Nay vui, đời sau vui, làm phước, hai đời vui.Kinh Pháp Cú (Kệ số 16)
Ví như người mù sờ voi, tuy họ mô tả đúng thật như chỗ sờ biết, nhưng ta thật không thể nhờ đó mà biết rõ hình thể con voi.Kinh Đại Bát Niết-bàn
Xưa, vị lai, và nay, đâu có sự kiện này: Người hoàn toàn bị chê,người trọn vẹn được khen.Kinh Pháp cú (Kệ số 228)
Nhà lợp không kín ắt bị mưa dột. Tâm không thường tu tập ắt bị tham dục xâm chiếm.Kinh Pháp cú (Kệ số 13)
Khi ăn uống nên xem như dùng thuốc để trị bệnh, dù ngon dù dở cũng chỉ dùng đúng mức, đưa vào thân thể chỉ để khỏi đói khát mà thôi.Kinh Lời dạy cuối cùng
Do ái sinh sầu ưu,do ái sinh sợ hãi; ai thoát khỏi tham ái, không sầu, đâu sợ hãi?Kinh Pháp Cú (Kệ số 212)
Không làm các việc ác, thành tựu các hạnh lành, giữ tâm ý trong sạch, chính lời chư Phật dạy.Kinh Đại Bát Niết-bàn
Kẻ ngu dầu trọn đời được thân cận bậc hiền trí cũng không hiểu lý pháp, như muỗng với vị canh.Kinh Pháp Cú - Kệ số 64
Không thể lấy hận thù để diệt trừ thù hận. Kinh Pháp cú
Như bông hoa tươi đẹp, có sắc lại thêm hương; cũng vậy, lời khéo nói, có làm, có kết quả.Kinh Pháp cú (Kệ số 52)

Trang chủ »» Kinh Bắc truyền »» Chướng Sở Tri Luận [彰所知論] »» Bản Việt dịch quyển số 1 »»

Chướng Sở Tri Luận [彰所知論] »» Bản Việt dịch quyển số 1


» Tải tất cả bản dịch (file RTF) » Hán văn » Phiên âm Hán Việt » Càn Long (PDF, 0.64 MB) » Vĩnh Lạc (PDF, 0.68 MB)

Chọn dữ liệu để xem đối chiếu song song:

Luận Về Sự Hiểu Biết Rõ Ràng

Kinh này có 2 quyển, bấm chọn số quyển sau đây để xem:    1 | 2 |
Việt dịch: Thích Như Điển

Nhằm tạo điều kiện để tất cả độc giả đều có thể tham gia soát lỗi chính tả trong các bản kinh Việt dịch, chúng tôi cho hiển thị các bản Việt dịch này dù vẫn còn nhiều lỗi. Kính mong quý độc giả cùng tham gia soát lỗi bằng cách gửi email thông báo những chỗ có lỗi cho chúng tôi qua địa chỉ admin@rongmotamhon.net

Đại Tạng Kinh Việt Nam
Font chữ:

Phàm kẻ xuất tam giới chỉ có Phật. Phật có một đại sự nhân duyên; nên mới xuất hiện ra nơi đời. Thương xót giáo hóa quần sanh. Điều nầy từ trước đến nay chẳng hề sai. ấy là việc thiện vậy. Đế Sư thời Đại Nguyên liễu triệt tam thừa, tánh hạnh sáng rỡ như mùa xuân, lòng nhơn rộng rãi bao la chẳng thể sánh được. Hoàng Đế thuận tình. Vì biết Sư từ lâu một lòng chuyên chính. Cung kính thỉnh Sư chỉ bày. Sư bằng lòng bố thí ý chí thanh tịnh. Hoằng dương nhập đế, chấn chỉnh tong phong. Những điều hiểu biết rõ ràng; nên tạo ra luận nầy. Văn chương sâu sắc, ý nghĩa rành mạch; giống như mặt trời mặt trăng, rộng khắp trời đất. Dưới sự che chở của Như Lai. Không phải bực thánh thì không thể làm sáng tỏ được. Như người lãnh đạo trùm khắp núi tuyết, oanh liệt trong thể gian. Nghe đến để thọ giáo rất nhiều người, gần gũi nơi Sư lâu dài, yên lặng để dịch luận nầy và truyền ra thế gian. Vì công ích mà tạo chỗ gặp gỡ, giao tình tốt đẹp, có lòng thương yêu bao dung. Vì việc chung mà viết lời tựa. Đề phòng biển trần cấu, liền chắp bút mài nghiên, há chẳng phải để làm cho chánh giáo rạng rỡ sao ? Tự cười mà bảo rằng: „Người sao mà khiên tốn thế“ ? Còn từ nào để nói nữa; nên đề tựa nầy.
Kính lễ Kim Cang Thượng Sư
Kính lễ chư Phật Bồ Tát
Biến Tri Kiến Sở Tri
Lân mẫn chỉ chúng sanh
Kính lễ tối thượng tri
Đương diễn chướng Sở Tri
Nghĩa khí tình thế giới
Đạo pháp cùng quỷ pháp
Cùng với pháp vô vi
Lược nói có năm loại

Phẩm Khí Thế Giới
Thứ nhất

Nghĩa là cái thế để hình thành thế giới. Tức là 4 đại. Tất cả đều sanh. Đất cứng, nước ấm, lửa nóng, gió động. Đây là những loại lớn. Thật là vi tế; nên nói là những vi trần cực nhỏ. Lại cũng có tên là Lân Hư Trần. Chẳng thể giải thích đầy đủ. Cứ 7 Lân Hư thì được một Cực Vi. Cứ 7 Cực Vi là một Vi Trần. Cứ 7 Vi Trần là một Thấu Kim Trần. Cứ 7 Thấu Kim Trần là một Thấu Thủy Trần. Cứ 7 Thấu Thủy Trần là một Thỏ Mao Trần. Cứ 7 Thỏ Mao Trần là một Dương Mao Trần. Cứ 7 Dưông Mao Trần là một Ngưu Mao Trần. Cứ 7 Ngưu Mao Trần là một Du Khích Trần. Cứ 7 Du Khích Trần là một Kỷ Lượng. Cứ 7 Kỷ lượng là một Sắt Lượng. Cứ 7S8at1 Lượng làm một Mạch Lượng. Cứ 7 Mạch Lượng làm một Chi Tiết. Ba Tiết làm một Chi. 24 Chi hoành bố làm một Thống Lượng. 4 Thốn làm một Cung. 500 Cung lượng làm thành một Cu Lô Xá. 8 Cu Lô Xá thành một Do Tuần. Đây là cách đo thế giới bằng hình tướng, tạo thành nguyên nhơn của thế giới. Do tất cả loài hữu tình cộng nghiệp chỗ cảm ứng. Do đó được tạo thành.
Tứ 10 phương trong không trung gió nổi lên và cùng nhau thao diễn chẳng đổi, làm vòng gió vi diệu có màu xanh trắng thật lớn, chắc thật. Sâu 16 Các Xoa do tuần và rộng thì vô số. Do ấm nên sanh mây có tên là Kim Tạng, sau đó mưa đổ xưống, nương vào gió mà tồn tại. Nghĩa là dưới biển sâu 11 Các Xoa 2 vạn do tuần. Rộng 12 Các Xoa 3.400 rưỡi do tuần. Đầu tiên nước nổi lên trên nối kết thành vàng. Như sữa tuơi đóng bên trên thành ván. Liền đó thì vòng đất vàng cùng vòng nước giảm đi chỉ còn dùng 8 Các Xoa rồi chẳng thành. Vàng dày 3 Các Xoa 2 vạn do tuần. Kim Luân cũng rộng như Thủy Luân. Chu vi tăng gấp 3. Hợp lại thành 30 Các Xoa 1 vạn 350 do tuần. Trước cái nầy vòng gió ở cõi Ta Bà thấp, đất nước 2 vòng của 4 châu thấp và trên địa luân lại có mưa lớn, liền thành biển cả. Bị gió thổi tới và đầu
tiên tạo thành núi Diệu Cao, khoảng giữa tụ thành 7 núi vàng và sau cùng tạo thành núi Luân Vi và đủ loại gió tạo thành bốn châu v.v…
Cái thế của Diệu Cao nầy là phía Đông bằng bạc; phía Nam bằng lưu ly, phía Tây bằng pha lê, phía Bắy bằng vàng tạo thành. Ngoài 7 thứ kia là vàng. 4 châu do đất đai tạp lục mà thành. Núi Luân Vi kia chỉ toàn bằng sắt tạo thành. Diệu Cao nầy so với việc đi vào trong nước 8 vạn Du Thiện Na. So với các núi là cao nhất. Nên gọi là Diệu Cao. Sau đó lần lượt có 7 núi vàng.
Một là núi Thân Càn Đà La, cao 4 vạn do tuần.
Hai là núi Y Sa Đà La, cao 2 vạn do tuần.
Ba là núi Khư Hắc La Kha, cao một vạn do tuần.
Bốn là núi Tu Đằng Bà La, cao 5.000 do tuần.
Năm là núi A Thâu Cát Na, cao 2.500 do tuần.
Sáu là núi Tỳ Nê Hằng Ca Na, cao 1.250 do tuần.
Bảy là núi Cư Dân Đà La, cao 625 do tuần.
(Trong Tạng Luận chú thích rằng: Mỗt là núi Trì Sang, hai là núi Trì Trục, ba là núi Sầm Mộc, bốn là núi Thiện Kiến, năm là núi Mã Nhĩ, sáu là núi Tượng Tử và bảy là núi Ngư Chung).
Bên ngoài 4 châu lạicó núi LuânVi cao 312 do tuần rưỡi. Các núi nầy có độ rộng mỗi mỗi tự cùng giống với nhau với nước. Giữa thất kim sơn là nơi du hí của các Long Vương. Gọi là biển vui. Tám núi bảy biển gần núi Diệu Cao.
Một là biển Thâu Càn Đà La, rộngđộ 8 vạn do tuầnh.
Hai là biển A Sa Đà La, rộng 4 vạn do tuần.
Ba là biển Khư Đắc La Kha, rộng 2 vạn do tuần.
Bốn là biển Tu Đằng Bà La, rộng 1 vạn do tuầhn.
Năm là biển A Thâu Cát Na, rộng 5.000 do tuần.
Sáu là biển Tỳ Ni Hằng Ca Na, rộng 2.500 do tuần
Bảy là biển Ni Dân Đà Na, rộng 1.250 do tuần.
Toàn là nước 8 công đức. Tám núi bảy biển là hình tướng chung quanh. Nước biển vị mặn. Từ núi Ni Dân Đà La đến Luân Vi, hai núi ấy cách nhau 3 Lạc Xoa 2 vạn 2 ngàn do tuần. Bên ngoài biển nầy nước chẳng phân biệt được. Do màu sắc của núi Diệu Cao. Biển Đông màu trắng; biển Nam màu xanh; biển Tây màu đỏ; biển Bắc màu vàng. Hiện ra các màu sắc như thế;; nên gọi là 4 biển. Chu vi là 36 Lạc Xoa 750 do tuần. Bên ngoài núi Luân Vi chu vi 36 Lạc Xoa 2.625 do tuần. Bên ngoài biển Nam Thiệm Bộ Châu, hình thù như chiếc xe hẹp, hướng về núi Thiết Vi 3 do tuần rưỡi. Ngoài ra 3 bên, mỗi bên 2.000 do tuần. Chu vi 6.003 do tuần. Trong đó có 2 châu; Đông là Già Ma La (đây còn gọi là Miêu Ngưu), T6ay là Bà La Ma La (còn gọi là Thắng Miêu Ngưu. Trung ương củ Diêm Phù là nước Ma Kiệt Đà. Ba đờichư Phật đều sanh nơi xứ nầy.
Tiếp đến hướng Bắc qua chín Hắc Sơn có núi tuyết lớn tên là Kiết Tường. Núi nầy ở phía Bắc có núi Hương Túy, là 2 ngọn núi ở giữa có Đại Long Vương, tên là Vô Nhiệt. Hồ nầy cũng còn gọi là A Nậu Đạt (có nghĩa là Võ Nhiệt). Hồ nầy chung quanh các mặt là 50 do tuần. Chu vi tổng cộng là 200 do tuần. Trong hồ toàn là nước 8 công đức. Từ hồ nầy nước chảy ra 4 sông lớn.
Phía Đông có sông Khắc Già. Từ cửa miệng của hình con voi lưu xuất ra cát bạc cùng với 5.000 phụ lưu của sông và chảy vào biển Đông.
Hạnh độ hà là con sông ở cửa Ngưu chảy ra cát lưu ly cùng với 500 phụ lưu trở về biển Nam.
Phía Tây có sông Phược Sô từ cửa Mã chảy ra cát pha lê, cùng với 500 phụ lưu chảy về biển phia Tây.
Phía Bắc có sông Tất Hằng, từ cửa miệng sư tử chảy ra cát vàng cùng với 500 phụ lưu chảy về biển phía Bắc.
Đây là 4 con sông lớn từ hồ Võ Nhiệt, vòng quanh qua bên trái 7 ngày rồi tùy theo phía mà ch ảy. Đây là núi Hương Sơn phía Bắc độ 20 do tuần. Xứ kia có nham thạch tên là Nam Đà. Mỗi mặt rộng 50 do tuần. Chu vi 200 do tuần. Cao 3 do tuần rưỡi. Lại co 8.000 đồi nhỏ. Núi nầy phía Bắc độ 20 do tuần. Có cây Sa La Vương tên là Thiện Trụ. Gốc của cây nầy ăn sâu vào đất 40 cung. Cao 80 cung. Có 7 hàng cây la liệt vây quanh. Phía Đông độ 20 do tuần, có hồ nước ấm chảy. Hồ nầy hình tròn, rộng độ 50 do tuần. Chu vi là 150 do tuần. Lại có 8.000 hồ nhỏ, toàn là nước 8 công đức. Bên trong có hoa sen, lá dày như da bò. Cọng lớn như cái trục, lá như một bánh xe. Mùi vị đẹp ngọt như mật. Ở nơi đây cũng là nơi mà Đế Thích đã cỡi voi để ra trận. Nên có tên là Thiện Trụ. Mùa mưa 4 tháng thì ở nơi suối ấm. Phía Võ Nhiệt Trì có Chiêm Bộ, cây trái mùi vị ngon ngọt như mật. Khi chín lại rớt xuống nước tạo thành tiếng Chiêm Bộ. Rồng hóa thành cá để ngậm những quả ấy. Loại còn sót lại gặp nước chảy thành vàng Chiêm Bộ. Do cây nầy nên gọi tên là Chiêm Bộ.
Châu phía Bắc hướng phía Tây có nước Điểu Điền. Đại Kim Cang cung là nơi để ở và pháp Kim Cang Thừa từ đó mà truyền đi.
Phía biển Nam có núi tên là Trì Thuyền. Là nơi cư trú của Quan Âm Bồ Tát trên đảnh. Thánh Mẫu Đa La cư ngụ dưới chân núi.w
Phía Đông có 5 ngọn là nơi Văn Thù Bồ Tát ở trên. Có 16 nước lớn và cả ngàn nước nhỏ. Lại có 360 chủng loại con người. Có 720 loại ngôn ngữ khác nhau. Phía ngoài biển nầy ở châu phía Đông gọi là Thắng Thân. Lại có hình bán nguyệt. Đối lại với núi Diệu Cao, 350 do tuần. Cạnh khác là 60 do tuần. Chu vi 6.350 do tuần. Bên cạnh châu nầy có 2 châu vừa vừa. Phía Bắc là Đề Ha (gọi là Thân) và phía Nam gọi là Rỳ Đế Ha (đây gọi là Thắng Thân). Ở ngoài 3 châu ấy có 7 cây Đa La. Hoặc cũng nói là những người của châu ấy tướng mạo đoan nghiêm, thân thể đẹp đẽ, nên nói là Thắng Thân.
Bên ngoài biển nầy ở châu phía Bắc gọi là Cưu Lâu. Có 4 cạnh giống nhau và mỗi bên 2.000 do tuần. Chu vi là 8.000 do tuần. Châu nầy 2 bên có 2 châu vừa vừa. Một tên là Cưu Lâu (nghĩa là Hữu Thắng); hai là Cao La Bà (có nghĩa là Hữu Thắng Biến). Người của châu nầy có thọ dụng cây Như Ý. Đầu tiên trong 7 ngày cây Như Ý không phát ra âm thanh hay. Cho biết là trong 7 ngày chết. Hoặc nói là người của châu nầy nói tị hiềm nên liền bị quỷ âm cắt thịt. Cho nên nói Cưu Lâu, có nghĩa là chẳng có âm thanh hay.
Ở ngoài biển nầy, châu phía Tây gọi là Ngưu Hóa; hình như mặt trăng tròn đầy. Đường kinh 2.500 do tuần. Chu vi 7.500 do tuần. Có 2 châu vừa vừa. Phía Nam gọi là Xá Hổ (nghĩa là Câu Siểm); phía Bắc là Ôn Hằng La Mạn Hằng Lý Noa (đây là nghĩa bên trên). Người ở châu nầy dùng trâu quý để trao đổi.Cho nên nói là châu Hóa Ngưu. Biển, núi đều 8 vạn do tuần, gần đất vàng, gần Chiêm Bộ Châu, Tinh Cắt Đông Châu, Kim Châu, Nguyệt Châu v.v...
Liên hệ với Chiêm Bộ Châu ngoài các châu lớn có các châu nhỏ cũng lại như vậy. Lần lượt có khoảng không gian là 4 vạn do tuần. Thuần tịnh vô ngại. Gió mạnh từ bên trái thổi lên, mặt trời, mặt trăng và hư không ở cõi trời v.v... nương vào nơi đó mà ở. Vòng mặt trời do ánh lửa mà thành. Đường kính 51 do tuần. Chu vi 153 do tuần. Dày 60 do tuần 18 phân. Bên trên có vàng bọc lại. Bên trên lại cũng có vàng, bạc, lưu ly, pha lê v.v... tạo thành 4 góc đẹp đẽ. Nhựt Thiên Tử ở nơi cung điện. Do gió vận hành một ngày một đêm mà vây quanh 4 châu. Khi mặt trời di chuyển qua hướng Bắc thì ngày dài. Khi đi hướng Nam thì ngắn. Khi đi hướng Nam Bắc ngày đêm bằng nhau. Do ánh sáng đi nên có Đông Hạ. Vì mùa Đông Hạ; nên
phía Bắc di chuyển 6 tháng và phía Nam di chuyển 6 tháng. Đi đến giữa đường thì mặt trời mặt trăng trở vòng lại ngôi sao. Trải qua biến dịch như thế gọi là một năm.
Nguyệt luân do nước tạo thành, đường kính là 50 do tuần. Chu vi là 150 do tuần. Bề dầy 6 do tuần 18 phân. Trên đó lại có vàng, bạc, lưu ly, pha lê v.v… tụ thành đẹp đẽ ở 4 góc. Nguyệt Thiên Tử cư ngụ trong cung điện ở đây. Đây là mặt trời, mặt trăng đến đi, gần xa; tự chiếu ánh lên nhau hoặc tăng hay giảm. Do tăng một phân, tức sanh ra nửa bên trên và ngày 15 là tròn đầy. Do giảm một phân; nên sanh nửa phía dưới; ảnh ấy bị che khuất. Còn 15 ngày nữa thì không đầy đủ. Do sự tăgng giảm ấy cho nên gọi là Túc Không. Do một ngày đêm gọi l àTúc Địa. Như thế 30 ngày gọi là một tháng.
Các vì sao ở trên hư không nơi thiên cung do các chất báu tạo thành. Tất cả đều tròn. Nhỏ nhất là một Ngưu Khổng; tầm trung là 3 Ngưu Khổng và lớn nhất là 6 Ngưu Khổng. Chu vi 3 lần hơn Tứ Vương Chúng. Núi Diệu Cao ở đây có 4 tầng cấp. Đầu tiên từ nước vượt khỏi 10.000 do tuần, là tầng cấp thứ nhất. Từ một bên núi Diệu Cao thoát ra 16 ngàn do tuần và hướng lên bên trên 1 vạn do tuần. Đây là tầng thứ hai. Kế tiếp ra khỏi 8.000 do tuần và hướng lên bên trên 1 vạn do tuần. Đây là tầng thứ ba. Kế đó nổi lên 4.000 do tuần, hướng lên bên trên 1 vạn do tuần. Đây là cấp thứ 4. Bên cạnh nổi lên 2.000 do tuần.
Núi Diệu Cao kia trên đỉnh có 4 góc. Mỗi mỗi đều đẹp đẽ và có một ngọn cao 4 do tuần rưỡi. Rộng 125 do tuần. Chu vi 500 do tuần. Có Thần Dước Xoa ở giữa. Ở ngay giữa núi phía trên là thành. Thiện Kiến của cõi trời thứ 33. Toàn bằng vàng tạo nên, cao một do tuần rưỡi. Bề mặt mỗi bên là 2.500 do tuần. Chu vi là một vạn do tuần. Thành nầy thể nó bằng vàng. Tất cả đều dùng 101 loại tạp bảo để trang sức. Đất nây mềm mại như lụa là. Thành nầy có 4 mặt, có 1 vạn 6 ngàn cây trụ quý, xà quý, rui quý tạo thành. Bốn mặt có 4 cửa. Lạicó hàng ngàn cửa nhỏ. Bốn bên bề tường có những đường đi nhỏ. Ở 4 cửa nầy có 500 Thiên Tử. Tất cả đều ăn mặc đồ chắc nhằm để giữ cửa thành. Ở trong thành có điện Đế Thích, gọi là nơi Tối Thắng, lại còn gọi là Điện Thù Thắng. Ở đây lại có 4 hướng. Cao 400 do tuần rưỡi. Mặt của mỗi bên là 250 do tuần. Chu vi là 1.000 do tuần. 101 loại nhà ngang nhau. Mỗi một loại nhà có 7 lầu. Mỗi một lầu tốt lại có 7 lầu nhỏ. Mỗi một loại lầu nhỏ lại có 7 ao hồ. Mỗi một ao hồ lại có 7 hoa sen. Mỗi một hoa sen lại có 7 đồng nam và đồng nữ đứng trên ấy để tấu các loại âm nhạc và ca múa vui tươi.
Phía Đông thành Thiện Kiến có chỗ lê, gọi là vườn Chúng Xa; cao 1.000 do tuần. Phía Nam là hỗ lâm chiến; nên gọi là vườn Thô Ác. Phía Tây là chỗ đi; nên gọi là vườn Tương Tạp. Phía Bắc là chỗ du hí; nên gọi là vườn Hoan Hỷ. Cũng rộng giống như phía trước. Vườn nầy bên ngoài độ 20 do tuần. Có đất lành gọi là Chúng Xa thô ác tương tạp hoan hỷ. Sanh giống với 4 vườn.
Phía Đông Bắc của Thiện Kiến có cây Như Ý. Tên gọi là Ba Lợi Xa Đa, lại cũng có tên là cây Viên Sanh. Gốc sâu 50 do tuần. Cao 100 do tuần. Cành lá tỏa ra 50 do tuần. Có thể tạo ra niềm vui. Bên dưới có tảng đá gọi là A Phiên Ma Lệ Ca. Màu sắc trắng như giạ. Mỗi mặt 50 do tuần. Chu vi 200 do tuần.
Phía Tây Nam Thiện Kiến là nơi Chư Thiên tập hợp, gọi là Thiện Pháp Đường. Chu vi 900 do tuần. Ở đây có hình tròn. Ở giữa Thiện Pháp Đường là nơi Đế Thích ngồi, thuần toàn bằng vàng tạo nên. Chỗ ngồi nầy chu vi 32 Bổ Cự, để bố trí cho tất cả 33 cõi trời. Hướng lên là 8 vạn do tuần. Đối với không trung thì nưong theo gió mà ở, do các chất báu hợp thành, lìa sự tranh tụng ở Thiên Cung. Lớn gấp 2 lần đỉnh núi Diệu Cao. Bên trên là 1 ức 6 vạn do tuần. Đối với không giới, nương vào gió mà trụ, đều do các thứ báu tạo thành. Đẩu Suất Thiên Cung so với chỗ lìa sự cãi vã tranh tụng. Tổng cộng rộng gấp đôi. Bên trên độ 3 Lạc Xoa 2 vạn do tuần. Đối với không giới, nương vào gió để ở, tất cả do các của báu hợp thành. Hóa Lạc Thiên Cung sánh với Đẩu Suất. Tổng cộng gấp 2 lần. Bên trên độ 6 Lạc Xoa 4 vạn do tuần. Đối với không trung nương vào gió để trụ, là những thứ báu tạo thành. Tha Hóa Tự Tại
Thiên Cung cũng đồng với Hóa Lạc. Tổng cộng rộng 2 lần. Đây tức là dục giới. Trên đó thì có Sơ Thiền. Như thế 4 châu 7 núi Diệu Cao bao bọc chung quanh. Dục giới có 6 cõi trời cùng với Sơ Thiền. Nghĩa là cảnh giới của 4 châu. Một cho đến hằng ngàn tiểu thiên thế giới. Mỗi một có mộtg núi Thiết Vi nhỏ bao bọc chung quanh. Tiểu Thiên thế giới nầy số đếm đến ngàn, làm một Trung Thiên thế giới, trong đó có núi Thiết Vi bao bọc. Đây là 1.000 thế giới trong số ngàn, làm ba ngàn Đại Thiên thế giới. Có một đại Thiết Vi sơn bao bọc chung quanh. Như thế có hằng trăm ức số 4 châu thế giới. Tất cả đều được bao bọc bởi các núi Thiết Vi. Giữa các núi của các châu là nơi tối tăm, khôg có ngày đêm, dở tay lên không thấy. Sơ Thiền Thiên sánh với 4 châu. Nhị Thiền Thiên sánh với Tiểu Thiên giới. Tam Thiền Thiên sánh với một ngàn giới. Tứ THiền Thiên sánh với 3.000 Đại Thiên Thế Giới. Khi đem so sánh cứ gấp đôi lên. Nghĩa là Sắc Giới, Vô Sắc Giới, không có chỗ phân biệt. Nếu có sanh và chết nơi nào thì sanh lại chỗ khác. Ở cõi Vô Sắc Định nên gọi là Vô Sắc.
Phẩm Tình Thế Giới
Thứ 2

Nghĩa là tình thế giới có tất cả là 6 loại. Một là Địa Ngục, hai là Ngạ quỷ, ba là Bàng sanh, bốn là loài người, năm là Phi nhơn và sáu là Chư thiên. Sáu loại nầy có ý nghĩa như thế nào ?
Nghĩa là phá hoại thân thể gọi là Địa ngục. Đói khát bức bách gọi là Ngạ quỷ. Khi đi che giấu nên gọi là Bàng sanh. Ý hay phân biệt nên gọi là loài Người. Nghĩa là Mô Na Sa (người) hay thọ dụng nơi thân. Tuy cùng với Chư Thiên giống những chỗ nhỏ thấp và do không có rượu nên gọi là Phi Thiên (nghĩa là A Tu La), Từ thân Phạm Vương sanh, du hí vui chơi, hoặc hay cúng dường nên gọi là Trời.
Do nghĩa Đề Bà mà hiểu địa ngục là nơi ở dưới cõi Chiêm Bộ hơn 2 vạn do tuần. 4 phía là 2 vạn do tuần, thuần toàn bằng sắt tạo thành và lửa đốt cháy. Có 8 ngục nóng. Một là Tiện Hoạt, hai là Hắc Thằng, ba là Chúng Hợp, bốn là Hiệu Khiếu, năm là Đại Hiệu Khiếu, sáu là Viêm Nhiệt, bảy là Đại Viêm Nhiệt và tám là Vô Gián.
Ngục Tiện Hoạt là do trước sanh nơi loài hữu tình và bị nghiệp cảm, cầm dao gậy và khởi lên oán hận rồi cắt hại nhau ra từng đoạn, sau đó đọa lạc, buồn bực rồi chết. Nơi đó không có âm thanh. Những loại hữu tình ấy liền hoạt náo trở lại rồi chém giết nhau. Thọ mạng của họ sánh với Tứ Thiên Vương Thiên. Một đời là thời kỳ của 1 ngày 1 đêm. Thọ 500 tuổi khổ sở như thế.
Hắc Thằng địa ngục nghĩa là ở đây ngục tốt có thân thể hữu tình và từ trên đến chân đều cột bằng dây đen, rồi dùng lửa để đốt cháy phá nát thân thể. Do nghiệp lực kiếp trước mà bị giải xuống để sanh vào đây. Thọ mạng ở đây giống như một ngày đêm ở cõi Đao Lợi. Như thế tính đến 1.000 năm thọ các khổ não.
Chúng Hợp địa ngục là những loài hữu tình sanh vào đây bị đánh đập bằng sắt. Hoặc 2 núi sắt giống như 2 đầu dê; hai núi hợp lại phá hoại thân thể. Hai núi mở ra thì tự nhiên hoạt động lại. Rồi cũng hư hoại. Thọ mạng ở đây là một ngày một đêm của cõi trời Ly Tránh. Như thế phải ở đây đến 2.000 năm để thọ những sự khổ.
Hào (Hiệu) Khiếu địa ngục, những loài hữu tình sanh vào kia sợ ao nước sôi; khi vào rừng thì lửa đốt cháy mạnh hằng ngàn năm bị thiêu đốt. Do nghiệp lực trước nên lưỡi bị kéo ra hằng ngàn do tuần, rồi có một con trâu lớn tất cả đều bằng sắt, mang cày đang cháy mạnh cày lên lưỡi ấy. Thọ mạng ở kia sánh với một đời nơi Đẩu Suất Thiên là một ngày đêm. Như thế cho đến 4.000 năm để thọ những khổ báo.
Đại Hào (Hiệu) Khiếu ngục lại cũng giống như trước nhưng chịu khổ gấp đôi. Thọ mạng ở nơi kia bằng 1 đời ở cõi Hóa Lạc Thiên trong một ngày đêm. Như thế tính đến 8.000 năm thọ khổ hình nơi đây.
Ngục Viêm Nhiệt có 3 lớp thành sắt, lửa đốt cháy bên trong thọ khổ. Đời sống ở nơi kia đối với Tha Hóa Tự Tại Thiên một đời là một ngày đêm. Như thế thọ lượng đến 16.000 năm để thọ hình chịu khổ.
Cực Viêm địa ngục cũng giống như trước và sự khổ tăng gấp đôi. Thọ mạng ở kia là nửa kiếp phải thọ những khổ nạn.
Vô Gián địa ngục toàn bằng sắt quấn chung quanh thân mình rồi đốt cháy thọ hình cực khổ.Thọ mạng ở kia là một trung kiếp.
Thêm 16 ngục khác. Bên cạnh 8 ngục nóng mỗi bên có 4.
Một là ngục nướng cháy. Sâu xuống tới đầu gối. Khi loài hữu tình đến kia, lúc hạ chân xuống thì da thịt máu huyết đều bị đốt nhừ, chỉ còn xương. Lúc dở chân lên lại bình phục như cũ.
Hai là Thi Phấn bất tịnh. Đa phần những loài hữu tình chết sanh vào đây trong bụng có nhiều trùng mũi nhọn như kim, chích da tới cốt và ăn tủy.
Ba là núi dao. Lại có 3 loại. Một là con đường toàn dao. Nghĩa là khi trên đường lớn nầy bố trí toàn những con dao, khi loài hữu tình đặt chân đến đó thì da thịt máu huyết đều bị chặt lìa. Khi dở chân lên lại như cũ. Hai là Kiếm Diệp Lâm. Nghĩa là rừng cây nầy toàn là những lá bằng kiếm. Loài hữu tình khi đi đến đây, gió thổi kiếm sa xuống rồi cắt thân thể, xương cốt da thịt rơi rụng, có chim, có chó ăn thịt. Ba là rừng cây sắt gọi tên là Thiệt Ma Lợi. Nghĩa là cây nầy có lưỡi sắt dài 16 ngón tay. Khi loài hữu tình bị bức bách dưới cây thì lưỡi sắt nầy sẽ chém trên dưới, máu thịt rơi rã. Chỉ còn lại xương cốt. Có con chim sắt mổ mắt, lôi tủy loài hữu tình để tranh nhau ăn. Con đường dao có 3 loại đặc biệt như thế, mà gậy sắt được tăng cường.
Tứ Liệt Hà còn gọi là Vô Độ, đầy dẫy toàn là nước sôi màu than. Có loài hữu tình nổi chìm nơi ấy; hoặc nghịch hoặc thuận; hoặc ngang hoặc dọc; bị thiêu đốt nấu nhừ xương cốt da thịt như cái vạc thật lớn đầy nước than rồi bỏ gạo vào đun mạnh lửa lên. Gạo bị trộn vào giữa rồi vớt lên, loài hữu tình cũng như thế. Giả sử muốn trốn chạy, thì hai bên đã có những ngục tốt, tay cầm dao gậy bắt lui. Không do đây mà được ra. Sông nầy như cái hào, giống như 3 vườn ở phía trước.
Chúng có tên là Cận Biên địa ngục. Có 8 ngục lạnh. Một là Thủy Bào; hai là Bào Liệt; ba là A Tra Tra; bốn là A Ba Ba; năm là Khu Hầu Hầu; sáu là Liệt như hoa Uất Bát La (đây giống hoa sen xanh); bảy giống như hoa sen và tám như hoa sen lớn.
Thủy Bào ngục có nghĩa là khi sanh vào đó bị nước lạnh thật là lạnh và nổi bọt chung quanh thân; nên gọi là Thủy Bào ngục. Đời sống ở đó giống như đời sống của người ở nước Ma Già Đà. Có một cái hộc lớn chứa 80 cân gai và cứ 100 năm trừ đi 1 cân, khi gai hết thì thọ mạng mới hết. Thọ mạng ở đây cũng lại như vậy.
Bào Liệt ngục do thật lạnh nên các bọt nổi la liệt và chảy thấm qua. Tuổi thọ ở đây gấp 20 lần phía trước.
Ngục A Tra Tra do quá lạnh phải cắn răng chịu đựng. Thọ mạng ở đây gấp đôi 20 lần phía trước.
Ngục A Ba Ba nhẫn chịu lạnh về tiếng nói. Thọ mạng ở đây gấp đôi trước 20 lần.
Ngục Khu Hầu Hầu do lạnh quá kêu cứu khóc lóc. Thọ mạng ở đây gấp đôi 20 lần ở phía trước.
Ngục Liệt Như Uất Bát La Hoa thật lạnh làm cho thân như hoa lá Uất Bát La. Thọ mạng ở đây gấp đôi 20 lần phía trước.
Ngục Liệt Như Liên Hoa ở đây quá lạnh và thân bị nứt ra như hoa sen đang nở. Thọ mạng ở đây gấp đôzi 20 lần ở phía trước.
Ngục Liệt Như Dạo Liên Hoa nghĩa là thân ở đây bị xé nát hơn trước như hoa sen lớn nở có nhiều cánh. Thọ mạng ở đây gấp đôi 20 lần phía trước.
Ngục Cô Độc nằm ở giữa núi rừng của cõi Diêm Phù Đề, một ngày đêm vừa thọ khổ và thọ vui. Thọ nhận lẫn lộn.
Gần với 8 địa ngục nóng và 8 địa ngục lạnh. Như thế gọi đủ tên là 18 địa ngục.
Ngạ quỷ cách thành Vương Xá chừng 500 do tuần có thành ngạ quỷ tên là Hoàng Bạch, lại cũng gọi là Thảm Đạm. Quỷ vương kia là Diêm La Pháp Vương, có tất cả 36 quyến thuộc ở chung nơi đó. Loại nầy có 4. Một là ngoại chướng; hai là nội chướng; ba là ăn uống chướng; bốn là chướng uống ăn.
Một là ngoại chướng - Uống ăn âm thanh lại chẳng được nghe.
Hai là nội chướng nghĩa là chỉ ăn uống những loại nhỏ. Miệng nhỏ như cây kim cũng khó lọt vào. Giả sử có đồ ăn bỏ vào miệng. Cổ họng như đuôi ngựa, chẳng thể lọt qua được. Giả sử qua khỏi được rồi, bụng lớn như núi mà chẳng thể chứa đầy. Tuy rằng đầy bụng nhưng chân cẳng như cỏ mềm, chẳng thể cử động, thọ khổ lớn nầy như thế.
Ba là uống ăn chướng, nghĩa là khi thấy uống ăn rất nhiều ngục tốt cầm những gậy gộc giữ gìn không cho tự do.
Bốn là chướng ăn uống, nghĩa là khi ăn uống do nghiệp cảm mà hòn sắt nóng nước đồng sôi đổ vào trong miệng rồi từ dưới chảy ra.
Như thế bốn loại nầy thuộc về ngạ quỷ. Đời sống ở đó đối với loài người là một tháng, còn ở đó là 1 ngày đêm. Như thế tính cho đến 500 năm so với loài người là 1 vạn 5 ngàn tuổi. Hoặc ở trong loài người nhưng ở chỗ rừng lạnh và ăn máu thịt, đều thuộc về loại ngạ quỷ.
Ba là bàng sanh, đa phần ở sông biển lại như cặn rượu hỗn độn và ở đó. Lớn ăn nhỏ và nhỏ ăn lớn, cùng nhau khủng bố với nhau. Do ở nơi sóng biển nên chỗ ở không nhất định; hoặc chỗ người trời. Thọ mạng dài như Long Vương thọ nữa kiếp. Ngắn nhất thì thọ một sát-na. Thân hình cũng không chừng đỗi.
Bốn là con người ở tại 4 châu lớn và giữa 8 châu cho đến các châu nhỏ. Thọ mạng như người ở Thiệm Bộ Châu. Lúc kiếp sơ mới thành thì thọ mạng dài lâu, sau đó giảm dần xuống 60 tuổi, rồi giảm xuống còn 10 tuổi, rồi tiếp tục tăng giảm chẳng có nhất định.
Người Bắc Câu Lô thọ mạng là 1.000 tuổi. Người ở Đông Thắng thì thọ mạng 500 tuổi. Người ở Tây Ngưu Hóa thì thọ mạng 250 tuổi. Trừ người ở Bắc Câu Lô không có chết non. Đời sống của châu nầy do ăn uống đồ thiên nhiên, y phục, đồ trang sức đều từ cây Như Ý. Trừ 3 châu kia ăn thịt và lúa mè, thọ dụng đồ quý. Đời sống, thân thể của họ sánh với người ở Diêm Phù Đề là 8 khuỷu tay. Người Tây Ngưu Hóa thân cao 16 khuỷu tay. Người Bắc Câu Lô 32 khuỷu tay. Con người và tướng mạo lại cũng như người ở châu nầy. Người ở châu nhỏ cũng giống như người ở châu lớn. Thân thể mỗi mỗi giảm một nửa. Cho nên nói như vậy.
Năm là Phi Thiên. Ở nơi bờ mé của núi Diệu Cao phía dưới 1 vạn 1.000 do tuần. Núi non rộng rãi, ở trong thành sáng sủa có A Tu La Vương gọi là La Hầu La (còn gọi là NHiếp Não) cùng với chúng quyến thuộc cư ngụ. Lại hơn 1 vạn 1.000 do tuần có thành Tinh Kế, bên trong có A Tu La Vương tên là Đảnh Kế cùng sống với quyến thuộc. Quá hơn 1 vạn 1.000 do tuần có thành Kiên Lao bên trong có A Tu La Vương tên là Diệu Trấn, lại cũng có tên là Đại Lực cùng sống với quyến thuộc. Lại quá hơn 1 vạn 1.000 do tuần ở sâu trong thành có A Tu La Vương tên là Tỳ Ma Chất Đa La cùng với quyến thuộc sống chung thường hay cùng với Trời Đế Thích tranh giành. Thành nầy gọi là Cụ Kim; cung điện tên là Tấu Lạc. Cây Như Ý gọi là Hằng Bát Lật. Nơi tụ tập có tên là Hiền Tài; đá tên là Thiện Hiền; vườn tên là Phổ Hỷ, Diệu Hỷ, Tối Hỷ, Thậm Hỷ Hỷ. Đất tên là Phổ Hỷ, Diệu Hỷ, Tối Hỷ, Thậm Hỷ. Lúc lâm chiến, nơi lên voi gọi tên là Vô Năng Địch. Nơi cỡi voi dạo chơi gọi là Lũy Tuyết. Con ngựa gọi là Tiểu Bột như thế Phi Thiên cùng với 33 cõi Trời tranh nhau mùi vị Tu Đà và Tu La Nữ cho nên tạo ra chiến tranh. Từ núi nầy hiện ra thân mặc áo bằng vàng, bạc, lưu ly, pha lê kiến cố. Tay cầm kiếm với cung tên, thống lãnh 4 lộ quân. A Tu La Vương kia cùng với La Hầu La, Hạng Kế, Diệu Trấn, Tỳ Ma Chất Đa La v.v... hoặc đến trước ba, hoặc tất cả 4 đều đến.
Lúc ấy Đê Thích đang giữ 5 Chúng. Mộtg là ở biển vui chơi, nguyện cùng vui với Bạch Pháp Long Vương rồi cùng với quân của Phi Thiên chiến đấu rồi ra lệnh lui. Rồng nếu không thắng thì chạy trước. Cùng với 2 thủ hộ là Tu La chiến đấu, lại nếu chẳng thắng thì chạy đến chỗ Tri Kế. Cùng với 3 thủ hộ lại chiến đấu., Nếu chẳng thắng thì chạy đến chỗ Hằng Kiêu.
Lại cùng 4 thủ hộ mà chiến đấu; nếu lại chẳng thắng thì chạy đến nơi Tử vương. Cùng với 5 thủ hộ chiến đấu và Tứ Thiên Vương Thiên cho ra 4 quân, ăn mặc đồ tốt và cầm đao trượng, khi chiến đấu đa phần Tứ Thiên Vương thắng. Nếu chẳng được thì chạy đến Đao Lợi Thiên thưa cùng Đế Thích rằng: „Chúng tôi thủ hộ chẳng thể trở lại với A Tu La kia“.
Vua liền nghinh địch, như thế thưa rồi, Thiên chủ Đế Thích cỡi voi Thiện Trụ, cáo cùng với 33 cõi trời rằng:
Các ngươi nên biết! Nay quân của A Tu La đến đỉnh Diệu Cao, hãy ăn mặc kiên cố để lên xe và chiến đấu với A Tu La.
Nói xong rồi – Các Thiên Tử ăn mặc kiên cố và tay cầm dao gậy đến nơi để xe ngoài vườn để lấy xe, nhập vào vườn Thô Ác, chuyển thân tâm ác rồi ra thành Thiện Kiến cùng với A Tu La kia địch tranh chiến đấu. Nếu A Tu La thắng thì được vào trong thành. Nếu chư thiên thắng thì đuổi quân của A Tu La đến biển thứ nhất. Lúc chiến đấu Chư Thiên cùng Phi Thiên cắt chân, lưng, họ liền chết và tay chân bị cắt, rồi sau đó trở lại như cũ. Nếu lúc ấy có Bạt Già Phạm, Bích Chi Phật, Chuyển Luân Thánh Vương trụ ở thế gian thì A Tu La chẳng khởi tâm tranh đấu. Giả sử có cùng nhau đấu tranh thì chư Thiên đều thắng. Thế gian tăng việc lành và Thiên chúng cũng như vậy. Thế gian việc thiện chẳng tăng thì A Tu La thắng. Cho nên cõi Thiên hộ trì việc lành.
Trời có nghĩa là 6 cõi trời ở dục giới. Sắc giới có 17. Vô Sắc giới có 4.
Dục giới có 6 cõi trời là núi Tô Mê Lư ở tầng thứ nhất nơi ở của Kiên Thủ chúng. Cấp thứ 2 là chỗ ở của Trì Kế chúng. Tầng cấp thứ 3 là chỗ ở Hằng Kiêu chúng. Trên núi Trì Song phía Bắc có thành, tên gọi A Na Ca Phược Đế, là nơi ở củ Đa Văn Thiên Vương và chúng Dược Xoa.
Như thế thành phía Đông tên là Hiền Thượng có Đại Thiên Vương tên là Trì Quốc có chúng Càn Thát Bà ở.
Phía Tây có thành tên là Chúng Sắc có Đại Thiên Vương tên là Quảng Mục ở với các Long Thần.
Phía Nam có thành tên là Tăng Trưởng, có Đại Thiên Vương tên là Tăng Trưởng, có Diệu Kế chúng cư ngụ.
Ngoài ra 4 tầng cấp Thất Kim Sơn có nhựt nguyệt tinh tú và núi Thiết Vi bao quanh. Núi Chiêm Bộ Châu, chỗ cây Đa La. Tứ vương bộ chúng lại dùng ở nơi đó; hoặc thuộc Tứ Vương. Đây là một bộ mà thọ mạng của họ là 50 tuổi là 1 ngày 1 đêm của người. Như thế thọ mạng trải qua 500 năm. Thân ấy sánh với 1 Câu Lô Xá một phần tư.
Ở trên 33 cõi trời đỉnh Điệu Cao, Thiên Chủ Đế Thích ở nơi cao nhất cùng với các Phi Thiên nữa, tên là Diệu An, cùng với các Thiên Nữ thọ những dục lạc, chưa có biết chán. Lại có chỗ lâm chiến, vua lên voi gọi là Thiện Trụ. Nơi vườn dạo chơi, chỗ vua cỡi voi gọi là Yết La Phạt Noa (còn gọi là Trì Địa Tử). Hai voi to lớn chu vi 7 do tuần, mỗi mỗi có 8.000 voi nhỏ. Lại có Mã Vương tên là Tấn Tật Phong ở cùng với 8.000 con ngựa, là phụ thần của vua Thiên Chủ thứ 33. Cho nên gọi tên là Trời thứ 33. Các Thiên Tử đắm say nơi ngũ dục lạc. Khi buông lung thì có trống lớn, nghe tiếng trống xuất ra âm thanh làm kinh động chư Thiên. Các hành đều vô thường; có thẩm thấu thì có khổ đau. Các pháp đều vô ngã. Chỉ có tịch tịnh là niềm vui. Khi cùng chiến đấu với quân của A Tu La thường xuất ra âm thanh khổ não cảnh báo rằng: Trời muốn chiến thắng, nguyện cho A Tu La bại, cung điện, thành trì, cây đá v.v... như trước mà khắp biến. Tuổi thọ của chư Thiên lâu dài. Con người sống 100 tuổi, bằng ở đó 1 ngày đêm. Như thế tính đến 1.000 tuổi. Chư Thiên ở đây thân cao nửa Du Xà Na.
Cõi trời Diệm Ma là cõi trời khi trời thứ 33 cùng với Phi Thiên đấu tranh với nhau thì trời nầy không đấu tranh; nên có tên là Ly Tránh Thiên. Tuổi thọ ở đây là một ngày một đêm khi con người 2.000 tuổi. Như thế tính đến 2.000 tuổi. Chư Thiên ở đây thân hình sánh với 2 Du Xà Na (Do Tuần).
Đẩu Suất Đà Thiên là nơi có Đức Từ Thị, là vị chuẩn bị xuất thế ở ngôi vị Pháp Vương. Thọ đại pháp lạc. Nghĩa là ở Đẩu Suất có đầy đủ ý nghĩa vui tươi. Con người ở thế gian sống 400 tuổi thì cõi thiên nầy chỉ một ngày đêm. Họ thọ cho đến 4.000 tuổi. Thân sánh với 4 lần Du Xà Na.
Hóa Lạc Thiên là tự hóa ra mà thọ dụng. Cho nên gọi là hóa lạc. Con người sống 800 tuổi thì ở cõi trời kia là một ngày đêm. Thọ mạng ở đây đến 8.000 tuổi. Thân họ sánh với 8 Du Xà Na.
Tha Hóa Tự Tại Thiên là thọ dụng tha hóa. Nghĩa là Tha Hóa tự tại. Ở cõi trời kia Thiên Chu oai đức tự tại, tức là Ma Chủ. Người thế gian sống 1.600 năm bằng ở đây là một ngày một đêm. Thọ mạng của họ là 1 vạn 6.000 năm. Thân sánh với 16 Du Xà Na (do tuần).
Dưới cho đến Vô Gián địa nguịc và trên đến cõi trời Tha Hóa Tự Tại. Nghĩa là nơi dục giới chìm đắm say mê dục lạc nơi chỗ ăn uống. Cho nên nói như thế.
Sắc Giới có 17 cõi trời, nhiếp giữ 4 Tĩnh Lự.
Sơ Thiền có 3 cõi trời. Đó là Phạm Chúng, Phạm Phụ và Đại Phạm. Tuổi thọ của cõi trời kia, Phạm Chúng là nửa kiếp; Phạm Phụ là một kiếp; Đại Phạm là một kiếp rưỡi. Thân thể của cõi trời kia lần lượt nửa do tuần, 1 do tuần và 1 do tuần rưỡi.
Ở Nhị Thiền có 3 cõi Trời. Đó là Thiều Quang, Vô Lượng Quang và Cực Quang. Thọ mệnh ở cõi Trời nầy như ở Thiều Quang là 2 kiếp (từ bên trên Tứ Thiên Vương thì 40 Trung kiếp là 1 Đại kiếp và từ dưới các cõi Trời thì 80 Trung kiếp là 1 Đại kiếp). Vô lượng Quang s1ông đến 4 kiếp. Cực Quang sống 8 kiếp. Thân thế của cõi Trời nầy như ở Thiều Quang là 2 do tuần; ở Vô Lượng Quang cao 4 do tuần; ở Cự Quang cao 8 do tuần.
Ở cõi Tam Thiền có 3 cõi Trời. Đó là trời Thiểu Thiện, Vô Lượng Thiện và Quảng Thiện. Thọ mạng của các cõi Trời nầy như ở Thiểu Thiện thì 16 kiếp; ở Vô Lượng Thiện là 32 kiếp và ở Quảng Thiện là 64 kiếp. Thân thể của những cõi Trời nầy như ở Thiểu Thiện cao 15 do tuần. Ở Vô Lượng Thiện cao 32 do tuần và ở Quảng Thiện cao 64 do tuần.
Ở cõi Tứ Thiền có 8 cõi Trời. Đó là Vô Vận, Phước Sanh, Quảng Quá. Ba cõi nầy phàm cư. Vô Phiền, Vô Nhiệt, Thiện Hiện, Thiện Kiến, Sắc Cứu Cánh. 5 cõi sau nầy chỉ có những bậc thánh ở. Cũng còn gọi là Ngũ Tịnh Cư. Đời sống thọ mệnh ở Vô Vận là 125 kiếp; ở Phước Sanh là 250 kiếp; ở Quảng Quả là 500 kiếp. Ở Vô Phiền là 1.000 kiếp. Ở Vô Nhiệt là 2.000 kiếp. Ở Thiện Hiện là 4.000 kiếp. Ở Thiện Kiến là 8.000 kiếp. Ở Sắc Cứu Cánh là 1 vạn 6 ngàn kiếp. Thân thể của chư thiên ở đây như Vô Vân cao 125 do tuần. Phước Sanh cao 250 do tuần. Quang Quả cao 500 do tuần. Vô Phiền cao 1.000 do tuần. Vô Nhiệt cao 2.000 do tuần. Thiện Hiện cao 4.000 do tuần. Thiện Kiến cao 8.000 do tuần. Ở Sắc Cứu Cánh cao 16.000 do tuần. Từ trên Phạm Chúng cho đến Sắc Cứu Cánh thuộc vể Sắc giới, xa lìa dục giới. Chẳng lìa sắc; cho nên có tên là Sắc Giới.
Sắc Giới có 4 cõi Trời
Vô Sắc Giới có 4 cõi Trời; chẳng có thân sắc, lại cũng chẳng có nơi chốn; từ định chia làm 4. Đ8ó là: Không Vô Biên Xứ; Thức Vô Biên Xứ; Vô Hữu Xứ và Phi Tưởng Phi Phi Tưởng Xứ. Tuổi thọ ở những cõi trời nầy như Không Vô Biên Xứ là 2 vạn đại kiếp. Thức Vô Biên Xứ thọ 4 vạn đại kiếp. Vô Sở Hữu Xứ thọ 6 vạn đại kiếp và Phi Tưởng Phi Phi Tưởng Xứ thọ 8 vạn đại kiếp. Bốn nơi ấy gọi là Vô Sắc Giới; chẳng lìa định sắc, ra khỏi thô sắc. Cho nên không gọi là sắc. Tuổi thọ ở đó gọi là Tuế Kiếp. Cách tính ở đó như thế nào ?
Thời gian tối thiểu gọi là Sát Na. 120 sát na là một hằng sát na. 60 hằng sát na la một La Bà. 30 La Bà là một Mâu Lâm Đa (đây gọi là Tu Đẩu); 30 Mâu Lâm Đa là một ngày đêm; 30 ngày đêm là một tháng; 12 tháng như thế là một năm.
Kiếp thì có 6 loại: Một là Trung Kiếp (hoặc gọi là Biệt Kiếp); hai gọi là Thành Kiếp; ba gọi là Trụ Kiếp; bốn gọi là Hoại Kiếp; năm gọi là Không Kiếp; sáu gọi là Đại Kiếp.
Một Trung Kiếp như thế người ở Diêm Phù Đề thì tuổi không đếm được; giảm dần cho đến 8 vạn tuổi, tức thành Kiếp Nhiếp. Tử 8 vạn tuổi giảm xuống còn 10 tuôz3i; nghĩa là ở đầu Trung Kiếp. Rồi tăng lên 8 vạn tuôz3i, giảm xuống còn 10 tuổi là một Lộc Lô; như thế tăng giảm 18 lần, làm 18 Trung Kiếp. Sau đó 10 tuổi đến 8 vạn tuổi. Ở khoảng giữa trước và sau Trung Kiếp là 18 Lộc Lô làm 20.
Thành Kiếp nghĩa là từ gió đầu tiên đến Vô Gián ngục, sanh ra khí hữu tình thế giới và trải qua một Trung Kiếp như trước đã nói. Tình thế giới ấy có 3.000 thế giới, sau khi lửa đốt hoại rồi thành. Từ cõi trời Cực Quang, Thiên Nhơn khi mệnh chung thì sanh vào cõi Đại Phạm. Sanh riêng lẻ thì khó khăn ta thán. Nếu có đồng phận thì sanh ở thế giới nầy. Nếu có gì không được thì phát tâm như thế nầy: Chỉ không có niệm lực thì sau khi mệnh chung ở cõi Cực Quang Thiên liền sanh vào nơi kia. Đầu tiên sanh tâm nhớ nghĩ như vầy: Do ta tham sống mà người đời gọi là Tổ của Đại Phạm. Rồi lần lượt Phạm Phụ, Phạm Chúng, Tha Hóa Tự Tại cho đến Tứ Thiên Vương cũng lần lượt như thế mà sanh. Bắc Cu Lô Châu, Tây Ngưu Hóa Châu, Đông Thắng Thân Châu, Nam Thiệm Bộ Châu lần lượt mà sanh.
Lúc ấy người nơi cõi Diêm Phù Đề tuổi thọ vô lượng, ăn uống vui vẻ có sắc ý tạo thành; thân mạng hào quang sáng và dạo chơi trong không trung tự tại như cõi trời Sắc Giới; có loại người như thế mùi vị ở đất dần sanh ra những đồ ngon ngọt; sắc trắng như mật và hương thơm. Lúc ấy có một ngươì, tánh ưa đắm vị nên ngửi mùi nầy rồi khởi lên ái nhiễm, liền lấy để ăn, lại bảo cùng người khác, tùy đến lấy ăn. Ăn xong ánh sáng mất dần. Do vậy là vì nghiệp cảm; nên mặt trời mặt trăng lần lượt xuất hiện, chiếu diệu 4 châu.
Lần lượt mùi vị của đất ẩn khuất, lại sanh bánh trái nơi đất. Vị nầy ngọt, màu sắc đẹp, hồng như mật, rồi tranh nhau đắm nhiễm ăn uống. Đất đai cho ra bánh lại ẩn khuất, lần lượt sanh ra những loại cây trong rừng. Rồi cạnh tranh nhau say đắm để ăn, cho nên rừng cây ẩn dần và lại có loài không canh tác nhưng tự nhiên mọc; mọi người nhặt lấy để ăn. Đồ ăn nầy thô cho nên cạn đục ô uế, gốc rễ đều mất. Lúc ấy con người tùy theo ăn sáng tối mà lấy lượng của cây lúa để ăn. Sau đó bẩm tính con người hay ỷ lại và cứ lấy mãi lúa để ăn nên lại không đủ lúa kia ẩn đi. Rồi chia ruộng đất ra, để đề phòng hết đi.
Sau khi chia đất rồi sanh tâm kính cẩn gìn giữ nhưng đối với phần đất khác thì có ý xâm phạm cướp đoạt; cho nên sanh ra đấu tranh. Lúc ấy mọi người đề nghị một người có đức phong làm điền chủ và mọi người tuân theo. Còn gọi là Đại Tam Mạt Đa Vương (nghĩa là chúng đã hứa). Vua có nhiều con, tiếp tục làm vua. Có cháu tên là Quang Diệu, con ông ta là Thiện Đế; Tối Thiện; Tịnh Trai v.v... nghĩa là chia thành 5 kiếp vua. Con của vua tranh giành này là Đảnh Sanh, Diệu Đế, Cận Diệu, Cụ Diệu và Nghiêm Diệu; cả 5 đều là Chuyển Luân Vương. Vương tử Nghiêm Diệu còn gọi là Vua Xả. Có con là Xả Song, Xả Cố Ni, Cố Thất, Thiện Kiến, Đại Thiện Kiến, Trừ Ngoại, Kim Sắc, Cụ Phần, Ly Ác, Diệu Cao, Định Hạnh, Thậm Khổng Âm, Đại Thẩm Khổng Âm, Năng An, Phương Chủ, Hiền Trần, Năng Quảng, Đại Thiên và những chủng tộc của vua nầy kế thừa tương tục 5.000 lần như thế. Người con cuối có 7.000 người kế tục, gọi là Vua A Tư Ma Ca; tối hậu có 8.000 người kế thừa, gọi là Cưu Lâu Vương; tối hậu có con là Cụ Đầu, có 9.000 vua. Tối Hậu có con là Long Âm, có 1 vạn vua. Tối Hậu có con là Hằng Di Lưu Hằng một vạn năm ngàn. Tối Hậu có con là Cù Đàm thị; đây tức là Cam Giác Duệ, có con kế thừa. Thuộc dòng Cam Giá Vương có đến 1.100 người.
Người sau cùng thuộc dòng Cam Giá Vưông tên là Tăng Trưởng (tức vua Tư Sư Ma) có 4 người con. Một tên là Diệu Quang; hai tên là Tượng Thực; ba tên là Điều Phục Tượng; bốn tên là Nghiêm Chạc, xưng là Thích Ca. Nghiêm Chạc có con tên là Nghiêm Chạc Túc. Con kia đến nơi bò để ở. Con kia thuộc dòng Sư Tử có 4 con. Một tên là Tịnh Phạn; hai tên là Bạch Phạn; ba tên là Hộc Phạn; bốn tên là Cam Lồ Phạn.
Vương tử của Tịnh Phạn Vương là Bà Già Phạn, kế tiếp là Nan Đà.
Vua Bạch Phạn co 2 con; một tên là Đế Sa Điều Đạt; hai tên là Nan Đề Ca.
Hộc Phạn có 2 vương tử; một tên là A Ni Lâu Đà; hai tên là Bạt Đề Lợi Ca.
Vua Cam Lồ Phạn có 2 vương từ; tên là A Nan và Đề Bà Đạt Đa.
Con của Bà Già Phạn là La Hầu La thuộc dòng họ Thích Ca là cuối.
Lại có vương tộc khác nương vào pháp để dạy. Sau khi Như Lai diệt độ 200 năm, miền Trung Ấn Độ có vua tên là Vô Ưu (Asoka – A Dục) là Pháp vương ở cõi Diêm Phù. Vua là vị thí chủ trong khi kết tập, hưng long Phật Giáo sau 300 năm. Diêm Phù Tây Bắc có tên là Cắt Ni Hộ Cắt ở thời kỳ kết tập thứ 3 làm thí chủ, quảng truyền Phật Giáo. Ở nước Phạm Thiên thuộc nước Ca Thấp Di La, Lặc Quốc, Quy Tư; nước Hoàng Ba Bang, nước Chấn Đản, nước Đại Lý, nước Tây Hạ v.v... Các vua ở tại nước mình đều chấn hưng Phật Giáo.
Như Lai diệt độ sau 1.000 năm ở nước Tây Phan đầu tiên có vua tên là Nha Ngật Lật Phổ thuộc đời thứ 26 có tên là Cấp Đà Đóa Lật Tư Nhan Tán; lúc ấy Phật Giáo mới đến. Sau 5 đời vua có tên là Song Tán Tư Cam Phổ Thời Bang Di Đạt, tên là A Đạt Đà, dịch chủ tên Đoan Mỹ Tam Ba La phiên dịch giáo pháp, tu kiến sửa sang chỗ tịnh xá, lưu truyền giáo pháp. Sau 5 đời có vua tên là Ngật Lật Song Đề Tán là nhà vua mà đã triệu thỉnh Đại Sư Thiện Hải, Thượng Sư Liên Hoa Sanh, Cưu Ma La Thập, La Bang Di Đạt là những người cùng với Tỳ Lô Giá Na La Khư Hằng cùng vớiKhang Long Tôn Hộ v.v... 7 người phiên dịch giáo pháp. Ngoài Bang Di Đạt cùng những người khác là dịch chủ, còn rộng truyền giáo pháp, ba loại cấm giới lưu hành trong nước.
Sau đời vua thứ 3 tên là Ngật Lật Lai Ba Chiêm là vua Giới Quảng lại có Tích Na Di Đa cùng với Thấp Liên Hằng La Bồ Đề, Bang Di Đạt v.v... cùng với Tư Cát Cán Kiết Tường, Tích Chước La Long Tràng v.v... đã phiên dịch hiệu đính, cái nào chưa dịch thì dịch, làm rộng rãi giáo pháp. Thuộc dòng dõi vua Tây Phiên cho đến bây giờ vẫn còn. Bang Di Đạt La đã phiên dịch và là dịch chủ. Số người thiện tri thức rất đông. Giáo pháp do đó mà hưng thịnh.
Nước Bắc Mông Cổ, vua Tiên Phước Quả Thục Sanh có tên là Thành Cát Tư, đầu tiên Thành Cát Tư từ phương nầy vua nước Đa Âm, như Thiết Luân Vương, con ông tên là Cán Quả Tải, lúc xưng là Khả Hãn ở nơi cương vị của vua, cương giới mạnh lớn hơn trước, có con tên là Kiết Vĩ, ở ngôi vua và trở thành Hoàng Đế Thành Cát Tư. Thứ đến con là Đóa La
Đóa La Tương Tử tên là Mông Kha lại tức vị. Em vua tên là Hốt Tất Liệt tức vị đã ra lệnh con trong nước và tất cả chốn biên cương phải quy y Phật Giáo và nương vào giáo pháp để giáo hóa chúng dân. Phật giáo lại thịnh hành hơn trước, sáng sủa tiếp nhau.
Vua có 3 người con. Con trưởng tên là Chơn Kim Phòng Túc, đẹp đẽ, trang nghiêm như cõi trời. Người thứ 2 tên Mang Cát Thứ. Người thứ 3 tên là Nạp Ma Hạ. Mỗi mỗi đều đầy đủ cái đức liên hệ như vậy.
Đây bắt đầu từ vương tộc Thích Ca cho đến những vương tộc bây giờ.
Luận Chỗ Hiểu Biết Rõ Ràng
Hết quyển thượng

« Kinh này có tổng cộng 2 quyển »       » Xem quyển tiếp theo »

Tải về dạng file RTF

_______________

TỪ ĐIỂN HỮU ÍCH CHO NGƯỜI HỌC TIẾNG ANH

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
1200 trang - 54.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
1200 trang - 45.99 USD



BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
728 trang - 29.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
728 trang - 22.99 USD

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.





Quý vị đang truy cập từ IP 54.163.221.133 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập