Sự toàn thiện không thể đạt đến, nhưng nếu hướng theo sự toàn thiện, ta sẽ có được sự tuyệt vời. (Perfection is not attainable, but if we chase perfection we can catch excellence.)Vince Lombardi
Con người chỉ mất ba năm để biết nói nhưng phải mất sáu mươi năm hoặc nhiều hơn để biết im lặng.Rộng Mở Tâm Hồn
Giặc phiền não thường luôn rình rập giết hại người, độc hại hơn kẻ oán thù. Sao còn ham ngủ mà chẳng chịu tỉnh thức?Kinh Lời dạy cuối cùng
Sống chạy theo vẻ đẹp, không hộ trì các căn, ăn uống thiếu tiết độ, biếng nhác, chẳng tinh cần; ma uy hiếp kẻ ấy, như cây yếu trước gió.Kinh Pháp cú (Kệ số 7)
Mất lòng trước, được lòng sau. (Better the first quarrel than the last.)Tục ngữ
Rời bỏ uế trược, khéo nghiêm trì giới luật, sống khắc kỷ và chân thật, người như thế mới xứng đáng mặc áo cà-sa.Kinh Pháp cú (Kệ số 10)
Khi gặp chướng ngại ta có thể thay đổi phương cách để đạt mục tiêu nhưng đừng thay đổi quyết tâm đạt đến mục tiêu ấy. (When obstacles arise, you change your direction to reach your goal, you do not change your decision to get there. )Zig Ziglar
Nhiệm vụ của con người chúng ta là phải tự giải thoát chính mình bằng cách mở rộng tình thương đến với muôn loài cũng như toàn bộ thiên nhiên tươi đẹp. (Our task must be to free ourselves by widening our circle of compassion to embrace all living creatures and the whole of nature and its beauty.)Albert Einstein
Người cầu đạo ví như kẻ mặc áo bằng cỏ khô, khi lửa đến gần phải lo tránh. Người học đạo thấy sự tham dục phải lo tránh xa.Kinh Bốn mươi hai chương
Chúng ta thay đổi cuộc đời này từ việc thay đổi trái tim mình. (You change your life by changing your heart.)Max Lucado

Trang chủ »» Danh mục »» TỦ SÁCH RỘNG MỞ TÂM HỒN »» An Sĩ toàn thư - Khuyên người bỏ sự tham dục »» Nguyên nhân rơi vào các đường ác »»

An Sĩ toàn thư - Khuyên người bỏ sự tham dục
»» Nguyên nhân rơi vào các đường ác

(Lượt xem: 6.421)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       


An Sĩ toàn thư - Khuyên người bỏ sự tham dục - Nguyên nhân rơi vào các đường ác

Font chữ:


Hỏi: Các loài chim như uyên ương, am thuần, bồ câu..., do đời trước tạo nghiệp dâm dục nên đời này sinh làm loài chim [cũng nặng nghiệp dâm dục], nhưng loài chim nhạn một khi mất bạn tình thì đến chết cũng không tìm con khác, có thể thấy rõ là đời trước không tạo nghiệp tà dâm, vậy vì sao phải đọa vào loài chim?

Đáp: Tà dâm chỉ là một trong mười nghiệp xấu ác. Cả mười nghiệp ấy đều có thể đưa đến việc đọa làm súc sinh. Như các loài uyên ương, am thuần, bồ câu [đều nặng tính dâm], đều do nghiệp tà dâm mà đọa vào loài súc sinh, nhưng nghiệp báo của loài chim nhạn có thể là do những điều xấu ác khác. Trong luận Câu-xá có nói rằng: “Như người tạo nghiệp xấu ác phải đọa vào loài súc sinh thì mỗi người cũng đều có sự khác biệt. Nói chung thì nếu dâm dục nặng nề, sẽ đọa sinh làm các loài chim bồ câu, chim sẻ, chim uyên ương..., nếu sân hận nặng nề, sẽ đọa sinh làm các loài rắn rết, bọ cạp..., nếu nhiều si mê sẽ đọa sinh làm các loài dê, lợn, nghêu, sò..., nếu nhiều kiêu mạn sẽ đọa sinh làm cọp, sói, sư tử..., nếu thường lăng xăng giễu cợt sẽ đọa sinh vào loài khỉ, nếu nhiều tham lam đố kỵ, sẽ đọa sinh làm loài chó đói.

Hỏi: Người tạo nghiệp xấu ác phải đọa nhập thai vào loài súc sinh, lúc ấy có tự biết được đó là súc sinh hay chăng?

Đáp: Vào lúc ấy không thể tự chủ được.

Hỏi: Vì sao sau khi chết không thể tự chủ được?

Đáp: Thật ra, trong lúc sống cũng có bao giờ tự chủ được đâu? Cùng một cô mỹ nữ xinh đẹp, người tham dâm nhìn thấy thì tham luyến yêu mến đến tận xương tủy, người đàn bà ghen tuông nhìn thấy thì căm hận đến tận xương tủy. Hiện tại đã [bị ngoại cảnh sai sử như thế,] huống chi là sau khi chết?

Hỏi: Xưa có vị Thiên vương cõi trời Đao-lợi, tự biết mình tuổi thọ sắp hết, [theo nghiệp lực] sắp phải đọa làm con lừa, liền chí tâm quy y Tam bảo, [sau đó khi nhập vào thai lừa, lừa mẹ] liền lập tức bị sẩy thai, ngay khi ấy tái sinh trở lại vẫn làm Thiên vương. Chuyện này phải giải thích thế nào?

Đáp: Vị ấy có phúc đức đời trước hết sức sâu dày, nên mới có thể thay đổi quay lại làm Thiên vương cõi trời. Nếu không, ắt [vào lúc nhập thai,] dù lừa mẹ ở trước mắt nhưng chỉ thấy như mỹ nữ, dù mùi phẩn uế hôi hám trong chuồng bốc lên, vẫn ngửi thấy như mùi hương chiên-đàn, [liền sinh tâm ưa thích.]

Hỏi: Người đời số lượng rất đông, việc đời hết sức đa đoan phức tạp, nếu mỗi mỗi sự việc đều ghi chép chi ly thì dù cả núi mực cũng không đủ dùng. Diêm vương vì sao phải khổ công phí sức lo lắng, ghi chép những việc ấy?

Đáp: Hết thảy các pháp đều do tâm tạo. Tâm có thể tạo ra cung điện cõi trời, cũng có thể tạo ra cảnh địa ngục. Bên trong cung điện cõi trời có rất nhiều cảnh đẹp, nhưng hoàn toàn không phải do xây dựng mà có. Người tái sinh về cõi trời, tự nhiên có đủ tất cả để thọ hưởng. Dưới địa ngục có vô số hình cụ chi ly, cũng không phải do kiến tạo mà thành. Người bị đọa vào trong đó, tự nhiên có đủ tất cả rồi phải chịu khổ.

Hỏi: Lúc còn sống thì bao nhiêu nỗi đau đớn khổ não đều do có thân thể này nhận chịu. Sau khi chết không có thân thể thì còn ai chịu khổ?

Đáp: Đau đớn khổ não là ở nơi thần thức, không phải ở nơi thân xác. Nếu đau đớn là ở nơi thân xác, thì lẽ ra người chết cũng phải biết đau.

Hỏi: Người tạo nghiệp xấu ác tất nhiên phải chịu tội nặng, thế nhưng những ngục tốt, quỷ vương kia cũng hành hạ người cực kỳ độc ác, vậy họ phải chịu quả báo ở địa ngục nào?

Đáp: Nếu theo sự mà luận thì ngục tốt [ở thế gian] vâng lệnh [quan phủ] đánh người, chắc chắn không thể lại phải chịu tội đánh người. Còn theo lý mà luận thì tất cả ngục tốt, quỷ vương nơi địa ngục kia cũng đều là từ trong tâm thức của tội nhân hóa hiện ra mà thôi.

Hỏi: Nếu địa ngục đã là cảnh giới thật có, lẽ ra nên khiến cho tất cả người đời đều được nhìn thấy, như thế họ mới có thể tin nhận.

Đáp: Người được nhìn thấy cảnh địa ngục thì khắp nơi đều có, chỉ tiếc là những người đã nhìn thấy rồi thì không thể quay về [để nói lại].

Hỏi: Đức Như Lai dùng một ngón chân nhấn xuống đất, khắp thế giới đại thiên liền hóa thành màu vàng ròng trang nghiêm. Chuyện này được kể trong kinh Duy-ma-cật. Với sức thần thông như vậy, sao ngài không phá tan hết địa ngục trong mười phương, giúp cho những chúng sinh đang chịu khổ địa ngục đều được sinh về cõi Phật?

Đáp: Bậc đại y vương cũng không thể chữa trị được những bệnh nhất định phải chết, không chữa trị được cho những người không chịu dùng thuốc. Những kẻ tạo nghiệp xấu ác là tự mình chiêu cảm quả báo khổ não, Bồ Tát không thể cứu cho họ được miễn tội. Cũng giống như kẻ nghèo khổ không có phúc đức, người giàu có cũng không thể thay họ ăn uống để khiến họ được no.

Hỏi: Nếu những nghiệp nhất định như thế đã không tránh được, thì pháp Phật cũng chẳng thể làm gì được. Thế nhưng trong Kinh điển thường luôn nói là “cứu độ vô lượng chúng sinh”, thế là nghĩa gì?

Đáp: Tất cả những khổ não của thế gian đều do nghiệp xấu ác mà thành. Khuyên người không tạo nghiệp ác để dứt trừ tận gốc mọi khổ não, như vậy chẳng phải là cứu độ hay sao?

    « Xem chương trước «      « Sách này có 49 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Sống thiền


Báo đáp công ơn cha mẹ


Phật giáo và Con người


Tư tưởng xã hội trong Kinh điển Phật giáo Nguyên thủy

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.





Quý vị đang truy cập từ IP 3.135.217.228 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Ngọc Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Thiện Diệu Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Văn Minh Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Thiền Khách Rộng Mở Tâm Hồn nước Rộng Mở Tâm Hồn Bui Tuyet Lan Rộng Mở Tâm Hồn Xuân Thôn Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Độ Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn Pháp Tâm Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Yduongvan Rộng Mở Tâm Hồn Trí Tuệ Từ Bi Rộng Mở Tâm Hồn Tiến Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Hoat Khong ... ...

Hoa Kỳ (73 lượt xem) - Việt Nam (71 lượt xem) - French Southern Territories (14 lượt xem) - Saudi Arabia (2 lượt xem) - Kenya (1 lượt xem) - Nga (1 lượt xem) - Algeria (1 lượt xem) - ... ...