ tư về làm vợ ông được một thời gian ngắn thì ông bị bịnh, vì tuổi đời đã chồng chất, chăn gối không còn mặn nồng như thời còn son trẻ nữa. Một hôm ông kêu bà thứ tư lại và bảo rằng:

- Thật ra ta rất thương bà, như bà biết đó, ta đã già, không tạo cho bà hạnh phúc lâu bền được. Vậy một mai nếu ta có chết đi thì bà sẽ làm gì?

- Nếu ông mất đi thì tôi cũng chỉ đưa ông đến huyệt mộ là cùng. Người vợ thứ tư trả lời thế.

Sau đó ông hỏi bà thứ ba cũng giống như ông đã hỏi bà thứ tư. Bà thứ ba trả lời rằng: Nếu ông có chết đi, tôi cũng chỉ để tang một thời gian, sau khi đã xả tang, tôi lại xin tái giá.

Khi ông Trưởng Giả nghe như vậy cũng cảm thấy buồn nhưng biết nói sao hơn. Vì bây giờ ông không còn sức lực như xưa nữa.

Bà thứ hai cũng trả lời rằng: Nếu ông có chết thì tôi cũng chỉ lo cơm nước hoa quả đẹp đẽ để cúng ông thôi, sau đó tôi phải lo phần trang điểm cho tôi chứ.

Sau khi nghe ba bà vợ trả lời như thế, ông buồn lắm. Đoạn ông mới kêu bà thứ nhất lại bảo rằng:

- Lâu nay tôi vốn không thương bà, vì bà xấu xí, nhưng nếu một mai đây tôi chết thì bà sẽ làm gì?

- Thiếp sẽ nguyện theo suốt trên cuộc hành trình của chàng. Bà vợ cả trả lời thế.

Ông Trưởng Giả ngạc nhiên, xoe tròn đôi mắt ra và tắt thở. Câu chuyện chỉ có thế, nhưng ở đây mỗi bà vợ tượng trưng cho một đặc tính khác nhau.

Bà thứ tư tượng trưng cho bà con làng xóm, dầu thân thiết đến bao nhiêu đi chăng nữa, khi mình chết đi rồi, những người quen cũng chỉ đưa mình tới huyệt mộ rồi ra về.

Bà thứ ba tượng trưng cho tiền bạc, của cải, tài sản. Dầu giàu có cho đến đâu, cao sang đến bậc nào đi nữa, khi chết của cải, tài sản ấy cũng không thể mang theo được.

Bà thứ hai tượng trưng cho sắc đẹp. Dầu sắc nước hương trời, đẹp như Hằng Nga, Đắc Kỷ v.v... sắc đẹp này cũng không tồn tại mãi ở thế gian, khi chết đi lại cũng chẳng mang nó theo được. Điều này chứng tỏ cho sự vô thường của nhân thế là vậy.

Riêng bà vợ cả, bà vợ mà ông chồng chẳng thương yêu chút nào, nhưng khi ông Trưởng Giả chết, lại nguyện theo ông suốt đời, không rời nhau một bước. Đó là tâm thức, đó là nghiệp. Nghiệp, dầu mình không thương tưởng đến nó, ghét bỏ nó, không yêu nó, nó vẫn quanh quẩn bên mình. Do vậy, là người Phật tử, phải biết thức tỉnh về vấn đề này, phải biết ý thức rằng: tất cả mọi vật gì trên thế gian này đều không có giá trị, ngay cả sắc đẹp, tài sản của cải và người thân, chỉ có tâm thức của mình là vấn đề quan trọng. Khi sống, cái gì cũng có, nhưng khi chết, không có gì cả ngoại trừ tâm thức theo nghiệp lực chiêu cảm của mình mà đi đầu thai. Khi sắp lâm chung mới suy nghĩ đến, quả là điều quá trễ. Vì vậy trong kinh nói rằng: “Bồ Tát sợ nhân, chúng sanh sợ quả.” Nghĩa là những bậc giác ngộ khi gây ra nhân gì, đều biết kết quả sẽ như thế nào. Trong khi đó chúng sanh lại khác, cứ gây bất cứ nhân gì trong cuộc sống, dầu cho thiện hay ác vẫn không sợ, chờ khi sắp lâm chung mới sợ quả báo. Đó là chúng sanh vậy. Hoặc giả, nhiều khi biết rằng quả ấy sẽ không tốt, nhưng vẫn không sợ. Ví dụ: biết rằng kết quả của sự uống rượu là say sưa, điên đảo, nhưng khi uống có ai đâu sợ quả. Biết rằng hút thuốc sẽ hại cho sức khỏe, nhưng vẫn hút. Như vậy nếu so sánh ý chí của bậc giác ngộ và ý chí của kẻ phàm phu, có nhiều sai biệt lắm.

Làm tuần thất kể ngày mất và mở cửa mả thì kể ngày chôn. Ví dụ người chết sau 10 ngày mới chôn, đến 7 ngày đã phải làm thất thứ nhất rồi. Còn mở cửa mả, sau khi chôn, đến ngày thứ 3 là mở cửa mả, dầu cho người chết ấy đã để mấy ngày đi nữa cũng không tính vào. Mỗi thất như thế đều có mời Thầy, Sư Cô về tư gia cúng, đôi khi cũng có lên chùa để cúng. Đầu tiên các vị chủ lễ khai kinh, dâng sớ và cúng vong. Trong những tuần thất ấy tại tư gia thường hay tụng các bộ kinh Địa Tạng, Thủy Sám, Lương Hoàng Sám v.v... Thời gian 49 ngày thân nhân thường hay mua chim, cá đem đến chùa để phóng sanh, cầu nguyện cho thế giới được hòa bình, gia tộc bình yên, sống lâu, tuổi thọ. Những người thân trong gia đình cũng thường hay hùn tiền lại để in kinh sách ấn tống, tặng, biếu cho những người khác, nhằm cầu nguyện cho hương linh sớm về cảnh giới an lạc hơn. Sự hùn phước và cầu nguyện trong giai đoạn 49 ngày này, có nghĩa là hỗ trợ cho tâm thức của người mất sáng suốt hơn, mạnh dạn hơn để dấn thân trên con đường giải thoát. Việc làm này tuy vô hình nhưng thật có tác dụng, cũng như gió không có hình tướng nhưng có thể làm dao động cây cối. Những việc phước đức cũng giống như thế, cứ tích lũy dần dần, sẽ có ngày tác động đến chư thiên, loài người, hay ngay cả cõi âm.

Phật tử Việt Nam ở vào thế kỷ 18, 19 và 20 đa phần đều theo Tịnh Độ tông. Nghĩa là, qua sự giới thiệu của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni khi còn tại thế, qua kinh A Di Đà, ở phương Tây cách đây 10 vạn ức quốc độ Phật, nơi đó có Đức Phật A Di Đà đang thuyết pháp, độ sanh. Nếu ai thành tâm niệm Ngài trước khi lâm chung một cách chí tâm thì Ngài sẽ phóng hào quang đến thế giới Ta Bà cùng với nhị vị Bồ Tát Quán Thế Âm và Đại Thế Chí đến tiếp dẫn về thế giới Tây phương Cực Lạc.

Mới nghe qua việc niệm Phật cầu vãng sanh này không khác các đạo hữu tu thiền, nhưng trên thực tế có thể chứng minh được như sau: chúng sanh dầu tạo tội nhỏ hay lớn, ví như hạt cát bỏ vào trong nước, cát ấy sẽ chìm. Nếu tội to như hòn đá nặng mà có ghe thuyền chuyên chở thì đá ấy sẽ nổi. Ghe, thuyền chính là sự trợ niệm của chư Phật và chư vị Bồ Tát ở cõi Tây phương Cực Lạc. Nếu không có sự giúp đỡ ấy, hương linh sẽ không được vãng sanh, nhưng ở đây khác với những đạo hữu tu thiền là, chư Phật và chư vị Bồ Tát không thể làm cho tội của mình tiêu đi được, cũng không thể làm cho phước của mình tăng trưởng, mà phải do chính mỗi cá nhân tự tu và tự tạo phước lành thì phước mới tăng, tội mới giảm. Như vậy, khi về được Cực Lạc rồi hạt cát vẫn còn là hạt cát, cục đá vẫn còn là cục đá thôi. Dĩ nhiên là tội sẽ tiêu đi từ từ do mỗi chúng sanh cố gắng tu hành để đạt lên địa vị cao hơn nữa. Còn việc đọa lạc trở xuống cõi Ta Bà này, chắc chắn rằng không. Vì nơi thế giới ấy có sức gia trì của chư Phật nên cõi ấy là cõi Tịnh chứ không dơ uế như chúng ta ở đây.

Nhiều người tu Thiền trong các thế kỷ gần đây ít có người chứng đạo, ngoại trừ các bậc Tổ, các vị xuất gia, dụng công thật sâu, thực hành phép quán tâm thật kỹ mới chứng được đạo. Còn cư sĩ tại gia tu thiền chưa thấy ai chứng đạo, giải thoát cả. Riêng các vị tu Tịnh Độ, ngay cả cư sĩ lẫn tu sĩ ở trong thế giới này và ngay ở cuối thế kỷ 20 này, chỉ thực hành pháp môn niệm Phật mà đã được chứng đắc qua việc lưu lại xá lợi sau khi thiêu, như trường hợp của bà Vương Ngọc Tuyết ở Houston, Texas, Hoa kỳ vào năm 1997 và mới đây vào tháng 3 năm 1998 của Thầy Minh Đạt tại chùa Từ Ân, Ottawa, Canada. Đó là những bằng chứng cụ thể chứng minh cho những người tu Tịnh Độ không phí công sức của mình, khi trì niệm danh hiệu của Đức Phật A Di Đà.

Sau tuần 49 ngày là tuần 100 ngày. Đúng theo tinh thần của Phật Giáo chỉ cúng đến 49 ngày là đủ, nhưng ở đây người Việt Nam vì ảnh hưởng phong tục, tập quán của người Trung Quốc suốt cả hơn ngàn năm, nên việc cúng bái, tế lễ, tuần thất cũng bị ảnh hưởng không nhỏ. Vì người Trung Hoa quan niệm rằng: sau khi chết, linh hồn phải đi qua 10 cửa ngục để được phán xét tội ác lúc còn sống trên thế gian này. Do vậy mà 7 tuần đầu sau khi chết đi qua 7 cửa ngục, tuần 100 ngày qua cửa thứ 8, tuần Tiểu tường giáp 1 năm linh hồn qua cửa thứ 9 và tuần Đại tường giáp 2 năm sau khi chết, qua cửa thứ 10. Sau khi đi qua 10 cửa ngục ấy, linh hồn mới đi đầu thai. Do lẽ ấy, đã trở thành thói quen lâu đời, nên người Việt Nam, ngay cả là một Phật tử thuần thành, vẫn hay cúng bái cho người chết theo tục lệ cũ.

Khi cúng 49 ngày, 100 ngày, hay giáp năm, hai năm v.v... thân nhân của người chết hay cúng dường trai tăng, dâng tứ vật dụng lên chư Tăng, nhờ phước đức của chư Tăng mà hương linh được hưởng nhờ. Nguyên nhân của câu chuyện cúng dường trai tăng là qua hình ảnh của Ngài Mục Kiền Liên, lúc Phật còn tại thế, muốn cứu mẹ ra khỏi địa ngục và Đức Phật đã dạy cho Ngài cách báo hiếu, bằng cách dâng tứ vật dụng lên chư Tăng. Đây là câu chuyện.

“... Lúc bấy giờ Ngài Mục Kiền Liên đã xuất gia với Đức Phật, chứng Thánh quả A La Hán, nhưng mỗi lần Ngài nhớ đến mẹ mình, cảm thấy xót thương. Do vậy một hôm Ngài dùng chính thần thông của mình quán sát thử mẹ mình sanh vào nơi nào. Cuối cùng Ngài đã tìm được mẹ mình đã thác sanh vào A Tỳ Địa Ngục, rất đói khổ, trên đầu đội chậu máu và dưới đít phải ngồi lên bàn chông, Ngài đau lòng quá nên mới lấy cơm dâng cho mẹ, nhưng mẹ Ngài đâu có ăn được. Cơm kia đã biến thành than lửa, mẹ nuốt không được, kêu la thảm thiết, Ngài Mục Kiền Liên lại càng đau lòng hơn. Ngài tức tốc về lại trần gian báo lại việc này lên Đức Phật và thưa hỏi nguyên nhân vì sao và Ngài phải làm gì để cứu mẹ ra khỏi chốn tối tăm kia? Đức Phật dạy rằng: Vì mẹ Ngài trước kia tham lam, bỏn xẻn, nên sau khi chết phải làm thân ngạ quỉ. Muốn cứu mẹ Ngài, một mình Ngài không thể làm được, mà phải cần đến thần lực của mười phương Tăng, nhất là ngày rằm tháng bảy âm lịch mỗi năm. Ngày mà chư Tăng ở đâu cũng đều câu hội về một chùa lớn để làm lễ tự tứ, nhân cơ hội này người Phật tử tại gia cũng như xuất gia, dâng tứ vật dụng lên chư Tăng, sau khi dùng cơm xong, chư Tăng cầu nguyện cho người đã mất, nhờ nhiều chư Tăng và nhờ lòng thành của tín chủ, nên người thân sẽ được siêu thoát, hoặc tội nặng sẽ trở thành nhẹ, khó khăn sẽ không còn nữa.”

Ngài Mục Kiền Liên đã làm giống như lời Phật dạy, nên mẹ Ngài đã ra khỏi cảnh A Tỳ Địa Ngục và sanh lên cõi Trời để hưởng tuổi thọ dài lâu hơn, không còn khổ đau nơi địa ngục nữa. Do câu chuyện này mà Phật tử Việt Nam và Trung Hoa hay cúng lễ trai tăng vào ngày rằm tháng bảy mỗi năm cũng như cúng lễ trai tăng mỗi khi gia đình có hữu sự như cầu an cho người bịnh hoặc cầu siêu cho người đã mất. Nhưng lễ này chỉ có ở các nước theo Phật Giáo Đại Thừa như Trung Hoa, Nhật Bản, Đại Hàn và Việt Nam, trong khi đó các nước Nam Tông Phật Giáo không có tổ chức lễ này. Tuy họ cũng có tổ chức lễ trai tăng dâng tứ vật dụng lên chư Tăng nhưng ở một ý nghĩa khác, nhằm cầu phước cho chính mình ở kiếp này hay kiếp sau mà thôi. Tây Tạng tuy cũng là một xứ theo Phật Giáo Đại Thừa, nhưng không có truyền thống như Nhật Bản hay Việt Nam hoặc Trung Hoa. Vì Đạo Phật được truyền vào Tây Tạng trực tiếp từ Ấn Độ, không qua một nước khác như Trung Hoa. Vì trước khi Đạo Phật được truyền vào Trung Hoa, tại đây người Trung Hoa đã sống theo tinh thần đạo hiếu của Khổng Giáo. Do vậy mà, khi Đạo Phật được truyền vào đây, các vị Đại Sư người Trung Hoa muốn câu chuyện Ngài Mục Kiền Liên thích nghi vào văn hóa, phong tục sở tại, nên mới cho người Phật tử Trung Hoa có cơ hội để báo hiếu cho cha mẹ cũng như người thân đã mất. Quả thật đây là một việc làm rất tốt đẹp, nhằm nhớ ơn những người đã sanh trưởng ra mình. Đạo Phật cũng là một đạo hiếu, do vậy mà câu chuyện trên không có gì chống trái lại tập quán của người Trung Hoa, ngược lại người Trung Hoa, Việt Nam, Nhật Bản và Đại Hàn đã chấp nhận việc này một cách rất dễ dàng. Đạo Nho dạy rằng: Một ngàn quyển kinh một vạn quyển sách, chữ Hiếu là đứng đầu. Đạo Phật dạy: Ai biết kính thờ cha mẹ, ấy là kính thờ Phật. Xét ra 2 lời dạy này song hành với nhau, nên Đạo Phật Bắc Tông, hay nói đúng hơn là Đại Thừa Phật Giáo đã truyền vào các nước có ảnh hưởng của Nho Giáo một cách rất dễ dàng.

Tứ vật dụng dâng lên chư Tăng Ni gồm có 4 loại như sau: thức ăn, y áo, thuốc men và chỗ ở. Ngày lễ trai tăng, thân nhân người quá cố nấu thức ăn tại nhà hay ở chùa gồm nhiều món và trịnh trọng dâng lên chư Tăng, Ni. Trước đó có một lễ tác bạch đại ý như thế này.

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.

Kính bạch chư tôn Hòa Thượng, chư Thượng Tọa, Đại Đức, Tăng Ni. Chúng con có duyên sự xin đầu thành đảnh lễ tác bạch (lạy xuống một lạy rồi quỳ đọc).

Thân mẫu (thân phụ) của chúng con tên là ......... pháp danh ......... sanh ngày ... tháng ... năm ...., đã xả báo thân ngày ... tháng ... năm .... hưởng thọ .... tuổi. Nay chúng con, hàng Phật tử tại gia, noi theo gương hiếu hạnh của Ngài Mục Kiền Liên, nên sắm sửa trai duyên cúng dường dâng tứ vật dụng lên chư Tăng. Kính mong chư tôn đức từ bi nạp thọ cho chúng con được ân triêm công đức và cầu nguyện cho thân mẫu (thân phụ) chúng con được cao đăng Phật quốc.

Sau đó vị chủ lễ sẽ đáp lại đại ý như sau:

Quý Phật tử đã có lòng thành muốn báo ơn báo hiếu cho mẹ cha, nay chúng tôi xin đại diện cho chư Tăng, Ni hiện diện xin lãnh thọ việc cúng dường này. Xin cầu nguyện cho phụ mẫu của quý Phật tử được cao đăng Phật quốc và người còn được tăng phước tăng thọ.

Sau khi nghe lời vị chủ lễ đáp lại như vậy, thân nhân của người mất thưa tiếp rằng:

Trên chư tôn đức Tăng Ni đã từ bi hứa khả cho rồi, chúng con xin đê đầu đảnh lễ cúng dường tam bái.

Chư Tăng sẽ tụng kinh cầu nguyện, sau đó dùng cơm trong yên lặng. Thân nhân lui về nhà trù và chờ chư Tăng dùng cơm xong, sau đó lên quỳ trước bàn thờ tại trai đường để nghe kinh và cuối cùng là dâng lên chư Tăng y áo, thuốc men cũng như tịnh tài trong các gói quà đã gói sẵn. Đây là một lễ trai tăng thông thường diễn ra tại tư gia hoặc tại chùa mỗi khi có người thân quá vãng.

Ngoài lễ trai tăng này, người Phật tử Việt Nam có một lễ gắn bông hồng lên áo để tưởng nhớ đến người mẹ dầu còn hay đã mất nhân ngày lễ Vu Lan báo hiếu cũng rất cảm động. Người Việt Nam đã kết hợp được việc này một cách linh động như thế và chỉ có Phật Giáo Việt Nam mới có, trong khi đó các nước Phật Giáo khác trên thế giới chưa có lễ này.

Nhân ngày Vu Lan báo hiếu con cái đưa cha mẹ lên chùa để làm lễ chúc thọ. Nếu ai còn mẹ thì cài lên mình một cánh hoa hồng, tượng trưng cho tình thương bao la vi diệu của từ mẫu. Nếu ai mẹ đã mất đi rồi, sẽ cài lên mình một cành hoa trắng, tượng trưng cho tình thương miên viễn đã xa rồi như một thoáng mây bay. Nhưng dẫu hoa màu hồng hay hoa màu trắng, điều ấy không quan trọng. Điều quan trọng ở đây là nhân ngày Vu Lan Báo Hiếu, con cái có cơ hội nhớ nghĩ đến các bậc sanh thành và thực hiện chữ hiếu khi cha mẹ còn sống để cha mẹ vui lòng và dẫu cho cha mẹ đã qua đời đi chăng nữa, đó cũng là một niềm an ủi của hai đấng từ thân.

Mỗi lần nghe đến bài Bông Hồng Cài Áo nhân mùa Vua Lan báo hiếu về, ai cũng cảm động, khóc thương. Vì không ai là không có cha mẹ. Nếu không có cha mẹ làm sao ta hiện hữu nơi cuộc đời này. Cũng như bài “Lòng Mẹ” mỗi khi nhạc và sáo réo rắt xen kẽ vào nhau, không ai là không chạnh lòng nhớ đến mẫu thân của mình.

Người Á Châu sống tình cảm rất nhiều, do vậy mà nước mắt được biểu hiện qua họ khi những gì quá xúc động. Ví dụ như khi cha mẹ mất, khi lâm nguy, khi khổn khổ hay cả khi vui mừng như trúng số, thi đậu v.v... Vui quá cũng lấy nước mắt để biểu hiện, mà mừng quá cũng vậy hay đau khổ quá, chịu đựng không nổi nữa cũng chỉ có nước mắt mới diễn tả được. Mặc dầu trong kinh sách cũng có dặn dò rất kỹ là khi người thân mất không nên khóc lóc thảm thiết. Vì tâm thức khi trở lại nhà thấy nghe thân nhân bi lụy như vậy họ không thể đi đầu thai được. Phải tỉnh táo trong câu niệm Phật để trợ niệm vãng sanh. Đó là điều cần thiết nhất. Tuy nói là vậy, nhưng trên thực tế rất khó ngăn cản đôi giòng lệ. Người Âu Châu cũng khóc lúc người thân ra đi, họ cũng khóc khi lúc quá vui mừng như thắng giải thể thao chẳng hạn. Điều này giữa Đông và Tây giống nhau, nhưng cái khóc của người Á Châu bi lụy hơn, trong khi đó cái khóc của người Âu Châu thầm kín hơn, ít khi kể thành lời. Có lẽ do vì ở gần nhau hơn nên có nhiều chuyện để nói, còn người Âu Mỹ khi đến tuổi trưởng thành thường hay sống riêng lẻ với mẹ cha nên cái tình cảm ấy ít thắm thiết chăng?

Ngạn ngữ Á Rập có nói rằng: “Khi tôi sinh ra trong cuộc đời này bằng 3 tiếng khóc để chào đời, thì mọi người chung quanh tôi đều cười để đón mừng tôi ra đời. Rồi suốt trong khoảng thời gian ấy, có thể là 30 năm, 50 năm, hay 100 năm, tôi phải làm một cái gì đó cho cuộc đời, để rồi một ngày nào đó tôi phải nhắm mắt, tắt hơi, buông xuôi 2 tay ở trạng thái mỉm cười, thả hồn mình về nơi chín suối, để mọi người chung quanh tôi đều khóc.”

Quả thật cuộc đời này có gì đáng nói đâu. Nó bắt đầu bằng tiếng khóc, cười và kết cuộc bằng cười khóc. Hai điệu nhạc này hòa tấu lẫn lộn nhau, không xa rời được. Bởi vậy cho nên cái khổ của tử sanh vẫn còn chồng chất đó đây, khiến cho con người phải mãi mãi rơi vào cảnh trần lao phiền não của 6 nẻo luân hồi.

Nguyễn Công Trứ là một tướng lãnh của quân đội và là một đại thi sĩ của Việt Nam sống vào thế kỷ 19, sau khi chiêm nghiệm với cuộc đời, ông ta than rằng:

Thoắt sinh ra thì đà khóc chóe
Trần có vui sao chẳng cười khì?
Khi hỷ lạc, khi ái dục, lúc sầu bi
Chứa chi lắm một bầu nhân dục.
Tri túc, tiện túc, đãi túc, hà thời túc,
Tri nhàn, tiện nhàn, đãi nhàn, hà thời nhàn ...

Như thế thì đủ biết từ tao nhân mặc khách đến trưởng giả công tử, nơi chốn phồn hoa đô hội, hay nơi thôn dã quê mùa, ai ai cũng phải khóc khi sinh ra và trong chúng ta ai cũng chưa có được một nụ cười khi ra đời, chứng tỏ cuộc đời này là khổ, chẳng có gì vui. Nếu đời vui, người ta đã cười lúc được sinh, chứ không phải bắt đầu bằng tiếng khóc.

Nơi ta sống ngày hôm nay đây, cách đây mấy ngàn năm tổ tiên ta cũng đã sống. Do vậy mà sự sống chết dưới mắt một người hiểu đạo, chỉ như một cơn mộng thôi. Đã biết mộng rồi thì phải tỉnh mộng. Nếu đã biết cuộc đời là giấc mộng mà còn say mê trong đường mộng, quả thật chúng ta không tự sử dụng trí tuệ của mình để qua khỏi bến mê và trở về bờ giác.

Sau 1 năm hay 2 năm để tang, con trai, con dâu, cháu nội cũng như con gái, rể, cháu ngoại và những người thân trong gia đình làm lễ xả tang.

Xả tang có nghĩa là cởi bỏ lớp áo tang ấy đi. Đây là cái khốn khó mà mình phải mang trong một thời gian dài để đền đáp công ơn sanh thành dưỡng dục của mẹ cha. Đến ngày Tiểu tường hoặc Đại tường gia đình mời chư Tăng Ni đến nhà làm lễ và cúng xả tang. Lần cuối con cháu vẫn mặc đồ tang. Sau khi tụng chú vãng sanh, các đồ tang được đem đốt. Có thể tại nhà hay ngoài huyệt mộ. Có nhiều nơi, vẫn còn theo xưa, không những đốt áo quần tang chế mà còn đốt theo những loại đồ bằng giấy như nhà cửa, xe cộ, vàng bạc, trâu bò, người hầu v.v... vì họ quan niệm rằng, có như thế, nơi cõi âm người chết mới có nhà để ở, người để sai, tiền để tiêu v.v... Ngày nay những người Phật tử không còn làm những chuyện này nữa mà dành số tiền ấy để giúp đỡ người nghèo hoặc in kinh ấn tống, phân phát ra cho mọi người đọc tụng vẫn có phước đức hơn.

Sau khi mãn tang, cứ mỗi năm người Việt Nam vẫn cúng giỗ người chết cho đến khi nào nhiều đời con cháu về sau quên đi thì thôi. Như vậy có thể kéo dài đến cả 100 hay 200 năm, mà người thân trong gia đình vẫn còn làm đám giỗ để cúng người đã chết. Với thời gian ấy họ đã đi đầu thai rồi. Tuy nhiên ngày giỗ cũng là ngày con cháu có cơ hội tụ họp lại với nhau cúng quảy và nhớ về ơn sanh thành dưỡng dục của người đã mất. Ở Á Châu, nhất là Việt Nam, những người sinh ra ở vùng quê, một phần vì chiến tranh, một phần không có lịch, nên người ta hay nhớ ngày chết của người thân của mình hơn là sinh nhật của bản thân. Bởi vậy, có nhiều người khi được hỏi - Bà hay ông sinh năm nào? Họ cứ đoán chừng trả lời năm thôi, chứ ngày và tháng sanh thì họ không nhớ. Lý do thứ ba quan trọng hơn hai lý do trên. Đó là quan niệm về sự tái sanh của Đạo Phật. Đạo Phật quan niệm rằng chết không phải là hết, mà chết chỉ là mới bắt đầu cho một cuộc sống khác. Vì vậy làm lễ cầu nguyện cho những người đã chết, sanh về một thế giới cao hơn, quan trọng hơn là làm sinh nhật cho chính mình. Quan niệm này giữa Đông và Tây có nhiều điểm không giống nhau. Vì người Âu Mỹ quan niệm rằng: chết là hết, không có luân hồi, đa phần là như vậy. Cho nên họ đã tận hưởng đời sống vật chất này, để đời sau không còn có khả năng nữa, nhưng quan niệm này, tại Âu Mỹ ngày nay cũng dần dần được thay thế bởi quan niệm của Phật Giáo. Nghĩa là phía sau sự chết của một kiếp nhân sinh, còn nhiều sự sống khác nữa.

Khoa học ngày càng tiến bộ, họ có thể đi đến mặt trăng và các hành tinh khác, nhưng càng khám phá ra cái mới, họ càng mù tịt về cuộc sống này. Cho nên nhiều khoa học gia đã kết luận rằng lời dạy của Đức Phật là đúng. Nghĩa là vũ trụ và con người này có thì từ cái không bắt đầu và chấm dứt từ chỗ không chấm dứt. Nói ngắn gọn là không có đầu và không có đuôi. Không có cuối cùng và cũng chẳng có nguyên thủy. Đi ra khỏi vòng tử sinh này, mới được gọi là người giác ngộ, nhưng không nhứt thiết chỉ là một đời, mà gồm nhiều đời, nhiều kiếp sống chồng chất lên nhau.


none

    « Xem chương trước «      « Sách này có 8 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Tổng quan về Nghiệp


Gọi nắng xuân về


Phật Giáo Yếu Lược


Các vị đại sư tái sinh Tây Tạng

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.





Quý vị đang truy cập từ IP 52.91.54.203 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Ngọc Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Thiện Diệu Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Văn Minh Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Thiền Khách Rộng Mở Tâm Hồn nước Rộng Mở Tâm Hồn Bui Tuyet Lan Rộng Mở Tâm Hồn Xuân Thôn Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Độ Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn Pháp Tâm Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Yduongvan Rộng Mở Tâm Hồn Trí Tuệ Từ Bi Rộng Mở Tâm Hồn Tiến Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Hoat Khong ... ...

Hoa Kỳ (390 lượt xem) - Việt Nam (123 lượt xem) - French Southern Territories (5 lượt xem) - Saudi Arabia (3 lượt xem) - Senegal (3 lượt xem) - Philippines (2 lượt xem) - Anh quốc (1 lượt xem) - Hà Lan (1 lượt xem) - Mauritius (1 lượt xem) - Nga (1 lượt xem) - Algeria (1 lượt xem) - Uzbekistan (1 lượt xem) - Kenya (1 lượt xem) - ... ...