Tôn giáo của tôi rất đơn giản, đó chính là lòng tốt.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Sự vắng mặt của yêu thương chính là điều kiện cần thiết cho sự hình thành của những tính xấu như giận hờn, ganh tỵ, tham lam, ích kỷ...Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Cỏ làm hại ruộng vườn, tham làm hại người đời. Bố thí người ly tham, do vậy được quả lớn.Kinh Pháp Cú (Kệ số 356)
Như bông hoa tươi đẹp, có sắc lại thêm hương; cũng vậy, lời khéo nói, có làm, có kết quả.Kinh Pháp cú (Kệ số 52)
Nếu người nói nhiều kinh, không hành trì, phóng dật; như kẻ chăn bò người, không phần Sa-môn hạnh.Kinh Pháp cú (Kệ số 19)
Điểm yếu nhất của chúng ta nằm ở sự bỏ cuộc. Phương cách chắc chắn nhất để đạt đến thành công là luôn cố gắng thêm một lần nữa [trước khi bỏ cuộc]. (Our greatest weakness lies in giving up. The most certain way to succeed is always to try just one more time. )Thomas A. Edison
Do ái sinh sầu ưu,do ái sinh sợ hãi; ai thoát khỏi tham ái, không sầu, đâu sợ hãi?Kinh Pháp Cú (Kệ số 212)
Người trí dù khoảnh khắc kề cận bậc hiền minh, cũng hiểu ngay lý pháp, như lưỡi nếm vị canh.Kinh Pháp Cú - Kệ số 65
Điều khác biệt giữa sự ngu ngốc và thiên tài là: thiên tài vẫn luôn có giới hạn còn sự ngu ngốc thì không. (The difference between stupidity and genius is that genius has its limits.)Albert Einstein
Nhà lợp không kín ắt bị mưa dột. Tâm không thường tu tập ắt bị tham dục xâm chiếm.Kinh Pháp cú (Kệ số 13)

Trang chủ »» Danh mục »» SÁCH ANH NGỮ HOẶC SONG NGỮ ANH-VIỆT »» Sống một đời vui »» Xem đối chiếu Anh Việt: 13. Từ bi: Rộng mở trái tim của tâm thức »»

Sống một đời vui
»» Xem đối chiếu Anh Việt: 13. Từ bi: Rộng mở trái tim của tâm thức

(Lượt xem: 11.605)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục  Vietnamese || English || Tải về bảng song ngữ


       

Điều chỉnh font chữ:

13. Từ bi: Rộng mở trái tim của tâm thức

13. Compassion: Opening the heart of the mind





Hãy nhìn mọi người bạn gặp với một trái tim rộng mở và từ mẫn.
Look on everyone you see with an open, loving heart.
Bồ Tát Tịch Thiên
Nhập Bồ Tát hạnh (The Bodhicaryavatara)
Kate Crosby và Andrew Skilton dịch sang Anh ngữ
- SANTIDEVA, The Bodhicaryavatara, translated by Kate Crosby and Andrew Skilton
Vì tất cả chúng ta đều sống trong xã hội loài người, trên cùng một hành tinh, ta phải học biết hợp tác cùng nhau. Trong một thế giới thiếu vắng tâm từ bi, cách duy nhất để con người có thể sống chung với nhau là thông qua sự áp chế của những lực lượng bên ngoài như công an, quân đội, với luật pháp và vũ khí làm hậu thuẫn cho những lực lượng này. Nhưng nếu chúng ta biết phát triển tâm từ bi đối với nhau - một sự nhận hiểu tự nhiên rằng khi ta làm bất kỳ điều gì để được lợi ích cho chính ta thì điều ấy nhất thiết cũng phải mang lại lợi ích cho người khác và ngược lại - thì hẳn là chúng ta sẽ không cần đến luật pháp, quân đội, công an, súng ống hay bom đạn. Nói cách khác, hình thức an ninh tốt đẹp nhất mà chúng ta có thể tự tạo ra cho mình là nuôi dưỡng một trái tim rộng mở.
Because we all live in a human society on a single planet, we have to learn to work together. In a world bereft of compassion, the only way we can work together is through the enforcement of outside agencies: police, armies, and the laws and weapons to back them up. But if we could learn to develop loving-kindness and compassion toward one another - a spontaneous understanding that whatever we do to benefit ourselves must benefit others and vice versa - we wouldn’t need laws or armies, police, guns, or bombs. In other words, the best form of security we can offer ourselves is to develop an open heart.
Tôi từng nghe một số người nói rằng, nếu ai cũng tử tế, cũng từ bi thì thế giới này hẳn sẽ chán lắm. Người ta sẽ không khác gì những con cừu, đi quanh quẩn vì không có gì để làm. Nghĩ như thế thật là sai lầm hết mức. Một tâm hồn từ bi là một tâm hồn rất tinh cần. Những bất ổn trên thế giới này không cơ man nào kể xiết: hàng ngàn trẻ em chết đói mỗi ngày; nhiều người bị tàn sát trong những cuộc chiến tranh thậm chí chưa bao giờ được đăng tải trên báo chí; khí độc đang tích tụ trong bầu khí quyển, đe dọa chính sự sống còn của chúng ta. Nhưng chúng ta thậm chí không cần phải nhìn xa trông rộng đến như thế mới thấy được khổ đau. Ta có thể nhìn thấy khổ đau ngay xung quanh ta: nơi những bạn đồng nghiệp đang đau khổ vì ly dị, nơi những người thân của ta phải đối mặt với những căn bệnh thể chất hay tinh thần; nơi những bạn bè đã mất việc làm, và nơi hàng trăm con vật đang bị giết chết mỗi ngày vì không ai nhận nuôi, vì đi lạc hay bị bỏ rơi.
I’ve heard some people say that if everyone was kind and compassionate, the world would be a boring place. People would be no more than sheep, idling around with nothing to do. Nothing could be further from the truth. A compassionate mind is a diligent mind. There’s no end of problems in this world: Thousands of children die every day from starvation; people are slaughtered in wars that never even get reported in the newspapers; poisonous gases are building up in the atmosphere, threatening our very existence. But we don’t even have to look so far and wide to find suffering. We can see it all around us: in coworkers going through the pain of divorce; in relatives coping with physical or mental illness; in friends who’ve lost their jobs; and in hundreds of animals put to death every day because they’re unwanted, lost, or abandoned.
Nếu bạn muốn biết một tâm hồn từ bi có thể năng động đến mức nào, thì đây là một bài tập đơn giản có lẽ chỉ mất không quá 5 phút: Hãy ngồi xuống với một tờ giấy và cây bút, rồi liệt kê ra 10 vấn đề mà bạn mong muốn được giải quyết. Cho dù đó là những vấn đề trên bình diện toàn cầu hay đang xảy ra bên cạnh nhà bạn, điều đó không quan trọng. Bạn không cần nghĩ đến các giải pháp. Chỉ liệt kê ra mà thôi.
If you really want to see how active a compassionate mind can be, here’s a very simple exercise that probably won’t take more than five minutes of your time. Sit down with a pen and paper and make a list of ten problems that you’d like to see solved. It doesn’t matter whether they’re global problems or issues close to home. You don’t have to come up with solutions. Just write the list.
Công việc liệt kê đơn giản này sẽ làm thay đổi thái độ của bạn một cách đáng kể. Nó sẽ đánh thức tâm từ bi tự nhiên vốn có nơi bạn.
The simple act of writing this list will change your attitude significantly. It will awaken the natural compassion of your own true mind.
TỪ BI CÓ NGHĨA LÀ GÌ?
THE MEANING OF LOVING-KINDNESS AND COMPASSION
Nếu phải liệt kê ra những người mà ta không ưa… chúng ta sẽ tìm thấy rất nhiều điều về những khía cạnh của chính mình mà ta không dám đối diện.
If we were to make a list of people we don’t like . . . we would find a lot about those aspects of ourselves that we can’t face.
Ngài Pema Chodron
Bắt đầu từ đây (Start Where You Are)
- PEMA CHODRON, Start Where You Are
Gần đây, một đệ tử của tôi nói anh nghĩ rằng “từ bi” là một từ ngữ lạnh lùng, nghe có vẻ quá xa cách và mang tính học thuật, rất giống với một bài tập học tội nghiệp người khác trên bình diện tri thức. Anh ta hỏi, tại sao không dùng một từ ngữ đơn sơ hơn, trực tiếp hơn, như “yêu thương” chẳng hạn?
Recently, a student of mine told me that he thought “loving-kindness” and “compassion” were cold terms. They sounded too distant and academic, too much like an intellectual exercise in feeling sorry for other people. “Why,” he asked, “can’t we use a simpler, more direct word, like ‘love’?”
Có một vài lý do chính đáng giải thích tại sao người Phật tử dùng chữ “từ bi” thay vì một chữ đơn sơ hơn như là “yêu thương”. Từ ngữ yêu thương quá gắn liền với những phản ứng tâm lý, cảm xúc và sinh lý kết hợp với dục vọng, đến mức có nguy cơ liên kết khía cạnh rộng mở tâm hồn mà ta đang nói đến với sự củng cố cái ảo giác nhị nguyên về “ta” và “người khác”, chẳng hạn như khi nói “anh yêu em” hay “tôi thích cái đó”. Những câu như vậy có một hàm ý sự lệ thuộc vào đối tượng được yêu và một sự nhấn mạnh đến những lợi ích cá nhân trong việc “yêu” và “được yêu”. Tất nhiên là cũng có những điển hình thương yêu vượt trên lợi ích cá nhân để bao hàm ý nguyện làm lợi ích cho người khác, như tình thương cha mẹ đối với con cái. Hầu hết các bậc cha mẹ hẳn sẽ đồng ý là tình thương của họ đối với con cái có tính chất hy sinh nhiều hơn là [kỳ vọng] sự báo đáp cho bản thân.
There are a couple of good reasons why Buddhists use the terms “loving-kindness” and “compassion” instead of a simpler one like “love.” Love, as a word, is so closely connected with the mental, emotional, and physical responses associated with desire that there’s some danger in associating this aspect of opening the mind with reinforcing the essentially dualistic delusion of self and other: “I love you,” or “I love that.” There’s a sense of dependence on the beloved object, and an emphasis on one’s personal benefit in loving and being loved. Of course, there are examples of love, such as the connection between a parent and a child, that transcend personal benefit to include the desire to benefit another. Most parents would probably agree that the love they experience toward their children involves more sacrifice than personal reward.
Dù vậy, thông thường thì cụm từ “từ bi” có tác dụng như tấm bảng “dừng lại” bằng ngôn ngữ. Nó khiến ta phải dừng lại và suy nghĩ về mối quan hệ giữa ta với người khác. Theo Phật giáo, “từ” là tâm nguyện mong cho tất cả chúng sinh hữu tình - ngay cả những chúng sinh mà ta không ưa - có thể có được sự an vui tự tại mà chính ta mong muốn cho bản thân mình: một sự thừa nhận rằng tất cả chúng ta đều có cùng những nhu cầu và mong muốn như nhau; sự khao khát được sống một đời bình an, không sợ khổ đau hay tai ương. Ngay cả con kiến hay con gián cũng có cùng những nhu cầu và sự sợ hãi giống như loài người. Là những chúng sinh hữu tình, tất cả chúng ta đều giống nhau; chúng ta đều là thân quyến của nhau. Tâm từ ngụ ý thách thức chúng ta phải phát triển nhận thức về tâm từ mẫn như trên hay tính chất “đồng hội đồng thuyền” với tất cả chúng sinh trên bình diện cảm xúc và ngay cả hành vi, chứ không duy trì nó chỉ như một khái niệm tri thức.
By and large, though, the terms “loving-kindness” and “compassion” serve as linguistic “stop signs.” They make us pause and think about our relationship to others. From a Buddhist perspective, loving-kindness is the aspiration that all other sentient beings - even those we dislike - experience the same sense of joy and freedom that we ourselves aspire to feel: a recognition that we all experience the same kinds of wants and needs; the desire to go about our lives peacefully and without fear of pain or harm. Even an ant or a cockroach experiences the same kinds of needs and fears that humans do. As sentient beings, we’re all alike; we’re all kindred. Loving-kindness implies a sort of challenge to develop this awareness of kindness or commonality on an emotional, even physical, level, rather than allowing it to remain an intellectual concept.
Tâm bi dùng năng lực này để xem mọi chúng sinh khác như chính mình, thậm chí ở mức độ còn sâu xa hơn. Ý nghĩa cơ bản của từ này là sự “đồng cảm”, một nhận thức rằng những gì bạn cảm nhận thì tôi cũng cảm nhận. Bất kỳ điều gì làm bạn tổn thương cũng làm tôi tổn thương. Bất kỳ điều gì hữu ích cho bạn cũng hữu ích cho tôi. Trong Phật giáo, tâm bi là sự đặt mình hoàn toàn vào vị trí người khác [để cảm thông] và sẵn lòng giúp đỡ họ bằng mọi cách.
Compassion takes this capacity to look at another sentient being as equal to oneself even further. Its basic meaning is “feeling with,” a recognition that what you feel, I feel. Anything that hurts you hurts me. Anything that helps you helps me. Compassion, in Buddhist terms, is a complete identification with others and an active readiness to help them in any way.
Hãy xem xét điều này một cách thực tiễn. Chẳng hạn, nếu bạn nói dối với ai đó, bạn thực sự đã làm hại ai? Đó là chính bạn. Bạn đeo mang gánh nặng vì phải luôn ghi nhớ lời gian dối đã nói ra, phải che giấu mọi dấu vết, và có thể phải thêu dệt hàng loạt những lời nói dối khác để cho lời nói dối đầu tiên không bị phát giác. Hoặc giả sử bạn lấy trộm một vật gì đó trong văn phòng hay một nơi nào khác, ngay cả vật nhỏ nhặt như một cây bút. Hãy nghĩ đến tất cả những việc lớn nhỏ bạn phải làm để che giấu hành vi của mình. Nhưng bất kể bạn đã hao tổn biết bao sức lực để che giấu việc mình làm, hầu như bạn cũng không thể tránh khỏi việc sẽ bị lật tẩy. Bạn không cách nào có thể che giấu tất cả mọi chi tiết. Vì thế, cuối cùng thì tất cả những gì bạn làm trong thực tế tiêu phí đi rất nhiều thời gian và nỗ lực mà lẽ ra bạn đã có thể dùng để làm một việc gì đó có lợi hơn.
Just look at it practically. If you lie to someone, for example, who have you really hurt? Yourself. You have to bear the burden of remembering the lie you told, covering your tracks, and maybe spinning a whole web of new lies to keep the original lie from being discovered. Or suppose you steal something, even something as small as a pen, from your office or some other place. Just think about the number of large and small actions you have to take to hide what you did. And despite all the energy you put into concealing what you did, you’ll almost inevitably be caught. There’s no way you can hide every single detail. So, in the end, all you’ve really done is wasted a lot of time and effort that you might have spent doing something more constructive.
Tâm bi là sự nhìn nhận một cách thiết yếu rằng tất cả mọi người, mọi vật đều là một sự phản chiếu của tất cả mọi người, mọi vật khác. Kinh Hoa Nghiêm đã mô tả vũ trụ như một mạng lưới vô tận được hiện ra do ý muốn của vua trời Đế Thích. Ở mỗi mắt lưới trong mạng lưới vô tận này đều có đính một viên ngọc quý chói sáng với vô số mặt; mỗi mặt đều phản chiếu tất cả các mặt của hết thảy mọi viên ngọc khác trong mạng lưới. Vì chính mạng lưới này cũng như số lượng các viên ngọc quý và số mặt của mỗi viên ngọc đều là vô tận, nên số hình ảnh phản chiếu cũng là vô tận. Khi bất kỳ viên ngọc nào trong mạng lưới vô tận này có sự thay đổi theo bất cứ cách nào, thì tất cả các viên ngọc khác trong mạng lưới cũng đều thay đổi.
Compassion is essentially the recognition that everyone and everything is a reflection of everyone and everything else. An ancient text called the Avatamsaka Sutra describes the universe as an infinite net brought into existence through the will of the Hindu god Indra. At every connection in this infinite net hangs a magnificently polished and infinitely faceted jewel, which reflects in each of its facets all the facets of every other jewel in the net. Since the net itself, the number of jewels, and the facets of every jewel are infinite, the number of reflections is infinite as well. When any jewel in this infinite net is altered in any way, all of the other jewels in the net change, too.
Câu chuyện lưới trời Đế Thích này là một sự giải thích đầy thi vị về những mối liên hệ đôi khi bí ẩn mà chúng ta quan sát thấy giữa những sự kiện có vẻ như không liên quan gì đến nhau. Một số đệ tử của tôi vừa kể lại là có rất nhiều nhà khoa học hiện đại đã từ lâu nhức đầu với vấn đề những mối liên hệ - hay những rối rắm, theo cách nói của các nhà vật lý học - giữa các hạt thật khó hiểu với đầu óc con người hay thật khó nhìn thấy với kính hiển vi. Có vẻ như những thí nghiệm với các hạt hạ nguyên tử được thực hiện từ mấy mươi năm qua đã gợi ý rằng, bất kỳ những sự vật nào đã có sự liên kết với nhau vào một thời điểm nào đó, thì sự liên kết ấy sẽ được duy trì mãi mãi.
The story of Indra’s net is a poetic explanation for the sometimes mysterious connections that we observe between seemingly unrelated events. I’ve heard from a number of students recently that a lot of modern scientists have been grappling for a long time with the question of connections - or entanglements, as they are known to physicists - between particles that aren’t readily obvious to the human mind or to a microscope. Apparently, experiments involving subatomic particles conducted over the past few decades suggest that anything that was connected at one time retains that connection forever.
Giống như những viên ngọc trong lưới trời Đế Thích, bất kỳ điều gì gây tác động lên một trong các hạt hạ nguyên tử nhỏ bé này cũng sẽ tự nhiên tác động lên hạt khác, bất kể là chúng cách xa nhau đến mức nào về thời gian hoặc không gian. Và bởi vì một trong các lý thuyết hiện nay của vật lý học hiện đại cho rằng tất cả vật chất đều kết nối với nhau như một điểm duy nhất vào thời điểm xảy ra “vụ nổ lớn” (big bang) đã tạo ra vũ trụ, cho nên về mặt lý thuyết thì rất có khả năng - tuy vẫn còn chưa được chứng minh - là bất kỳ điều gì tác động đến một hạt trong vũ trụ cũng tác động lên toàn thể các hạt khác.
Like the jewels of Indra’s net, anything that affects one of these tiny particles automatically affects another, regardless of how far they’re separated by time or space. And since one of the current theories of modern physics holds that all matter was connected as a single point at the start of the big bang that created our universe, it’s theoretically possible - though as yet unproven - that whatever affects one particle in our universe also affects every other one.
Sự tương quan tương giao sâu sắc được nêu ra trong câu chuyện lưới trời Đế Thích cho dù hiện nay chỉ là một thí dụ tương tự với lý thuyết khoa học hiện đại, nhưng có thể một ngày nào đó rồi sẽ trở thành một thực tế khoa học. Và khả năng có thể này, đến lượt nó lại sẽ chuyển hóa toàn bộ ý tưởng nuôi dưỡng tâm từ bi từ một ý niệm tốt đẹp trở thành một vấn đề có tầm vóc làm thay đổi cả một đời người. Chỉ qua việc thay đổi cách nhìn của mình, chúng ta không những có thể chuyển hóa được những kinh nghiệm cá nhân mà còn có thể làm thay đổi cả thế giới.
The profound interrelatedness suggested by the story of Indra’s net, though currently only an analogy to contemporary scientific theory, may one day turn out to be scientific fact. And that possibility, in turn, transforms the whole idea of cultivating compassion from a nice idea into a matter of life-shaking proportions. Just by changing your perspective, you can not only alter your own experience, you can also change the world.
TỪ TỪ MÀ ĐI
TAKING IT SLOWLY
Hãy thoát khỏi mọi bám víu vào kinh nghiệm.
Be free from any grasping for experience.
Ngài Gyalwang Karmapa Đời thứ 9
Đại thủ ấn: Liễu nghĩa hải (Mahamudra: The Ocean of Definitive Meaning)
Elizabeth M. Callahan dịch sang Anh ngữ
- THE NINTH GYALWANG KARMAPA,
Mahamudra: The Ocean of Definitive Meaning, translated by Elizabeth M. Callahan
Việc tu tập tâm từ bi phải được thực hiện một cách tuần tự, từ từ. Nếu không ta rất dễ gánh vác quá nhiều và quá sớm, một khuynh hướng như trong câu chuyện thí dụ cảnh giác sau đây mà tôi được nghe khi bắt đầu giai đoạn tu học này. Câu chuyện liên quan đến ngài Milarepa mà ai cũng xem như một trong những bậc thầy giác ngộ vĩ đại nhất Tây Tạng. Ngài thường giáo hóa chủ yếu thông qua những bài ca hay bài thơ ứng tác. Lúc sinh thời, ngài Milarepa du hành rất nhiều và một hôm, đến một thôn ấp nọ, ngài ngồi xuống ca hát. Một trong những người làng nghe được bài ca của ngài và bị cuốn hút hoàn toàn vào ý tưởng buông bỏ tất cả những gì ông vốn ưa thích để sống cuộc đời ẩn sĩ, hầu đạt đến giác ngộ càng sớm càng tốt và để cứu độ thật nhiều chúng sinh theo khả năng của mình trong những năm còn lại của đời sống.
Training in loving-kindness and compassion has to be undertaken gradually. It’s too easy, otherwise, to take on too much, too soon - a tendency exemplified by a cautionary tale I was told when I began this phase of my training. The story concerns Milarepa, widely regarded as one of Tibet’s greatest enlightened masters, who taught mainly through songs and poems he composed on the spot. During his lifetime, Milarepa traveled a great deal, and one day he arrived in a village and sat down to sing. One of the villagers heard his song and became completely entranced by the idea of giving up everything he was attached to and living as a hermit, in order to become enlightened as fast as possible and to help as many people in the world as he could during the years remaining to him.
Khi ông thưa với ngài Milarepa về quyết định ấy, ngài dịu dàng khuyên ông rằng, tốt hơn là ông nên ở lại nhà và bắt đầu thực hành tâm từ bi một cách tuần tự hơn. Nhưng người này nhất định muốn xả bỏ tất cả ngay lập tức và bỏ ngoài tai lời khuyên của ngài Milarepa. Ông vụt chạy về nhà, luống cuống phân phát tất cả những gì ông sở hữu và luôn cả căn nhà nữa. Ông xếp một, hai vật dụng cần thiết vào một chiếc khăn quàng mang theo rồi bỏ nhà lên núi, tìm một cái động và ngồi xuống thiền ngay, tuy chưa hề thực tập bao giờ và cũng chưa từng có thời gian nào học cách thiền. Ba ngày sau, người đàn ông đáng thương này đói lả, kiệt sức và lạnh cóng. Sau năm ngày nhịn đói và khổ sở, ông muốn quay về nhà nhưng quá ngượng ngùng nên không dám. Ông nghĩ: Ta đã quá huyênh hoang khi tuyên bố xả bỏ tất cả để ngồi thiền, thế mà mới 5 ngày đã trở về thì người ta sẽ nghĩ gì về ta?
When he told Milarepa what he meant to do, Milarepa gently advised him that it might be a better idea to stay at home for a while and start practicing compassion in a more gradual way. But the man insisted that he wanted to abandon everything right away, and, ignoring Milarepa’s advice, he rushed home and feverishly began giving away everything he owned, including his house. After tying a few necessary items in a handkerchief, he left for the mountains, found a cave, and sat down to meditate, without ever having practiced before and without ever having taken the time to learn how. Three days later, though, the poor man was hungry, exhausted, and freezing. After five days of starvation and discomfort, he wanted to go home, but was too embarrassed to do so. I made such a show about leaving everything and going to meditate, he thought, what will people think if I come back after only five days?
Nhưng đến cuối ngày thứ 7 thì ông không thể tiếp tục chịu đựng lạnh giá và đói khát được nữa nên trở về làng. Ông ngượng ngùng đi từng nhà hàng xóm và xin lại những gì ông đã cho họ. Những người này hoàn trả lại cho ông tất cả mọi thứ. Sau khi ổn định trở lại rồi, ông tìm đến ngài Milarepa và rất khiêm cung, ông xin được học thiền quán từ vỡ lòng. Nhờ con đường tuần tự mà ngài Milarepa chỉ dạy, cuối cùng ông trở thành một thiền sư với đầy đủ trí tuệ và từ bi, làm lợi ích cho rất nhiều người.
By the end of the seventh day, though, he couldn’t take the cold and hunger any longer and returned to his village. Sheepishly, he went around to all his neighbors asking if they would mind giving back his things. They returned everything he’d given away, and after he’d resettled himself, the man went back to Milarepa and, thoroughly humbled, asked for preliminary instructions in meditation. Following the gradual path Milarepa taught him, he eventually became a meditator of great wisdom and compassion and was able to benefit many others.
Tất nhiên, bài học phải rút tỉa từ câu chuyện này là phải chống lại sự thôi thúc của ý muốn lao vào việc tu tập và mong đợi những kết quả tức thời. Bởi vì cái nhìn nhị nguyên phân biệt giữa “ta” và “người khác” không phải chỉ phát triển trong ngày một ngày hai, nên chúng ta không thể kỳ vọng việc khắc phục được nó ngay tức khắc. Nếu gấp gáp lao vào con đường thực hành từ bi, thì giỏi lắm ta cũng sẽ giống như người dân làng nọ đã hối hả xả bỏ tất cả tài sản của mình. Trong trường hợp xấu nhất thì bạn sẽ khởi tâm hối tiếc vì đã làm việc thiện và tự tạo cho mình một chướng ngại tâm lý phải mất nhiều năm mới vượt qua được.
The moral of the story, of course, is to resist the temptation to rush into practice expecting immediate results. Since our dualistic perspective of “self and “other” didn’t develop overnight, we can’t expect to overcome it all at once. If we rush onto the path of compassion, at best we’ll end up like the villager who rashly gave up everything he owned. At worst we’ll end up regretting a charitable act, creating for ourselves a mental obstacle that may take years to overcome.
Cha tôi và những bậc thầy khác đã nhiều lần ấn sâu sự thật này vào đầu tôi. Nếu bước trên con đường tuần tự, cuộc đời bạn có thể sẽ không thay đổi gì ngay hôm sau, tuần sau hay thậm chí cả tháng sau nữa. Nhưng khi đã trải qua một hay nhiều năm, nhìn lại bạn sẽ thấy có sự thay đổi. Bạn sẽ thấy quanh mình là những bằng hữu đầy lòng thương yêu và sẵn sàng giúp đỡ. Khi có sự xung đột với người khác, lời nói và hành vi của họ sẽ không có vẻ đe dọa như xưa kia. Những khổ đau mà thỉnh thoảng bạn phải gánh chịu sẽ dễ giải quyết hơn, có một tầm vóc thực tế hơn, có khi còn giảm bớt sự nghiêm trọng hơn so với những gì mà người khác xung quanh bạn có thể đang phải trải qua.
This point was repeatedly impressed on me by my father and my other teachers. If you take a gradual path, your life might not change tomorrow, next week, or even a month from now. But as you look back over the course of a year or many years, you will see a difference. You’ll find yourself surrounded by loving and supportive companions. When you come into conflict with other people, their words and actions won’t seem as threatening as they once did. Whatever pain or suffering you might sometimes feel will assume much more manageable, life-sized proportions, maybe even shrinking in importance compared with what other people you know may be going through.
Theo như tôi đã học thì con đường tuần tự để phát triển tâm từ bi đối với người khác được chia làm ba cấp độ, mỗi cấp độ được thực tập trong nhiều tháng - tương tự như học sinh phải học những bài toán cơ bản - trước khi tiến lên cấp độ cao hơn.
The gradual path I was taught regarding the development of compassion toward others consisted of three “levels,” each to be practiced for several months - similar to the way students learn basic math skills - before moving on to higher applications.
Cấp độ thứ nhất dạy ta làm thế nào để phát triển một thái độ từ bi đối với chính mình và với những chúng sinh gần gũi quanh mình.
“Level One” involved learning how to develop a kind or compassionate attitude toward yourself and other beings close to you.
Cấp độ thứ hai chú trọng đến việc phát triển tâm từ vô lượng và tâm bi vô lượng đối với tất cả chúng sinh.
“Level Two” focused on developing immeasurable loving-kindness and compassion toward all beings.
Cấp độ thứ ba dạy ta nuôi dưỡng tâm Bồ-đề.
“Level Three” involves cultivating bodhicitta.
Thật ra, tâm Bồ-đề cũng có 2 loại, hoặc hai cấp độ: tâm Bồ-đề tuyệt đối và tâm Bồ-đề tương đối. Tâm Bồ-đề tuyệt đối là sự nhìn nhận một cách tự nhiên rằng tất cả chúng sinh hữu tình, bất luận hành vi hay bề ngoài của họ như thế nào, đều vốn sẵn tính giác ngộ hoàn toàn. Thường thì phải tu tập rất nhiều mới đạt đến cấp độ hiểu biết tự nhiên như thế. Tâm Bồ-đề tương đối là sự nuôi dưỡng tâm nguyện mong cho tất cả chúng sinh đều được thoát khổ thông qua việc nhận biết bản thể chân thật của họ, và bắt tay hành động để hoàn thành tâm nguyện ấy.
There are actually two types, or levels, of bodhicitta: absolute and relative. Absolute bodhicitta is a spontaneous recognition that all sentient beings, regardless of how they act or appear, are already completely enlightened. It usually takes a good deal of practice to attain this level of spontaneous recognition. Relative bodhicitta involves the cultivation of the desire for all sentient beings to become completely free of suffering through recognizing their true nature, and taking the actions to accomplish that desire.
CẤP ĐỘ THỨ NHẤT
LEVEL ONE
Khi nghĩ đến một tử tội… hãy hình dung người ấy là mình.
When you think of a condemned prisoner . . . imagine it’s you.
Patrul Rinpoché
Lời vàng của Thầy tôi (The Words of My Perfect Teacher)
Nhóm phiên dịch Padmakara dịch sang Anh ngữ
- PATRUL RINPOCHE, The Words of My Perfect Teacher, translated by the Padmakara Translation Group
Thiền quán về tâm từ bi có nhiều điểm tương đồng với phép thiền chỉ mà chúng ta đã đề cập. Khác biệt chính là sự lựa chọn đối tượng để hướng sự chú tâm vào và phương pháp được dùng để tạo sự chú tâm. Một trong những bài học quan trọng nhất mà tôi được học trong những năm chính thức tu tập là mỗi khi tôi ngăn chặn tâm từ bi, vốn là một phẩm chất tự nhiên của tâm, thì chắc chắn tôi sẽ cảm thấy mình nhỏ bé, yếu ớt và sợ sệt.
Meditation on loving-kindness and compassion shares many similarities with the shinay practices we’ve already talked about. The main difference is the choice of the object on which we rest our attention and the methods we use to rest our attention. One of the most important lessons I learned during my years of formal training was that whenever I blocked the compassion that is a natural quality of my mind, I inevitably found myself feeling small, vulnerable, and afraid.
Chúng ta rất dễ rơi vào ý tưởng rằng mình là người duy nhất chịu khổ đau, trong khi người khác thì được miễn trừ theo một cách nào đó, như thể từ bẩm sinh họ đã sẵn có một sự hiểu biết đặc biệt về cách sống hạnh phúc, là điều mà ta chưa bao giờ có được, hoàn toàn chỉ do sự ngẫu nhiên nào đó trong vũ trụ. Khi suy nghĩ như thế, chúng ta làm cho những bất ổn của riêng mình có vẻ như lớn lao hơn so với thực tiễn.
It’s so easy to think that we’re the only ones who suffer, while other people are somehow immune to pain, as though they’d been born with some kind of special knowledge about being happy that, through some cosmic accident, we never received. Thinking in this way, we make our own problems seem much bigger than they really are.
Tôi cũng đã từng phạm lỗi khi tin vào ý tưởng như trên, giống như bất kỳ ai khác, và kết quả là tôi để mình trở nên cách biệt, vướng mắc vào một lối suy nghĩ nhị nguyên, đem “cái tôi” yếu đuối, dễ tổn thương và đầy sợ sệt của mình ra chống lại tất cả mọi người khác trên thế giới này, những người mà tôi cho là an toàn, hạnh phúc và mạnh mẽ hơn tôi nhiều. Uy lực khống chế mà tôi ngu ngốc tin rằng người khác đang áp đặt lên tôi đã biến thành một mối đe dọa khủng khiếp cho sự an vui của tôi. Tôi tưởng rằng bất cứ lúc nào cũng có ai đó luôn tìm được cách phá hủy chút cảm giác an toàn và hạnh phúc mà tôi đã cố gắng đạt được.
I’ve been as guilty of this belief as anyone else, and, as a result, have allowed myself to become isolated, trapped in a dualistic mode of thinking, pitting my weak, vulnerable, and fearful self against everyone else in the world, whom I thought of as much more powerful, happy, and secure. The power I fooled myself into believing other people held over me became a terrible threat to my own well-being. At any given moment, I thought, someone could find a way to undermine whatever security or happiness I’d managed to achieve.
Sau thời gian làm việc chung với người khác trong nhiều năm, tôi mới phát hiện rằng mình không phải người duy nhất có cảm giác ấy. Một phần nào đó trong bộ não bò sát cổ xưa của chúng ta luôn tức thời thẩm định xem người đứng trước mặt ta là bạn hay thù. Lối nhận thức này dần dần lan đến ngay cả những vật thể vô tình, cho đến khi tất cả mọi vật - một cái máy vi tính, một cầu chì nổ hay ánh đèn nhấp nháy trên máy trả lời điện thoại - đều có vẻ gì đó như đe dọa.
After working with people over the years, I’ve come to realize that I wasn’t the only person to feel this way. Some part of our ancient, reptilian brain immediately evaluates whether we’re facing a friend or an enemy. This perception gradually extends even to inanimate objects until everything - a computer, a blown fuse, the blinking light on an answering machine - seems somewhat menacing.
Tuy nhiên khi bắt đầu tu tập thiền quán về tâm từ bi, tôi thấy cảm giác cách biệt dần giảm đi và đồng thời cảm thấy mình ngày càng mạnh mẽ hơn. Những tình huống mà xưa kia tôi chỉ thấy toàn bất ổn, nay tôi bắt đầu thấy được giải pháp. Những tình huống mà xưa kia tôi thấy hạnh phúc của riêng tôi quan trọng hơn hạnh phúc của người khác, nay tôi bắt đầu thấy được niềm an vui của người khác chính là nền tảng cho sự an tĩnh của tâm hồn tôi.
When I began to practice meditation on compassion, however, I found that my sense of isolation began to diminish, while at the same time my personal sense of empowerment began to grow. Where once I saw only problems, I started to see solutions. Where once I viewed my own happiness as more important than the happiness of others, I began to see the well-being of others as the foundation of my own peace of mind.
Theo như tôi đã học thì sự phát triển tâm từ bi bắt đầu bằng cách học biết được giá trị của chính mình. Đây là một bài học rất khó, nhất là đối với những người được giáo dục trong những nền văn hóa vốn thường nhấn mạnh lên sự yếu đuối của mỗi cá nhân hơn là sức mạnh của họ. Đây không phải là một vấn đề cá biệt của các xã hội Âu Tây. Sự phát triển một khuynh hướng từ bi đối với chính mình đã thực sự cứu sống tôi trong năm đầu tiên nhập thất. Hẳn là tôi đã không bao giờ dám ra khỏi phòng nếu như không làm hòa được với bản thể chân thật của mình, nhìn sâu vào tự tâm và thấy được sức mạnh thực sự thay vì là sự yếu đuối mà tôi luôn ngỡ là ngự trị trong ấy.
The way I was taught, the development of loving-kindness and compassion begins with learning how to appreciate oneself. This is a hard lesson, especially for people brought up in cultures in which it’s common to dwell on personal weaknesses rather than on personal strengths. This is not a particularly Western problem. Developing a compassionate attitude toward myself literally saved my life during my first year in retreat. I could never have left my room if I hadn’t come to terms with my real nature, looking deep within my own mind and seeing the real power there, instead of the vulnerability I’d always thought was there.
Một trong những điều hữu ích cho tôi khi ngồi một mình trong phòng là nhớ đến việc tiếng Phạn dùng chữ purusha để chỉ con người, vốn mang nghĩa cơ bản là “một cái gì có sức mạnh”. Là con người nghĩa là ta có sức mạnh, cụ thể là sức mạnh để thành tựu bất cứ điều gì ta muốn. Và những gì ta muốn lại chính là sự thôi thúc cơ bản nhất về mặt sinh học, đó là được hạnh phúc và tránh khổ đau.
One of the things that helped me as I sat alone in my room was remembering that the Sanskrit word for ‘‘human being” is purusha, which basically means “something that possesses power.” Being human means having power; specifically, the power to accomplish whatever we want. And what we want goes back to the basic biological urge to be happy and to avoid pain.
Vì thế, trong giai đoạn khởi đầu thì sự phát triển tâm từ bi có nghĩa là dùng chính bản thân mình làm đối tượng thiền quán. Phương pháp dễ nhất là một kiểu cải biến của “phương pháp máy quét” đã mô tả ở phần trước. Nếu bạn đang hành trì chính thức theo thời khóa, hãy cố hết sức để áp dụng thế ngồi 7 điểm. Nếu không được, chỉ cần giữ lưng thật thẳng và thư giãn, quân bình toàn thân, để tâm buông thư trong trạng thái tỉnh giác đơn thuần.
So, in the beginning, developing loving-kindness and compassion means using yourself as the object of your meditative focus. The easiest method is a kind of variation on the ‘‘scanning practice” described earlier. If you’re practicing formally, assume the seven-point posture to the best of your ability. Otherwise, just straighten your spine while keeping the rest of your body relaxed and balanced, and allow your mind simply to relax in a state of bare awareness.
Sau một thời gian ngắn để tâm buông thư trong thiền quán không đối tượng, hãy thực hiện nhanh một “bài tập rà quét”, tuần tự quan sát khắp thân thể bạn. Cùng lúc đó, một cách ôn hòa, hãy nhận biết rằng có được thân người đã là một điều quá tốt đẹp rồi, huống gì còn có một tâm thức có khả năng để nhận biết từng phần của nó. Hãy để mình nhận biết chính những sự thật hết sức cơ bản về sự hiện hữu của bạn đã là điều thực sự tuyệt diệu biết bao, và có được món quà lớn là cả thân lẫn tâm này, thật là một diễm phúc to lớn biết bao. Hãy giữ yên sự nhận biết này một lúc, rồi nhẹ nhàng khởi lên ý nghĩ này: “Giá như lúc nào tôi cũng có thể được tận hưởng cảm nhận như thế này về sự tốt đẹp cơ bản thì thật là tuyệt! Giá như lúc nào tôi cũng có thể được tận hưởng cảm giác khoan khoái này với tất cả những nhân duyên giúp tôi được hạnh phúc, an bình và tốt đẹp thì hay biết bao!”
After a few moments of resting your mind in objectless meditation, do a quick “scanning exercise,” gradually observing your physical body. As you scan your body, gently allow yourself to recognize how wonderful it is just to have a body, as well as a mind that’s capable of scanning it. Allow yourself to recognize how magnificent these very basic facts of your existence really are, how fortunate you are simply to have the great gifts of a body and a mind! Rest in that recognition for a moment, and then gently introduce the thought “How nice it would be if I were always able to enjoy this sense of basic goodness. How nice it would be if I could always enjoy this sense of well-being and all the causes that lead to feeling happy, peaceful, and good.”
Rồi để cho tâm an trụ, rộng mở và thư giãn. Đừng cố kéo dài phép tu tập này quá 3 phút nếu bạn đang hành trì theo thời khóa, hay quá vài giây trong những lúc thực tập ngoài thời khóa. Điều rất quan trọng là phải thực tập trong những quãng thời gian ngắn, xen vào đó là để tâm buông thư. Những quãng thời gian thực tập ngắn theo sau là sự buông thư tâm ý sẽ giúp cho sự tỉnh giác mới hình thành được ổn định, hay nói theo ngôn ngữ khoa học Âu Tây là giúp cho bộ não của bạn có cơ hội thiết lập những mô thức mới mà không bị chôn vùi trong những câu chuyện gẫu cũ rích của các nơ-ron. Nói một cách đơn giản, khi bạn dừng sự thực tập [và buông thư tâm] là lúc bạn tạo cơ hội để những hiệu quả của sự thực tập ấy tràn ngập trong tâm hồn bạn thành một dòng thác lũ của những cảm giác thiện lành.
Then just allow your mind to rest, open and relaxed. Don’t try to keep up this practice for more than three minutes if you’re practicing formally, or for more than a few seconds during informal meditation sessions. It’s very important to practice in short sessions and then allow your mind to rest. Short practice sessions followed by periods of rest allow this new awareness to stabilize - or, in Western scientific terms, give your brain a chance to establish new patterns without being overwhelmed by old neuronal gossip. Very simply, when you let go of practicing, you give yourself a chance to let the effects simply wash over you in a flood of positive feeling.
Một khi bạn đã phần nào quen thuộc với ước muốn được hạnh phúc của chính mình, thì việc mở rộng sự tỉnh giác đó đến các chúng sinh khác xung quanh bạn - loài người, thú vật và cả côn trùng - sẽ trở nên dễ dàng hơn nhiều.
Once you’ve become somewhat familiar with your own desire for happiness, extending that awareness to other sentient beings around you - people, animals, and even insects - becomes much easier.
Sự tu tập tâm từ bi hướng đến người khác cốt yếu là nuôi dưỡng nhận thức rằng tất cả mọi sinh vật đều muốn cảm thấy mình toàn vẹn, an toàn và hạnh phúc. Bạn không cần làm gì khác hơn là luôn ghi nhớ rằng, bất kỳ điều gì đang diễn ra trong đầu người khác cũng là điều đang diễn ra trong đầu bạn. Khi bạn nhớ đến điều này, bạn sẽ thấy rằng không có lý do gì phải sợ sệt bất kỳ con người hay sự vật nào. Lý do duy nhất làm bạn sợ sệt là khi bạn không nhận biết được rằng bất kỳ con người hay sinh vật nào mà bạn đang đối mặt cũng đều giống như bạn: một hữu tình chỉ muốn được hạnh phúc và thoát khỏi khổ đau.
The practice of loving-kindness and compassion toward others essentially involves cultivating the recognition that all living creatures want to feel whole, safe, and happy. All you have to do is remember that whatever’s going on inside someone else’s mind is the same thing that’s going on in yours. When you remember this, you realize that there’s no reason to be frightened of anyone or anything. The only reason you’re ever scared is that you’ve failed to recognize that whomever or whatever you’re facing is just like you: a creature that only wants to be happy and free from suffering.
Các bản văn Phật giáo cổ điển dạy rằng, trước hết ta nên chọn mẹ của mình làm đối tượng thiền quán, vì mẹ là người đã đối xử tốt với ta không ai sánh được. Mẹ mang ta trong bụng, đưa ta vào đời, nuôi nấng ta, dạy dỗ ta trong những năm đầu đời, thường là với sự hy sinh lớn lao của chính bản thân người. Tôi biết rằng nhiều người sống trong các nền văn hóa Tây phương không phải bao giờ cũng có được những liên hệ thương yêu trìu mến với cha mẹ. Trong trường hợp đó thì việc dùng cha hay mẹ làm đối tượng thiền quán hẳn sẽ không thực tiễn lắm. Chúng ta hoàn toàn có thể chọn một đối tượng khác, thí dụ một người họ hàng đặc biệt tốt bụng, một người thầy, một người bạn thân hay một đứa bé. Một số người chọn quán niệm một con thú nuôi trong nhà. Đối tượng thiền quán thật ra không quan trọng, điều quan trọng là nhẹ nhàng chú tâm đến một người hay một vật gợi được cho bạn một cảm giác trìu mến hay ấm cúng thật sâu sắc.
The classic Buddhist texts teach that we should focus first on our mothers, who have shown the ultimate kindness toward us by carrying us in their bodies, bringing us into the world, and nurturing us throughout the early years of our lives, often at great sacrifice to themselves. I understand that many people in Western cultures don’t always enjoy tender and affectionate relationships with their parents - in which case using one’s mother or father as an object of meditation wouldn’t be very practical. It’s perfectly acceptable in such cases to focus on another object, such as an especially kind relative, a teacher, a close friend, or a child. Some people choose to focus on their pets. The object of your meditation doesn’t really matter; the important thing is to rest your attention lightly on someone or something toward which you feel a deep sense of tenderness or warmth.
Khi bạn chọn việc thiền quán tâm từ bi như một pháp hành trì chính thức, hãy bắt đầu bằng thế ngồi 7 điểm, hay ít nhất (như khi ngồi trên xe buýt hay xe lửa chẳng hạn) cũng là ngồi thẳng lưng và buông thư toàn thân một cách tự nhiên. Cũng giống như bất kỳ pháp thiền nào khác, một khi đã giữ thân an ổn rồi thì bước tiếp theo là đơn giản để cho tâm buông thư tự nhiên trong chốc lát và buông bỏ tất cả những điều bạn đang suy nghĩ. Hãy để tâm mình thở ra một hơi dài nhẹ nhõm, thế thôi.
When you take up loving-kindness and compassion as a formal practice, begin by assuming either the seven-point posture or, at the very least (if you’re sitting on a bus or a train, for example), straightening your spine while allowing the rest of your body to rest naturally. As with any meditation practice, once you’ve got your body positioned, the next step is simply to allow your mind to rest naturally for a few moments and let go of whatever you might have been thinking about. Just let your mind breathe a huge sigh of relief.
Sau khi an trụ tâm một lúc trong chánh niệm không đối tượng, nhẹ nhàng hướng ý thức của mình đến một người bạn cảm thấy dễ thương, dễ mến, dễ quan tâm nhất. Đừng ngạc nhiên nếu hình ảnh của một người hay một vật mà bạn không cố ý chọn lại hiện ra một cách mạnh mẽ hơn là đối tượng mà bạn đã chọn để quán niệm. Điều này xảy ra thường là hoàn toàn tự nhiên. Một trong các đệ tử của tôi đã bắt đầu thời khóa tu tập thiền với ý định quán niệm bà của mình, vốn rất tốt với anh ta lúc còn nhỏ, nhưng hình ảnh liên tục hiện ra trong đầu anh lại là một con thỏ anh ta nuôi lúc còn bé thơ. Đây chỉ là một điển hình về cách thức mà trí tuệ tự nhiên của tâm tự biểu lộ. Đúng vậy, anh ta đã có rất nhiều kỷ niệm đẹp với con thỏ, và khi cuối cùng anh đầu hàng trước những kỷ niệm này thì sự hành trì trở nên rất dễ dàng.
After resting your mind for a few moments in objectless meditation, lightly bring your awareness to someone toward whom it’s easiest for you to feel tenderness, affection, or concern. Don’t be surprised if the image of someone or something you didn’t deliberately choose appears more strongly than the object you may have decided to work with. This happens, often quite spontaneously. One of my students began formal practice intending to focus on his grandmother, who had been very kind to him when he was young; but the image that kept appearing to him was a rabbit he’d owned as a child. This is just an example of the mind’s natural wisdom asserting itself. He actually had a lot of warm memories associated with the rabbit, and when he finally surrendered to them, his practice became quite easy.
Có khi bạn thấy tâm thức phát sinh một cách tự nhiên hình ảnh của một kỷ niệm đẹp đã chia sẻ với ai đó, thay vì một hình ảnh trừu tượng hơn của người mà bạn đã chọn làm đối tượng thiền quán. Điều này cũng tốt. Điều quan trọng trong việc nuôi dưỡng tâm từ bi là để cho mình trải nghiệm tình cảm chân thật của sự đầm ấm, thương yêu, trìu mến.
Sometimes you may find that your mind spontaneously produces memories of a particularly nice experience you shared with someone, rather than a more abstract image of the person you’ve chosen as an object of meditation. That’s fine, too. The important point in cultivating loving-kindness and compassion is to allow yourself to experience genuine feelings of warmth, tenderness, or affection.
Trong tiến trình tu tập, hãy để cái cảm giác đầm ấm, trìu mến ấy lắng sâu vào tâm, như một hạt giống được vùi trong lòng đất, và xen kẽ vào đó là việc để tâm buông thư chừng vài ba phút trong trạng thái thiền không đối tượng. Khi xen kẽ hai trạng thái này với nhau, hãy mong ước rằng đối tượng mà bạn đang quán niệm sẽ trải nghiệm được cùng một cảm giác rộng mở và đầm ấm mà bạn cảm thấy đối với họ.
As you proceed, allow the sense of warmth or affection to settle in your mind, like a seed planted in soil, alternating for a few minutes between this experience and simply allowing your mind to rest in objectless meditation. As you alternate between these two states, allow yourself to wish that the object of your meditation might experience the same sense of openness and warmth you feel toward him or her.
Sau khi thực hành như thế một thời gian, bạn đã sẵn sàng để tiến xa hơn một chút. Hãy bắt đầu như trước, ngồi đúng tư thế và buông thư tâm trong trạng thái thiền không đối tượng một lúc, rồi hướng tâm vào đối tượng lòng từ bi của bạn. Một khi đã định tâm vào đối tượng quán niệm, có vài cách để bạn tiếp tục. Cách thứ nhất là quán tưởng đối tượng mình chọn đang ở trong một tình trạng bi thảm và đau đớn. Dĩ nhiên, nếu đối tượng ấy vốn đang chịu đau đớn, buồn khổ thì bạn chỉ cần chú tâm đến hoàn cảnh hiện tại của họ. Trong cả hai trường hợp, hình ảnh [của đối tượng mà] bạn khởi lên trong tâm sẽ làm phát sinh một cách tự nhiên tình yêu thương, đồng cảm sâu sắc, và một tâm nguyện mãnh liệt mong muốn giúp đỡ. Việc nghĩ đến một người hay vật mà bạn yêu thương đang trong hoàn cảnh khổ đau có thể làm rạn vỡ tim bạn. Nhưng một con tim rạn vỡ là một con tim mở rộng. Mỗi lần tim rạn vỡ là một cơ hội để tình thương và lòng bi mẫn ngập tràn trong lòng bạn.
After practicing in this way for a while, you’re ready to move a little bit deeper. Begin as before, assuming an appropriate posture and allowing your mind to rest in objectless meditation for a few moments, and then bring to mind the object of your loving-kindness and compassion. Once you’ve settled on the object of your meditation, there are a couple of ways to proceed. The first is to imagine the object you’ve chosen in a very sad or painful state. Of course, if the object you’ve chosen is already in deep pain or sorrow, you can simply bring to mind his or her present condition. Either way, the image you call to mind naturally produces a profound sense of love and connectedness, and a deep desire to help. Thinking that someone or something you care for is in pain can break your heart. But a broken heart is an open heart. Every heartbreak is an opportunity for love and compassion to flow through you.
Cách thứ hai là nhẹ nhàng chú tâm đến đối tượng đã chọn và đồng thời tự hỏi: “Ta muốn được hạnh phúc đến mức nào? Và ta muốn né tránh khổ đau đến mức nào?” Hãy nghĩ đến hai vấn đề này càng cụ thể càng tốt. Thí dụ, nếu bạn bị buộc phải ở trong một chỗ nóng đến ngộp thở, bạn có muốn đến một chỗ mát mẻ, thoáng khí hơn không? Nếu bạn cảm giác đau đớn trong người, bạn có muốn hết đau không? Khi bạn nghĩ đến câu trả lời của mình, hãy dần dần chuyển sự chú ý đến đối tượng đã chọn và quán tưởng việc họ sẽ cảm thấy thế nào trong trường hợp ấy. Thực tập như thế không những sẽ mở rộng trái tim bạn đối với những hữu tình khác, mà đồng thời sẽ làm tan biến đi sự đồng nhất của bạn với bất kỳ nỗi khổ niềm đau nào mà bạn đang chịu đựng vào lúc đó.
Another approach is to rest your attention lightly on the subject you’ve chosen while asking yourself, “How much do I want to be happy? How much do I want to avoid pain or suffering?” Let your thoughts on these points be as specific as possible. For example, if you’re stuck somewhere stiflingly hot, would you rather move to a cooler and more open place? If you feel some sort of physical pain, would you like the pain to be lifted? As you think about your own answers, gradually turn your attention to the subject you’ve chosen and imagine how he or she would feel in the same situation. Practicing in this way not only opens your heart to other beings, but also dissolves your own identification with whatever pain or discomfort you may be experiencing at the moment.
Nuôi dưỡng tâm từ bi đối với những người bạn đã từng quen biết và quan tâm đến không phải là một điều quá khó, vì thậm chí cả khi bạn có muốn bóp cổ họ vì quá ngu xuẩn hay cứng đầu, thì căn bản là bạn vẫn yêu thương họ. Nhưng sẽ khó khăn hơn đôi chút nếu bạn phải nới rộng cùng một cảm giác đầm ấm và thân thuộc ấy đến với những người không quen biết, và thậm chí còn khó khăn hơn nữa đối với những người bạn thật lòng không ưa thích.
Cultivating loving-kindness and compassion toward those you know and care about already isn’t so hard because even when you want to strangle them for being stupid or obstinate, the bottom line is that you still love them. It’s a little bit harder to extend the same sense ol warmth and relatedness toward those you don’t know - and even harder to extend that awareness to those you actively dislike.
Cách đây ít lâu tôi được nghe câu chuyện về một người đàn ông và một người đàn bà sống ở Trung Hoa, có lẽ vào khoảng bốn, năm mươi năm về trước. Lúc ấy họ mới cưới nhau, và khi cô dâu mới về nhà chồng, cô lập tức tranh cãi với bà mẹ chồng về những chuyện nhỏ nhặt liên quan đến việc coi sóc nhà cửa. Dần dà, họ khắc kỵ nhau đến nỗi mẹ chồng nàng dâu không còn muốn nhìn mặt nhau nữa. Cô con dâu xem bà mẹ chồng như một mụ phù thủy già nhiễu sự, trong khi bà mẹ chồng thì thấy cô con dâu trẻ là một con bé cao ngạo, không biết kính trọng bậc trưởng thượng.
I heard a story a while back about a man and a woman living in China, maybe forty or fifty years ago. They’d just gotten married, and when the bride moved into her husband’s home, she immediately started fighting with her mother-in-law over a number of petty issues about how the household should be run. Gradually their disagreements escalated until the new bride and her mother-in-law couldn’t even stand to look at each other. The bride saw her mother-in-law as an interfering old witch, while the mother-in-law thought of her son’s young bride as an arrogant child, with no respect for her elders.
Không có một nguyên nhân thực sự nào để họ có thể giận ghét nhau tới mức đó. Nhưng cuối cùng cô con dâu quá giận ghét đến nỗi quyết định tìm cách trừ khử bà mẹ chồng. Cô tìm gặp một thầy lang và hỏi mua thuốc độc để cho vào thức ăn của bà mẹ chồng.
There was no real reason for their anger to escalate as it had. But eventually the bride became so angry at her mother-in-law that she decided she had to do something to get her out of the way. So she went to a doctor and asked for poison that she could put into her mother-in-law’s food.
Sau khi nghe cô phàn nàn than trách, ông thầy lang đồng ý bán thuốc độc cho cô. Nhưng ông cảnh cáo:
After hearing the young bride’s complaints, the doctor agreed to sell her some poison.
- Nếu tôi bán cho cô một loại thuốc độc cực mạnh có hiệu quả lập tức, mọi người sẽ biết ngay cô là thủ phạm đầu độc, và họ cũng sẽ tìm ra tôi là người bán thuốc cho cô. Điều đó sẽ không tốt cho cả hai chúng ta. Vì thế, tôi sẽ bán cho cô một loại thuốc độc thật nhẹ với tác dụng từ từ, để bà ta không chết ngay lập tức.
“But,” he warned, “if I were to give you something strong that worked immediately, everyone would point their fingers at you and say, ‘You poisoned your mother-in-law,’ and they’d also find out that you bought the poison from me, and that wouldn’t be good for either of us. So I’m going to give you a gentle poison that will take effect very gradually, so she won’t die right away.”
Ông cũng dặn cô là trong thời gian đầu độc bà mẹ chồng, cô phải hết sức tử tế với bà. Ông khuyên rằng:
He also instructed her that while she administered the poison, she should treat her mother-in-law very, very nicely.
- Hãy tươi cười khi dọn thức ăn lên cho bà. Chúc bà ăn ngon miệng, và hỏi bà có muốn thêm gì khác không, để cô đem lên. Hãy thật dịu dàng khiêm tốn, như thế sẽ không ai nghi ngờ cô sau này.
“Serve every meal with a smile,” he advised. “Tell her you hope she enjoys her food and ask her if there’s anything else you might bring her. Be very humble and sweet, so no one will suspect you.’’
Cô con dâu đồng ý và đem thuốc độc về nhà. Ngay chiều hôm ấy, cô bỏ thuốc độc vào thức ăn của bà mẹ chồng và rất lễ phép, mời bà dùng. Sau một vài ngày, trước sự lễ độ của con dâu, bà mẹ chồng bắt đầu thay đổi cách nhìn về cô con dâu. Bà nghĩ:
- Có lẽ nó không quá cao ngạo như ta tưởng. Có lẽ ta đã nghĩ sai về nó.
The bride agreed, and carried the poison back home with her. That very evening she started adding the poison to her mother-in-law’s food, and very politely offered the meal to her. After a few days of being treated so respectfully, the mother-in-law began to change her opinion about her son’s wife. Maybe she’s not so arrogant after all, the old woman thought. Maybe I was wrong about her.
Dần dần, bà bắt đầu đối xử dễ chịu hơn với con dâu, khen cô nấu ăn ngon và khéo thu xếp việc nhà, thậm chí họ còn trao đổi vài câu chuyện gẫu và những chuyện khôi hài nữa.
And little by little she started treating her daughter-in-law more agreeably, complimenting her on her cooking and on the way she was managing the household, and even exchanging little tidbits of gossip and funny stories.
Vì thái độ và cách cư xử của bà mẹ chồng thay đổi nên dĩ nhiên, cô con dâu cũng thay đổi theo. Vài ngày sau cô cũng bắt đầu tự nghĩ:
- Có lẽ mẹ chồng ta không xấu như ta tưởng. Thật ra bà cũng dễ thương đấy chứ!
As the old woman’s attitude and behavior changed, of course, so did the girl’s. After a few days she started thinking, Maybe my mother-in-law isn’t as bad as I thought. In fact, she seems pretty nice.
Họ tiếp tục như thế trong khoảng một tháng, cho đến khi hai người đàn bà trở nên rất thân thiện với nhau. Họ thân nhau đến nỗi cô con dâu thôi không đầu độc mẹ chồng nữa, và cô bắt đầu lo lắng vì trước đó đã bỏ quá nhiều thuốc độc trong mọi bữa ăn nên chắc rằng thế nào bà cũng sẽ chết.
This continued for a month or so, until the two women actually started to become very good friends. They started getting along so well that at a certain point the girl stopped poisoning her mother-in-law’s food. Then she started to worry because she realized she’d already put so much poison in every meal that her mother-in-law would very likely die.
Cô vội trở lại gặp ông thầy lang và nói :
- Cháu sai rồi! Mẹ chồng của cháu thật ra là người rất dễ mến! Lẽ ra cháu không nên đầu độc bà. Xin ông giúp cháu và cho cháu một liều thuốc giải độc!
So she went back to the doctor and told him, “I made a mistake. My mother-in-law is actually a really nice person. I shouldn’t have poisoned her. Please help me out and give me an antidote to the poison I gave her.”
Ông thầy lang ngồi yên lặng một lúc sau khi nghe cô nói, rồi bảo:
- Tôi thật lấy làm tiếc, nhưng bây giờ thì tôi không thể giúp gì cho cô được. Tôi không có thuốc giải độc.
The doctor sat very quietly for a moment after listening to the girl. “I’m very sorry,” he told her. “I can’t help you now. There is no antidote.”
Nghe thế, cô con dâu hoảng hốt òa lên khóc. Cô thề sẽ kết liễu đời mình.
On hearing that, the girl became terribly upset and started to cry, swearing that she was going to kill herself.
Ông thầy lang hỏi:
- Tại sao cô lại muốn tự sát chứ?
“Why would you want to kill yourself?” the doctor asked.
Cô con dâu trả lời :
- Vì cháu đã đầu độc một người tốt như thế và bây giờ bà sắp chết. Cháu phải chết để tự trừng phạt mình vì đã làm một chuyện quá khủng khiếp!
The girl answered, “Because I’ve poisoned such a nice person and now she’s going to die. So I should take my own life to punish myself for the terrible thing I did.”
Một lần nữa, ông thầy lang ngồi yên lặng một lúc rồi bỗng khúc khích cười.
Again the doctor sat quietly for a moment, and then he started to chuckle.
Cô con dâu hỏi:
- Đến nước này mà ông còn cười được sao?
“How can you laugh about this?” the girl demanded.
Ông thầy lang đáp:
- Tôi cười vì cô không có gì phải lo cả. Không có thuốc giải độc, bởi vì ngay từ đầu tôi chưa từng bán thuốc độc cho cô. Tôi chỉ đưa cho cô một loại dược thảo vô hại.
Because there’s really no need for you to worry,” he replied. “There’s no antidote to the poison because I never gave you any poison to begin with. All I gave you was a harmless herb.”
Tôi thích câu chuyện này vì nó là một điển hình giản dị cho ta thấy rằng sự chuyển đổi tự nhiên của kinh nghiệm có thể xảy ra dễ dàng như thế nào. Ban đầu bà mẹ chồng và cô con dâu rất ghét nhau. Mỗi người đều thấy người kia hoàn toàn đáng ghét. Nhưng một khi họ thay đổi cách đối xử với nhau, họ bắt đầu nhìn nhau dưới một ánh sáng khác. Mỗi người đều thấy người kia vốn thật là người tốt, và cuối cùng trở nên thân thiết với nhau. Thật ra con người họ không có gì thay đổi cả. Điều duy nhất đã thay đổi là cách nhìn của họ.
I like this story because it’s such a simple example of how easily a natural transformation of experience can occur. At first the new bride and her mother-in-law hated each other. Each thought that the other was simply awful. Once they started to treat each other differently, though, they began to see each other in a different light. Each saw the other as a basically good person, and eventually they became close friends. As people, they hadn’t really changed at all. The only thing that changed was their perspective.
Điều thú vị trong những câu chuyện như thế là nó buộc ta phải thấy ra rằng, những ấn tượng ban đầu của ta về người khác có thể sai lầm hay ngộ nhận. Không có lý do gì để mang mặc cảm tội lỗi về những lầm lẫn ấy; chúng chỉ là hệ quả của vô minh. Và may thay, đức Phật đã chỉ dạy một pháp thiền quán không những giúp sửa chữa những sai lầm như thế, mà còn ngăn ngừa chúng trong tương lai. Pháp thiền quán ấy có tên là “hoán đổi ta và người”, nói một cách giản dị là hình dung chính mình ở vào vị trí của một người hoặc một vật mà ta không ưa lắm.
The nice thing about such stories is that they compel us to see that our initial impressions about others may be wrong or misguided. There’s no reason to feel guilty about such mistakes; they’re merely the result of ignorance. And, fortunately, the Buddha provided a meditation practice that provides not only the means for amending such mistakes, but for preventing them in the future. This practice is known in English as “exchanging yourself for others,” which in simple terms means imagining yourself in the position of someone or something you don’t like very much.
Mặc dù sự tu tập pháp “hoán đổi ta và người” có thể được thực hiện bất cứ lúc nào và ở đâu, nhưng tốt hơn hết là ta nên học những nền tảng cơ bản của nó qua việc hành trì theo thời khóa. Việc hành trì theo thời khóa có phần giống với quá trình nạp điện vào điện thoại di động. Một khi pin điện thoại đã được nạp đầy, bạn có thể sử dụng trong một thời gian dài ở nhiều nơi và trong nhiều hoàn cảnh khác nhau. Tuy nhiên, cuối cùng thì điện thoại cũng sẽ hết pin, và bạn cần phải nạp điện lần nữa. Khác biệt chính yếu giữa việc nạp điện vào pin và việc nuôi dưỡng tâm từ bi là, cuối cùng thì nhờ vào việc tu tập theo thời khóa, thói quen ứng xử đầy lòng bi mẫn với người khác sẽ tạo ra một chuỗi những kết nối giữa các nơ-ron mà tự nó sẽ tồn tại mãi mãi và không mất đi những gì đã “nạp vào”.
Although the practice of exchanging yourself for others can be performed anytime, anywhere, it’s helpful to get the basics down through formal practice. Formal practice is a bit like charging the battery in a cell phone. Once the battery is fully charged, you can use the cell phone for a long time, in a variety of places and under a variety of circumstances. Eventually, though, the battery runs down, and you need to charge it again. The main difference between charging a battery and developing loving-kindness and compassion is that ultimately, through formal practice, the habit of responding compassionately to other beings creates a series of neuronal connections that constantly perpetuates itself and doesn’t lose its “charge.”
Như thường lệ, bước đầu tiên trong việc thiền tập theo thời khóa là ngồi đúng tư thế và để tâm thức buông thư trong một thời gian ngắn. Sau đó khởi tâm nghĩ đến một người hay vật mà bạn không thích. Đừng phê phán những gì bạn cảm nhận. Hãy để mình hoàn toàn được tự do cảm nhận. Chỉ cần buông bỏ đi những sự phê phán, phân biện là bạn sẽ có thể trải nghiệm được một mức độ mở rộng và trong sáng nhất định.
The first step in formal practice is, as usual, to assume a correct posture and allow your mind to rest for a few moments. Then bring to mind someone or something that you don’t like. Don’t judge what you feel. Give yourself complete permission to feel it. Simply letting go of judgments and justifications will let you experience a certain degree of openness and clarity.
Bước tiếp theo là tự thừa nhận với chính mình rằng, bất kỳ điều gì [khó chịu] mà bạn cảm nhận - giận dữ, oán hờn, ganh tỵ hay tham ái - thì tự nó chính là nguyên do của bất kỳ sự đau khổ hay khó chịu nào mà bạn đang trải qua. Đối tượng đã khơi dậy những cảm xúc của bạn không phải là nguyên nhân gây đau khổ, mà đúng hơn chính là phản ứng tâm lý do bạn tự tạo ra đối với bất kỳ người hay sự vật nào mà bạn đang chú tâm đến.
The next step is to admit to yourself that whatever you’re feeling - anger, resentment, jealousy, or desire - is in itself the source of whatever pain or discomfort you’re experiencing. The object of your feeling isn’t the source of your pain, but rather your own mentally generated response to whomever or whatever you’re focusing on.
Thí dụ, bạn có thể chú tâm đến một người đã từng nói ra với bạn những lời rất tàn nhẫn, chỉ trích hay khinh miệt, hay thậm chí nghĩ đến một người đã nói với bạn những lời hoàn toàn dối trá. Khi ấy, hãy tự mình nhận thức rằng, tất cả những gì đã xảy ra chỉ là, một người nào đó đã phát ra những âm thanh và bạn nghe được. Nếu bạn đã từng tu tập thiền quán niệm âm thanh, dẫu chỉ chút ít, khía cạnh “hoán đổi ta và người” này có thể sẽ quen thuộc đối với bạn.
For example, you might bring your attention to someone who’s said something to you that sounded cruel, critical, or contemptuous - or even to someone who has told you an outright lie. Then, allow yourself to recognize that all that has occurred is that someone has emitted sounds and you have heard them. If you’ve spent even a little bit of time practicing calm-abiding meditation on sound, this aspect of “ex-changing self for others” will probably feel familiar.
Đến đây thì sẽ có 3 điều để chọn lựa.
At this point, three options are available to you.
Điều thứ nhất, cũng là điều có nhiều khả năng xảy ra nhất, là bạn để cho sự giận dữ, oán hờn hay mặc cảm tội lỗi chi phối bản thân mình.
The first, and most likely, option is to allow yourself to be consumed by anger, guilt, or resentment.
Điều thứ hai (rất ít có khả năng xảy ra) là bạn suy nghĩ: “Lẽ ra ta nên tu tập pháp thiền quán âm thanh nhiều hơn.”
The second (which is very unlikely) is to think, I should have spent more time meditating on sound.
Điều thứ ba là bạn tưởng tượng chính mình như người đã nói hay thực hiện bất kỳ điều gì làm tổn thương bạn. Hãy tự hỏi mình rằng, những gì mà người kia đã nói ra hay hành động có thực sự bị thôi thúc bởi ý muốn làm bạn tổn thương, hay họ chỉ muốn làm giảm bớt nỗi khổ đau hoặc sợ hãi của chính họ?
The third option is to imagine yourself as the person who said or did whatever you felt as painful. Ask yourself whether what that person said or did was really motivated by a desire to hurt you, or whether he or she was trying to alleviate his or her own pain or fear.
Trong rất nhiều trường hợp, bạn đã sẵn có câu trả lời. Có thể bạn đã nghe biết được về tình trạng sức khoẻ hay quan hệ của người ấy, hoặc một mối đe dọa nào đó đối với vị trí nghề nghiệp của họ. Nhưng ngay cả khi bạn không biết được những chi tiết cụ thể về hoàn cảnh của một người, nhưng nhờ vào sự tu tập phát triển lòng bi mẫn đối với chính mình và lan rộng đến người khác, bạn sẽ biết được rằng phía sau mọi hành vi của mỗi người chỉ có mỗi một động cơ duy nhất: khao khát được an toàn hay hạnh phúc. Và nếu có ai nói hay làm điều gì gây tổn thương cho bạn, đó chỉ là vì họ không cảm thấy an toàn hay hạnh phúc. Nói cách khác, họ đang sợ hãi.
In many cases, you know the answer already. You may have overheard some talk about the other person’s health or relationship, or some threat to his or her professional standing. But even if you don’t know the specifics of a person’s situation, you’ll know from your own practice of developing compassion for yourself and of extending it toward others that there is only one possible motive behind someone’s behavior: the desire to feel safe or happy. And if people say or do something hurtful, it’s because they don’t feel safe or happy. In other words, they’re scared.
Và bạn đã biết sự sợ hãi là thế nào rồi.
And you know what it’s like to be scared.
Nhận biết điều này về người khác là điểm cốt lõi của phép tu “hoán đổi ta và người”.
Recognizing this about someone else is the essence of exchanging self for others.
Một phương pháp khác để hoán đổi giữa mình và người khác là chọn lựa một đối tượng “trung tính” để chú tâm vào - một người hay một con vật mà bạn không trực tiếp quen biết, nhưng đã nghe biết được phần nào về sự khổ đau của họ. Bạn có thể hướng tâm về một em bé ở nước ngoài đang chết đói hay chết khát, hoặc một con thú sập bẫy và tuyệt vọng cắn đứt chân mình để cố thoát ra.
Another method of exchanging yourself for others is to choose a “neutral” focus - a person or an animal you may not know directly, but whose suffering you’re somewhat aware of. Your focus could be a child in a foreign country, dying of thirst or hunger, or an animal caught in a steel trap, desperately chewing off its leg to escape.
Những chúng sinh “trung tính” này đang chịu đựng đủ mọi sự đau đớn ngoài ý muốn và không thể tự bảo vệ hay trốn thoát. Thế nhưng, nỗi khổ đau mà họ đang chịu đựng và sự khao khát mãnh liệt muốn tự giải thoát khỏi khổ đau là điều rất dễ hiểu, vì bạn cũng có cùng một niềm khao khát cơ bản đó như họ. Vì vậy, tuy không quen biết nhưng bạn vẫn nhận biết được tâm trạng của họ và cảm nghiệm được niềm đau nỗi sợ của họ như thể là của chính bạn. Tôi sẵn sàng đánh cuộc là việc mở rộng tâm từ bi theo cách này - hướng đến những người bạn không ưa thích hay không quen biết - sẽ không làm cho bạn trở thành một con cừu già lười nhác và buồn chán.
These “neutral” beings experience all kinds of suffering over which they have no control and from which they cannot protect or free themselves. Yet the pain they feel and their desperate desire to free themselves from it are easily understandable, because you share the same basic longing. So, even though you don’t know them, you recognize their state of mind, and experience their pain and fear as your own. I’m willing to bet that extending compassion in this way - toward those you don’t like or those you don’t know - won’t turn you into a boring, lazy old sheep.
CẤP ĐỘ THỨ HAI
LEVEL TWO
Nguyện cho mọi chúng sinh đều đạt được hạnh phúc và gieo nhân hạnh phúc.
May all beings have happiness and the causes of happiness.
Tứ vô lượng tâm (The Four Immeasurables)
- The Four Immeasurables
Có một pháp thiền quán đặc biệt có thể giúp phát khởi tâm từ bi vô lượng. Ở Tây Tạng, pháp tu ấy được gọi là tonglen, có thể dịch là “cho và nhận”.
There’s a particular meditation practice that can help generate immeasurable loving-kindness and compassion. In Tibetan, this practice is called tonglen, which may be translated into English as “sending and taking.”
Tonglen thực sự là một phép tu khá dễ dàng, chỉ đòi hỏi sự kết hợp đơn giản giữa hơi thở và sự quán tưởng. Bước đầu tiên chỉ đơn giản là nhìn nhận rằng bạn muốn được vui tránh khổ bao nhiêu thì các chúng sinh khác cũng mong ước điều đó bấy nhiêu. Không cần thiết phải hình dung ra một chúng sinh cụ thể nào, mặc dù bạn cũng có thể bắt đầu bằng một hình dung cụ thể nếu thấy là hữu ích. Tuy nhiên, cuối cùng thì pháp tu “cho và nhận” này sẽ mở rộng vượt quá những gì bạn có thể hình dung để bao trùm tất cả chúng sinh - gồm cả thú vật, côn trùng và những chúng sinh ở các cảnh giới mà bạn không biết đến hoặc không có khả năng nhìn thấy.
Tonglen is actually quite an easy practice, requiring only a simple coordination of imagination and breathing. The first step is simply to recognize that as much as you want to achieve happiness and avoid suffering, other beings also feel the same way. There is no need to visualize specific beings, although you may start out with a specific visualization if you find it helpful. Eventually, however, the practice of taking and sending extends beyond those you can imagine to include all sentient beings - including animals, insects, and inhabitants of dimensions you don’t possess the knowledge or capacity to see.
Theo những gì tôi đã học thì điều quan trọng chỉ đơn giản là luôn nhớ rằng trong vũ trụ có vô lượng vô biên chúng sinh và khởi tâm suy nghĩ rằng: “Cũng như tôi muốn được hạnh phúc, mọi chúng sinh đều muốn được hạnh phúc. Cũng như tôi muốn tránh khổ đau, mọi chúng sinh đều muốn tránh khổ đau. Tôi chỉ là một con người, trong khi chúng sinh là vô số. Hạnh phúc của vô lượng chúng sinh quan trọng hơn hạnh phúc của riêng một người.” Và khi bạn để cho những niệm tưởng này liên tục khởi lên trong tâm, bạn sẽ thực sự bắt đầu cảm thấy tự mình mong muốn mãnh liệt cho mọi người khác đều được thoát khổ.
The point, as I was taught, is simply to remember that the universe is filled with an infinite number of beings, and to think, Just as I want happiness, all beings want happiness. Just as I wish to avoid suffering, all beings wish to avoid suffering. I am just one person, while the number of other beings is infinite. The well-being of this infinite number is more important than that of one. And as you allow these thoughts to roll around in your mind, you’ll actually begin to find yourself actively engaged in wishing for others’ freedom from suffering.
Hãy bắt đầu bằng cách ngồi đúng tư thế và để tâm hoàn toàn buông thư trong chốc lát. Sau đó dùng hơi thở ra để gửi đến toàn thể chúng sinh hữu tình tất cả hạnh phúc của bạn và nhận lấy những khổ đau của họ. Khi bạn thở ra, hãy quán tưởng rằng tất cả hạnh phúc và lợi lạc mà bạn đạt được trong suốt cuộc đời mình đang tuôn tràn ra khỏi người bạn dưới dạng một luồng ánh sáng tinh khiết tỏa chiếu đến tất cả chúng sinh và tan hòa vào họ, thành tựu trọn vẹn tất cả các nhu cầu và xua tan tất cả mọi khổ đau của họ. Ngay khi bạn bắt đầu thở ra, hãy quán tưởng ánh sáng ấy lập tức chạm đến tất cả chúng sinh, và khi hơi thở ra của bạn vừa dứt thì ánh sáng ấy đã tan loãng vào người họ rồi. Khi bạn thở vào, tưởng tượng những nỗi khổ niềm đau của tất cả chúng sinh hữu tình dưới dạng một luồng ánh sáng có màu khói đen, mù mịt tràn vào mũi và tan loãng trong tim bạn.
Begin by assuming a correct posture and allowing your mind to simply rest for a few moments. Then use your breath to send all your happiness to all sentient beings and absorb their suffering. As you exhale, imagine all the happiness and benefits you’ve acquired during your life pouring out of yourself in the form of pure light that spreads to all beings and dissolves into them, fulfilling all their needs and eliminating their suffering. As soon as you start to breathe out, imagine the light immediately touching all beings, and that by the time you finish exhaling, the light has already dissolved into them. As you inhale, imagine the pain and suffering of all sentient beings as a dark, smoky light being absorbed through your nostrils and dissolving into your heart.
Khi tiếp tục thực hành phép hành trì này, hãy tưởng tượng tất cả chúng sinh được giải thoát mọi khổ đau và ngập tràn hạnh phúc, khoái lạc. Sau khi thực hành như thế được một lúc, hãy để tâm buông thư. Sau đó lại bắt đầu tiến trình như cũ, luân phiên xen kẽ việc thực hành tonglen và an tĩnh tâm.
As you continue this practice, imagine that all beings are freed from suffering, and filled with bliss and happiness. After practicing in this way for a few moments, simply allow your mind to rest. Then take up the practice again, alternating between periods of tonglen and resting your mind.
Bạn có thể ngồi thật thẳng lưng và đặt nhẹ hai nắm tay trên đùi, nếu thấy tư thế này giúp bạn dễ quán tưởng hơn. Khi thở ra, mở các ngón tay và trượt nhẹ hai bàn tay xuống về phía đầu gối đồng thời quán tưởng luồng ánh sáng đang tỏa chiếu ra đến với tất cả chúng sinh. Khi bạn thở vào, trượt nhẹ hai bàn tay về chỗ cũ, bàn tay nhẹ nắm trở lại như thể đang kéo về ánh sáng có màu khói đen là những khổ đau của người khác rồi hòa tan nó vào người bạn.
If it helps your visualization, you can sit with your body very straight and rest your hands in loosely closed fists on the tops of your thighs. As you breathe out, open your fingers and slide your hands down your thighs toward your knees while you imagine the light going out toward all beings. As you inhale, slide your hands back up, forming loosely closed fists as through drawing the dark light of others’ suffering and dissolving it into yourself.
Trong vũ trụ có quá nhiều loài chúng sinh khác nhau, chúng ta thậm chí không thể quán tưởng được hết, và càng không thể cứu giúp từng sinh linh một cách trực tiếp và tức thời. Nhưng thông qua phép tu tonglen, bạn mở rộng tâm hồn đến vô lượng chúng sinh và mong muốn mọi điều tốt đẹp cho họ. Kết quả cuối cùng là tâm bạn sẽ trong sáng hơn, an tĩnh hơn, tập trung và tỉnh giác hơn và bạn phát triển được khả năng giúp đỡ người khác bằng vô lượng phương cách, trực tiếp cũng như gián tiếp.
The universe is filled with so many different kinds of creatures, it’s impossible even to imagine them all, much less offer direct and immediate help to each and every one. But through the practice of tonglen, you open your mind to infinite creatures and wish for their well-being. The result is that eventually your mind becomes clearer, calmer, more focused and aware, and you develop the capacity to help others in infinite ways, both directly and indirectly.
Có một câu chuyện cổ dân gian Tây Tạng minh họa sự lợi ích của tâm từ bi phổ quát này. Có một người dân du mục ngày ngày phải băng đèo vượt núi, nhưng không có giày để mang nên luôn chịu đau đớn vì chông gai đá sỏi. Trong lúc di chuyển như thế, ông bắt đầu thu lượm da của những con thú đã chết để trải lên những con đường núi, phủ lên đá sỏi và gai góc. Nhưng mặc dầu khổ công như thế, diện tích mặt đất trải da cũng chẳng được là bao. Cuối cùng ông chợt hiểu rằng chỉ cần một vài mảnh da nhỏ để làm một đôi giày, ông có thể đi hàng trăm dặm đường mà không chút đớn đau. Chỉ cần lấy da bọc đôi chân thì cũng giống như đã trải da lên khắp nơi trên mặt đất này.
An old Tibetan folktale illustrates the benefits of developing this sort of all-encompassing compassion. A nomad who spent his days walking across the mountains was constantly pained by the rough and thorny ground because he didn’t have any shoes. Over the course of his travels, he began to collect the skins of dead animals and spread them along the mountain paths, covering the stones and thorns. The problem was that even with great effort, he could only cover several hundred square yards. At last it came to him that if he simply used a few small hides to make himself a pair of shoes, he could walk for thousands of miles without any pain. Simply by covering his feet with leather, he covered the entire earth with leather.
Cũng thế, nếu bạn cố gắng hóa giải từng xung đột, từng cảm xúc hay từng vọng niệm mỗi khi chúng khởi sinh, bạn sẽ giống người dân du mục kia cố trải da trên toàn trái đất. Nếu thay vào đó, bạn tu tập để phát triển một tâm thức từ mẫn và an bình, bạn có thể áp dụng cùng một giải pháp này cho tất cả mọi bất ổn trong cuộc đời bạn.
In the same way, if you try to deal with each conflict, each emotion, and each negative thought as it occurs, you’re like the nomad trying to cover the world with leather. If, instead, you work at developing a loving and peaceful mind, you can apply the same solution to every problem in your life.
CẤP ĐỘ THỨ BA
LEVEL THREE
Người nào đã đánh thức năng lực từ bi chân chính sẽ có khả năng đem thân khẩu ý của mình để phụng sự chúng sinh.
A person who has . . . awakened the force of genuine compassion will be quite capable of working physically, verbally, and mentally for the welfare of others.
Ngài Jamgon Kongtrul
Liễu nghĩa cự (The Torch of Certainty)
Judith Hanson dịch sang Anh ngữ
- JAMGON KONGTRUL, The Torch of Certainty, translated by Judith Hanson
Việc tu tập tâm Bồ-đề - tâm giác ngộ - có thể thấy như là mầu nhiệm, vì khi bạn quyết định đối xử với mọi người như thể họ đã giác ngộ viên mãn, họ sẽ có khuynh hướng phản ứng theo cách tích cực hơn, tự tin hơn và ôn hòa hơn so với cung cách thông thường của họ. Nhưng thật ra không có gì là mầu nhiệm trong quá trình này cả. Bạn chỉ đơn giản là nhìn nhận và cư xử với mọi người trên bình diện tiềm năng trọn vẹn của họ, và họ cũng đáp lại bằng cách ấy với tất cả khả năng của mình.
The practice of bodhicitta - the mind of awakening - may seem almost magical, in the sense that when you choose to deal with other people as if they were already fully enlightened, they tend to respond in a more positive, confident, and peaceful manner than they otherwise might. But really there is nothing magical about the process. You’re simply looking at and acting toward people on the level of their full potential, and they respond to the best of their ability in the same way.
Như đã nói trên, có hai khía cạnh của tâm Bồ-đề: tuyệt đối và tương đối. Tâm Bồ-đề tuyệt đối là sự hiểu biết trực tiếp về bản chất của tâm. Trong tâm Bồ-đề tuyệt đối, hay tâm giác ngộ tuyệt đối, không có sự phân biệt giữa chủ thể và khách thể, giữa ta và người khác; tất cả mọi chúng sinh được nhận biết một cách tự nhiên như sự hiển lộ toàn hảo của tánh Phật. Tuy nhiên, rất hiếm người có được khả năng tức thời kinh nghiệm tâm Bồ-đề tuyệt đối. Tôi thì chắc chắn là không rồi. Cũng giống như hầu hết mọi người, tôi cần phải tu tập theo con đường tuần tự của tâm Bồ-đề tương đối.
As mentioned earlier, there are two aspects of bodhicitta, absolute and relative. Absolute bodhicitta is the direct insight into the nature of mind. Within absolute bodhicitta, or the absolutely awakened mind, there is no distinction between subject and object, self and other; all sentient beings are spontaneously recognized as perfect manifestations of Buddha nature. Very few people are capable of experiencing absolute bodhicitta right away, however. I certainly wasn’t. Like most people, I needed to train along the more gradual path of relative bodhicitta.
Có nhiều lý do để con đường tu tập này được gọi là “tương đối”. Trước hết, nó tương quan với tâm Bồ-đề tuyệt đối trong ý nghĩa là cả hai [con đường tu tập] đều hướng đến cùng một mục đích: sự trực nghiệm tánh Phật, hay tánh giác.
There are several reasons why this path is referred to as “relative.” First, it is related to absolute bodhicitta in the sense that it shares the same goal: the direct experience of Buddha nature, or awakened mind.
Lấy một thí dụ so sánh, tâm Bồ-đề tuyệt đối giống như tầng lầu cao nhất của một tòa nhà, trong khi tâm Bồ-đề tương đối giống như các tầng thấp hơn bên dưới. Tất cả các tầng lầu đều là các phần của cùng một tòa nhà, nhưng mỗi tầng bên dưới đều có một tương quan tương đối so với tầng cao nhất. Muốn lên đến tầng lầu cao nhất, chúng ta phải đi qua tất cả các tầng thấp hơn bên dưới.
To use an analogy, absolute bodhicitta is like the top floor of a building, while relative bodhicitta may be compared to the lower floors. All the floors are part of the same building, but each of the lower floors stands in a relative relationship to the top floor. If we want to reach the top floor, we have to pass through all of the lower floors.
Lý do thứ hai là, khi chúng ta thành tựu tâm Bồ-đề tuyệt đối thì không còn có sự phân biệt giữa các chúng sinh, mỗi một chúng sinh đều được xem như sự hiển lộ toàn hảo của tánh Phật. Tuy nhiên, trong khi tu tập tâm Bồ-đề tương đối chúng ta vẫn hành xử trong vòng đối đãi giữa chủ thể và khách thể, hay giữa ta và người khác.
Second, when we’ve achieved the state of absolute bodhicitta, there is no distinction between sentient beings; every living creature is understood as a perfect manifestation of Buddha nature. In the practice of relative bodhicitta, however, we’re still working within the framework of a relationship between subject and object or self and other.
Lý do cuối cùng là, theo lời dạy của rất nhiều vị đại sư, chẳng hạn như ngài Jamgon Kontrul trong quyển “Liễu nghĩa cự” (Ngọn đuốc xác quyết), thì sự phát triển tâm Bồ-đề tuyệt đối tùy thuộc vào sự phát triển tâm Bồ-đề tương đối.
Finally, according to many great teachers, such as Jamgon Kongtrul in his book The Torch of Certainty, development of absolute bodhicitta depends on developing relative bodhicitta.
Sự phát triển tâm Bồ-đề tương đối luôn bao hàm hai khía cạnh: phát khởi mong muốn giác ngộ (hay Bồ-đề tâm nguyện) và thực sự hành trì hướng đến giác ngộ (hay Bồ-đề tâm hành).
Developing relative bodhicitta always involves two aspects: aspiration and application.
Trong Bồ-đề tâm nguyện, ta nuôi dưỡng sự khát khao tha thiết nâng tất cả chúng sinh lên một trình độ cho phép họ nhận thức được tánh Phật của họ. Chúng ta bắt đầu bằng ý nguyện: “Tôi muốn đạt giác ngộ viên mãn để giúp tất cả chúng sinh hữu tình cũng đạt được giác ngộ.” Bồ-đề tâm nguyện chú trọng đến phần “quả”, hay kết quả, của sự hành trì. Trong ý nghĩa này, Bồ-đề tâm nguyện giống như sự chú trọng vào mục tiêu chuyên chở tất cả mọi người đến một nơi chốn nào đó, thí dụ như London, Paris hay Washington. Trong trường hợp Bồ-đề tâm nguyện, dĩ nhiên “nơi đến” ở đây là sự giác ngộ viên mãn của tâm thức, hay tâm Bồ-đề tuyệt đối.
Aspiration bodhicitta involves cultivating the heartfelt desire to raise all sentient beings to the level at which they recognize their Buddha nature. We begin by thinking, I wish to attain complete awakening in order to help all sentient beings attain the same state. Aspiration bodhicitta focuses on the fruit, or the result, of practice. In this sense, aspiration bodhicitta is like focusing on the goal of carrying everyone to a certain destination - for example, London, Paris, or Washington, D.C. In the case of aspiration bodhicitta, of course, the “destination” is the total awakening of the mind, or absolute bodhicitta.
Bồ-đề tâm hành thường được các bản kinh luận ví như việc thực sự cất bước lên đường để đi đến một mục tiêu đã định. Bồ-đề tâm hành chú trọng đến con đường tu tập để đạt được mục tiêu của Bồ-đề tâm nguyện: Sự giải thoát tất cả chúng sinh hữu tình ra khỏi mọi hình thức và nguyên nhân của khổ đau thông qua sự nhận biết được tánh Phật của họ.
Application bodhicitta - often compared in classic texts to actually taking the steps to arrive at an intended destination - focuses on the path of attaining the goal of aspiration bodhicitta: the liberation of all sentient beings from all forms and causes of suffering through recognition of their Buddha nature.
Như đã nói, trong khi tu tập tâm Bồ-đề tương đối, chúng ta vẫn còn vướng mắc phần nào trong cái nhìn nhị nguyên về mọi chúng sinh khác, như thể sự hiện hữu của họ là trong tương quan tương đối với sự hiện hữu của ta. Nhưng khi chúng ta phát khởi tâm nguyện đưa chính bản thân mình cũng như tất cả chúng sinh lên đến trình độ nhận biết hoàn toàn về tánh Phật, một điều lạ lùng sẽ xảy ra: cái nhìn nhị nguyên phân biệt giữa “ta” và “người” bắt đầu tan biến dần rất chậm chạp, và chúng ta sẽ tăng trưởng trí tuệ cùng với khả năng giúp đỡ người khác cũng như chính mình.
As mentioned, while practicing relative bodhicitta, we’re still caught up in regarding other sentient beings from a slightly dualistic perspective, as if their existence were relative to our own. But when we generate the motivation to lift not only ourselves but all sentient beings to the level of complete recognition of Buddha nature, an odd thing happens: The dualistic perspective of “self and “other” begins very gradually to dissolve, and we grow in wisdom and power to help others as well as ourselves.
Xét từ góc độ phương cách sống, việc nuôi dưỡng tâm Bồ-đề tương đối chắc chắn sẽ là một sự hoàn thiện trong cách ứng xử thông thường của chúng ta với người khác, tuy là cần có những cố gắng nhất định. Việc lên án những người không đồng quan điểm với ta là điều quá dễ dàng, phải không? Hầu hết chúng ta đều làm điều ấy một cách dễ dàng và không cần suy nghĩ, cũng giống như đập một con muỗi, con gián hay con ruồi. Điểm cốt yếu trong sự phát triển tâm Bồ-đề tương đối là nhận biết được rằng, về cơ bản thì ý muốn đạp chết một con bọ và sự thôi thúc lên án kẻ bất đồng ý kiến với mình cũng đều giống nhau. Đó là kiểu phản ứng “chống hoặc chạy” đã khắc sâu vào lớp não bò sát nằm trong não bộ của chúng ta, hay nói trắng ra thì đó là bản chất cá sấu của chúng ta.
As an approach to life, cultivating relative bodhicitta is certainly an improvement on the way we ordinarily deal with others, though it does take a certain amount of work. It’s so easy to condemn other people who don’t agree with our own point of view, isn’t it? Most of us do so as easily and unthinkingly as smashing a mosquito, a cockroach, or a fly. The essence of developing relative bodhicitta is to recognize that the desire to squash a bug and the urge to condemn a person who disagrees with us are fundamentally the same. It’s a fight-or-flight response deeply embedded in the reptilian layer of our brains - or, to put it more bluntly, our crocodile nature.
Vì thế, bước đầu tiên trên con đường tu tập phát triển tâm Bồ-đề tương đối là phải quyết định: “Tôi muốn làm cá sấu hay làm người?”
So the first step in developing relative bodhicitta is to decide, “Would I rather be a crocodile or a human being?”
Dĩ nhiên làm cá sấu cũng có những lợi điểm của nó. Cá sấu khôn lanh hơn kẻ thù và rất giỏi trong việc sinh tồn. Nhưng chúng không biết thương yêu hay thể nghiệm cảm giác được thương yêu. Chúng không có bạn hữu. Chúng không bao giờ biết đến hạnh phúc của sự nuôi dưỡng con cái. Chúng hầu như không biết thưởng thức âm nhạc hay nghệ thuật. Chúng không biết cười. Và phần đông chúng kết thúc cuộc đời dưới dạng những đôi giày [bằng da cá sấu].
Certainly there are advantages to being a crocodile. Crocodiles are very good at outsmarting their enemies and simply surviving. But they cannot love or experience being loved. They don’t have friends. They can never experience the joys of raising children. They have very little appreciation for art or music. They can’t laugh. And many of them end up as shoes.
Nếu bạn đã đọc đến trang này của quyển sách, có nhiều khả năng bạn không phải là cá sấu. Nhưng chắc hẳn bạn đã gặp một số người hành xử như loài cá sấu. Bước đầu tiên trong việc phát triển tâm Bồ-đề tương đối là buông bỏ sự ghét bỏ của mình đối với những kẻ mang “tính cá sấu” và nuôi dưỡng đôi chút bi mẫn đối với họ, vì họ không biết rằng họ đã bỏ lỡ đi biết bao nhiêu vẻ đẹp và sự phong phú của đời sống.
If you’ve gotten this far in reading this book, chances are you’re not a crocodile. But you’ve probably met a few people who act like crocodiles. The first step in developing relative bodhicitta is to let go of your distaste for “crocodile-like” people and cultivate some sense of compassion toward them, because they don’t recognize how much of the richness and beauty of life they’re missing.
Làm được điều này rồi, thì bạn có thể dễ dàng mở rộng tâm Bồ-đề tương đối đến tất cả chúng sinh hữu tình, bao gồm cả loài cá sấu thực sự và bất kỳ sinh vật nào vốn có thể làm cho bạn bực mình, sợ hãi hay nhờm tởm. Chỉ cần dành một chút thì giờ để nghĩ đến tất cả những gì mà chúng thiếu thốn, bạn sẽ gần như tự động mở rộng tấm lòng đối với chúng.
Once you can do that, extending relative bodhicitta toward all sentient beings - including real crocodiles and whatever other living creatures might annoy, frighten, or disgust you - becomes a lot easier. If you just take a moment to think about how much these creatures are missing out on, your heart will almost automatically open up to them.
Thật ra Bồ-đề tâm nguyện và Bồ-đề tâm hành giống như hai mặt của một đồng xu. Mặt này không thể tồn tại nếu không có mặt kia. Bồ-đề tâm nguyện là sự nuôi dưỡng ý nguyện sẵn sàng giúp đỡ không giới hạn để tất cả chúng sinh đều đạt được trạng thái hạnh phúc viên mãn và thoát khỏi mọi đớn đau khổ não. Dù bạn có thực sự giải thoát cho tất cả chúng sinh được hay không, điều đó không quan trọng. Điều quan trọng là ý nguyện của bạn. Bồ-đề tâm hành là những hành động cần thiết để thực hiện ý nguyện ấy. Việc hành trì một trong hai khía cạnh của tâm Bồ-đề đều sẽ giúp củng cố khả năng tăng trưởng khía cạnh còn lại.
Actually, aspiration bodhicitta and application bodhicitta are like two sides of the same coin. One can’t exist without the other. Aspiration bodhicitta is the cultivation of an unrestricted readiness to help all living beings achieve a state of complete happiness and freedom from pain and suffering. Whether you’re actually able to free them doesn’t matter. The important thing is your intention. Application bodhicitta involves the activities required to carry out your intention. Practicing one aspect strengthens your ability to cultivate the other.
Có nhiều cách để tu tập Bồ-đề tâm hành: chẳng hạn như, nỗ lực hết sức để tránh những việc như trộm cắp, nói dối, nói lời vô nghĩa, hoặc chủ ý gây khổ đau bằng hành động hay lời nói; [và thực hiện những việc như] mở rộng lòng bố thí, hòa giải mọi bất hòa, nói năng từ hòa, điềm đạm thay vì đùng đùng nổi giận, và tùy hỷ với những điều tốt đẹp xảy đến cho người khác thay vì để mình chìm ngập trong sự ganh ghét, đố kỵ. Cư xử như thế là một phương tiện để mở rộng kinh nghiệm tu thiền đến mọi khía cạnh của đời sống hằng ngày.
There are many ways to practice application bodhicitta: for example, trying your best to refrain from stealing, lying, gossiping, and speaking or acting in ways that intentionally cause pain; acting generously toward others; patching up quarrels; speaking gently and calmly rather than “flying off the handle”; and rejoicing in the good things that happen to other people rather than allowing yourself to become overwhelmed by jealousy or envy. Conduct of this sort is a means of extending the experience of meditation into every aspect of daily life.
Không một tâm nguyện nào cao cả hơn và dũng mãnh hơn tâm nguyện đưa tất cả chúng sinh lên bờ giải thoát và đem đến sự an vui trọn vẹn qua sự nhận biết được chân tâm. Cho dù bạn có thành tựu được tâm nguyện này hay không, điều đó không quan trọng. Chỉ riêng tâm nguyện này thôi đã có một năng lực lớn đến mức, càng nuôi dưỡng tâm nguyện ấy, tâm thức bạn sẽ càng mạnh mẽ hơn, các phiền não sẽ giảm thiểu, bạn sẽ càng thiện xảo hơn trong việc cứu giúp người khác; và khi làm như thế, bạn sẽ tạo nhân duyên cho sự an vui hạnh phúc của chính mình.
There is no greater inspiration, no greater courage, than the intention to lead all beings to the perfect freedom and complete well-being of recognizing their true nature. Whether you accomplish this intention isn’t important. The intention alone has such power that as you work with it, your mind will become stronger; your mental afflictions will diminish; you’ll become more skillful in helping other beings; and in so doing, you’ll create the causes and conditions for your own well-being.

    « Xem chương trước «      « Sách này có 21 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Học đạo trong đời


Kinh Duy-ma-cật (Hán-Việt)


Công đức phóng sinh


Vô niệm (Pháp bảo Đàn kinh)

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.





Quý vị đang truy cập từ IP 3.238.135.30 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Ngọc Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Thiện Diệu Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Văn Minh Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Thiền Khách Rộng Mở Tâm Hồn nước Rộng Mở Tâm Hồn Bui Tuyet Lan Rộng Mở Tâm Hồn Xuân Thôn Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Độ Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn Pháp Tâm Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Yduongvan Rộng Mở Tâm Hồn Trí Tuệ Từ Bi Rộng Mở Tâm Hồn Tiến Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Hoat Khong ... ...

Hoa Kỳ (395 lượt xem) - Việt Nam (123 lượt xem) - French Southern Territories (5 lượt xem) - Senegal (3 lượt xem) - Saudi Arabia (3 lượt xem) - Philippines (2 lượt xem) - Algeria (1 lượt xem) - Uzbekistan (1 lượt xem) - Kenya (1 lượt xem) - Hà Lan (1 lượt xem) - Anh quốc (1 lượt xem) - Mauritius (1 lượt xem) - Nga (1 lượt xem) - ... ...