Với kẻ kiên trì thì không có gì là khó, như dòng nước chảy mãi cũng làm mòn tảng đá.Kinh Lời dạy cuối cùng
Muôn việc thiện chưa đủ, một việc ác đã quá thừa.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Người tốt không cần đến luật pháp để buộc họ làm điều tốt, nhưng kẻ xấu thì luôn muốn tìm cách né tránh pháp luật. (Good people do not need laws to tell them to act responsibly, while bad people will find a way around the laws.)Plato
Kẻ ngốc nghếch truy tìm hạnh phúc ở xa xôi, người khôn ngoan gieo trồng hạnh phúc ngay dưới chân mình. (The foolish man seeks happiness in the distance, the wise grows it under his feet. )James Oppenheim
Người khôn ngoan học được nhiều hơn từ một câu hỏi ngốc nghếch so với những gì kẻ ngốc nghếch học được từ một câu trả lời khôn ngoan. (A wise man can learn more from a foolish question than a fool can learn from a wise answer.)Bruce Lee
Nếu người nói nhiều kinh, không hành trì, phóng dật; như kẻ chăn bò người, không phần Sa-môn hạnh.Kinh Pháp cú (Kệ số 19)
Chúng ta không có khả năng giúp đỡ tất cả mọi người, nhưng mỗi người trong chúng ta đều có thể giúp đỡ một ai đó. (We can't help everyone, but everyone can help someone.)Ronald Reagan
Có những người không nói ra phù hợp với những gì họ nghĩ và không làm theo như những gì họ nói. Vì thế, họ khiến cho người khác phải nói những lời không nên nói và phải làm những điều không nên làm với họ. (There are people who don't say according to what they thought and don't do according to what they say. Beccause of that, they make others have to say what should not be said and do what should not be done to them.)Rộng Mở Tâm Hồn
Chỉ có cuộc sống vì người khác mới là đáng sống. (Only a life lived for others is a life worthwhile. )Albert Einstein
Bạn sẽ không bao giờ hạnh phúc nếu cứ mãi đi tìm những yếu tố cấu thành hạnh phúc. (You will never be happy if you continue to search for what happiness consists of. )Albert Camus

Trang chủ »» Danh mục »» SÁCH TẠP BÚT - TRUYỆN KÝ »» Bóng trúc bên thềm »» Chuyện ngài Tăng Hộ cháu »»

Bóng trúc bên thềm
»» Chuyện ngài Tăng Hộ cháu

(Lượt xem: 3.830)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Bóng trúc bên thềm - Chuyện ngài Tăng Hộ cháu

Font chữ:

Hôm qua nói chuyện chiêm bao “nhắm mắt”, “mở mắt” làm tôi nhớ tới chuyện ngài Tăng Hộ cháu.

Chuyện kể rằng, hồi Phật ở thành Xá-vệ, có một thanh niên con nhà khá giả, sau khi nghe Phật thuyết pháp, đã xin gia nhập Tăng đoàn, xuất gia theo Phật. Chỉ trong một thời gian ngắn tinh cần tu tập, vị ấy đã đắc quả A-la-hán. Huynh đệ trong chúng gọi vị ấy là Trưởng lão Tăng Hộ.

Trưởng lão có một cháu trai, con người em gái, cũng tên Tăng Hộ, nên gọi là Tăng Hộ cháu. Tới tuổi trưởng thành, Tăng Hộ cháu cũng xuất gia và tu học cận kề bên trưởng lão.

Vào mùa an cư nọ, Tăng Hộ cháu được thí chủ cúng dường cho hai bộ y tốt. Ngài dành riêng một bộ để cúng dường cho trưởng lão.

Mãn hạ, Tăng Hộ cháu trở về tịnh xá đảnh lễ Phật và thăm trưởng lão. Sau khi làm nhiệm vụ của vị thị giả xong xuôi thì trưởng lão về tới. Tăng Hộ cháu liền ra đảnh lễ và dâng bộ y lên cúng dường cho trưởng lão. Trưởng lão từ chối, bảo rằng “con hãy giữ để mặc đi, thầy có đủ y rồi”.

Đoạn, sau khi trưởng lão rửa chân xong, ngồi nghỉ, Tăng Hộ cháu đứng kế bên liền thưa: “ Bạch thầy, từ lúc nhận y con đã định bụng là để dâng cúng cho thầy. Xin thầy hoan hỉ nhận lấy để cho con có phước.” Trưởng lão ôn tồn đáp: “Con đừng bận tâm, thầy có đủ y rồi.”

Nhiều lần tha thiết thỉnh cầu như vậy mà trưởng lão vẫn không nhận bộ y dâng cúng khiến cho Tăng Hộ cháu cảm thấy buồn buồn. Đứng hầu quạt sau lưng trưởng lão mà lòng dạ của Tăng Hộ cháu héo hắt, nghĩ ngợi lung tung…

“Than ôi! Ở ngoài đời, ta là cháu ruột của thầy. Vào trong đạo, ta được làm thị giả hầu cận bên ngài. Ta đối với ngài vừa là tình ruột thịt vừa là tình thầy trò. Ta một lòng nghĩ tưởng tới ngài mà ngài chẳng đoái hoài tới ta, không thèm nhận đồ cúng dường của ta. Ngài đã không thương ta thì ta còn ở đây làm gì nữa cho thêm phiền não. Chi bằng ta hoàn tục cho xong.

“Nhưng ta đi tu từ nhỏ, bây giờ trở về đời sống thế tục thì biết phải làm nghề gì để sinh sống đây? À! Hay là ta đem bộ y này bán đi rồi lấy tiền mua một con dê cái. Giống dê này mau sinh sản lắm. Khi dê đẻ ta sẽ bán những chú dê con để kiếm tiền làm vốn. Khi có nhiều tiền thì ta sẽ cưới một cô vợ xinh đẹp. Rồi vợ ta sẽ sinh cho ta một thằng con trai kháu khỉnh. Và ta sẽ lấy tên của cậu ta để đặt tên cho nó.

“Rồi ta cùng vợ đẩy xe đưa con ta về tịnh xá thăm cậu. Đi dọc đường, ta muốn bồng đứa con bụ bẩm nên bảo vợ đẩy xe. Nhưng vợ ta cứng đầu không chịu nghe mà còn cãi lại “anh mà ẳm con cái gì, đẩy xe đi, để nó cho tôi”. Miệng nói tay bế, luýnh quýnh thế nào mà vợ ta làm rớt thằng bé xuống ngay đường xe lăn. Ta nổi giận quát lớn “đồ đàn bà hư, có đứa con mà ẳm cũng không xong”. Sẵn có nhánh cây bên đường, ta chụp lấy quất lên đầu vợ ta một cái thật mạnh...”

Và một tiếng “trốc” vang ra từ nơi đầu của trưởng lão. Trưởng lão điềm đạm: “Tăng Hộ! Ngươi quất không trúng mụ đàn bà mà trúng ngay cái đầu của ta đây.”

Liền khi ấy, Tăng Hộ cháu giật mình, hoảng hốt: “Ấy chết! Thầy ta đã chứng tha tâm thông nên biết hết mọi ý nghĩ của ta. Ta làm sao ở đây tu được nữa?”

Nghĩ tới đó, Tăng Hộ cháu liền vất cây quạt, ba giò bốn cẳng vụt chạy nhanh ra khỏi tinh xá. Thấy lạ, các thầy đồng trang lứa rượt đuổi theo, bắt lại, dẫn lên gặp Phật. Đến trước Phật, Tăng Hộ cháu kể rõ ngọn nguồn câu chuyện. Phật an ủi: “Con đừng quá bối rối. Tâm phàm phu thường hay lén lút phiêu lưu như thế. Có khi nó rong ruổi rất xa, ngược xuôi khắp chốn. Cho nên con phải cố gắng khéo canh giữ và rèn luyện cho nó thuần thục, định tĩnh để khỏi bị dẫn dắt, trói buộc.”

Nhân đây mà có câu Pháp Cú 37:

“Chạy xa, sống một mình
Không thân, ẩn hang sâu
Ai điều phục được tâm
Thoát khỏi ma trói buộc.”

Như vậy, so với chuyện “nhắm mắt chiêm bao”, khóc cười trong giấc ngủ, ai cũng hay, ai cũng biết cả rồi thì chuyện “mở mắt chiêm bao” này mới thiệt là đáng ngại.

Mà lạ! Cảnh tượng ấy cứ diễn ra thường xuyên, có khi lồ lộ, có khi âm thầm nơi chính ta, ngay trong từng suy nghĩ, nói năng, hành động hằng ngày mà ta lại không hay biết. Thành ra, ta thường bị nó dẫn đi khắp chốn, mịt mù gió bụi đến quên mất đường về. Những lúc tâm ý phiêu linh như thế, ta chỉ thấy thiên hạ phiền phức đủ điều mà không thấy ra được cội rễ của nỗi khổ niềm đau xuất phát ngay nơi chính bản thân mình. Ta đổ lỗi cho người này người nọ mà chẳng nhìn ra mớ bòng bong đang rối bời trong tâm tưởng ta. Chừng sựt tỉnh thì một tiếng “trốc” làm tan tành tình nghĩa!

Ngoại trừ lúc ngủ, dư?ng nhờng như suốt cả thời gian mở mắt ta đều bị chiêm bao. Bưng chén cơm trên tay mà tâm trí ta lặn lội khắp vùng kỷ niệm, chắt lưỡi hít hà với quá khứ buồn vui. Nguy hiểm nhất là khi đang chạy xe mà ta để dòng suy tưởng lan man khắp chốn Đông - Tây, hỉ hả cười tươi trước một tương lai vừa dệt lấy. Nào hay đâu, một trong những nguyên nhân gây ra chứng bịnh đau bao tử là vừa ăn cơm vừa suy tính chuyện đời, cũng như vấn đề tai nạn giao thông một phần là do vừa lái xe vừa thả hồn bay bổng...

Nói chung, chỉ riêng cái chuyện ngồi đây nhớ kia, làm việc này nghĩ việc nọ, thân một nơi tâm một ngả cũng đủ làm phát mệt cho ta và người rồi, huống hồ còn thiếu tập trung đến nỗi động đậy miệng mồm, múa máy tay chân thì thiệt là “tội nghiệp”!

Cho nên, để tránh vấp phải trường hợp “mở mắt chiêm bao” thì chúng ta phải gắng canh chừng cái tâm lăng xăng của mình. Trong kinh Di Giáo, đức Phật dạy cách điều phục tâm của mình “giống như chăn giữ con trâu, cầm gậy canh chừng, không để nó buông lung xâm phạm vào lúa mạ của người”. Chúng ta cũng thường nghe ông bà mình nhắc nhở con cháu khi làm việc gì phải giữ ý giữ tứ, nghĩa là ý thức được việc mình đang làm mà trong Phật giáo gọi là phải chánh niệm tỉnh giác.

Và khi có chánh niệm tỉnh giác thì cái cảnh “mở mắt chiêm bao”, vọng tưởng đảo điên cũng tức thời tan biến. Trong mỗi phút giây ta làm chủ được ý nghĩ, lời nói và hành động của mình rồi thì quả thật “Tịnh độ là đây”!

Tuy nhiên, để đư?c nhợc như vậy thì không có cách nào khác hơn là phải siêng năng tinh tấn tu tập!


    « Xem chương trước «      « Sách này có 25 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Thiếu Thất lục môn


Sống và chết theo quan niệm Phật giáo


An Sĩ toàn thư - Khuyên người tin sâu nhân quả - Quyển Thượng


Người chết đi về đâu

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.






DONATION

Quý vị đang truy cập từ IP 44.212.96.86 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Ngọc Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Thiện Diệu Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Văn Minh Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Thiền Khách Rộng Mở Tâm Hồn nước Rộng Mở Tâm Hồn Bui Tuyet Lan Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Xuân Thôn Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Độ Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn Pháp Tâm Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Yduongvan Rộng Mở Tâm Hồn Trí Tuệ Từ Bi Rộng Mở Tâm Hồn Tiến Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Hoat Khong Rộng Mở Tâm Hồn Van Tran Thu Huyen Rộng Mở Tâm Hồn nguyen ba tho Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn Tâm Lương Rộng Mở Tâm Hồn lamtrinh Rộng Mở Tâm Hồn đức Lâm Rộng Mở Tâm Hồn Pháp Nhĩ Như Thị Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn thái quân Rộng Mở Tâm Hồn Tịch Nguyệt Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thanh01 Rộng Mở Tâm Hồn Thu Loan Rộng Mở Tâm Hồn Davidlam Rộng Mở Tâm Hồn Leanbinh ... ...

Việt Nam (142 lượt xem) - Hoa Kỳ (125 lượt xem) - Thái Lan (1 lượt xem) - Saudi Arabia (1 lượt xem) - Italy (1 lượt xem) - Ấn Độ (1 lượt xem) - Bulgaria (1 lượt xem) - ... ...