Đừng chờ đợi những hoàn cảnh thật tốt đẹp để làm điều tốt đẹp; hãy nỗ lực ngay trong những tình huống thông thường. (Do not wait for extraordinary circumstances to do good action; try to use ordinary situations. )Jean Paul
Chấm dứt sự giết hại chúng sinh chính là chấm dứt chuỗi khổ đau trong tương lai cho chính mình.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Thương yêu là phương thuốc diệu kỳ có thể giúp mỗi người chúng ta xoa dịu những nỗi đau của chính mình và mọi người quanh ta.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Trong sự tu tập nhẫn nhục, kẻ oán thù là người thầy tốt nhất của ta. (In the practice of tolerance, one's enemy is the best teacher.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Kẻ hung dữ hại người cũng như ngửa mặt lên trời mà phun nước bọt. Nước bọt ấy chẳng lên đến trời, lại rơi xuống chính mình.Kinh Bốn mươi hai chương
Bạn nhận biết được tình yêu khi tất cả những gì bạn muốn là mang đến niềm vui cho người mình yêu, ngay cả khi bạn không hiện diện trong niềm vui ấy. (You know it's love when all you want is that person to be happy, even if you're not part of their happiness.)Julia Roberts
Người biết xấu hổ thì mới làm được điều lành. Kẻ không biết xấu hổ chẳng khác chi loài cầm thú.Kinh Lời dạy cuối cùng
Cuộc đời là một tiến trình học hỏi từ lúc ta sinh ra cho đến chết đi. (The whole of life, from the moment you are born to the moment you die, is a process of learning. )Jiddu Krishnamurti
Chớ khinh thường việc ác nhỏ mà làm; đốm lửa nhỏ có thể thiêu cháy cả núi rừng làng mạc. Chớ chê bỏ việc thiện nhỏ mà không làm, như giọt nước nhỏ lâu ngày cũng làm đầy chum vại lớn.Lời Phật dạy
Thật không dễ dàng để tìm được hạnh phúc trong chính bản thân ta, nhưng truy tìm hạnh phúc ở bất kỳ nơi nào khác lại là điều không thể. (It is not easy to find happiness in ourselves, and it is not possible to find it elsewhere.)Agnes Repplier

Trang chủ »» Danh mục »» TỦ SÁCH RỘNG MỞ TÂM HỒN »» Nguyên lý duyên khởi »» Những ý nghĩa khác của duyên khởi »»

Nguyên lý duyên khởi
»» Những ý nghĩa khác của duyên khởi

(Lượt xem: 8.633)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục  English || Đối chiếu song ngữ


       

Nguyên lý duyên khởi - Những ý nghĩa khác của duyên khởi

Font chữ:


Diễn đọc: Giang Ngọc

Hoặc nghe giọng đọc Lê Tâm Minh dưới đây:

Có một cách hiểu khác nữa về duyên khởi, đó là sự sinh khởi phụ thuộc của [tiến trình] quy gán hay định danh [sự vật] trong ý nghĩa [luôn là sự kết hợp của] nhiều thành phần. Bất kỳ vật thể nào cũng được kết hợp từ những phần [nhỏ hơn] có tương quan về vị trí [trong không gian]. Các pháp phi vật thể như tâm thức thì [được kết hợp từ] nhiều niệm tưởng [nối tiếp nhau] của thức [có tương quan về thời gian]. Nếu có bất kỳ vật nào đó không cấu tạo bởi thành phần nào cả, thì ta không thể phân biệt được vị trí của vật ấy, chẳng hạn như bên trái hay bên phải, phía này hay phía kia. Nếu như có một vật nào đó mà quý vị không thể phân biệt phía bên này hay bên kia của nó, thì dù quý vị có kết hợp nhiều đến bao nhiêu vật như thế cũng không thể có được vật gì lớn hơn so với vật ban đầu. Nhưng sự thật là những vật thể lớn đều được tạo thành từ sự kết hợp những phân tử rất nhỏ. Vì thế, trong phạm vi khảo sát các vật thể thì bất kể một hạt dù nhỏ đến đâu cũng phải được kết hợp bởi những phần [nhỏ hơn], và chính trên nền tảng lập luận này mà người ta xác định rằng, không có vật thể nào không bao gồm trong nó những thành phần [nhỏ hơn]. Đối với trường hợp của một dòng tương tục [trong thời gian], nếu như các thành phần trong đó tự chúng không có các phần trước và sau chúng, hẳn sẽ không thể có khả năng chúng kết hợp lại để hình thành một dòng tương tục. Và trong trường hợp các pháp không thay đổi, chẳng hạn như hư không không được tạo tác, vẫn có những thành phần hay yếu tố [kết hợp] như là phần hướng đông, phần hướng tây, hoặc phần tương quan với vật thể này hay vật thể kia. Như vậy, bất kỳ đối tượng nào, dù là thường hay vô thường, thay đổi hay không thay đổi, cũng đều bao gồm các phần [hợp thành nó].

Khi bất kỳ một đối tượng cụ thể nào đó hiện ra [trong dạng thức] toàn vẹn trước tâm thức ta với các phần [tạo thành nó], phải chăng có một thực tế là [dạng thức] toàn vẹn của đối tượng ấy và các phần tạo thành nó đối với ta dường như có những thực thể riêng biệt? Đối với tư tưởng nhận thức của ta, chúng có vẻ như là thế, nhưng khi ta khảo xét thì rõ ràng là cái [dạng thức] toàn vẹn của đối tượng ấy và các phần [tạo thành nó] không hề có những thực thể riêng biệt. Khi chúng hiện ra trong tâm thức ta, [dạng thức] toàn vẹn [của đối tượng] dường như có một thực thể tách biệt với các phần [đã tạo thành nó]. Nhưng nếu là như thế, thì hẳn là quý vị phải có khả năng tìm ra chúng qua sự phân tích. Nhưng khi phân tích thì quý vị lại không thể tìm thấy bất kỳ sự tách biệt nào như thế giữa [dạng thức] toàn vẹn và các phần [đã tạo thành nó].

Như vậy là có một sự mâu thuẫn giữa cách thức mà [dạng thức] toàn vẹn [của đối tượng] và các phần [đã tạo thành nó] hiện ra như là những thực thể riêng biệt, với cách thức mà chúng thực sự hiện hữu. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là không có các đối tượng, hay không có [dạng thức] toàn vẹn của chúng, bởi vì nếu không có các [dạng thức] toàn vẹn [của đối tượng] thì ta không thể nói đến bất kỳ điều gì như là thành phần [hợp thành chúng]. Quả thật có các [dạng thức] toàn vẹn [của đối tượng], nhưng cách thức hiện hữu của chúng phải được thừa nhận trong sự phụ thuộc vào các thành phần đã hợp thành chúng, và không có bất kỳ cách thức nào khác hơn để chúng hiện hữu. Vì thực tế là như vậy, nên điều này không chỉ đúng với các pháp thay đổi hay vô thường, mà cũng đúng với cả các pháp thường hằng, không thay đổi.

Nhưng duyên khởi còn được hiểu theo một ý nghĩa thâm diệu, sâu xa hơn nữa. Khi truy tìm đối tượng đã được định danh, quý vị không tìm thấy bất cứ điều gì bên trong hay tách biệt với cái nền tảng của sự định danh đối tượng, vốn là khác biệt với đối tượng ấy. Hãy thử xem xét bản ngã hay “cái tôi”. Có một “cái tôi” là chủ thể kiểm soát hay sử dụng thân tâm này. “Tôi” là một cái gì đó giống như chủ nhân, còn thân và tâm thì giống như vật sở hữu. Quý vị có thể nói: “Đây là thân thể của tôi, hôm nay thân thể của tôi có điều bất ổn, vì thế tôi mỏi mệt.” Hoặc là: “Hôm nay thân thể của tôi khỏe mạnh nên tôi rất sảng khoái.” Không ai nói rằng một phần nào đó trong thân thể là “cái tôi”. Nhưng đồng thời nếu bị đau ở một phần nào đó trong thân thể thì quý vị lại có thể nói: “Tôi bị đau.”, “Tôi không được khỏe.” Tương tự, quý vị có thể nói về tâm của tôi hay ý thức của tôi. Đôi khi, quý vị gần như phải vật lộn với chính tâm thức hay trí nhớ của mình. Chẳng phải vậy sao? Quý vị có thể nói: “Tôi muốn hoàn thiện tính nhạy bén của tâm thức mình, tôi muốn rèn luyện tâm thức mình.” Có vẻ như quý vị là người thầy, người huấn luyện, còn tâm thức thì có vẻ như là cậu học trò ngỗ nghịch cần phải dạy dỗ. Quý vị sẽ rèn luyện tâm thức đôi chút để nó trở nên tốt đẹp hơn.

Vậy thì, cả thân và tâm đều là vật sở hữu, còn “cái tôi” là chủ nhân. Nhưng ngoài thân và tâm ra thì không có một thực thể độc lập và tách biệt nào của “cái tôi” cả. Có đủ mọi dấu hiệu cho thấy là có một “cái tôi”, nhưng nếu quý vị khảo sát kỹ thì lại không thể tìm thấy nó. Nếu có một “cái tôi” độc lập, một thực thể tách biệt - hãy lấy [trường hợp] “cái tôi” của Đạt-lai Lạt-ma, “cái tôi” ấy nhất thiết phải ở đây, trong phạm vi giới hạn này, quý vị không thể tìm thấy “cái tôi” ấy ở bất kỳ một nơi nào khác. Bây giờ, nếu quý vị khảo sát xem cái gì thực sự là Đạt-lai Lạt-ma, thực sự là Tenzin Gyatso, thì ngoài thân tâm này ra, không còn bất kỳ thực thể nào khác. Thế nhưng, Đạt-lai Lạt-ma là một thực tế, một người đàn ông, một tăng sĩ, một người Tây Tạng, là người biết nói năng, biết ăn uống, biết ngủ nghỉ, biết vui thích. Điều đó quá đủ để chứng minh là có một cái gì đó, thế nhưng “cái gì đó” lại không thể tìm ra được. Trong những nền tảng định danh của “cái tôi”, không thể tìm ra một điều gì có thể biểu trưng cho “cái tôi” hoặc tự nó là “cái tôi”. Phải chăng như vậy có nghĩa là “cái tôi” không hề hiện hữu? Không, không có nghĩa là như thế, vì cái tôi quả thật có hiện hữu. Nhưng vì “cái tôi” ấy không thể tìm thấy trong những nền tảng định danh của nó, nên ta buộc phải nói rằng “cái tôi” ấy không tồn tại dựa vào năng lực của chính nó, mà chỉ hoàn toàn thông qua lực tác động của những điều kiện khác.

Trong số các duyên mà “cái tôi” phụ thuộc vào để hiện hữu, có một duyên được xem là quan trọng hơn, đó là khái niệm thừa nhận “cái tôi”. Vì thế, “cái tôi” và vạn pháp được cho là hiện hữu thông qua năng lực của khái niệm. Trong trường hợp này, [nguyên lý] duyên khởi có nghĩa là sự thừa nhận [đối tượng] phụ thuộc vào nền tảng của sự định danh, hay dựa vào thức khái niệm đã định danh đối tượng.

Như thế, trong thuật ngữ duyên khởi thì duyên có nghĩa là tùy thuộc hay dựa vào một yếu tố khác nào đó. Một khi đối tượng phải phụ thuộc vào một điều gì khác thì tự nó không có sự hiện hữu dựa vào năng lực tự thân, hay hiện hữu độc lập. Dù vậy, nó vẫn sinh khởi trong sự phụ thuộc vào các nhân duyên. Bất kể đối tượng đó là thiện hay ác, nhân hay quả, tự thân hay ngoại vật, nó cũng đều sinh khởi một cách phụ thuộc. Từ quan điểm được sinh khởi một cách phụ thuộc thì đối tượng không hề có sự hiện hữu tuyệt đối dựa vào khả năng tự thân. Và vì trong bối cảnh phụ thuộc này thì nhân và quả là [những yếu tố] đúng đắn nên ta có thể thừa nhận [sự hiện hữu của] chúng, [biết rằng] chúng không phải là không hiện hữu. Khi hiểu được điều này, ta thoát ra khỏi cực đoan [của sự] chấp không, của chủ nghĩa hư vô. Đó là ý nghĩa uyên áo nhất của duyên khởi.

Ngày nay, các nhà vật lý học giải thích rằng các vật thể không chỉ tồn tại khách quan trong tự thân và riêng thuộc về chúng, mà luôn tồn tại trong bối cảnh tương quan với người quan sát chúng. Tôi thấy rằng mối quan hệ giữa vật chất và tâm thức như thế này có thể chính là điểm gặp nhau thực sự giữa triết học phương Đông, cụ thể là triết học Phật giáo, và nền khoa học phương Tây. Tôi nghĩ, đây hẳn là một sự gặp gỡ mang lại nhiều hạnh phúc. Rất có thể bước sang thế kỷ tới, nếu chúng ta có nhiều hoạt động hơn nữa theo các hướng này, thông qua sự nỗ lực hợp tác giữa các học giả Phật giáo với một số các nhà khoa học, vật lý học có kinh nghiệm, thuần túy và không định kiến, để cùng nhau khảo sát, học hỏi và thực hiện sự nghiên cứu sâu hơn về mối quan hệ giữa vật chất và tâm thức, tôi nghĩ chúng ta có thể sẽ tìm ra một số điều hay ho và hữu ích, tốt đẹp. Ngay cả khi những điều như thế không được xem là thực hành giáo pháp mà chỉ đơn thuần là để phát triển mở rộng tri thức nhân loại.

Vì triết học Phật giáo có mối quan hệ với khoa học theo một cách nào đó, nên những giảng giải của đạo Phật về tâm thức cũng như cách thức mà tâm thức vận hành, biến đổi, dao động, có thể đóng góp vào công cuộc nghiên cứu của các nhà khoa học về não bộ và trí óc con người. Thỉnh thoảng, khi tôi hỏi các nhà thần kinh học về chức năng và cách thức vận hành của trí nhớ, họ trả lời là vẫn chưa tìm ra được sự giải thích cụ thể. Cả trong lãnh vực này, tôi nghĩ Phật giáo và khoa học cũng có thể hợp tác cùng làm việc. Một số nhà y học phương Tây tỏ ra quan tâm đến việc thông qua thiền quán để chữa trị những bệnh tật nhất định. Điều đó cũng có hiệu quả. Đây có thể là một dự án hợp tác nữa.

Phật giáo nhấn mạnh vào sự tạo tác tự thân, không [thừa nhận] có đấng [thần linh] tạo hóa nào, vì thế nói cho thật chính xác thì Phật giáo không phải một tôn giáo mà gần gũi với khoa học hơn. Nhìn từ quan điểm thuần túy khoa học thì Phật giáo đương nhiên là một kiểu hệ thống tâm linh. Như vậy, Phật giáo chẳng phải thuộc về tín ngưỡng hay tôn giáo, cũng không thuần túy khoa học. Điều này tạo ra cơ hội để hình thành một sự liên kết hay nối liền giữa tín ngưỡng và khoa học. Tôi tin rằng trong tương lai có thể chúng ta sẽ phải cùng nhau nỗ lực để tạo ra một sự tiếp xúc gần gũi hơn giữa những người đi theo con đường tín ngưỡng và giá trị kinh nghiệm tâm linh (riêng đối với phần lớn những ai chỉ đơn thuần không quan tâm đến [tín ngưỡng] thì đó lại là một vấn đề khác) với những người cố tình phủ nhận mọi giá trị thuộc về tôn giáo. Có một sự xung đột thường xuyên giữa hai nhóm người này. Nếu có thể giúp họ đến gần nhau hơn, hẳn đó sẽ là điều đáng quý.

    « Xem chương trước «      « Sách này có 13 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Giảng giải Cảm ứng thiên - Tập 2


Phật giáo và Con người


Tổng quan kinh Đại Bát Niết-bàn


Dưới bóng đa chùa Viên Giác

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.





Quý vị đang truy cập từ IP 54.235.6.60 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Ngọc Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Thiện Diệu Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Văn Minh Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Thiền Khách Rộng Mở Tâm Hồn nước Rộng Mở Tâm Hồn Bui Tuyet Lan Rộng Mở Tâm Hồn Xuân Thôn Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Độ Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn Pháp Tâm Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Yduongvan Rộng Mở Tâm Hồn Trí Tuệ Từ Bi Rộng Mở Tâm Hồn Tiến Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Hoat Khong ... ...

Hoa Kỳ (410 lượt xem) - Việt Nam (123 lượt xem) - French Southern Territories (5 lượt xem) - Senegal (3 lượt xem) - Saudi Arabia (2 lượt xem) - Philippines (2 lượt xem) - Uzbekistan (1 lượt xem) - Kenya (1 lượt xem) - Anh quốc (1 lượt xem) - Hà Lan (1 lượt xem) - Mauritius (1 lượt xem) - Nga (1 lượt xem) - Algeria (1 lượt xem) - ... ...