Ý dẫn đầu các pháp, ý làm chủ, ý tạo; nếu với ý ô nhiễm, nói lên hay hành động, khổ não bước theo sau, như xe, chân vật kéo.Kinh Pháp Cú (Kệ số 1)
Mỗi ngày khi thức dậy, hãy nghĩ rằng hôm nay ta may mắn còn được sống. Ta có cuộc sống con người quý giá nên sẽ không phí phạm cuộc sống này.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Hãy tin rằng bạn có thể làm được, đó là bạn đã đi được một nửa chặng đường. (Believe you can and you're halfway there.)Theodore Roosevelt
Hãy sống tốt bất cứ khi nào có thể, và điều đó ai cũng làm được cả.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Không làm các việc ác, thành tựu các hạnh lành, giữ tâm ý trong sạch, chính lời chư Phật dạy.Kinh Đại Bát Niết-bàn
Hạnh phúc đích thực không quá đắt, nhưng chúng ta phải trả giá quá nhiều cho những thứ ta lầm tưởng là hạnh phúc. (Real happiness is cheap enough, yet how dearly we pay for its counterfeit.)Hosea Ballou
Để có đôi mắt đẹp, hãy chọn nhìn những điều tốt đẹp ở người khác; để có đôi môi đẹp, hãy nói ra toàn những lời tử tế, và để vững vàng trong cuộc sống, hãy bước đi với ý thức rằng bạn không bao giờ cô độc. (For beautiful eyes, look for the good in others; for beautiful lips, speak only words of kindness; and for poise, walk with the knowledge that you are never alone.)Audrey Hepburn
Tôi chưa bao giờ học hỏi được gì từ một người luôn đồng ý với tôi. (I never learned from a man who agreed with me. )Dudley Field Malone
Mặc áo cà sa mà không rời bỏ cấu uế, không thành thật khắc kỷ, thà chẳng mặc còn hơn.Kinh Pháp cú (Kệ số 9)
Đôi khi ta e ngại về cái giá phải trả để hoàn thiện bản thân, nhưng không biết rằng cái giá của sự không hoàn thiện lại còn đắt hơn!Sưu tầm

Trang chủ »» Danh mục »» SÁCH Y HỌC THƯỜNG THỨC »» Viêm gan - Biết để sống tốt hơn »» CHƯƠNG IX: KHI CÓ NGƯỜI THÂN BỊ VIÊM GAN »»

Viêm gan - Biết để sống tốt hơn
»» CHƯƠNG IX: KHI CÓ NGƯỜI THÂN BỊ VIÊM GAN

(Lượt xem: 6.751)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Viêm gan - Biết để sống tốt hơn - CHƯƠNG IX: KHI CÓ NGƯỜI THÂN BỊ VIÊM GAN

Font chữ:

I. Mở đầu

Chúng ta đã tìm hiểu một cách sơ lược qua các chứng bệnh viêm gan gây ra do các loại siêu vi khác nhau. Chúng ta cũng biết qua tầm quan trọng và trách nhiệm nặng nề của gan trong cơ thể, cùng với những gì có lợi hoặc bất lợi cho gan. Những kiến thức cơ bản đó, không chỉ cần thiết cho bản thân người mắc bệnh viêm gan, mà cũng còn là rất cần thiết khi chúng ta có một trong những người thân mắc vào các chứng bệnh này.

Các loại siêu vi A, siêu vi B, siêu vi C, siêu vi D và siêu vi E hiện diện ở khắp mọi nơi. Theo thống kê hiện nay, chỉ riêng siêu vi B đã có từ 15% đến 20% dân số Việt Nam từng có dịp “quen biết”. Nếu tính chung với các loại siêu vi khác, con số này rõ ràng là không nhỏ.

Vì thế, số người có thân nhân mang một trong những bệnh viêm gan siêu vi này hẳn cũng là không ít. Những người ấy, nếu có một số những hiểu biết thích hợp, có thể sẽ tạo được nhiều điều kiện nâng đỡ cho người bệnh trong những lúc khó khăn. Ngược lại, họ có thể sẽ tạo ra những khoảng cách không cần thiết và ảnh hưởng rất xấu đến tâm lý người bệnh.

Các chứng viêm gan một khi chuyển sang thể mạn tính là đã “bám rễ lâu dài” nơi người bệnh. Bản thân người bệnh tất nhiên sẽ có những biến chuyển khác thường về tâm lý. Còn đối với những người thân chung quanh, nếu không đủ hiểu biết sẽ không thích ứng được với tâm lý của người bệnh, hoặc bối rối không biết phải ứng xử sao cho thích hợp.

Chương sách cuối cùng này được viết ra là nhằm gợi ý phần nào cho những ai có người thân không may mắc phải các chứng bệnh viêm gan do siêu vi gây ra. Có thể đó là cha, mẹ, anh chị em, con cháu trong gia đình, cũng có thể là vợ hoặc chồng... Chúng ta nên có thái độ như thế nào đối với người thân của mình khi họ mắc vào một trong những căn bệnh “dài hơi” này? Những điều gì nên làm? Những điều gì không nên làm? ...

Chúng tôi không nghĩ rằng những điều nêu ra đây sẽ là những nguyên tắc để tuân theo, mà chỉ xem là những gợi ý trong một chừng mực nhất định, xuất phát từ những gì chúng ta đã được biết qua về các bệnh viêm gan do siêu vi gây ra.


II. Đề phòng lây nhiễm

Vấn đề trước hết cần đặt ra khi có một trong các người thân của chúng ta bị viêm gan là phải tìm hiểu và nắm thật rõ phương thức lây nhiễm của căn bệnh và đặc điểm cũng như quy trình điều trị căn bệnh ấy. Xuất phát từ những hiểu biết đúng đắn này, chúng ta sẽ có thể ứng xử đúng trong từng tình huống cụ thể mà không dẫn đến những hối tiếc về sau.

Nói chung, cần xem xét trong từng trường hợp cụ thể và đặt niềm tin vào các hướng dẫn của bác sĩ điều trị. Tránh rơi vào một trong hai cách suy nghĩ cực đoan như sau:

– Xem thường căn bệnh. Cho rằng điều đó vẫn xảy đến cho rất nhiều người khác, không riêng gì chúng ta. Vì thế, không có gì cần phải quan tâm suy nghĩ nhiều, tốt nhất là phớt lờ như không có. Cách suy nghĩ thụ động thường xuất phát từ sự “im lìm, bất động” khá lâu của bệnh, và cách nghĩ như thế tạo điều kiện cho bệnh âm thầm tiến triển để đến một lúc nào đó thì chúng ta sẽ ... hối không kịp nữa. Mặt khác, cách nghĩ này dẫn đến sự chủ quan và tạo điều kiện để bệnh lây lan dễ dàng cho mọi người chung quanh.

– Quan trọng hóa căn bệnh. Xem đó là một mối lo lắng thái quá, từ đó còn dẫn đến tâm lý mặc cảm che giấu bệnh với người ngoài, không muốn cho ai biết. Mặt khác, cách nghĩ này dẫn đến tâm lý xa cách, hất hủi làm cho người bệnh phải buồn nản, đánh mất niềm vui sống.

Cả hai cách nghĩ trên đều sai lầm. Tuy viêm gan siêu vi là một loại bệnh truyền nhiễm, nhưng hoàn toàn không quá nguy hiểm như nhiều người vẫn tưởng. Bệnh không có đặc tính “di truyền”, nên anh chị em trong nhà không nhất thiết phải mang cùng một căn bệnh. Tùy theo từng loại vi khuẩn khác nhau, bệnh có thể lây lan từ người này qua người kia, bằng cách này hoặc cách khác, nhưng điều đó có thể ngăn cản được bằng sự hiểu biết thích đáng.

Một cách đúng đắn nhất khi sống với người thân bị viêm gan là chúng ta không những cần phải biết cách giúp đỡ cho người bệnh vượt qua những trở ngại khó khăn, mà còn phải thông hiểu những cách thức bảo vệ cho chính mình và những người thân khác.

Vì thế, việc hệ thống những kiến thức về phương cách lây nhiễm của từng loại bệnh viêm gan là vô cùng thiết yếu.

1. Bệnh viêm gan A lây lan qua đường tiêu hóa nên rất dễ lây qua thức ăn, nước uống, môi trường... Bệnh dễ lây nhất trong một vài tuần lễ trước khi bệnh nhân có những triệu chứng của bệnh viêm gan cấp tính. Một khi da và mắt trở nên vàng, bệnh không còn lây nhiễm. Vì thế, việc tiếp xúc, săn sóc cho người bệnh trong lúc này không có gì là “nguy hiểm” cả. Nói một cách khác, bệnh chỉ dễ lây trong thời gian ủ bệnh. Vì bệnh viêm gan A có thể chích ngừa một cách dễ dàng, nên khi có người thân bị bệnh, tất cả những người trong gia đình đều nên đi chích ngừa. Điều đó đảm bảo sự an toàn cho mỗi người vì môi trường quanh gia đình rất có thể đã có sự hiện diện của rất nhiều siêu vi A.

2. Bệnh viêm gan B lây lan qua đường máu và các hoạt động tình dục, nên có phần khó lây lan hơn bệnh viêm gan A. Thuốc chích ngừa viêm gan B rất hiệu quả và an toàn, nên khi có người thân đã nhiễm bệnh, chúng ta cần nên chích ngừa càng sớm càng tốt. Thuốc không có chống chỉ định với phụ nữ mang thai, nên nếu có người trong gia đình đang có thai cũng cần được chích ngừa. Điều này giúp tránh được bệnh viêm gan B cấp tính trong thời gian nguy hiểm này và cũng đảm bảo an toàn cho đứa trẻ khi sinh ra.

3. Bệnh viêm gan C chỉ lây lan chủ yếu qua đường máu, hiếm khi lây lan qua các hoạt động tình dục. Tuy nhiên, không nên giao hợp trong lúc người bệnh viêm gan C là phụ nữ đang có kinh nguyệt, vì máu kinh nguyệt có thể là nguồn lây nhiễm. Nếu người bệnh là phụ nữ viêm gan C đang có kinh, sau khi tắm xong cần phải làm sạch phòng tắm để tránh một số ít máu có thể dính lại. Tuy rất hiếm hoi nhưng đây có thể là nguồn lây nhiễm cho người khác trong gia đình.

4. Khi trong gia đình có người bị viêm gan siêu vi B hoặc siêu vi C, cần có sẵn một số găng tay tiệt trùng trong nhà để khi cần chăm sóc những vết thương của người bệnh thì nhất thiết phải dùng đến.

5. Chủng ngừa bệnh viêm gan siêu vi B cũng đồng thời giúp chúng ta xóa bỏ mối lo ngại đối với siêu vi D. Vì thế, nếu có điều kiện nên chủng ngừa siêu vi B cho tất cả mọi người trong gia đình càng sớm càng tốt. Sự thận trọng này không bao giờ là quá thừa, nếu chúng ta so sánh với những gì mà các loại siêu vi B và D có thể gây ra cho chúng ta.

6. Các bệnh viêm gan siêu vi B, C, D hầu như không lây lan qua mồ hôi, nước bọt. Vì thế, việc tiếp xúc, va chạm thể xác trong đời sống hàng ngày với những người bệnh này không có gì là nguy hiểm – trừ khi đang có những sây sát chảy máu ngoài da. Vì thế, chúng ta vẫn có thể ăn uống chung hoặc duy trì các sinh hoạt bình thường hàng ngày mà không sợ lây bệnh. Không nên tạo ra những cách biệt không cần thiết gây ảnh hưởng xấu đến tâm lý của bệnh nhân, vốn đã rất khó khăn vì áp lực của căn bệnh.

7. Bệnh viêm gan siêu vi E lây qua thức ăn, nước uống có nhiễm siêu vi. Khác với viêm gan siêu vi A, bệnh này vẫn có thể tiếp tục lây bệnh trong nhiều tuần lễ sau khi người bệnh đã có những triệu chứng viêm gan cấp tính. Vì số tử vong cho cả người mẹ lẫn trẻ sơ sinh có thể là rất cao, nhất là trong 3 tháng cuối cùng của thai nghén, nên những phụ nữ đang mang thai nên rất thận trọng về vấn đề vệ sinh, nếu trong nhà có người đang bệnh viêm gan E. Không có thuốc chủng ngừa, nên vấn đề vệ sinh môi trường và vệ sinh cá nhân được nhấn mạnh ở mức độ quan trọng nhất trong việc phòng ngừa căn bệnh này. Trong thời gian nghi ngờ có bệnh, tuyệt đối chỉ “ăn chín, uống chín” và đảm bảo các điều kiện vệ sinh trong sinh hoạt hàng ngày.


III. Theo dõi tiến triển của bệnh

Đặc điểm chung của các bệnh viêm gan do siêu vi gây ra là chúng có khả năng gây ... bất ngờ đến mức kinh ngạc cho cả bệnh nhân lẫn bác sĩ điều trị. Trong rất nhiều trường hợp, bệnh trở nên vô cùng “hiền hậu” hoặc có những diễn tiến ngày càng “tốt đẹp”, để rồi đột nhiên bùng phát đến mức độ dữ dội nhất.

Nguyên nhân của hiện tượng này đã được giải thích trong một số các chương trước, ở đây không nhắc lại. Vấn đề muốn nói lên ở đây là chúng ta cần luôn luôn cảnh giác điều này khi có người thân đang điều trị bệnh viêm gan.

Một trong những tâm lý thường gặp của những người mắc bệnh viêm gan là thường che giấu bệnh trạng với thân nhân của mình, vì sợ rằng sẽ gây thêm nhiều lo lắng. Điều đó khiến cho chúng ta không hiểu đúng được tâm trạng của người bệnh cũng như diễn tiến của bệnh để có sự nâng đỡ, chia sẻ thích hợp.

Vì thế, tốt hơn hết là chúng ta nên tránh để người bệnh đi khám bệnh một mình, mặc dù họ hoàn toàn có thể làm được điều đó. Ngoại trừ khi đã quá kiệt sức vì căn bệnh, còn thì trong hầu hết các trường hợp người bệnh viêm gan vẫn sinh hoạt hoàn toàn bình thường như những người khác.

Khi tiếp xúc với bác sĩ điều trị, chúng ta mới có thể hiểu được thực trạng diễn biến của bệnh. Cho dù là khả quan hay bi quan, sự chia sẻ của người thân là rất cần thiết về mặt tâm lý cho người bệnh. Hơn thế nữa, chúng ta còn có thể tích cực hơn trong việc giúp người bệnh có được những sinh hoạt cũng như chế độ ăn uống thích hợp theo như hướng dẫn của bác sĩ điều trị. Cần hết sức quan tâm để tránh cho người bệnh tâm lý yếm thế, chán đời... Bởi vì đó là một trong những yếu tố có thể làm cho bệnh tiến triển nặng nề hơn.

Trong những trường hợp bi đát, khi mà tiên lượng bệnh là rất xấu, người bệnh càng rất cần đến sự nâng đỡ tinh thần của thân nhân để có thể sống những ngày còn lại một cách tốt đẹp hơn.

Tuy nhiên, trong tuyệt đại đa số các trường hợp viêm gan, sự bi quan của bệnh nhân thường là quá đáng và không cần thiết. Thứ nhất, sự bi quan ấy không giúp ích gì cho việc điều trị bệnh, nếu không muốn nói là còn gây ảnh hưởng xấu thêm. Thứ hai, theo những quan sát thống kê mà chúng ta đã biết, tỷ lệ tử vong thực sự hoặc diễn tiến đến các trường hợp xơ gan, chai gan hoặc ung thư gan là không cao lắm, và với sự can thiệp tích cực trong quá trình theo dõi và điều trị, chúng ta có thể ngăn chặn hoặc tác động rất nhiều đến diễn tiến của bệnh theo hướng tích cực hơn. Vì thế, đa số bệnh nhân viêm gan vẫn có thể hoàn toàn vui sống với những biện pháp chăm sóc thích hợp mà không cần thiết phải quá lo lắng, bi quan.

Theo dõi tiến triển của bệnh cũng là một trong các yêu cầu quan trọng trong quá trình điều trị, vì nó giúp chúng ta tránh được những hậu quả không hay do ... biết trễ. Vì thế, nếu người bệnh vì một lý do nào đó lơ là trong việc thực hiện các biện pháp xét nghiệm, theo dõi định kỳ, chúng ta nhất thiết phải chủ động nhắc nhở và thúc đẩy họ tuân thủ một cách nghiêm ngặt theo yêu cầu của bác sĩ điều trị.


IV. Niềm tin trong việc điều trị

Niềm tin là một yếu tố cực kỳ quan trọng trong việc điều trị bệnh viêm gan. Cả người bệnh và thân nhân người bệnh đều cần phải có những hiểu biết đúng đắn và đặt niềm tin vào bác sĩ điều trị trong suốt quá trình trị liệu.

Người bệnh viêm gan và thân nhân rất dễ mất niềm tin nơi bác sĩ điều trị. Điều này là do nơi có quá nhiều điều phải thừa nhận là vượt ngoài tầm kiểm soát của bác sĩ, không giống như trong những căn bệnh khác. Chẳng những không thể chủ động hoàn toàn trong việc khống chế bệnh, các bác sĩ đôi khi – thậm chí là rất thường – không thể tiên liệu trước được chính xác diễn tiến của bệnh. Nguyên tắc chung được áp dụng bao giờ cũng là “theo dõi cẩn thận, phản ứng kịp thời”, còn việc dự báo, tiên liệu đối với bệnh viêm gan có thể nói là vô cùng hạn chế.

Những trường hợp mà bác sĩ điều trị có thể đưa ra tiên liệu khá chính xác thường là những tiên liệu... cực kỳ xấu. Và trong những trường hợp này, khi thuốc men điều trị tỏ ra không mang lại hiệu quả hoặc không còn có một hy vọng “sáng sủa” nào cho tương lai bệnh nhân, thân nhân người bệnh thường hốt hoảng lên và ... chạy chữa theo nhiều hướng khác. Đáng buồn thay, phản ứng như thế trong đa số trường hợp chỉ càng gây tổn hại thêm cho người bệnh mà thôi.

Khi chúng ta thiếu sự hiểu biết đúng đắn về căn bệnh, chúng ta rất dễ hồ nghi đối với các đề nghị hoàn toàn đúng đắn của bác sĩ điều trị. Chẳng hạn, đa số bệnh nhân mắc bệnh viêm gan siêu vi B ở dạng “ngủ yên” khi được bác sĩ cho biết là “chưa cần điều trị gì cả” đều lấy làm hoang mang thắc mắc. Và hoặc là họ không tin lời bác sĩ theo cách sẽ chạy chữa bằng một phương thức nào khác, hoặc là sẽ không tuân thủ yêu cầu tiếp theo của bác sĩ là “khám định kỳ để theo dõi bệnh”. Trong cả hai trường hợp, rõ ràng là người bệnh đều sai lầm và chắc chắn sẽ dẫn đến nhiều hậu quả đáng tiếc về sau.

Vì thế, chúng ta phải thừa nhận một điều là chúng ta không thể giúp ích được nhiều cho người thân của mình nếu không có niềm tin vào bác sĩ điều trị. Nên tuyệt đối tránh tình trạng đồng thời chạy chữa “nhiều thầy”. Ngay cả những loại thuốc Nam mà bạn có thể được người ta bảo là “vô hại” cũng sẽ không tốt chút nào cho việc điều trị bệnh gan. Một số phương thức điều trị “ngoại khoa” của các vị “lang vườn” đã được biết còn là nguyên nhân dẫn đến nhiễm trùng nhiều bệnh khác.

Quan điểm đúng đắn nhất đối với bệnh viêm gan là, cho dù không thể điều trị dứt hẳn căn bệnh, nhưng với những hiểu biết đúng đắn, chúng ta hoàn toàn có thể giúp cho người thân đang mắc bệnh của mình có được một cuộc sống tốt hơn. Và một trong những hiểu biết đúng đắn đó là hãy đặt niềm tin nơi bác sĩ điều trị.


V. Chăm sóc người viêm gan

Khi chăm sóc người thân của mình bị viêm gan, chúng ta có một lợi thế rất lớn là tình thương. Quả thật, tình thương là vũ khí rất quan trọng để giúp chúng ta có thể vượt qua được những khó khăn nhất thiết phải có khi chăm sóc cho một người thân bị bệnh viêm gan.

Điều trước tiên cần nói là hãy cảm thông với người bệnh. Tuy điều này rất thông thường nhưng nhiều người rất dễ quên đi..., đơn giản là vì bản thân họ không có bệnh!

Nhiều người bệnh khi được phát hiện đã mắc bệnh viêm gan C chẳng hạn, thay vì được sự an ủi của người thân để vượt qua cú sốc này, họ lại thường bị nghi ngờ, chất vấn bởi cha mẹ hoặc vợ hay chồng mình. Lý do đơn giản là vì căn bệnh được “nghe nói” là lây lan qua đường tình dục, nên người bệnh bị nghi ngờ là đã mắc bệnh trong khi đi “ăn của lạ”!

Những mẩu chuyện gần như vô lý này, tiếc thay lại rất thường xảy ra khi người ta thiếu một sự cảm thông nhất định với người bệnh.

Những trường hợp thường gặp hơn là sự thay đổi tính tình của bệnh nhân trong khi điều trị, như chúng ta đã biết, do ảnh hưởng của các loại thuốc điều trị. Trong những trường hợp này, bệnh nhân càng rất cần đến sự cảm thông chia sẻ của người thân quanh mình. Một trong những phản ứng nguy hiểm nhất thuộc loại này là người bệnh có thể có ý định tự sát vì chán nản, buồn bực...

Ngay cả khi các phản ứng phụ của thuốc là không đáng kể, người bệnh vẫn có thể rơi vào những trạng thái tâm lý xấu khi nghĩ đến căn bệnh mình đang mang trong người. Họ có thể chán nản, thất vọng... hoặc mặc cảm với mọi người chung quanh, tùy theo từng trường hợp. Với tình thương và sự cảm thông, cùng một số những hiểu biết đúng đắn, chúng ta có thể sẽ giúp cho người bệnh vượt qua được những khó khăn tâm lý này.

Người bệnh cũng cần được nghỉ ngơi nhiều, ngay cả khi họ chẳng làm gì nhiều lắm. Nên tránh cho người bệnh những công việc nặng nề hay những trách nhiệm quá lớn. Đôi khi, bản thân họ không thể tự lượng được sức mình vì vẫn có cảm giác khỏe mạnh như bình thường. Nhưng làm việc quá sức và thiếu nghỉ ngơi là những điều kiện tốt để bệnh tiến triển rất nhanh.

Chế độ ăn uống của người bệnh cũng là điều phụ thuộc rất nhiều ở sự chăm sóc của những người thân. Bản thân người bệnh, như chúng ta đã biết, có nhiều khi không còn cảm thấy thèm muốn trong việc ăn uống nữa. Do đó, chúng ta phải chủ động tính toán một chế độ dinh dưỡng thích hợp và quan tâm giúp đỡ cho người bệnh. Sự hướng dẫn cụ thể của bác sĩ điều trị là rất cần thiết trong trường hợp này.

Điều tế nhị nhưng không kém phần quan trọng là việc tiếp xúc với người bệnh hàng ngày. Chúng ta nên tránh cho người bệnh mặc cảm bệnh tật do thái độ xa lánh hoặc sợ sệt của những người chung quanh.


    « Xem chương trước «      « Sách này có 10 chương »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Hương lúa chùa quê - Phần 1: Hồi ký của Hòa thượng Thích Bảo Lạc


Kinh Phổ Môn


Bức Thành Biên Giới


Bhutan có gì lạ

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.





Quý vị đang truy cập từ IP 3.133.147.252 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Ngọc Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Thiện Diệu Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Văn Minh Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Thiền Khách Rộng Mở Tâm Hồn nước Rộng Mở Tâm Hồn Bui Tuyet Lan Rộng Mở Tâm Hồn Xuân Thôn Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Độ Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn Pháp Tâm Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Yduongvan Rộng Mở Tâm Hồn Trí Tuệ Từ Bi Rộng Mở Tâm Hồn Tiến Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Hoat Khong ... ...

Việt Nam (86 lượt xem) - Hoa Kỳ (63 lượt xem) - French Southern Territories (5 lượt xem) - Philippines (2 lượt xem) - Saudi Arabia (2 lượt xem) - Anh quốc (1 lượt xem) - Hà Lan (1 lượt xem) - Mauritius (1 lượt xem) - Nga (1 lượt xem) - Algeria (1 lượt xem) - Uzbekistan (1 lượt xem) - Kenya (1 lượt xem) - ... ...