Người ta vì ái dục sinh ra lo nghĩ; vì lo nghĩ sinh ra sợ sệt. Nếu lìa khỏi ái dục thì còn chi phải lo, còn chi phải sợ?Kinh Bốn mươi hai chương
Từ bi và độ lượng không phải là dấu hiệu của yếu đuối, mà thực sự là biểu hiện của sức mạnh.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Chấm dứt sự giết hại chúng sinh chính là chấm dứt chuỗi khổ đau trong tương lai cho chính mình.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Khi thời gian qua đi, bạn sẽ hối tiếc về những gì chưa làm hơn là những gì đã làm.Sưu tầm
Bạn có biết là những người thành đạt hơn bạn vẫn đang cố gắng nhiều hơn cả bạn?Sưu tầm
Hào phóng đúng nghĩa với tương lai chính là cống hiến tất cả cho hiện tại. (Real generosity toward the future lies in giving all to the present.)Albert Camus
Như đá tảng kiên cố, không gió nào lay động, cũng vậy, giữa khen chê, người trí không dao động.Kinh Pháp cú (Kệ số 81)
Do ái sinh sầu ưu,do ái sinh sợ hãi; ai thoát khỏi tham ái, không sầu, đâu sợ hãi?Kinh Pháp Cú (Kệ số 212)
Kẻ hung dữ hại người cũng như ngửa mặt lên trời mà phun nước bọt. Nước bọt ấy chẳng lên đến trời, lại rơi xuống chính mình.Kinh Bốn mươi hai chương
Lửa nào sánh lửa tham? Ác nào bằng sân hận? Khổ nào sánh khổ uẩn? Lạc nào bằng tịnh lạc?Kinh Pháp Cú (Kệ số 202)

Trang chủ »» Danh mục »» TỦ SÁCH RỘNG MỞ TÂM HỒN »» Lẽ sinh diệt, lý tu hành »» 59. Chánh Kiến—Nơi Mát Lành »»

Lẽ sinh diệt, lý tu hành
»» 59. Chánh Kiến—Nơi Mát Lành

Donate

(Lượt xem: 3.375)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Lẽ sinh diệt, lý tu hành - 59. Chánh Kiến—Nơi Mát Lành

Font chữ:


Diễn đọc: Giang Ngọc

SÁCH AMAZON



Mua bản sách in

(26)Việc tu tập Giáo Pháp là đi ngược lại với những thói quen (thói tâm) của chúng ta, đó là sự thật thì đi ngược lại với ý muốn (tham muốn, dục vọng) của chúng ta, do vậy rất khó tu tập. Có những thứ chúng ta hay nghĩ là sai thì nó lại là đúng, có thứ ai cũng nghĩ là đúng thì là sai. Tại sao có điều này? Bởi tâm chúng ta vẫn còn trong bóng tối, chúng ta không thấy được Sự Thật. Chúng ta không biết rõ sự thật, nên thường thì chúng ta cũng bị lừa bởi những lời nói dối của người đời. Người đời thường nói sai thành đúng, và chúng ta nghe theo; họ nói đúng thành sai, và chúng ta tin theo. Bởi chúng ta chưa phải là người thầy của chính mình. Những trạng thái thì giả lừa chúng ta liên tục. Chúng ta không nên lấy tâm này và những ý kiến của nó (tâm ý) hướng dẫn chúng ta, bởi tâm này vẫn chưa hiểu biết sự thật.

Nhiều người không bao giờ muốn nghe người khác, nhưng đó không phải là cách của một người có trí khôn. Người khôn ngoan lắng nghe mọi thứ. Ai muốn lắng nghe Giáo Pháp thì phải biết lắng nghe mọi thứ dù đó là thứ mình thích hay không thích, và chỉ lắng nghe chứ không mù quáng tin theo hay không tin theo. Khi nghe chúng ta nên đứng giữa lằn đúng-sai, đừng vội ngã theo bên nào. Hãy lắng nghe và suy xét, điều tra giúp làm khởi sinh ra sự nhận biết đúng đắn.

Một người khôn ngoan thì nên suy xét chánh niệm và tự mình nhìn thấy sự nhân-quả trước khi tin vào điều mình đã nghe. Ngay cả khi người thầy nói sự thật, đừng vội tin ngay, bởi ta chưa tự thân trải nghiệm hay hiểu biết về vấn đề đó.

Tất cả chúng ta đều vậy, cả tôi cũng vậy. Tôi tu tập trước quý vị, tôi nhìn thấy trước nhiều điều giả lừa. Ví dụ như câu người ta hay nói "Tu kiểu này rất khó, thật là khó." Tại sao khó? Chỉ vì chúng ta nghĩ nó khó, chúng ta có cách nhìn sai lầm.

Trước kia tôi sống chung với các vị tăng khác, tôi không cảm thấy ổn. Tôi bỏ đi vô rừng và lên núi, xa lánh khỏi chỗ đông người, cách xa các vị tăng và sa-di. Tôi nghĩ rằng họ không giống tôi, họ không tu tập siêng năng bằng tôi. Họ trì trệ. Người này như vầy, người kia như vậy. Tôi cứ nghĩ trong đầu như vậy nên lúc nào cũng rối tung, lúc nào cũng muốn trốn chạy khỏi họ. Nhưng dù tôi có sống với họ hay sống một mình, tôi cũng chẳng được bình an. Sống vói đông ngưòi tôi không vừa lòng, sống một mình tôi cũng không vừa lòng. Tôi nghĩ sự bất mãn này là do họ, do những trạng thái của tôi, do nơi tôi ở, do thức ăn, do thòi tiết, do này, do nọ. Tôi cứ liên tục đi tìm chỗ nào đó cho vừa lòng mình.

Là một khất sĩ khổ hạnh (dhutanga)(27) nay đây mai đó, tôi cứ tiếp tục đi, nhung mọi sự vẫn không ổn, vẫn không an lòng. Do vậy tôi đã suy xét: "Tôi có thể làm gì để mọi sự vừa lòng?" Sống với nhiều người tôi cũng không thấy ổn, sống một mình cũng không dễ chịu. Lý do là sao? Tôi không nhìn ra lý do. Tại sao tôi luôn bất mãn? Bởi vì tôi có cách nhìn sai lạc, chỉ vậy thôi. (Mọi thứ đều do cách nhìn). Bởi tôi vẫn còn dính vào những pháp sai lệch. Đi đâu tôi cũng không vừa lòng, cứ nghĩ: "Ở đây không tốt, ở đó không tốt...", vân vân và vân vân. Tôi trách người. Trách trời mưa, trời nắng. Trách trời nóng, trời lạnh. Trách đủ thứ! Cứ như con chó khùng. Nó gặp đâu cắn đó, vì nó khùng. Khi tâm chúng ta như vậy thì sự tu hành của chúng ta chẳng bao giờ ổn thỏa. Hôm nay thấy tốt, ngày mai thấy không tốt. Cứ nắng mưa như vậy suốt ngày này ngày khác. Cứ như vậy chúng ta chẳng bao giờ có được sự hài lòng hay bình an.

Có lần Phật nhìn thấy một con chó rừng. Nó chạy ra khỏi rừng, đứng lại, rồi chạy vào lùm cây, rồi chạy ra lại, đứng lại, rồi lại chạy vào hang đất, rồi lại chạy ra đứng, đứng rồi lại nằm xuống, nằm xuống rồi lại bật dạy, rồi chạy đi, chạy lại, chạy ra, chạy vô, không một chút ngừng nghỉ. Con chó bị ghẻ lở đang ăn sâu vào da thịt của nó, nên nó rất khó chịu, đau nhức, ngứa ngáy, quá khổ sở. Do vậy nên nó đứng, đi, nằm, ngồi, chạy, lũi vô hang... đều thấy khó chịu và khổ sở.

Phật nói rằng: "Này các Tỳ kheo, các thầy có thấy con chó rừng buổi chiều nay không? Đứng nó bị khổ sở, ngồi nó bị khổ sở, chạy nó bị khổ sở, nằm nó bị khổ sở. Dù ở trong rừng, dưới bụi cây, trong hang đất nó đều khổ sở. Nó bực tức vì đứng làm nó đau khổ, nó bực tức vì ngồi làm nó đau khổ, nó bực tức vì chạy và vì nằm làm nó đau khổ; nó tức cái cây, cái bụi và hang đất. Thực ra vấn đề khó khổ không phải ở chỗ những thứ đó, mà do con chó bị ghẻ lở. Vấn đề khó khổ là chỗ ghẻ lở."

Chúng ta là những người đi tu cũng như con chó rừng. Sự bất hài lòng, sự bất mãn, sự khó ở của chúng ta chỉ là do cách nhìn của chúng ta mà thôi. Bởi chúng ta chưa tu tập kiềm chế các giác quan, nhưng cứ đi đổ thừa cho những thứ bên ngoài. Dù chúng ta đang sống ở chùa Wat Pah Pong này, sống ở Mỹ hay ở Anh thì chúng ta cũng không vừa lòng. Dù có đi đến ở chi nhánh nào của Wat Pah Pong thì chúng ta cũng không thấy ổn để tu. Bởi chúng ta vẫn còn cách nhìn sai lạc trong tâm. Dù có đi đâu cũng thấy không ổn, cũng bất mãn, chán chường nơi đó.

Như con chó, nếu chỗ ghẻ lở được trị lành thì nó sẽ hài lòng khi đứng, đi, chạy, nằm; chúng ta cũng tương tự vậy, nếu có cách nhìn đứng đắn thì ở, đi, hay đến đâu ta cũng hài lòng, vui sống. Tôi đã suy xét về điều này rất nhiều và đã chỉ rất nhiều cho quý vị, bởi chỗ này rất quan trọng cho cuộc sống tu hành. Nếu chúng ta hiểu biết các sự thật khác nhau, chúng ta sẽ đi đến hài lòng. Du nóng hay lạnh chúng ta cũng hài lòng, dù ở với nhiều người hay ít người chúng ta vẫn hài lòng. Sự hài lòng không tùy thuộc vào bao nhiêu người xung quanh, mà tùy thuộc vào cách nhìn đúng đắn của chúng ta. Nếu chúng ta có chánh kiến thì dù ở đâu chúng ta cũng biết hài lòng.

Nhưng hầu hết chúng ta đều có tà kiến. Giống như con giòi—nơi nó sống là bẩn thỉu, thứ nó ăn là bẩn thỉu... nhưng nơi đó và thứ đó lại thích hợp với nó. Nếu chúng ta lấy cây hất nó ra khỏi đống phân cứt bẩn thỉu đó, nó sẽ cố hết sức để bò trở lại đống phân đó. Cũng giống như khi các sư thầy dạy chúng ta cách nhìn đúng đắn, thanh tịnh. Chúng ta thấy khó nghe, thấy ngược ngạo, cảm thấy khó chịu. Chúng ta cứ muốn quay lại với 'đống phân' cố hữu của mình, bởi vì chúng ta đã quen với những điều chấp thủ. Tất cả chúng ta đều là vậy. Chừng nào chúng ta chưa nhìn ra hậu quả của những cách nhìn sai lầm (tà kiến) thì chúng ta càng khó rời bỏ chúng, và sự tu tập sẽ còn rất khó khăn.

Nơi an trú đúng đắn của các tu sĩ, nơi mát lành, chính là chỗ chánh kiến. Chúng ta không nên tìm kiếm chỗ khác.

Do vậy, ngay cả khi các thầy không vui thì cũng chẳng sao, sự không vui đâu có chắc chắn. Sự bất hạnh đâu phải là 'ta'? Đâu phải bất hạnh là thứ không thay đổi? Đâu phải nó là thực tại cố định? Tôi không thấy nó là gì cả. Cảm giác không vui hay bất hạnh chỉ là một sự thoáng qua và biến mất. Hạnh phúc cũng vậy, cũng chỉ là thoáng qua và phù du. Cảm giác hạnh phúc đâu có gì là bền chắc? Nó đâu phải là một thực thể hay một thực tại cố định đâu? Nó chỉ đơn giản là cảm giác có đó và biến mất. Tình yêu thương cũng khởi lên rồi biến mất. Đâu có gì chắc chắn hay ổn định trong cảm giác yêu thương, ghét bỏ hay thù hận? Không có cảm giác nào là một thứ bất biến và chắc chắn hết, nó chỉ là những cảm tưởng phát sinh trong tâm và sau đó tắt đi. Chúng liên tục giả lừa chúng ta, thực ra mọi thứ đều không có gì chắc chắn. Giống như Phật đã nói, cảm giác bất hạnh khởi sinh trong chốc lát, sau đó nó cũng biến đi. Khi bất hạnh biến mất thì cảm giác hạnh phúc khởi sinh, rồi sau đó cũng biến mất. Khi hạnh phúc biến đi, cảm giác bất hạnh lại khởi sinh... và cứ như vậy. (Vui buồn, sướng khổ, vừa lòng bất mãn, thích chán... liên tục, liên tục trong tâm chúng ta trong suốt thời gian sống.)

Rốt cuộc chúng ta có thể nói rằng—ngoài sự khổ của "sinh, sống, già, chết" ra, chẳng có gì khác. Chỉ như vậy. Sự sống chỉ có như vậy. Nhưng chúng ta là những kẻ ngu mờ vô minh cứ liên tục chạy theo bám víu vào sự "sinh, già, bệnh chết" đó. Chúng ta chưa nhìn thấy sự thật của nó, đó là nó luôn luôn thay đổi. Nếu chúng ta chỉ cần hiểu được lẽ thật này thì chúng ta đâu cần phải suy nghĩ nhiều, và chúng ta có được nhiều trí tuệ. (Nếu hiểu được mọi thứ đều luôn thay đổi, ta đâu cần phải bực bội, khó ở, bất hạnh ở bất cứ nơi nào.) Nếu chúng ta không hiểu lẽ thật đó, thì chúng ta chỉ liên tục có toàn những suy nghĩ chứ không có trí tuệ— và có lẽ chẳng có chút trí tuệ nào cả! Không có trí tuệ gì nếu chúng ta vẫn chưa nhìn thấy những hậu quả nguy hại từ những hành động sống (nghiệp) của chúng ta từ trước đến nay. Tương tự, chẳng có trí tuệ gì cho đến khi chúng ta nhìn thấy những kết quả lợi lạc của việc tu tập và từ đó bắt đầu hướng tâm theo hướng 'tốt thiện'.

Nếu chúng ta chặt khúc cây và quăng xuống sông, nếu khúc cây đó không bị chìm, không bị mục, không bị dạt vào hai bên bờ, thì nó chắc chắn sẽ trôi ra biển. Sự tu tập của chúng ta có thể so với điều này. Nếu chúng ta tu tập theo lòi hướng dẫn của Đức Phật, tu tập theo đạo một cách chánh thẳng, thì chúng ta có thể vượt qua hai điều. Hai điều là gì? Đó là hai cực đoan mà Phật đã dạy là không phải cách của người tu thiền đúng đắn. Hai cực đoan đó là chạy theo dục lạc và dấn thân vào hành xác khổ hạnh. Hai điều đó như hai bờ sông. Bên lở, bên bồi. Một bên dòng chảy thích, một bên dòng chảy ghét. Một bên là vui sướng khoái lạc, một bên là khổ hạnh hành xác. 'Khúc gỗ' là tâm này. Khi nó 'trôi theo dòng sông' nó 'dạt' qua bên lở, bên bồi, nó trải nghiệm sướng và khổ. Nhưng nếu tâm không dính vướng vào bên sướng hay bên khổ thì nó sẽ đi ra được 'biển lớn' Niết-bàn. Quý vị nên nhìn ra rằng: chẳng có gì khác ngoài sự khổ và sướng khởi sinh và biến mất. Nếu quý vị không dính chấp sướng khổ, thì quý vị đang đi đúng đắn trên con đường đạo, đang là một người tu thiền đích thực.

Đây là giáo lý của Đức Phật. Sướng, khổ, thích, ghét... đơn giản được thiết lập trong tự nhiên theo quy luật thường hằng của tự nhiên. Người có trí không dính theo những sự sướng, khổ, thích, ghét... đó; người ấy không dính mắc vào chúng. Đây chính là tâm buông bỏ mọi tham thích về khoái lạc và ý muốn về khổ hạnh. Không chạy theo cực đoan sướng, cũng không chạy theo cực đoan hành khổ. Đây là cách tu tập đúng đắn. Cũng giống như khúc gỗ không bị vướng vào bên bồi và bên lỡ để cuối cùng trôi ra biển lớn, khi tâm này không bị dính mắc vào hai cực đoan sướng và khổ thì chắc chắn sẽ đạt đến bình an.

----------------

(26) [Giảng cho các Tỳ kheo và sa-di tại chùa Wat Pah Nanachat trong Mùa Mưa Kiết Hạ 1978]

(27) [Chữ 'dhutanga' có nghĩa là tu sĩ khất thực khổ hạnh; giống chữ 'Thudong' trong tiếng Thái. Tu sĩ dạng này nhận sống tuân giữ theo thêm 13 giới Tu Khổ Hạnh hay 13 hạnh Đầu-Đà (HV). Họ thường đi du hành nơi này nơi khác (đi bộ) tìm nơi yên tĩnh để thiền tập hoặc tìm học ở nhiều sư thầy, và bản thân sự du hành khổ hạnh cũng chính là sự tu tập.] Dhuta nghĩa là từ bỏ, -anga: trạng thái tâm. 13 điều đó không có nghĩa là hành xác cực đoan, chúng chỉ giúp sống giản dị, giảm thiểu sự ràng buộc, giảm thiểu tính thèm muốn (về những việc ăn, uống, ngủ, nghỉ...). 13 điều này là không bắt buộc và không được ghi trong Giới Luật Tỳ kheo của Luật tạng. Nhưng chính Phật đã đưa ra 13 pháp tu này để các tu sĩ tùy chọn nhằm mục đích kiềm chế nhanh hơn những tham dục của mình và giúp cho sự tu tập mau hiệu quả hơn. (Quý vị có thể đọc thêm riêng về 13 Giới Tu Khổ Hạnh này.)




60. Vài Lời Cuối (cho quyển 3)

(28) Quý vị có biết việc nói nghe như vầy đến khi nào kết thúc? Hay chúng ta cứ phải học miết như vầy?...Hay đến lúc nào đó phải ngừng lại?...Nghe học như vầy cũng không sao, nhưng đó chỉ là sự học bề ngoài. Còn sự học bên trong là chúng ta phải học từ mắt này, tai này, mũi này, lưỡi này, thân này và tâm này. Đó mói là cái học thực sự. Sự học qua sách vở chỉ là học bề ngoài, học hoài cũng không kết thúc, rất khó để đi đến đâu.

Khi mắt nhìn thấy hình sắc, điều gì xảy ra? Khi tai, mũi và lưỡi trải nghiệm âm thanh, mùi hương và mùi vị, điều gì xảy ra? Khi thân và tâm tiếp xúc với sự chạm xúc và những trạng thái của tâm, những phản ứng nào xảy ra? Vẫn còn tham, sân, si ở đó không? Chúng ta có đang bị lạc theo những hình sắc, âm thanh, mùi hương, mùi vị, chạm xúc và những trạng thái của tâm hay không? Đó là sự học bên trong. Học như vậy sẽ có chỗ kết thúc, có chỗ thành tựu.

Nếu chúng ta cứ học suông mà không thực hành thì chúng ta chẳng được kết quả gì. Cũng giống như người nuôi bò. Buổi sáng lùa bò ra đồng, buổi chiều lùa bò về chuồng— nhưng ông ta chẳng bao giờ uống sữa bò. Học hỏi là đúng, nhưng đừng học suông bề ngoài như vậy. Bạn nên vừa nuôi bò vừa uống sữa bò—(vừa học vừa thụ hưởng được lợi lạc từ việc học đó). Bạn phải vừa học vừa thực hành thì mới có được kết quả tốt nhất.

Tôi muốn giải thích thêm chỗ này. Giống như một người nuôi gà, nhưng ông ta không thu lấy trứng gà. Chỉ lấy phân gà! Coi lại, đừng để mình đang làm điều gì như vậy! Điều này có nghĩa là chúng ta học kinh sách cho nhiều nhưng chẳng biết cách nào phòng trừ những ô nhiễm, chúng ta chẳng biết cách nào 'tống khứ' tham, sân, si ra khỏi tâm chúng ta. Học mà không hành, không biết 'từ bỏ', thì chẳng mang lại kết quả gì. Những người như vậy tôi thường ví như người nuôi gà mà không thu được trứng, chỉ thu được phân gà.

Vì chỗ đó nên Đức Phật muốn chúng ta học những lời kinh, rồi sau đó từ bỏ những hành động (nghiệp) xấu ác tạo ra bởi thân, ý, miệng; tu dưỡng tính thiện lành trong những hành động, ý nghĩ và lời nói của chúng ta. Giá trị thực con người là đi đến những kết quả thông qua tu tập hành động, lời nói và ý nghĩ. Nếu chúng ta chỉ nói nhưng hành động khác đi thì điều đó là chưa đứợc. Nếu chỉ hành động tốt nhưng tâm vẫn chưa thiện lành thì vẫn chưa xong. Phật dạy chúng ta phải tu dưỡng tính thiện lành trong thân, miệng, ý; tu dưỡng những hành động tốt lành, những lời nói tốt lành và những ý nghĩ tốt lành. Đó là kho báu của con người. Việc học và hành phải đều tốt song song.

Con đường Bát Chánh Đạo là con đường tám phần, là con đường để tu tập. Tám chẳng phải gì khác hơn là chính cái thân này: hai mắt, hai tai, hai lỗ mũi, một lưỡi và một thân. Đây chính là đạo. Và tâm chính là cái đi theo con đường đạo. Do vậy, cả việc học và hành đều nằm ngay bên trong thân, lòi nói và tâm ý của chúng ta.

Các thầy có bao giờ thấy kinh điển có chỗ nào nói về điều gì quan trọng hơn ngoài thân, ý, miệng hay không? Kinh điển của Phật chỉ dạy về những chỗ này, không gì khác. Những ô nhiễm sinh ra ngay đây. Nếu chúng ta hiểu biết về chúng, chúng sẽ diệt ngay đây. Do vậy phải hiểu rằng việc học và hành cũng nằm ngay đây. Nếu tu học theo cách này chúng ta có thể hiểu biết mọi sự. Giống như về lời nói: nói một lời sự thật thì tốt hơn nói dối cả một đời. Quý thầy có hiểu chỗ này không? Những người học mà không hành thì giống như cái muỗng nằm trong nồi canh. (Cách nói của Phật). Nó nằm hoài trong nồi canh nhưng chẳng nếm được mùi vị của canh. Nếu không lo thực hành tu tập thì dù có học hoài cho đến chết, thì bạn sẽ chẳng bao giờ biết được mùi vị của sự giải thoát!

-----------

(28) [Bài này được trích trong bài thuyết giảng của sư Ajahn Chah ở Anh Quốc, nói cho các đệ tử gốc Âu Mỹ vào năm 1977].

    « Xem chương trước «      « Sách này có 31 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

TỪ ĐIỂN HỮU ÍCH CHO NGƯỜI HỌC TIẾNG ANH

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
1200 trang - 54.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
1200 trang - 45.99 USD



BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
728 trang - 29.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
728 trang - 22.99 USD

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 3.236.86.184 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Ngọc Rộng Mở Tâm Hồn Thiện Diệu Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Văn Minh Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành ... ...

Việt Nam (251 lượt xem) - Hoa Kỳ (21 lượt xem) - Saudi Arabia (4 lượt xem) - Đức quốc (3 lượt xem) - Nga (2 lượt xem) - Anh quốc (1 lượt xem) - Hungary (1 lượt xem) - ... ...