Mỗi ngày, hãy mang đến niềm vui cho ít nhất một người. Nếu không thể làm một điều tốt đẹp, hãy nói một lời tử tế. Nếu không nói được một lời tử tế, hãy nghĩ đến một việc tốt lành. (Try to make at least one person happy every day. If you cannot do a kind deed, speak a kind word. If you cannot speak a kind word, think a kind thought.)Lawrence G. Lovasik
Hãy lắng nghe trước khi nói. Hãy suy ngẫm trước khi viết. Hãy kiếm tiền trước khi tiêu pha. Hãy dành dụm trước khi nghỉ hưu. Hãy khảo sát trước khi đầu tư. Hãy chờ đợi trước khi phê phán. Hãy tha thứ trước khi cầu nguyện. Hãy cố gắng trước khi bỏ cuộc. Và hãy cho đi trước khi từ giã cuộc đời này. (Before you speak, listen. Before you write, think. Before you spend, earn. Before you retire, save. Before you invest, investigate. Before you critisize, wait. Before you pray, forgive. Before you quit, try. Before you die, give. )Sưu tầm
Hạnh phúc là khi những gì bạn suy nghĩ, nói ra và thực hiện đều hòa hợp với nhau. (Happiness is when what you think, what you say, and what you do are in harmony.)Mahatma Gandhi
Ai sống một trăm năm, lười nhác không tinh tấn, tốt hơn sống một ngày, tinh tấn tận sức mình.Kinh Pháp cú (Kệ số 112)
Tinh cần giữa phóng dật, tỉnh thức giữa quần mê. Người trí như ngựa phi, bỏ sau con ngựa hènKinh Pháp cú (Kệ số 29)
Nếu muốn người khác được hạnh phúc, hãy thực tập từ bi. Nếu muốn chính mình được hạnh phúc, hãy thực tập từ bi.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Thật không dễ dàng để tìm được hạnh phúc trong chính bản thân ta, nhưng truy tìm hạnh phúc ở bất kỳ nơi nào khác lại là điều không thể. (It is not easy to find happiness in ourselves, and it is not possible to find it elsewhere.)Agnes Repplier
Chúng ta nhất thiết phải làm cho thế giới này trở nên trung thực trước khi có thể dạy dỗ con cháu ta rằng trung thực là đức tính tốt nhất. (We must make the world honest before we can honestly say to our children that honesty is the best policy. )Walter Besant
Đừng làm cho người khác những gì mà bạn sẽ tức giận nếu họ làm với bạn. (Do not do to others what angers you if done to you by others. )Socrates
Tôi tìm thấy hy vọng trong những ngày đen tối nhất và hướng về những gì tươi sáng nhất mà không phê phán hiện thực. (I find hope in the darkest of days, and focus in the brightest. I do not judge the universe.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV

Trang chủ »» Danh mục »» TỦ SÁCH RỘNG MỞ TÂM HỒN »» Nguyệt san Chánh Pháp - Thư Tòa soạn »» 15. Bắt rắn mùa xuân »»

Nguyệt san Chánh Pháp - Thư Tòa soạn
»» 15. Bắt rắn mùa xuân

(Lượt xem: 2.515)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Nguyệt san Chánh Pháp - Thư Tòa soạn - 15. Bắt rắn mùa xuân

Font chữ:


SÁCH AMAZON



Mua bản sách in

Mùa xuân được xem là tiết khởi đầu của một năm. Tựa như trong kinh Phật diễn tả sự sinh diệt biến chuyển của muôn sự muôn vật (nhất thiết hữu-vi pháp) qua sinh, trụ, dị, diệt và thành, trụ, hoại, không. Xuân là mùa của sinh khởi, hình thành. Đó là nói trong phạm vi tương đối, trong giới hạn của một năm. Kỳ thực trong chuỗi dài sinh diệt của vũ trụ vạn hữu, không có mùa khởi đầu, cũng chẳng có mùa kết thúc: mùa xuân đi trước mùa đông của năm nay, mà lại đến sau mùa đông của năm ngoái. Đời người cũng vậy: không phải khi sinh ra là bắt đầu cho một cuộc sống, và mất đi là kết thúc vĩnh viễn cuộc sống ấy. Có một chuỗi liên lỉ trùng trùng nối tiếp nhau của những đời sống, những cảm giác, những tư tưởng, những hành nghiệp và tri giác. Cũng như có một trăm mùa xuân mà trong giới hạn một đời người, chúng ta có thể được trải qua. Các mùa xuân có vẻ tờ tợ như nhau, nhưng thực ra thì rất khác, là do cảm nhận của mỗi chúng ta, thay đổi theo hoàn cảnh, tâm trạng và tuổi tác.

Dẫu sao thì hãy cứ xem như là xuân năm nay được khởi đầu với hình ảnh con rắn, nói theo sự phân chia rạch ròi cố định của âm lịch. Theo nếp nghĩ thông thường với đời, lật kinh Phật ra, đọc “Kinh Người Bắt Rắn,” (Trung A Hàm, Hán tạng – tương đương Kinh Xà Dụ của Pàli tạng). Trong kinh này, Đức Phật dạy hãy học hỏi giáo pháp để thực hành, để tìm cầu giải thoát, không phải để ba hoa tranh luận; phải khéo léo, cẩn trọng, thông minh, và biết cách thực hành giáo pháp, giống như người bắt rắn. Dụng cụ để bắt rắn là Giới; chú tâm không sơ hở khi bắt rắn là Định; hiểu được vận động của rắn và biết cách nắm bắt là Huệ. Giáo Pháp chỉ mang lại lợi ích cho người thực hành, và trở thành vô dụng đối với kẻ chỉ biết loanh quanh trong chữ nghĩa, lý thuyết suông-nếu không muốn nói là rắn độc, có thể tổn hại mình và người khác. Cũng chính trong kinh này, Đức Phật ví giáo pháp như chiếc bè. Chiếc bè ấy chỉ lợi ích cho người qua sông. Đây là điểm then chốt của Kinh Người Bắt Rắn. Kinh này cũng là nền tảng cho các Kinh Đại Thừa trong thời kỳ Phật giáo phát triển.

Ở một đoạn quan trọng khác trong Kinh Di Giáo mà hầu như ai cũng đọc qua, Đức Phật ví “phiền não trong tâm” giống như rắn hổ ngủ trong nhà; phải dùng móc sắt giữ giới mà kéo nó ra rồi mới yên tâm ngủ nghỉ.

Qua hai kinh nói trên, chúng ta thấy rắn được ví như kinh điển, giáo pháp, và cũng được ví như phiền não (tham, sân, si, mạn, nghi, ác kiến…).

Giáo Pháp mà hiểu sai, diễn dịch điên đảo thì trở thành rắn độc; hoặc đã hiểu nhưng không thực hành và không vì mục đích giải thoát thì cũng là rắn độc.

Phiền não mà không tìm cách giải trừ, chế ngự thì chẳng khác rắn hổ, có thể mổ chính mình và mổ luôn những người khác bất cứ lúc nào.

Bài học từ hai kinh trên, chỉ có một điều đáng nhớ mà thôi: đó là, thực hành, thực hành, và thực hành.

Và dẫu sao, mùa xuân đang đến bên ngoài. Thời tiết ấm áp hơn. Bầu trời quang đãng hơn. Lá vàng khô đã được dọn quét, và bãi cỏ xanh như lóng lánh dưới nắng xuân rực rỡ.

Một mùa xuân an lạc, thanh bình đến với tất cả chúng ta.

    « Xem chương trước «      « Sách này có 69 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Quy nguyên trực chỉ


Đức Phật và chúng đệ tử


Cho là nhận


Đừng đánh mất tình yêu

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.





Quý vị đang truy cập từ IP 18.191.111.130 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Ngọc Rộng Mở Tâm Hồn Thiện Diệu Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Văn Minh Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Thiền Khách Rộng Mở Tâm Hồn nước Rộng Mở Tâm Hồn Bui Tuyet Lan Rộng Mở Tâm Hồn Xuân Thôn Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Độ Rộng Mở Tâm Hồn Pháp Tâm Rộng Mở Tâm Hồn Yduongvan Rộng Mở Tâm Hồn Trí Tuệ Từ Bi ... ...

Việt Nam (236 lượt xem) - Hoa Kỳ (65 lượt xem) - Australia (38 lượt xem) - Saudi Arabia (2 lượt xem) - Anh quốc (1 lượt xem) - ... ...