Hãy tin rằng bạn có thể làm được, đó là bạn đã đi được một nửa chặng đường. (Believe you can and you're halfway there.)Theodore Roosevelt
Những ai có được hạnh phúc cũng sẽ làm cho người khác được hạnh phúc. (Whoever is happy will make others happy too.)Anne Frank
Tìm lỗi của người khác rất dễ, tự thấy lỗi của mình rất khó. Kinh Pháp cú
Khi mọi con đường đều bế tắc, đừng từ bỏ. Hãy tự vạch ra con đường của chính mình. (When all the ways stop, do not give up. Draw a way on your own.)Sưu tầm
Lời nói được thận trọng, tâm tư khéo hộ phòng, thân chớ làm điều ác, hãy giữ ba nghiệp tịnh, chứng đạo thánh nhân dạyKinh Pháp Cú (Kệ số 281)
Nếu bạn muốn những gì tốt đẹp nhất từ cuộc đời, hãy cống hiến cho đời những gì tốt đẹp nhất. (If you want the best the world has to offer, offer the world your best.)Neale Donald Walsch
Mục đích của cuộc sống là sống có mục đích.Sưu tầm
Điều quan trọng không phải là bạn nhìn vào những gì, mà là bạn thấy được những gì. (It's not what you look at that matters, it's what you see.)Henry David Thoreau
Con người chỉ mất ba năm để biết nói nhưng phải mất sáu mươi năm hoặc nhiều hơn để biết im lặng.Rộng Mở Tâm Hồn
Cuộc sống ở thế giới này trở thành nguy hiểm không phải vì những kẻ xấu ác, mà bởi những con người vô cảm không làm bất cứ điều gì trước cái ác. (The world is a dangerous place to live; not because of the people who are evil, but because of the people who don't do anything about it.)Albert Einstein

Trang chủ »» Danh mục »» TỦ SÁCH RỘNG MỞ TÂM HỒN »» Chớ quên mình là nước »» Cụ Phan gọi trà »»

Chớ quên mình là nước
»» Cụ Phan gọi trà

(Lượt xem: 2.344)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Chớ quên mình là nước - Cụ Phan gọi trà

Font chữ:


Diễn đọc: Giang Ngọc

SÁCH AMAZON



Mua bản sách in

Lũ bé thấy ông, nghi bệnh rượu
Hóa ra nghiện nước, vậy mà say.
(Sào Nam: Cười Mình)

[ 1 ]
Khát Nước

Cụ Phan nói ở đây là cụ Sào Nam Phan Bội Châu, là một nhà yêu nước, đầy nghĩa khí và hết lòng tận tụy cho công cuộc giành độc lập của Việt Nam từ tay thực dân Pháp. Cụ đã thành lập phong trào Duy Tân (1904), chủ trương tôn quân và đấu tranh vũ trang đánh đổ đô hộ Pháp để khôi phục nền độc lập cho nước nhà. Cụ và các nhà ái quốc đồng thời suy tôn Kỳ Ngoại Hầu Cường Để làm minh chủ, khởi xướng phong trào Đông Du (1905), vận động người trong nước xuất dương qua Trung Hoa, Nhật Bản du học để thâu nhận kiến thức mới của nước ngoài về giúp nước nhà.

Rồi sau đó do có người phản và chỉ điểm nên cụ bị người Pháp bắt cóc ở Thượng Hải, mới đầu họ định thủ tiêu nhưng kế hoạch bại lộ nên giải cụ về nước và xử án tù chung thân. Trước phong trào đấu tranh bãi khóa, đình công, bãi thị của nhân dân cả nước đòi thả chí sĩ Phan Bội Châu, và nhờ sự can thiệp của Toàn quyền Varenne, cụ Phan được đưa về an trí tại Bến Ngự (Huế). Trong 15 năm bị giam lỏng cuối đời này - lúc bấy giờ được gọi là Ông Già Bến Ngự - cụ vẫn giữ trọn phẩm cách cao thượng, sáng tác văn thơ để kêu gọi tinh thần yêu nước.

Ngôi nhà cụ ở tại Huế khi xưa bây giờ vẫn còn lưu giữ, là Khu lưu niệm Danh nhân Phan Bội Châu nằm tại số 119 đường Phan Bội Châu, phường Trường An, Thành phố Huế.

Cũng trong thời gian ở đây, vào năm 1931 cụ Phan viết bài thơ “Gọi Trà” sau đây.

Gọi trà

Vì cớ sao mà khát nước hoài?
Trà đâu ta sẽ nếm mày chơi.
Chẳng Tàu thì Huế tha hồ thú,
Pha tục và tiên đặc bỏ đời.
Nóng nguội tình người năm bảy chén,
Lạt nồng mùi thế một vài hơi.
Trà ơi! Còn nước là vinh hạnh,
Cháy lưỡi khô môi, thảm những ai.

Trà Tàu là loại trà hạng sang thời đó, trà Huế là trà bình dân ai cũng có thể mua uống được. Mới đọc bài thơ, tôi thoáng nghĩ, có thể thời gian này cụ Phan bị bệnh, hoặc bệnh tim hay bệnh tiểu đường. Do vậy nên cứ khát nước hoài. Nhưng càng đọc càng thấm ý của cụ. Trà ơi, còn nước là vinh hạnh. Cụ thương nước thương nòi, nhưng bấy giờ phải lâm tình cảnh bị giam lỏng, bó tay bó chân nên cụ cứ phải “khát nước hoài”. Nước hiểu theo đầy đủ tất cả nghĩa. Một lối chơi chữ quá tài hoa: vừa là đất nước vừa là dòng nước mà cũng là dòng đời lênh đênh của cụ. Cái nào cũng quý và cái nào cũng đang lâm nạn. Mình chỉ nhận ra khi không còn có nữa.

Tâm sự đó cứ luôn canh cánh bên lòng, mấy năm sau (1937) cụ viết nên lời thắm thiết trong bài thơ Tự Trào:

Tự trào

Râu mày trơ trẽn với non sông,
Thiệt phải mình chăng? Lòng hỏi lòng.
Sấm điếc gió câm trời đất trọi,
Muông qua chim lại tháng ngày chung.
Có đôi (ném) xác thịt, đôi không đặng,
Toan vớt đồng bào, vớt chẳng xong.
Biết nói cùng ai, cười với bóng,
Ông xanh xanh hỡi thấu chăng ông?

[ 2 ]
Nhà Nho với Nhà … Chùa

Về an trí ở Bến Ngự Huế, suốt ngày quanh quẩn trong căn nhà nhỏ cụ Phan đã sáng tác nhiều văn thơ kêu gọi, đánh thức lòng ái quốc của toàn dân. Nhưng trong con người đầy nhiệt huyết, luôn hoạt động, đã từng bôn ba bốn phương, từng lăn xả vào các sinh hoạt chính trị như vậy đâu thể nào một sớm một chiều ngồi rung đùi đọc sách viết văn được. Tuy cùng thời và cùng lý tưởng như cụ Phan Châu Trinh nhưng cụ Phan Bội Châu là người chủ trương dùng vũ lực chống thực dân Pháp, xây dựng chính thể quân chủ qua hình ảnh minh chủ Kỳ Ngoại Hầu Cường Để. Cũng xin mở ngoặc nói thêm ở đây: Kỳ Ngoại Hầu Cường Để là hoàng thân thuộc dòng dõi chính thống trong hoàng tộc, là con của Hàm Hóa Hương Công Tăng Du. Ông là cháu đích tôn năm đời của vua Gia Long, là cháu trực hệ của Hoàng tử Cảnh. Do Hoàng Tử Cảnh mất sớm, tổ phụ ông là Hoàng Tôn Đán bấy giờ còn nhỏ tuổi, ngôi vua truyền cho dòng thứ 2 là Hoàng Tử Đảm, tức Vua Minh Mạng. Các nhà ái quốc thời đó như các cụ Phan Đình Phùng, Phan Bội Châu… đã có kế hoạch lập lại ngôi vua, thay cho Vua Khải Định vì vị vua này hợp tác với thực dân Pháp.

Là nhà nho Cụ Sào Nam Phan Bội Châu từng soạn tác phẩm giá trị Khổng Học Đăng (bộ 2 cuốn). Nhà xuất bản Khai Trí đã nhận định về bộ sách này là: “… Cụ Phan đã diễn giải tất cả những phần cốt yếu trong bộ Tứ Thư (gồm Luận ngữ, Đại học, Trung Dung, Mạnh Tử). Cụ trình bày mạch lạc kèm theo những thí dụ xác thực để người đọc có thể thấu đáo ý nghĩa trong lời nói của thánh hiền. Cụ lại đính chánh những chỗ chú giải sai lầm của các tiên nho, sai lầm vì kiến thức bất cập hay vì cố ý xuyên tạc (nhất là của giới Tống nho). Cụ biện luận rành rẽ, lại nêu ra nhiều chứng tích Đông, Tây, kim, cổ. Những câu trong sách cổ rất súc tích, chỉ thay đổi một dấu chấm câu, người ta có thể hiểu bằng nghĩa khác. Ngoài ra có những chữ có nhiều nghĩa, muốn hiểu cách nào tùy người đọc. Đấy là những điểm để cho các nhà phản nho lợi dụng xuyên tạc, và cũng là cớ để kẻ nông cạn hiểu lầm.”

Một năm sau khi về bị quản thúc tại Bến Ngự, nhân ngày giỗ đầu của cụ Phan Châu Trinh (3/1927), cụ Sào Nam viết mấy lời thắm thiết tưởng niệm như sau:

“Than ôi! Ông có thứ cho tôi chăng? Lúc ông [từ Nhật Bản] về nước [1906], tôi tiễn chân ông đến Hương Cảng, ông cầm tay tôi dặn mấy lời sau hết: ‘‘Từ thế kỷ 19 về sau, các nước tranh nhau ngày càng dữ dội, cái tính mạng một nước, gửi trong tay một số người đông, chứ không thấy nước nào không có dân quyền mà khỏi mất nước bao giờ. Thế mà nay Bác lại còn dựng cờ quân chủ lên hay sao?’‘ Ông nói thế, lúc bấy giờ tôi chưa có câu gì đáp lại, nay đã hơn 20 năm rồi, lời ông càng lâu, càng nghiệm. Tôi mới biết cái óc suy nghĩ cùng cái mắt xem xét của tôi thiệt không bằng ông! Phỏng ngày nay ông còn sống thì cầm cờ hướng đạo cho chúng ta, hẳn phải nhờ tay ông mới được. Than ôi! Ngày nay những kẻ cúng vái ông, kính mến ông, có phải là chỉ ngắm tượng ông, đọc văn ông góp nhặt năm ba câu làm bộ ái quốc, ái quần đầu miệng mà thôi ư? Phải biết rằng ông Hy Mã mà được danh tiếng lưu truyền với sử xanh là vì ông có chủ trương thiệt, tinh thần thiệt.”

Vậy con người Nho Sĩ là cụ Sào Nam Phan Bội Châu đã làm gì những ngày ấy, những ngày bị quản thúc trong suốt 15 năm cuối đời ở Bến Ngự? Thưa, cụ Phan cũng đã làm như những nhà Nho khác từng làm: Nhà Nho tìm đến cửa Phật. Tôi nhớ rõ như in hình ảnh mà Giáo sư Cao Huy Thuần viết về cụ Hoàng Xuân Hãn ở Paris khi anh nhìn thấy cụ Hãn mỗi ngày đến chùa Trúc Lâm nghiên cứu kinh điển nhà Phật: “Bác Hãn lên chùa là chuyện dĩ nhiên. Bởi vì nhà Nho nào rồi cũng lên chùa. Con người trong Khổng là con người cực động. Cực động thì phải tìm đến tĩnh. Như cái vụ quay tít đến một lúc thì sẽ đứng yên.”

Bây giờ tôi cũng nhìn thấy hình ảnh cụ Phan Sào Nam như vậy. Con người Khổng Nho ấy, lúc trẻ bôn ba khắp nơi, ở tuổi 60 (thời ấy tuổi đó cũng có thể gọi là đã già) lại đang bị giam lỏng trong căn nhà ba gian ở Huế, thì cụ tìm vui với giáo lý Phật Đà. Và cụ Sào Nam đã thường xuyên lui tới chùa thật. Cụ thường tìm đến Hòa Thượng chùa Tường Vân để hàn huyên, bàn chuyện văn thơ, chuyện thế sự và Phật pháp – vị ấy chính là cố Hòa Thượng Thích Tịnh Khiết, đệ nhất Tăng Thống GHPGVNTN. Hai con người uyên thâm Hán học ấy đã một thời là bạn tâm giao, chỉ khác: một người là Hòa Thượng một người là Nho Sĩ. Trong một dịp cụ Phan Sào Nam vào chùa vấn đạo, Hòa thượng đã biếu cụ một cây hoa ngọc lan. Sau đó, Phan tiên sinh mượn nét tinh khiết và hương thơm của hoa để viết tặng Hòa thượng một bài thơ, tán thán mật hạnh vô vi của Ngài. Bài thơ như sau:

Nguyên văn chữ Hán:

前 身 種 出 自 蓬 莱
唯 向 菩 提 院 裏 栽
素 萬 光 争 冬 夜 雪
奇 芳 品 奪 領 頭 梅
香 真王 者 天 垂 賞
荘 此 嫦 娥 月 暗 猜
唯 佛 從 来 能 識 佛
慇 勤 惠 我 此 花 魁
巢 南

Phiên âm:

Tiền thân chủng xuất tự Bồng Lai,
Duy hướng Bồ-đề viện lý tài.
Tố vạn quang tranh đông dạ tuyết,
Kỳ phương phẩm đoạt lãnh đầu mai.
Hương chân vương giả thiên thùy thưởng,
Trang thử thường nga nguyệt ám sai.
Duy Phật tùng lai năng thức Phật,
Ân cần huệ ngã thử hoa khôi.
Sào Nam

Bản dịch của Hòa Thượng Chơn Thiện:

Thân trước vốn người tự cõi tiên
Sau vì trí giác đến rừng thiền,
Sắc màu đông tuyết còn thua thắm
Hương chất hoàng mai lại kém duyên.
Dáng vẻ triều vương trời ái mộ
Hằng nga trang tỉ nguyệt ưu phiền.
Phật duyên tương cảm nên tương ngộ
Cành ngọc lan trao tới cựu hiền.

Bản dịch của Nguyên Hồng:

Giống tự Bồng lai đến cõi này,
Bồ-đề viện nội trổ nên cây.
Sắc màu rực rỡ đêm đông tuyết,
Hương tỏa đầu non tựa lão mai.
Vương giả chân hương trời bủa xuống,
Hằng nga cốt cách nguyệt nhường ngôi.
Chỉ Phật mới hay thân Phật Tổ,
Ân cần trao gửi nhánh hoa tươi.

Cụ Phan Bội Châu mất vào ngày 29.10.1940 ở tuổi 73. Bên cạnh nhiều tác phẩm giá trị như Việt Nam vong quốc sử, Hải ngoại huyết thư, Tân Việt Nam, Việt Nam quốc sử khảo v.v... cùng với những bộ sách biên khảo như Chu Dịch, Nhân Sinh Triết Học, Khổng Học Đăng, cụ còn để lại một tác phẩm Phật học có tên là Phật Học Đăng và gần ngàn bài thơ nôm, phú, văn tế. Tiếc là tác phẩm Phật Học Đăng nay không còn tìm thấy nữa. Tư tưởng Phật học của cụ giai đoạn sau này cũng thể hiện rõ nét qua câu đối mà cụ đã tặng Chùa Từ Đàm ở Huế.

Nghiệp duyên bình hiệp, niên niên bạch phát thôi, đối diện tức không, ninh bả thiều hoa phó lưu thủy.

Thế sự kỳ phân, xứ xứ hoàng lưu mộng, hồi đầu thị ngạn, nguyện phiên bối diệp xuất ưu đàm.

Nghĩa:

Nghiệp duyên như bèo hợp, năm năm tóc bạc đầu, trước mặt là không, sao nỡ đem tuổi xuân quăng theo dòng nước chảy.

Thế sự rối bàn cờ, nơi nơi kê vàng mộng, quay đầu là bến, nguyện dịch kinh lá bối tỏa ngát hương ưu-đàm.

Nho gia hiểu Phật học thâm thúy như thế thì quả là đạt đến mức cao siêu: “đối diện tức không”, rồi “hồi đầu thị ngạn”.

Kể từ đó không còn nghe cụ Phan than khát nước nữa!


    « Xem chương trước «      « Sách này có 19 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Truyện tích Vu Lan Phật Giáo


Kinh Phổ Môn


Ba điểm tinh yếu trên đường tu tập


Hoa nhẫn nhục

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.





Quý vị đang truy cập từ IP 54.152.43.79 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Ngọc Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Thiện Diệu Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Văn Minh Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Thiền Khách Rộng Mở Tâm Hồn nước Rộng Mở Tâm Hồn Bui Tuyet Lan Rộng Mở Tâm Hồn Xuân Thôn Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Độ Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn Pháp Tâm Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Yduongvan Rộng Mở Tâm Hồn Trí Tuệ Từ Bi Rộng Mở Tâm Hồn Tiến Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Hoat Khong ... ...

Hoa Kỳ (390 lượt xem) - Việt Nam (123 lượt xem) - French Southern Territories (5 lượt xem) - Senegal (3 lượt xem) - Saudi Arabia (3 lượt xem) - Philippines (2 lượt xem) - Uzbekistan (1 lượt xem) - Kenya (1 lượt xem) - Anh quốc (1 lượt xem) - Hà Lan (1 lượt xem) - Mauritius (1 lượt xem) - Nga (1 lượt xem) - Algeria (1 lượt xem) - ... ...