Kẻ ngốc nghếch truy tìm hạnh phúc ở xa xôi, người khôn ngoan gieo trồng hạnh phúc ngay dưới chân mình. (The foolish man seeks happiness in the distance, the wise grows it under his feet. )James Oppenheim
Trực giác của tâm thức là món quà tặng thiêng liêng và bộ óc duy lý là tên đầy tớ trung thành. Chúng ta đã tạo ra một xã hội tôn vinh tên đầy tớ và quên đi món quà tặng. (The intuitive mind is a sacred gift and the rational mind is a faithful servant. We have created a society that honor the servant and has forgotten the gift.)Albert Einstein
Bằng bạo lực, bạn có thể giải quyết được một vấn đề, nhưng đồng thời bạn đang gieo các hạt giống bạo lực khác.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Nụ cười biểu lộ niềm vui, và niềm vui là dấu hiệu tồn tại tích cực của cuộc sống.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Sự kiên trì là bí quyết của mọi chiến thắng. (Perseverance, secret of all triumphs.)Victor Hugo
Nếu quyết tâm đạt đến thành công đủ mạnh, thất bại sẽ không bao giờ đánh gục được tôi. (Failure will never overtake me if my determination to succeed is strong enough.)Og Mandino
Khi gặp phải thảm họa trong đời sống, ta có thể phản ứng theo hai cách. Hoặc là thất vọng và rơi vào thói xấu tự hủy hoại mình, hoặc vận dụng thách thức đó để tìm ra sức mạnh nội tại của mình. Nhờ vào những lời Phật dạy, tôi đã có thể chọn theo cách thứ hai. (When we meet real tragedy in life, we can react in two ways - either by losing hope and falling into self-destructive habits, or by using the challenge to find our inner strength. Thanks to the teachings of Buddha, I have been able to take this second way.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Như bông hoa tươi đẹp, có sắc nhưng không hương. Cũng vậy, lời khéo nói, không làm, không kết quả.Kinh Pháp cú (Kệ số 51)
Không có sự việc nào tự thân nó được xem là tốt hay xấu, nhưng chính tâm ý ta quyết định điều đó. (There is nothing either good or bad but thinking makes it so.)William Shakespeare
Thương yêu là phương thuốc diệu kỳ có thể giúp mỗi người chúng ta xoa dịu những nỗi đau của chính mình và mọi người quanh ta.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn

Trang chủ »» Danh mục »» KINH ĐIỂN »» Kinh Duy-ma-cật (Việt dịch) »» Phẩm thứ mười bốn - Chúc lụy »»

Kinh Duy-ma-cật (Việt dịch)
»» Phẩm thứ mười bốn - Chúc lụy

(Lượt xem: 7.212)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Kinh Duy-ma-cật (Việt dịch) - Phẩm thứ mười bốn - Chúc lụy

Font chữ:

Lúc ấy, Phật bảo Bồ Tát Di-lặc rằng: “Di-lặc! Nay ta đem pháp A-nậu-đa-la Tam-miệu Tam-bồ-đề đã kết tập trong vô lượng ức a-tăng-kỳ kiếp mà phó chúc cho ông. Sau khi Phật diệt độ, vào đời mạt pháp, các ông nên dùng thần lực mà giảng thuyết, lưu hành rộng rãi những kinh như thế này ở cõi Diêm-phù-đề, đừng để cho dứt tuyệt. Vì sao vậy? Trong tương lai sẽ có những thiện nam tử, thiện nữ nhân cùng chư thiên, loài rồng, quỷ thần, càn-thát-bà, la-sát phát tâm A-nậu-đa-la Tam-miệu Tam-bồ-đề, sẽ ưa thích giáo pháp Đại thừa.1 Nếu như họ chẳng nghe được những kinh như thế này, ắt sẽ mất đi điều lợi ích tốt đẹp. Như những người ấy mà nghe được những kinh như thế này, ắt họ sẽ được thêm lòng tin vui, phát tâm cho là ít có, sẽ kính vâng nhận lãnh; rồi sẽ tùy chỗ thích hợp được lợi ích cho chúng sinh mà giảng thuyết rộng rãi để cứu độ.

“Di-lặc nên biết: Chỉ xét vẻ ngoài thì có hai tướng trạng Bồ Tát. Sao gọi là hai? Một là hạng người ưa thích văn chương cầu kỳ, hoa mỹ. Hai là hạng người chẳng sợ nghĩa lý sâu xa, có thể thâm nhập vào lẽ như nhiên chân thật.

“Như những ai ưa thích văn chương cầu kỳ, hoa mỹ, nên biết đó là hạng tu học theo lối mới. Như những ai không nhiễm, không trước, không khiếp sợ những kinh điển thâm sâu, lại còn thể thâm nhập vào trong đó, được nghe rồi lòng dạ trở nên trong sạch, có thể thọ trì đọc tụng, theo như thuyết mà tu hành, nên biết rằng đó là hạng người đã tu lâu đạo hạnh.

“Di-lặc! Lại có hai điều thuộc về hạng người tu học theo lối mới, chẳng có lòng quyết định đối với pháp thâm sâu. Hai điều đó là gì? Một là họ chưa được nghe kinh điển sâu xa, khi nghe thời họ sợ sệt sinh nghi, không thể tùy thuận, lại chê bai chẳng tin, liền nói rằng: ‘Chúng tôi trước đây chưa hề nghe kinh điển như thế. Kinh ấy từ đâu mà có?’ Hai là nếu có những người hộ trì giảng thuyết kinh sâu xa như thế này, họ lại chẳng chịu thân cận, cúng dường cung kính; hoặc trong khi đó còn nói xấu người ấy nữa. Những ai có hai điều ấy, nên biết họ là hạng người tu học theo lối mới. Họ tự làm hại chính mình; đối với pháp sâu xa, họ chẳng thể điều phục tâm ý.

“Di-lặc! Lại có hai điều làm cho Bồ Tát tuy tin hiểu pháp sâu, nhưng vẫn tự làm hại cho mình, nên chẳng có thể được Vô sinh pháp nhẫn. Hai điều ấy là gì? Một là khinh chê hàng Bồ Tát theo lối mới, mà chẳng chịu chỉ dạy. Hai là tuy tin hiểu pháp sâu, nhưng còn chấp tướng và phân biệt.”

Bồ Tát Di-lặc nghe thuyết như vậy rồi, liền bạch Phật rằng: “Thế Tôn! Thật chưa từng có vậy. Theo như Phật thuyết, con sẽ lìa xa những việc xấu kia, phụng trì pháp A-nậu-đa-la Tam-miệu Tam-bồ-đề mà Như Lai đã kết tập trong vô lượng ức a-tăng-kỳ kiếp. Trong đời vị lai, nếu có những thiện nam tử, thiện nữ nhân cầu Đại thừa, con sẽ khiến cho họ tự tay nhận được kinh điển này, con sẽ giúp cho họ được thêm trí nhớ, khiến họ thọ trì, đọc tụng và giảng thuyết rộng với những kẻ khác.

“Thế Tôn! Về thuở sau cùng, nếu những ai có thể thọ trì, đọc tụng và giảng thuyết rộng với kẻ khác, nên biết rằng những người đó là do sức thần của Di-lặc kiến lập.”

Phật dạy: “Lành thay, lành thay! Di-lặc, như ông vừa nói như vậy, ta vui vẻ tán trợ ông.”

Lúc ấy, tất cả chư Bồ Tát đồng chắp tay bạch Phật: “Sau khi Như Lai tịch diệt, chúng con cũng sẽ lưu hành thuyết rộng pháp A-nậu-đa-la Tam-miệu Tam-bồ-đề ở các quốc độ mười phương. Chúng con sẽ mở mang chỉ dẫn cho những vị thuyết pháp, khiến cho thấu đạt nghĩa lý kinh này.”

Bấy giờ, bốn vị thiên vương bạch Phật rằng: “Thế Tôn! Bất kỳ ở đâu, thành ấp, xóm làng, rừng núi, đồng ruộng mà có người đọc tụng giảng thuyết kinh này, chúng con sẽ đưa các quan thuộc đến đó nghe pháp và ủng hộ người ấy. Chúng con sẽ khiến cho trong khoảng vuông vức một trăm do-tuần, chẳng ai có thể rình rập mà làm hại người ấy.”

Lúc ấy, Phật bảo A-nan: “Hãy thọ trì kinh này và lưu hành giảng thuyết rộng rãi.”

A-nan bạch rằng: “Dạ, con đã thọ trì những chỗ cốt yếu. Bạch Thế Tôn! Nên đặt tên kinh này là gì?”

Phật dạy: “A-nan! Kinh này tên là Duy-ma-cật sở thuyết, cũng tên là Bất khả tư nghị giải thoát pháp môn. Hãy y như vậy mà thọ trì.”

Phật thuyết kinh này xong, trưởng giả Duy-ma-cật, Văn-thù Sư-lỵ, Xá-lỵ-phất, A-nan cùng chư thiên, người ta, a-tu-la, tất cả đại chúng nghe Phật thuyết rồi, đều rất vui vẻ, tin nhận và kính cẩn làm theo.


    « Xem chương trước «      « Sách này có 15 chương »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Một trăm truyện tích nhân duyên (Trăm bài kinh Phật)


Rộng mở tâm hồn


Học đạo trong đời


Bát-nhã Tâm kinh Khảo luận

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Quý vị đang truy cập từ IP 216.73.216.168 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

... ...