Kẻ thù hại kẻ thù, oan gia hại oan gia, không bằng tâm hướng tà, gây ác cho tự thân.Kinh Pháp Cú (Kệ số 42)
Người duy nhất mà bạn nên cố gắng vượt qua chính là bản thân bạn của ngày hôm qua. (The only person you should try to be better than is the person you were yesterday.)Khuyết danh
Ai sống quán bất tịnh, khéo hộ trì các căn, ăn uống có tiết độ, có lòng tin, tinh cần, ma không uy hiếp được, như núi đá, trước gió.Kinh Pháp Cú (Kệ số 8)
Người ngu nghĩ mình ngu, nhờ vậy thành có trí. Người ngu tưởng có trí, thật xứng gọi chí ngu.Kinh Pháp cú (Kệ số 63)
Đừng chờ đợi những hoàn cảnh thật tốt đẹp để làm điều tốt đẹp; hãy nỗ lực ngay trong những tình huống thông thường. (Do not wait for extraordinary circumstances to do good action; try to use ordinary situations. )Jean Paul
Chỉ có một hạnh phúc duy nhất trong cuộc đời này là yêu thương và được yêu thương. (There is only one happiness in this life, to love and be loved.)George Sand
Khi mọi con đường đều bế tắc, đừng từ bỏ. Hãy tự vạch ra con đường của chính mình. (When all the ways stop, do not give up. Draw a way on your own.)Sưu tầm
Người nhiều lòng tham giống như cầm đuốc đi ngược gió, thế nào cũng bị lửa táp vào tay. Kinh Bốn mươi hai chương
Chớ khinh tội nhỏ, cho rằng không hại; giọt nước tuy nhỏ, dần đầy hồ to! (Do not belittle any small evil and say that no ill comes about therefrom. Small is a drop of water, yet it fills a big vessel.)Kinh Đại Bát Niết-bàn
Hãy làm một người biết chăm sóc tốt hạt giống yêu thương trong tâm hồn mình, và những hoa trái của lòng yêu thương sẽ mang lại cho bạn vô vàn niềm vui và hạnh phúc.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn

Trang chủ »» Danh mục »» SÁCH TẠP BÚT - TRUYỆN KÝ »» Hạnh phúc hiện tiền »» Giáo dục sự thật »»

Hạnh phúc hiện tiền
»» Giáo dục sự thật

(Lượt xem: 3.815)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Hạnh phúc hiện tiền - Giáo dục sự thật

Font chữ:

Hôm nay ngày nhà giáo Việt Nam 20-11-2008, tôi chia sẻ vài cảm xúc khi tham dự một buổi học “Tư duy sáng tạo” do tiến sĩ Hoàng Đạo đứng lớp. Khi thầy nhắc đến văn hóa Việt Nam, giáo dục Việt Nam, kiến trúc Việt Nam, thầy rơi nước mắt. Mặc dù thầy cố nén cảm xúc, mặt quay vào bảng, nhưng giọng nói nghẹn ngào, giọt nước mắt lăn tròn trên má cũng đủ làm cả lớp lặng im xúc động.

Một hình ảnh thật đẹp, in mãi trong tâm trí bao con người ngồi phía dưới. Không nói nhiều, diễn giải nhiều, những giọt nước mắt của Thầy đã xuyên qua từng trái tim. Những hình ảnh sống động thì ai cũng hiểu, ai cũng nhớ, ai cũng ray rứt. Ấy mới thấy cốt lõi của việc dạy học không nằm ở những phương pháp hiện đại, cố truyền đạt hàng đống kiến thức, kỹ thuật, phương pháp, tư duy... Tất cả chỉ là thứ thuốc bổ giúp cho học sinh, sinh viên thêm phần thông minh, tăng vị trí, nhiều khả năng cạnh tranh, mà thuốc bổ thì cần có liều lượng, không phải uống nhiều là tốt.

Đã có nhiều hội thảo, nhiều nghiên cứu để đi tìm cái “tinh hoa giáo dục”, từ Đông sang Tây. Tôi giật mình khi tại một hội thảo lớn gần đây ở Việt Nam, có nhiều nhà nghiên cứu, nhà giáo dục trong nước cũng như ngoài nước, chỉ để đề ra rằng 20 năm nữa Việt Nam sẽ có “trường đại học nằm trong top 200”.

Quay đi ngoảnh lại cũng chỉ là mục tiêu ở vị trí này, vị trí nọ... Câu hỏi thông thường của những người mẹ, người cha khi đứa con đi học về vẫn là: “Con đứng vị trí mấy?” “Con được mấy điểm?” Còn những câu như: “Hôm nay con có nghĩ được điều gì hay? Con có chia sẻ với bạn không?” thì hầu như ít nghe thấy.

Khi người thầy, người cô đứng trên bục giảng với một thân tâm không trong suốt, còn kẹt vào những vị trí, bằng cấp, tri thức... mà thiếu đi tình yêu thương, chia sẻ, thì khó tạo ra những năng lượng cần thiết, những bước sóng cần thiết để bắt nhịp, để làm rung động và truyền năng lượng dẫn dắt đến đối tượng ngồi dưới lớp, để giúp họ biết nỗ lực học tập, rèn luyện, không phải để tăng sức cạnh tranh trên toàn cầu, mà là để trả lời được những câu hỏi: “Điều gì đã giúp chúng ta là người qua hàng ngàn năm?” “Điều gì giúp ta hiểu được ta là ai, từ đâu đến, đi về đâu và tại sao?”

Trong bài diễn từ nhậm chức hiệu trưởng Đại học Harvard, bà Drew G. Faust nói: “Tinh hoa nằm ở chỗ đại học chịu trách nhiệm với quá khứ và tương lai của dân tộc, chứ không phải chỉ nhắm ở cái mức kết quả thực tiễn trong vòng mươi lăm năm trước mắt. Cái học ở trong đại học là ‘cái học đúc khuôn cho cả đời người, cái học chuyển đạt gia tài của ngàn năm trước, cái học tạo ra vóc dáng cho tương lai’. Thế nên đại học Harvard mới cho mình là ‘Đại học phụng sự dân tộc’.”

Nhìn thực trạng hiện nay, tưởng chừng như giáo dục chỉ có toàn những loại “thuốc bổ”. Nhưng một cơ thể muốn tồn tại cần phải hội đủ nhiều yếu tố thích hợp để cân bằng, đôi khi cần đến cả một ít thuốc xổ để buông bỏ những tạp niệm, nhằm tìm lại được cái chân lý, sự thật, như một triết gia lớn của nền văn hóa phương Tây là Aristote đã nói: “Tôi rất yêu Platon. Ông ấy là thầy của tôi, nhưng tôi yêu sự thật còn hơn tôi yêu ông ấy nữa.”

Xã hội nào biết quý sự thật, biết đòi hỏi sự thật, thì xã hội đó mới tiến hóa. Có sự thật thì mới có cái hay, cái tốt và cái đẹp.


    « Xem chương trước «      « Sách này có 32 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




An Sĩ toàn thư - Khuyên người bỏ sự giết hại


Kinh Dược sư


Vầng sáng từ phương Đông


Tư tưởng xã hội trong Kinh điển Phật giáo Nguyên thủy

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.





Quý vị đang truy cập từ IP 3.16.51.3 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Ngọc Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Thiện Diệu Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Văn Minh Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Thiền Khách Rộng Mở Tâm Hồn nước Rộng Mở Tâm Hồn Bui Tuyet Lan Rộng Mở Tâm Hồn Xuân Thôn Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Độ Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn Pháp Tâm Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Yduongvan Rộng Mở Tâm Hồn Trí Tuệ Từ Bi Rộng Mở Tâm Hồn Tiến Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Hoat Khong ... ...

Hoa Kỳ (125 lượt xem) - Việt Nam (80 lượt xem) - French Southern Territories (14 lượt xem) - Saudi Arabia (2 lượt xem) - Nga (1 lượt xem) - ... ...