Điều quan trọng không phải là bạn nhìn vào những gì, mà là bạn thấy được những gì. (It's not what you look at that matters, it's what you see.)Henry David Thoreau
Chúng ta có lỗi về những điều tốt mà ta đã không làm. (Every man is guilty of all the good he did not do.)Voltaire
Yêu thương và từ bi là thiết yếu chứ không phải những điều xa xỉ. Không có những phẩm tính này thì nhân loại không thể nào tồn tại. (Love and compassion are necessities, not luxuries. Without them humanity cannot survive.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Nếu muốn tỏa sáng trong tương lai, bạn phải lấp lánh từ hôm nay.Sưu tầm
Trời sinh voi sinh cỏ, nhưng cỏ không mọc trước miệng voi. (God gives every bird a worm, but he does not throw it into the nest. )Ngạn ngữ Thụy Điển
Khi gặp chướng ngại ta có thể thay đổi phương cách để đạt mục tiêu nhưng đừng thay đổi quyết tâm đạt đến mục tiêu ấy. (When obstacles arise, you change your direction to reach your goal, you do not change your decision to get there. )Zig Ziglar
Sự giúp đỡ tốt nhất bạn có thể mang đến cho người khác là nâng đỡ tinh thần của họ. (The best kind of help you can give another person is to uplift their spirit.)Rubyanne
Khởi đầu của mọi thành tựu chính là khát vọng. (The starting point of all achievement is desire.)Napoleon Hill
Mục đích của đời sống là khám phá tài năng của bạn, công việc của một đời là phát triển tài năng, và ý nghĩa của cuộc đời là cống hiến tài năng ấy. (The purpose of life is to discover your gift. The work of life is to develop it. The meaning of life is to give your gift away.)David S. Viscott
Đừng làm cho người khác những gì mà bạn sẽ tức giận nếu họ làm với bạn. (Do not do to others what angers you if done to you by others. )Socrates

Trang chủ »» Danh mục »» TỦ SÁCH RỘNG MỞ TÂM HỒN »» Bhutan có gì lạ »» Chương VIII. Thế giới Tây Phương Cực Lạc »»

Bhutan có gì lạ
»» Chương VIII. Thế giới Tây Phương Cực Lạc

(Lượt xem: 2.229)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Bhutan có gì lạ - Chương VIII. Thế giới Tây Phương Cực Lạc

Font chữ:


Diễn đọc: Giang Ngọc

SÁCH AMAZON



Mua bản sách in

Sáng ngày 28 tháng 4 năm 2001 thì tôi bắt đầu khỏe lại và có thể lội bộ được. Do vậy mà tôi quyết tâm sẽ đi cùng đoàn, vì hôm ấy sẽ gặp hai vị quan trọng trong Hội Đồng Cố Vấn của nhà Vua. Cả hai vị đều là tăng sĩ. Một vị để tóc tu theo phái có gia đình và một vị khác sống độc thân và là Đương kim Phó Tăng Thống của Bhutan.

Đường đi từ khách sạn Zangto Pelri đến Nyinzergang không khó lắm và cũng chẳng xa bao nhiêu. Độ chừng 15 phút lái xe là đến, nhưng phái đoàn chúng tôi phải đi bộ lên núi mất khoảng hơn một tiếng đồng hồ. Dọc đường tôi thấy hôm đó có họp chợ ngoài trời. Mọi người ở thôn quê đem tất cả những sản phẩm trồng được ra đây bán. Thế là cả đoàn người đi ngoại giao của chúng tôi đều vui mừng. Mọi người đua nhau xuống xe, kẻ chụp hình, người quay phim, người trả giá để mua một món hàng nào đó. Không khí thật là vui. Khi mua xong ai cũng thử tính lại mấy đồng Đức Mã, thì giá cả chẳng là bao, rẻ hơn 10 lần so với ở Đức, nhưng có điều là cam không có nước, chuối chẳng ngọt mà còn bé tí teo nữa. Ngoài ra rau cỏ cũng ít xanh hơn những nơi khác tại Âu Châu. Để an ủi với nhau, mọi người nói rằng: Đây là miền núi mà! Thế rồi cũng qua đi.

Ông Thị Trưởng đón chúng tôi tại dưới chân cầu để đưa lên chùa trên đỉnh núi. Từ dưới chân núi đã thấy chùa, nhưng đi mãi, đi mãi vẫn còn xa. Đâu đó hai bên đường đi bộ có những ruộng lúa chứa đầy nước. Thỉnh thoảng cũng có một ít ruộng trồng đậu và khoai môn. Trông thật hữu tình. Cảnh ở đây đẹp quá. Dân chúng thì nhàn nhã. Mà con người lại an lạc hạnh phúc.

Dọc đường đi tôi có hỏi ông Thị Trưởng rằng :

- Tại sao ngày xưa các vị Đại Sư làm chùa xa và cao như vậy?

Ông trả lời rằng:

- Sở dĩ như vậy vì có 2 vấn đề. Thứ nhất là các vị Đại Sư muốn xa lánh thế tục, càng xa càng tốt. Thứ hai là để chỉ những kẻ có lòng mới lên tới chùa mà thôi, còn những người thiếu nhân duyên thì không.

Đây là hai lý do chính, còn những lý do phụ nữa, không phải là không có. Dọc đường đi có những vòi nước lạnh để cho khách hành hương hứng rửa mặt cho mát dạ, mát lòng. Hoặc cũng là rửa sạch mọi bợn nhơ trước khi vào cõi thanh tịnh.

Khi đến cửa thì chuông trống, tù và đã thổi lên để đón phái đoàn và tôi để ý thấy phía bên phải cổng chùa cũng có hun khói thông như chùa hôm trước đã đón chúng tôi, là một nghi lễ dành để nghênh đón các bậc Đại Sư.

Ngài Phó Tăng Thống đang chủ trì pháp hội Di Đà trong 21 ngày ở đây, cũng có mặt để đón phái đoàn và chúng tôi cũng đã trao tịnh tài cúng dường cho chùa cũng như Tăng chúng. Ngài Phó Tăng Thống biết rất rõ về sự liên hệ giữa phái đoàn và Phật Giáo Bhutan qua việc tổ chức Expo năm 2000 tại Hannover vừa qua.

Hôm đó phái đoàn chúng tôi được ngồi ngoài trời, trước hiên chùa để đàm đạo. Vì bên trong đang có Pháp Hội. Ngài Phó Tăng Thống không nói tiếng Anh được, nên phải nhờ anh Kunzang thông dịch. Chúng tôi được biết Ngài là một trong sáu vị quan trọng trong Hội Đồng Cố vấn của Hoàng Gia Bhutan. Kế tiếp bên tay trái của chúng tôi là Ngài Khamsum Yuley Namgyel Chorten tu theo phái có gia đình và là Thầy của Vua. Ông để tóc, mặc áo đỏ, đắp y trắng và pha nhiều màu khác nhau.

Chúng tôi gọi cuộc gặp gỡ này là “Tương kiến Quốc Sư đương triều”. Đúng là một đại nhân duyên. Mà nhìn dung nghi của các Ngài cũng tương xứng với địa danh này quá, như những ông tiên thoát tục đang ở chốn Cực Lạc Tây Phương này.

Hôm đó chúng tôi được đãi nước giải khát Coca-Cola hay Fanta ướp lạnh. Vì trời hôm ấy rất nóng. Có lẽ chừng 30 độ C. Các Ngài đưa chúng tôi lên tầng một, rồi tầng hai, rồi tầng ba, rồi nhiều tầng nữa ở phía bên trên. Đi theo lối nhiễu Phật, nghĩa là đi từ trái qua phải theo chiều xoay của kim đồng hồ. Mỗi một Pháp Hội như thế, chư Tăng tụng kinh rất trang trọng. Lời kinh cao vút, chuông mõ, linh tang nhịp nhàng như nhắc lại mọi người phải mau tu kẻo trễ. Mọi người cứ thế mà lễ bái và phát tâm cúng dường. Có lần tôi sắp để tiền lên bệ thờ thì thấy trên bàn ấy có để những lát thịt tươi chung với ngũ cốc để cúng Phật. Sau này hỏi ra mới biết vì chư Phật muốn độ sanh, phải hiện ra những hình thức khác nhau, cho nên nhu cầu cũng khác nhau vậy. Đa phần chư Tăng và Phật Tử Bhutan không ăn chay, nhưng phái đoàn chúng tôi đi đâu cũng dùng chay nên họ phải hỏi đi hỏi lại rất kỹ, trước khi nấu cho đoàn một món gì để dùng.

Lên trên đỉnh chùa đảo mắt nhìn chung quanh toàn cảnh thì đúng là thế giới Tây Phương. Cảnh vật đẹp tuyệt vời, giống như trong kinh A Di Đà đã mô tả. Thế là phái đoàn của chúng tôi đã có cơ duyên về Tây Phương Cực Lạc tại Bhutan. Ngài Phó Tăng Thống bảo rằng sau những Pháp Hội như thế thì chư thiên có rải hoa cúng dường hoặc mưa hoa chúc mừng. Ai nghe cũng sinh tín tâm, nhưng chờ đến lúc ấy thì có lẽ còn phải cần nhiều ngày ở lại đây nữa mới được.

Ngài có cho biết rằng nơi đây cũng là trung tâm của vũ trụ. Vì lẽ từ Hy Mã Lạp Sơn này lời cầu nguyện sẽ được vang dội đi khắp nơi trong cõi Nam Diêm Phù Đề và nếu chúng sanh biết tu, bỏ dữ làm lành thì trước sau gì cũng sanh về thế giới Cực Lạc của Đức Phật A-di-đà. Lúc đi xuống thì Ngài cáo từ để vào Pháp Hội trở lại ở tầng ba, còn đoàn chúng tôi tiếp tục xuống phía dưới và Quốc Sư đã tiễn đưa chúng tôi ra đến tận ngõ.

Lúc xuống núi thì rất dễ dàng. Vì vậy nên mọi người đi như chạy. Dọc đường chúng tôi có gặp một số người từ Thimphu và Paro đến hành hương. Họ hỏi anh Kunzang có phải tôi là một vị Lạt Ma không? Sau đó họ lần lượt đưa đầu và cúi thấp xuống để tôi lấy tay đặt lên đầu họ và chúc phúc. Theo truyền thống của Phật Giáo Tây Tạng và Bhutan, khi đi hành hương mà gặp được những vị tăng sĩ như thế là một điềm lành. Hôm đó họ về nhà sẽ kể cho vợ con họ, cho gia đình họ và cho xóm làng rằng họ đã gặp được những vị Lạt Ma. Đó là một niềm vui, một hạnh phúc lớn.

Quả thật mỗi dân tộc có một quan niệm khác nhau. Mặc dầu người Bhutan nghèo hơn các xứ khác tại Á Châu và Âu Châu, nhưng họ không khổ. Bằng chứng là không có một người ăn mày nào tại đất nước này. Họ không có trộm cướp và tà đạo. Như vậy toàn dân họ đã thực hiện đúng tinh thần ngũ giới nên họ mới được an lạc.

Theo luật định thì người Bhutan không được giết cá. Chẳng biết lý do tại sao? Có lẽ vì xứ Bhutan hiếm cá, nhưng cũng có thể là một lý do nào khác nữa cũng nên. Nếu có ai đó bán cá thì hẳn phải là người Ấn Độ chứ không phải người Bhutan.

Cũng hệt như thế, người Tây Tạng không giết những con trâu rừng để làm thịt. Chỉ có những người theo đạo Hồi mới làm việc đó mà thôi. Đây là lý do tôn giáo và cũng có lẽ thuộc truyền thống hay định kiến của một phong tục như vậy.

Tôi không biết người Ấn Độ bắt cá ở vùng nào để đem bán cho người Bhutan, chứ nhìn dưới nhiều dòng sông gần đó chẳng thấy bóng một con cá nào cả. Vì nước đây rất trong, không rong rêu và rất lạnh. Nước từ độ cao mới chảy xuống, nên chẳng có con cá nào sống được tại đây. Đôi lúc cũng có những con sông có tên là “dòng sông không có cá”. Có lẽ người Ấn Độ khi định cư ở đây họ mang cá từ Ấn đến đây để bán cũng nên.

Không bán cá, nhưng ăn thịt những con cừu trông cũng rất là tội nghiệp. Tôi đã chứng kiến mấy lần trên đường đi và tại Thimphu. Họ xẻ thịt cừu và phanh ra từng mảnh. Có nơi ăn không hết phải đem phơi khô dọc theo hai bên bờ tường. Trông mà tội nghiệp. Cách tốt nhất là không nên sát sanh và không nên ăn thịt chúng sanh để giữ gìn lòng từ bi đối với muôn loài.

Ngày nay qua những trận dịch bệnh của bò, heo, gà tại Âu Châu, có rất nhiều người không còn muốn ăn thịt nữa vì sợ lây bệnh. Ở xứ Đức, nghe đâu có khoảng 3 triệu người không ăn thịt, mà chỉ ăn toàn rau cải, đậu nành. Cho nên Phật Giáo Việt Nam chúng ta khi giới thiệu về thức ăn chay trong hoàn cảnh này thì người Đức rất hoan hỷ và chấp nhận một cách dễ dàng.

Chúng tôi rời chùa Di Đà, hay nói đúng hơn là thế giới Tây Phương Cực Lạc, trong luyến tiếc ngậm ngùi. Vì ở đây lòng người hòa chung với cảnh vật đẹp quá, mà có lẽ trong trần gian này những nơi mà tôi đã tới chưa có cảnh nào bằng. Không biết bao giờ tôi mới trở lại đây được nữa, nhưng dầu cho ở đâu trong kiếp nhân sinh nào đi chăng nữa, tôi cũng sẽ không quên khung cảnh hôm ấy đã gặp gỡ Quốc Sư đương triều và vị Phó Tăng Thống của Phật Giáo Bhutan tại chùa Di Đà này.

Lẽ ra sau khi dùng cơm trưa xong tại khách sạn là chúng tôi phải đi về Paro để ngày 30 tháng 4 về lại Đức và Âu Châu, nhưng trong đoàn ai cũng mệt, nên muốn ở lại đây thêm một ngày nữa. Nói cho đúng, chỉ một buổi chiều và một đêm nữa thôi. Sau khi anh Kunzang gọi về Thimphu thì Bộ Ngoại Giao đồng ý.

Chiều hôm 28 đó chúng tôi nghỉ ngơi, một số đi dạo và một số khác đi chợ. Đến 16 giờ chiều thì có Thầy của 2 Thầy Gap và Dorji đến thăm phái đoàn cũng như giảng pháp. Hôm đó Hòa Thượng nói về cách ngồi Thiền và phương pháp tu của Ngài Quán Thế Âm. Ngài nói tiếng Tây Tạng và tiếng Bhutan. Hai Thầy kia dịch ra tiếng Anh và Thầy Thông Trí dịch ra tiếng Việt. Đại để thì kinh văn ở đâu cũng giống nhau. Chỉ có cách hành trì của người Phật Tử mới là điều quan trọng.

Đêm hôm đó chúng tôi ngủ một giấc ngon lành để chờ đến sáng sớm hôm sau, ngày 29 tháng 4 năm 2001, thì xe chở về Paro để chuẩn bị về Âu Châu. Trên đường đi có ghé thăm một Tu Viện của nữ giới Bhutan. Đó là đề nghị của Sư Bà Thích Nữ Diệu Tâm. Do vậy mà phái đoàn ghé vào, nhưng sau khi vào đây rồi ai cũng tỏ ra thất vọng, nhất là những nhân viên chính phủ. Vì lẽ trong chương trình thăm viếng không có Ni Viện này.

Họ sống không có tổ chức như bên Tu Viện của chư Tăng. Đặc biệt là không sạch sẽ. Lẽ ra bên Ni phải chu đáo vấn đề này mới phải, nhưng ở đây thì ngược lại. Khi vào chánh điện quá âm u và Sư Mẫu già mệt nên không tiếp. Sư Mẫu là vợ của một Lạt Ma đã viên tịch, mà vị này có công gây dựng lại truyền thống của Ni giới, nên đa phần người nữ đều nương tựa nơi đây, nhưng thực ra chẳng có hoặc chưa có một tổ chức nào cho Ni giới ở xứ này. Ngay cả Phật Giáo Tây Tạng cho đến ngày nay vẫn còn một khoảng trống rất lớn về trường hợp này. So ra như vậy để thấy rằng Ni giới Việt Nam, Đại Hàn, Trung Quốc và Nhật Bản là những nơi được giới luật bảo vệ một cách rõ ràng. Đó là một phước duyên vậy. Chỉ thăm ngắn thôi, nhưng cuối cùng Sư Mẫu cũng ra tiếp phái đoàn, nhiều người trong chúng tôi cũng tỏ ra thất vọng, nên muốn hối hả về Paro cho rồi.

Đến Paro lúc quá trưa và khách sạn Olathang là một khách sạn đẹp cho nên mọi người tương đối hài lòng. Nghỉ ngơi một chút, chiều hôm ấy chúng tôi đã đi thăm Viện Bảo Tàng Quốc Gia và nơi Ngài Liên Hoa Sanh phi thân qua xứ khác.

Khi Thượng Tọa Thích Quảng Bình thăm Viện Bảo Tàng Quốc Gia xong, Thầy phát biểu rằng nước Việt Nam mình xưng là mấy ngàn năm văn hiến và Phật Giáo Việt Nam cũng đã có mặt gần 2000 năm trên quê hương, nhưng chưa có một công trình nào như thế này cả, quả là đáng buồn và cũng nên tự xét lại.

Lời nói ấy không sai chút nào. Vì chúng ta có ra đi như thế chúng ta mới có cơ hội để so sánh và học hỏi lẫn nhau. Một đất nước như Bhutan, chỉ có gần một triệu dân, diện tích chỉ 47.000 cây số vuông, nghĩa là về dân số bằng một phần tám mươi (1/80), về diện tích bằng một phần tám (1/8), thế mà họ vẫn còn giữ nguyên vẹn những bản kinh văn của Ngài Long Thọ, Mã Minh, Vô Trước, Thế Thân từ mấy chục thế kỷ trước. Tuy rằng họ lập quốc chưa đến một ngàn năm. Còn nước ta bảo quản được gì? Xin suy nghĩ lại.

Ngay cả nước Đức này cũng chỉ gần 900 năm, nước Mỹ và nước Úc cũng chỉ 200 năm, nghĩa là họ còn có sau văn chương truyện Kiều khi Nguyễn Du viết ra bằng thơ lục bát nữa. Lúc ấy đã là một tuyệt tác rồi, nhưng bây giờ ngoảnh mặt lại thì họ đã chạy trước ta chứ không còn đi sau nữa.

Trong Viện Bảo Tàng Quốc Gia này đa phần tàng chứa những bức tranh Phật và những tượng Phật cũ. Sau đó là những dụng cụ dân dụng hay các con thú hiếm hoi của Bhutan. Ngoài ra họ cũng còn bảo lưu những cây cỏ rất quý giá của xứ này.

Ông Giám Đốc Viện Bảo Tàng là một vị Tiến Sĩ tốt nghiệp tại Anh quốc, tiếng Anh rất trôi chảy, khi giới thiệu cho đoàn chúng tôi những bức tranh ông cũng không che giấu sự hãnh diện về nền văn hóa nghệ thuật của đất nước mình.

Viện Bảo Tàng này nằm tại Paro, cách phi trường không xa mấy. Trước đây là một pháo đài được xây dựng lên để chống lại người Tây Tạng. Đặc biệt người Bhutan rất ghét người Tây Tạng, vì Tây Tạng đã 3 lần xâm lăng Bhutan và 3 lần đều thất bại. Do vậy, việc gì không vừa ý hoặc xấu nhất thì họ bảo: “Sao mà giống Tây Tạng quá vậy?” Ngay cả bây giờ họ vẫn còn sử dụng tiếng Tây Tạng khi tụng kinh, đọc chú, nhưng những đau đớn của quá khứ họ vẫn chưa quên được.

Ở thế kỷ 21 này, việc đi chiếm giữ thuộc địa không còn nữa. Chỉ có quốc gia nào mạnh về kinh tế và ngoại giao thì quốc gia ấy sẽ nắm vai trò chỉ đạo. Ngay cả mạnh về quân sự trong hiện tại cũng không giúp ích gì cho quốc gia. Bằng chứng là trong hiện tại có nhiều nước không có Bộ Quốc Phòng.

Sau khi thăm Viện Bảo Tàng Quốc Gia rồi, phái đoàn chúng tôi đến thăm một ngọn núi mà nơi đó tương truyền rằng Ngài Padmasambhava (Liên Hoa Sanh) đã phi thân từ đây sang Tây Tạng và Sikkim để truyền bá Đạo Phật và sau đây là một chút lịch sử về Ngài.

Ngài còn có tên là Guru Rinpoche, cũng còn được gọi là một Đạo Sư tôn quý và Ugyen Rinpoche. Padma trong tiếng Sanskrit có nghĩa là “hoa sen”, tiếng Bhutan gọi là Pema. Sambhava có nghĩa là “sinh ra từ”. Ngài có một lịch sử rõ ràng sinh ra trong thế kỷ 8 và sự sinh ra của Ngài đã được Đức Thích Ca Mâu Ni tiên đoán. Ngài cũng được xem như là Đức Phật thứ hai, có năng lực siêu phàm cũng như trí tuệ.

Hình ảnh của Ngài rất quan trọng đối với Phật Giáo Bhutan. Ngài để lại dấu ấn về hình của Ngài trên đá gần thung lũng Choskhoz tại Bamtlang. Khi ngôi chùa Kurjey Lhakhang được xây dựng thì hình ảnh của Guru Rinpoche cũng còn tồn tại nơi đây. Những tượng đang được thờ tại Bhutan là những tượng miêu tả Ngài lúc sang Bhutan từ năm 746 Tây lịch.

Ngài sinh ra tại Uddiyana nằm ở thung lũng Swat, bây giờ thuộc Pakistan. Ngài cũng đã dùng thần lực để đến nhiều lần tại Tây Tạng, Népal, Bhutan, ngồi thiền trong nhiều hang động, mà nơi nào Ngài đã ở, nơi đó có rất nhiều lực gia trì. Với tiểu sử của Ngài cũng giống như người bình thường, không là một Đạo Sư, nhưng qua việc tu luyện cũng như đời sống của Ngài mà người ta gọi Ngài là một Đạo Sư.

Được biết rằng Ngài sinh ra lúc 8 tuổi trong một hoa sen xanh tại hồ Danakosha ở Uddiyana và được nhận làm con nuôi của vua Indrabodhi. Sau đó Ngài sống trong vương tộc cũng như được huấn luyện và xuất gia với Ngài Prabhahasti ở động Maratriha gần làng Harische ở miền Đông Népal. Ngài cũng có danh xưng là Guru Shakya Sengye (Sư Tử dòng họ Thích-ca). Sự đản sanh của Ngài Padmasambhava đã được dự đoán bởi Đức Phật lịch sử Thích-ca Mâu-ni.

Sau khi đã học về Kim Cang Thừa với những vị Đạo Sư người Ấn Độ, Ngài đã có đầy đủ năng lực và được xem như là một vị Thánh. Ngài cũng đã kết hôn với Mandarava, công chúa con vua Zahor thuộc Pradesh của Ấn Độ. Với ảnh hưởng của nhà vua cũng như năng lực của Ngài đã biến hoàng tộc ấy thành Phật Giáo.

Khi Ngài đến Bhutan lần thứ hai và thăm viếng Singye Dzong ở Kurtoe cũng như Taktshang ở Paro, Ngài biến thành Dorji Drahpo. Ngài đã chinh phục tất cả mọi người bằng trí tuệ siêu việt và cũng là người đã bảo hộ Phật Giáo, làm cho Phật Giáo được trở lại như lúc khởi nguyên nên ngài được tôn kính gọi là Guru Rinpoche.

Lịch sử của Ngài là như vậy và trên thực tế người Bhutan, Tây Tạng cũng như Népal đều tôn kính Ngài như một vị Thánh. Khi phái đoàn đến Taktshang ở Paro thì chỉ đứng phía dưới chân núi mà nhìn, chứ chẳng ai còn sức lực để có thể băng qua đồi núi đi lên trên đỉnh kia được, nơi có ghi lại hình ảnh của Ngài mà bao nhiêu người đều muốn đến. Cũng đã có không biết bao nhiêu ngôi chùa được xây dựng trên đỉnh núi này.

Mấy ngày sau đó còn ở lại, có một số vị lại đến đây một lần nữa. Đi len lỏi vào những hẻm núi đá cheo leo và lọt vào một động đá nơi có người tu kín, vượt qua bên đỉnh cao để cúng dường xây dựng một ngôi chùa, chứ hình ảnh in sâu trên đá của Ngài Liên Hoa Sanh (Padmasambhava) thì không một ai thấy được. Có thể là nhân duyên chưa đủ chăng?

Sáng ngày 30 tháng 4 năm 2001, chúng tôi được hướng dẫn đi thăm một tu viện rất nổi tiếng tên là Rinpung Dzong, nơi mà phim Little Buddha đã mượn làm cảnh quay và trình chiếu khắp nơi tại Âu Mỹ, về sự tái sanh của một chú bé người Mỹ theo truyền thống của Phật Giáo Tây Tạng. Phim này được giải Golden Camera vào năm 1994 và tôi cũng đã có dịp xem phim này tại rạp chiếu phim ở Đức trong 2 năm về trước. Sau này thì phim Little Buddha cũng được trình chiếu trên truyền hình nữa.

Trong khi đó thì anh Kunzang đi lo vé máy bay để chiều đó 11 vị về lại Bangkok, ngày sau về lại Âu Châu.

Phái đoàn chúng tôi được vào bên trong tu viện và tại đây cũng có rất nhiều khách du lịch đến từ tứ xứ, đặc biệt là người Bhutan. Nơi đây nổi danh nhờ lâu đời và cũng vì trụ sở của vị Tỉnh Trưởng Paro đang đóng trong tu viện này. Không biết trong tâm niệm của người Bhutan họ nghĩ gì, chứ đời sống hằng ngày của họ luôn gắn bó với tu viện và tăng sĩ. Ăn, ở, làm việc, học hành tất cả đều không xa rời quần chúng.

Vào bên trong thấy rất đẹp và khi hình dung lại phim Little Buddha thì đúng là nơi đây rồi. Nơi mà một vị Đạo Sư trước khi viên tịch có để lại những dấu ấn khả tín. Nơi mà một tâm thức đã phân ra làm 3 để đi đầu thai, trong đó có một chú bé người Mỹ. Nơi mà người cha của chú bé ấy đã theo con mình đi đến đây và đây cũng là nơi mà chú bé người Mỹ ấy đã nhận ra những vật nào thuộc về tiền kiếp của mình.

Tu viện này lâu đời lắm. Có lẽ cũng gần 700 năm. Trước đây có lẽ là một kinh thành, xây lên để chống ngoại xâm. Vì vậy nên chung quanh tu viện có hào sâu, có nước ngăn chia giữa bên ngoài và thành. Thông qua tu viện là những cây cầu quay có thể kéo lên được, khi thấy rằng địch quân sắp chiếm tu viện và trong ấy an toàn ở lại thủ thành. Đa phần các chiến trận ngày xưa đều bày ra như thế, nhưng so với bây giờ thì hoàn toàn khác xa. Người đời nay xem họ thấy tuy công phu đấy, nhưng đã qua đi dù vang bóng một thời, chỉ còn là dĩ vãng.

Chúng tôi vào chánh điện để tụng kinh và cúng dường, sau đó gặp vị sư Trụ Trì và được hướng dẫn đến một nơi trang nghiêm khác để tụng kinh cầu nguyện. Sau khi tụng kinh xong, lần này chúng tôi gặp vị Tỉnh Trưởng và ông ta có ý mời chúng tôi ở lại dùng trà, nhưng trưa hôm đó phái đoàn chúng tôi sẽ có dịp gặp ông tại khách sạn để dùng cơm chung, nên chúng tôi đã cáo từ buổi uống trà.

Khi ra về, mọi người phát hiện hai bên bờ mương nước ở gần tu viện có rau xà lách son mọc đầy dẫy mà người Bhutan chẳng biết dùng, nên đây là một nơi đã được quý Sư Bà, Sư Cô để mắt tới và những ngày sau này đã đến đó để hái và mang về lại khách sạn luộc lên hay nấu canh, ăn uống một cách ngon lành mà người Bhutan cũng phải làm theo.

Sau khi ở phi trường về thì anh Kunzang báo tin cho phái đoàn hay là máy bay bị trục trặc không bay chiều hôm nay được và đành phải chờ sửa xong mới đi. Lúc ấy tất cả những người trong đoàn của chúng tôi chẳng ai vui, chỉ trừ 6 vị còn phải ở lại chờ đến ngày 3 tháng 5 mới đi là vui hơn cả. Vì được cùng về chung một chuyến.

Chúng tôi hỏi anh ta máy bay sửa bao giờ thì xong? Và tại sao chúng tôi không đi được những chuyến khác? v.v... Lúc ấy Kunzang cũng chỉ trả lời những gì có thể trả lời được thôi, chứ tất cả đều nằm trong vòng chờ đợi và chờ đợi.


    « Xem chương trước «      « Sách này có 12 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Công đức phóng sinh


An Sĩ toàn thư - Khuyên người bỏ sự giết hại


Lục tổ Đại sư - Con người và huyền thoại


Yếu lược các giai đoạn trên đường tu giác ngộ

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.





Quý vị đang truy cập từ IP 18.226.187.24 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Ngọc Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Thiện Diệu Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Văn Minh Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Thiền Khách Rộng Mở Tâm Hồn nước Rộng Mở Tâm Hồn Bui Tuyet Lan Rộng Mở Tâm Hồn Xuân Thôn Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Độ Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn Pháp Tâm Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Yduongvan Rộng Mở Tâm Hồn Trí Tuệ Từ Bi Rộng Mở Tâm Hồn Tiến Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Hoat Khong ... ...

Việt Nam (86 lượt xem) - Hoa Kỳ (54 lượt xem) - French Southern Territories (5 lượt xem) - Philippines (2 lượt xem) - Saudi Arabia (2 lượt xem) - Uzbekistan (1 lượt xem) - Hà Lan (1 lượt xem) - Anh quốc (1 lượt xem) - Mauritius (1 lượt xem) - Nga (1 lượt xem) - Algeria (1 lượt xem) - Kenya (1 lượt xem) - ... ...