Cái hại của sự nóng giận là phá hoại các pháp lành, làm mất danh tiếng tốt, khiến cho đời này và đời sau chẳng ai muốn gặp gỡ mình.Kinh Lời dạy cuối cùng
Ai sống quán bất tịnh, khéo hộ trì các căn, ăn uống có tiết độ, có lòng tin, tinh cần, ma không uy hiếp được, như núi đá, trước gió.Kinh Pháp cú (Kệ số 8)
Kẻ không biết đủ, tuy giàu mà nghèo. Người biết đủ, tuy nghèo mà giàu. Kinh Lời dạy cuối cùng
Ta như thầy thuốc, biết bệnh cho thuốc. Người bệnh chịu uống thuốc ấy hay không, chẳng phải lỗi thầy thuốc. Lại cũng như người khéo chỉ đường, chỉ cho mọi người con đường tốt. Nghe rồi mà chẳng đi theo, thật chẳng phải lỗi người chỉ đường.Kinh Lời dạy cuối cùng
Của cải và sắc dục đến mà người chẳng chịu buông bỏ, cũng tỷ như lưỡi dao có dính chút mật, chẳng đủ thành bữa ăn ngon, trẻ con liếm vào phải chịu cái họa đứt lưỡi.Kinh Bốn mươi hai chương
Ai dùng các hạnh lành, làm xóa mờ nghiệp ác, chói sáng rực đời này, như trăng thoát mây che.Kinh Pháp cú (Kệ số 173)
Lời nói được thận trọng, tâm tư khéo hộ phòng, thân chớ làm điều ác, hãy giữ ba nghiệp tịnh, chứng đạo thánh nhân dạyKinh Pháp Cú (Kệ số 281)
Kẻ hung dữ hại người cũng như ngửa mặt lên trời mà phun nước bọt. Nước bọt ấy chẳng lên đến trời, lại rơi xuống chính mình.Kinh Bốn mươi hai chương
Dầu mưa bằng tiền vàng, Các dục khó thỏa mãn. Dục đắng nhiều ngọt ít, Biết vậy là bậc trí.Kinh Pháp cú (Kệ số 186)
Cỏ làm hại ruộng vườn, tham làm hại người đời. Bố thí người ly tham, do vậy được quả lớn.Kinh Pháp Cú (Kệ số 356)

Trang chủ »» Kinh Bắc truyền »» Quảng Thích Bồ Đề Tâm Luận [廣釋菩提心論] »» Bản Việt dịch quyển số 2 »»

Quảng Thích Bồ Đề Tâm Luận [廣釋菩提心論] »» Bản Việt dịch quyển số 2


» Tải tất cả bản dịch (file RTF) » Hán văn » Phiên âm Hán Việt » Càn Long (PDF, 0.24 MB) » Vĩnh Lạc (PDF, 0.31 MB)

Chọn dữ liệu để xem đối chiếu song song:

Luận Giảng Rộng Tâm Bồ Đề

Kinh này có 4 quyển, bấm chọn số quyển sau đây để xem:    1 | 2 | 3 | 4 |
Việt dịch: Thích Như Điển

Nhằm tạo điều kiện để tất cả độc giả đều có thể tham gia soát lỗi chính tả trong các bản kinh Việt dịch, chúng tôi cho hiển thị các bản Việt dịch này dù vẫn còn nhiều lỗi. Kính mong quý độc giả cùng tham gia soát lỗi bằng cách gửi email thông báo những chỗ có lỗi cho chúng tôi qua địa chỉ admin@rongmotamhon.net

Đại Tạng Kinh Việt Nam
Font chữ:

Lại nữa như trong kinh Tỳ Lô Giá Na thành Phật nói: Cho đếntất cả hiểu biết thì bi tâm vẫn là cănbản. Từ tâm nầy mà phát sanh ra tâm Đại Bồ Đề. Sau đó lại khởi lên các phương tiện. Cho nên các Bồ Tát ở tất cả nơi thường hành 2 loại. Đó là việc bố thí và phương tiện hiện thân đểđộ cho quyến thuộc, sắc tướng được quả báo rộng lớn. Hai loại nhiếptất nhiên sẽđược thành tựu. Như Phật Thế Tôn chẳng trụ nơi Niết Bàn vì làm cho tất cả khởi nơi chánh huệ. Lại hay có thểđoạn trừ các điên đảo vậy. Lại nữa chẳng trụ vào nơi sanh tử. Vì do nơi sanh tử mà khởi lên điên đảo vậy. Cho nên Thế Tôn thành tựu, chẳng trụ nơi Niết Bàn. Lại nữa phải biết trí huệ và phương tiện là tự tướng sở hành, phải nên xa lìa cả tướng hủy báng 2 phía, lìa 2 phía để làm tức được vô ngại. Cho nên nói rằng cả hai tướng hủy báng biên là vậy. Nghĩa là trí huệ lìa cộng tướng biên và phương tiện lìa hủy báng biên. Ở nơi đây cũng như thế, như trong kinh Thánh Pháp Tập nói rằng: Như các tướng tốt đẹpnơi thân đầy đủ, tức hay làm cho kẻ nhìn khởi lên thắng ý là vui. Nếukẻ nào ở nơi Tam Vị mà nhìn pháp thân kia tức chẳng thể khởi lên thắng ý vui. Lại được nói rằng: Trí huệ cũng giống như phương sanh ra các Như Lai. Có thể làm cho kia khởi lên thanh tịnh tín giải. Như thế nên biết. Lại nữa nói rằng: Như pháp thế gian phải nên biết: Chánh pháp còn phải bỏ, huống gì phi pháp. Xa lìa tướng chấp thủ vậy. Phải đoạn lìa những tâm điên đảo chấp trước kia. Do đã đoạnrồi nên nói: Đó là chơn thắng ý lạcvậy. Chẳng nên ở nơi kia làm việc mà khởi lên quyết định thật để nương vào nơi tâm. Lại cũng nói rằng: Trong tất cả các pháp lại chẳng thể giả, lại chẳng thể xả. Cho nên pháp thủ xả chẳng có thểđược vậy.
Hoặclại nói rằng: Bố thí cùng các việc làm cảm sanh cái quả sanh tử. Trong nầy làm sao lìa nơi huệ mà hành bố thí được? Sẽ được ít phần thiện. Vì sự vui đầy đủ khởi lên mạnh mẽ nơi tâm hung tợn. Lại làm cho suy nghĩ là tăng thượng thắng thiện căn.
Như kinh Duy Ma Cật nói: Cho đếntất cả pháp nên cùng huệ và phương tiện2 loại phải đầy đủ. Thí cúng các hạnh nên vì huệ mà nhiếp. Tức được tên là Ba La Mật Đa. Nếu có tên khác tức chẳng phải là bố thí thanh tịnh.
Ở nơi đây phải biết rằng: Nếu ở nơi Tam Ma Địa hay sanh khởi các huệ, gia hạnh chuyên chú làm hết tất cả. Nghĩa là do trước khởi lên nghe, sau đó thành huệ và lấy nghi thứcgốc mà nhiếp trì thì sau đó suy nghĩ thành huệ lại được sanh khởi. Nơi tư huệ kia quan sát như thật nghĩa. Do sự quan sát quyết định chơn thật kia chẳng phân tàvọng, chẳng thật điên đảo. Như thế xem rồi nghi hoặcdừng nghỉ. Trí huệ chánh đáng phát sanh như lý chơn chánh tu hành, như Phật nhậnvề các pháp của ngoại đạo nói về vô ngã. Ở trong nầy phải suy nghĩ quan sát, tứcsẽ có lý do chơn chánh để chứng được quả Niết Bàn. Khác cái nầy đều do ngoại đạo thường hay phân biệt là nguyên nhơn. Chẳng thể tịch tĩnh. Cho nên trong Tạp A Hàm có nói rằng: Tư nghĩa là suy nghĩ thành huệ trong ấy theo như lý mà tự quan sát rồi, nên xem các vật có thật tự tướng; nhưng tự tướng kia nơi thắng nghĩa đế tức là chẳng có sanh. Như thế A Hàm nói rằng sự quyết định tương ưng (giống nhau).
Như kinh Thánh Pháp Tập nói rằng: Chẳng sanh chơn thật thì chẳng thật. Nghĩa là pháp biệt dị. Như thế tất cả đều tùy thuận thắng nghĩa đế vô sanh. Đây là lời nói chơn thật. Lại nữa thắng nghĩa vô sanh tức là chẳng vô sanh. Tất cả chỗ làm kia đều thuộc tánh quá khứ. Ởđây lại nói: Thiện Nam Tử! Sanh diệt 2 pháp đầy đủ đều là sự chấp trướccủa thế gian. Cho nên Phật là vị Đại Bi vì muốncảnh ngộ thế gian mà xả bỏ các hạnh -nói sanh diệt, cứu cánh; nhưng thật ra chẳng có pháp nào có thể sanh cả.
Lại trong kinh Thánh Pháp Tập nói rằng: Tại sao lại sanh? Tại sao lại diệt?
Đáp rằng: Vô sanh là sanh, Vô diệt gọi là diệt. Trong nầy lại nói rằng: Chữ A có nghĩa là tất cả các pháp lìa sanh diệt. Cho nên tất cả pháp vô tự tánh môn và tự tánh không thành tựu.
Trong kinh Thánh Nhị Đế nói: Nếu chẳng sanh bình đẳng tức đượctất cả pháp bình đẳng. Bát Nhã Ba La Mật Đa kinh nói: Tu Bồ Đề, sắcsắctự tánh không; cho đến thức thức tự tánh cũng không. Cho nên tự tướng không thành hình.
Kinh Tượng Dạ nói rằng: Tất cả tánh chẳng thể được sanh. Ở nơi tánh vô sanh ấy kẻ ngu chấp là có sanh.
Trong kinh Phụ Tử Hợp Tâm nói: Nơi tất cả pháp kia đều bình đẳng. Ba đời lại cũng bình đẳng. Lìa tất cả pháp tự tánh của quá khứ. Cho đến hiệntại tất cả pháp tự tánh ấy cũng lại lìa. Như thế nói chung: Như trong A Hàm nghĩa là tương ưng kiên cố phải nên xem kỹ. Khác cái nầy tức có nguyên nhơn, tức chẳng thể thành. Ở trong nầy theo như lý mà quyết định xem xem rồi thì nói những chỗ chánh yếu. Nghĩa là các sanh tánh ấy hoặc nói chẳng nhơn, hoặc nói có nhơn. Như thế nên biết: Chẳng phải kia có nhơn, chẳng phải kia không nhơn. Nghĩa nầy là thế nào? Nếu tánh xả là thì sai biệt tánh nầy hoặc có thật hiển thị, chẳng phải kia là không nhơn. Nếu khi pháp sanh thì cho đến tất cả tánh biếntất cả xứ. Sao lại chẳng có? Lúc vô tánh kia hoặc vô sai biệt. Ở nơi sanh lại chẳng được. Chẳng phải kia có nhơn. Như vậy nói chung kia không phải không nhơn mà được hòa hợp. Lại chẳng phải có nhơn mà được hòa hợp. Như thế cho nên nói như có cái ngã tức nói theo ngoại đạo thường chấplấy nhơn mà khởi đi. Kia chẳng có tánh được sanh, hay khởi các hành mà hiển thị, khi bị hoại là cái nhơn tánh ấy làm sao có thể sanh khởi ra các hành. Chẳng đúng lý nên bỏ vậy. Lại nữa chẳng phải ngoại đạo hay chấp ngã ấy tự có năng lực và ở nơi kia pháp riêng biệt được tánh chẳng xả, liền chấp tánh thường, chẳng thểở nơi kia làm công việc có ý nghĩa lợi ích. Nếu chẳng có lợi ích tức là pháp tương ưng. Ởđây trong đó phải biết: Do chấp ngã cùng tấtcả lực có thể cứu cánh đều không như tượng đá hình bé nữ. Kia chẳng có tự tánh mà tạo nên thành. Chẳng thể thành tựu kia được cho nên việc làm kia vô thật năng lực. Nếu chẳng làm lại chẳng hòa hợp. Lại như tất cả sự việc tùy theo đó mà làm. Sau khi sanh rồi quyết định. Nếu có năng lực, tức lực năng kia tự tánh tùy chuyển như phía trước đã nói. Nơi đó khởi lên việc làm mà được hòa hợp. Hoặc chẳng tùy chuyểnlại cũng nhưđã nói ở trước. Kia chẳng có tự tánh vô thường, nhơn tánh định chẳng hòa hợp. Cho nên ở trong vô thường chẳng có ít pháp có thểđược.
Trong nầy ý như Đức Thế Tôn dạy: Lại nữa Đại Huệ! Chẳng thậtcộng tướng vậy. Cho nên hư không diệt và Niết Bàn thì vô tác, vô tánh, vô thủ, chẳng đắmnơi tướng. Cho nên gọi là vô thường vậy. Sanh ra bất hòa hợp mà lại chẳng vô thường. Như tánh của 2 việc quá khứ vị lai. Lại cùng chẳng sanh mà được hòa hợp.Kia chẳng hòa hợp nhơn tánh tùy đó mà chuyển đổi. Lại đồng thời sanh cho nên lại giống nhau. Lại chẳng phải đồng thời, nhơn ấy làm tự tánh nên được quyết định. Kia đồng thời xem, lại chẳng thành tánh. Hoặc xem lúc khác lại chẳng khác và ở lúc ấy do duyên xem xét vậy. Kia lại chẳng sanh, chẳng thật. Quá khứ nếu sanh thì có hòa hợp, mà lại chẳng duyên chẳng phải chẳng sanh. Kia tất cả ngã mà lại chẳng duyên, lại chẳng một giây lát mà tất cả giây lát tùy theo đó mà nhập vào. Kiếpsố cùng sát na phân chia nên chẳng hòa hợp. Như vi trầntậphợp chuyển đổi, trong ấy lại chẳng có cực nhỏ ngã mà được hòa hợp. Như thế một chút một tí ở trong sát na uẩntự tánh kia chẳng hòa hợp. Tự nó chẳng sanh được, lại chẳng phải không nhơn. Nếu ở trong ấy chấp giữ phần tánh nhỏ kia, tức tự ngã sẽ làm sai biệt, lại không có 2 loại. Nếu có 2 phần tánh phân ra tức có 2 loại theo đó chấp trước. Như thế nói chung: Cho nên tất cả thế tục do sanh mà có tánh. Ở nơi thắng nghĩa đế thì thật là vô sanh. Thuyết nầy chẳng cùng với A Hàm, có sai biệt. Như Phật đã nói: Tất cả có tánh sanh đều là thế tục. Trong ý nghĩa của thắng đế thì tự tánh chẳng sanh. Trong vô tự tánh đó nếu khởi nghi hoặc thì nơi kia thật sựđã khởi lên cái ý thế tụcrồi. Như lý mà nói thì Đức Thế Tôn thật thắng ý lạc, như cây lúa trong đời vậy.
Tự tánh và tha tánh ở nơi 2 loại, nói chẳng có nhơn sanh ra. Nghĩa nầy phải dừng. Trong nghĩa nầy có nên nghi như lý mà xem lại. Nếusắc, vô sắc 2 tánh kia cũng như bình đất vậy. Cái lượng nhỏ nhất của nó chẳng là tánh hoại sắc. Ở phần đầu mà chẳng có một tánh. Ở nơi phần trướcnếu có bị hoại thì cái kia tức chẳng thành. Lại nữa chẳng có những cái nhỏ nhất tụ lại trong ấy có một hay nhiều tánh. Cái kia là một hay nhiều tánh làm sao lìa tự tánh được. Nếu là vô tự tánh thì điềunầy tức thắng nghĩa. Như trong mộng thấy đượcsắctướng sắc tánh. Nơi nghĩa nầy nên biết điềunầy Phật đã nói như vậy.
Như kinh Lăng Già nói: Lại nữa Đại Huệ! Ví như con voi lớn đem phá ra từng mảnh nhỏ. Ở nơi tướng vi trần đó theo lý mà xem xét thì cái sắc tánh ấy thật là vô tự tánh. Lại như sắcuẩn, trong ấy có màu xanh, thì đối với kia mà phá thì vô tự tánh, như thế cứu cánh bên ngoài thức cũng không là thật. Theo nghĩa nầy mà biết.
Như Thế Tôn dạy: Bên ngoài chẳng có sắc mà do tự tâm sở hiện. Bên ngoài màu xanh kia hiện đủ loại sắctướng, thật ra là vô đối ngại, mà thủ xả tướng lại cũng vô đối ngại. Chẳng có một tánh tương ưng. Lại cũng chẳng có nhiều tánh tương ưng. Một hay nhiều sai khác, tại sao chẳng phải một tánh ? Vì sắc tánh ấy do tụ lại vậy. Chẳng có sanh từ một nên chẳng nhiều tánh vậy. Nghĩa nầy phải nên biết. Ở trong nầy nếu xem các sắc tướng thì tự thể nó chẳng thật vậy; nên vô đối ngại. Thức kia lạicũng chẳng thật. Vì sao mà tự tướng của thức lìa khỏi ? Mà không nói sắc kia lìa thức mà có. Lại nữa nhiều loại tự tướng của thức không thật. Do đó mà nói thứccũng chẳng thật. Cho nên Phật nói rằng thức như huyễnvậy. Như thế nói chung: Nếumột tánh hay nhiều tánh, tất cả đều là tánh không. Trong Thắng Nghĩa Đế thì tấtcả tánh chẳng thật, nên nghĩa nầy quyết định vậy.
Như kinh Lăng Già nói: Giống như tấm kiếng thấy được hình (ảnh). Chẳng một tánh mà cũng chẳng khác tánh. Như thế xem thì tánh kia chẳng có. Vì sao mà tánh một và khác không có nơi đây ? Vì một hay khác không bị chấp trướcnơi đây vậy. Hoặclại nói rằng: Kẻ trí thì quán tự tánh thật ra chẳng được. Ở trong nầy chẳng thể nói rõ là tự tánh không. Như thế mà nói về lý và quan sát. Do sự suy nghĩ mà thành huệ quyết định như thật. Nghĩa nầy thành tựu do tu mà thành huệ sẽ được sanh khởi. Nếu không có nghe thì tu huệ chẳng thành.
Như kinh Bảo Vân nói: Các việc làm chơn chánh đều có trí quang minh. Xuất sanh giữa đó đều chơn chánh không hoại. Do trí phát sanh các việc làm, tạo nên xuất sanh thành tựu. Giống như trong đất bất tính biến khắp vậy. Mọi việc sanh ra tại sao gọi là có thể sanh? Những việc làm cũng lại như thế. Hiểu rõ trí quả, tánh chơn thật như thế mà xuất hiện.
Như kinh Tam Ma ĐịaVương nói: Nếu có người khởi lên nhiều loại tìm cầu mà khởi tâm đắm trước và có nương tựa. Cho nên nếu muốn chứng chơn thật kia thì kẻ tu huệ nên phải đầu tiên tu Sa Ma Tha tương ưng với thắng pháp, làm cho tâm an trụ giống như nước ngừng chảy. Nếu tâm còn động chẳng dừng nghỉ thì chẳng thể nhiếp giữ ở yên. Như Phật đã nói: Sựở yên ấy hướng tâm có thể hiểu như thật. Nếu tâm tán loạn tức chẳng thể tương ưng với điềunầy. Cho nên lúc tu chỉ thì các việc được, các việc muốn phải xả bỏ và trụ nơi bình đẳng. Trong đó sự khổ tất nhiên được trừ ra, an trụ nơi tịnh giới, phát khởi tinh tấn, sẽ mau thành tựu. Ởđây là như thế.
Như trong kinh Hòa Hợp Giải Thoát nói: Đầu tiên tu thí là thắng hạnh quan trọng, sau đólại tu giữ tịnh giới. Sau nữa ở nơi chỉ. Nếu kẻ nào dừng nơi chỉ thì tùy từng phầnvịở nơi chư Phật Bồ Tát trước tiên quy mệnh sám hối tùy hỷ, sau đó nên khởi đại bi tâm, sanh tâm cứu độ tậnhết thế gian. An ổnnơi kiết già mà ngồi. Thân ngay thẳng ở nơi hiện tiền chánh niệm, sẽ dẫn đến Tam Ma Địa (chánh định), hiện tiềntương ưng, từ đầu chuyên chú nhưưng quán sát cho đến nhiều loại việc duyên vào. Cho đến sâu vào thân nhiếp loạn tâm đang ởđó. Lại nữa tổng lược: Sắc, vô sắc, 2 loại phải nên xa lìa, tán loạnmất mát. Chung lại kia tương ưng với duyên khởi thắng giải mà tác ý. Cho đến uẩn, xứ, giới tất cả sự việc v.v... tất chẳng phân biệt, tức được thanh tịnh. Cho nên nói rộng các duyên nơi hành tướng, như trong kinh Hòa Hợp Giải Thoát đã nói trong phần tương ưng thứ 18 vậy.
Cho nên Thế Tôn nhiếp hóa các việchữu tình có hình tướng phân biệt cùng tất cả sự phân biệt mà lượcbớt hành tướng rộng như A Tỳ Đạt Ma đã nói ý ở nơi đây là cùng với kia quán sát rồi lìa nó mà được thâu nhiếp. Làm cho tâm tiếptục thẳng tiến gia tăng tu học. Hoặcnếu tâm sanh tham lam thì lúc ấy nên làm việc quán bất tịnh. Khi dừng đượcrồi lại phải trải qua việcdẫn tâm thăng tiến mà quán rõ về hành tướng, suy nghĩ về bất tịnh nầy. Sợ tâm buông lung, hoặc tâm kia chẳng thể thăng tiến khởi lên thắng ý lạc, lại bị tán loạn gây rối. Lúc ấy nên quán Tam Ma Địa, thì sẽ có công đức khởi lên thắng ý lạc. Tức có thể dừng nghỉ chẳng phải thắngý lạc. Nếu lúc ấy hôn trầm thùy miên (ham ngủ) sanh khởi thì nên quán Phật và công đức thắng hỷ duyệt. Kia có thể dừng. Lại nữa như thế duyên nơi ấy nên kiên cố nhiếp trì chẳng loạn; tức đượctương ưng. Lại nữa lúc ấy tâm trước được ái lạchỷ duyệt. heo sau đó tâm sanh cao ngạo, lúc ấy nên quán về vô thường. Như thế nói tổng quát: Ở nơi duyên ấy phải làm cho tâm chẳng động tác, chuyên chú đấu tranh với sựởđi, cao thấp, thì tâm bình đẳng thanh tịnh. Kia sẽ phát sanh hiểu rõ tán loạn là nguyên nhơn, tức liền buông xả. Nếu thựctế hiểu rõ được chỗ làm của tâm tán loạn kia thì ở nơi duyên ấy chẳng có động tác nào. Như thế cho đến đượcsở dục, sở hành, thắng định tương ưng. Lúc bấy giờ nên biết là sự dừng đã thành tựu. Như thế nên biết tất cả sự dừng lại cùng tướng. Nghĩa là tâm ở trong cảnh của tự tánh. Sự dừng lại kia quyết định sự duyên vào như thế. Như vậy Pháp Chỉ nầy Phật đã dạy nơi kinh Bát Nhã Ba La Mật Đa.
Lại nữa phải nên biết. Tu Chỉ có đến 9 loại. Một là trừ. Hai là biến trừ. Ba là phân lập trừ. Bốn là cận trừ. Năm là điều phục. Sáu là chỉ. Bảy là cận chỉ. Tám là nhứt hướng sở tá và chín là tri chỉ. Nhưđây là chín loại hành tướng như thế. Nghĩa là biến 9 pháp nầy có tên là trừ bỏ. Ởđây duyên nơi tâm rộng mà biến trừ. Nơi đó duyên vào tương tục mà chuyển thành phầnvị trừ. Tán loạn hiện tiền mà có thể hoàn toàn khuất phục thì là cận trừ. Tán loạn lìa rồi lại đượchơn trước. Biến trừ duyên vào mà điều phục. Nếu ái khởi thì lại điều phục tâm đó dừng lại. Nếu tán loạn, quá thất, hiện tiền chẳng khởi thì thắng ý lạc có thể dừng vậy. Nghĩa là dừng gần. Nếu lúc hôn trầm thùy miên khởi lên thì liền phải lìa khỏi và một lòng hướng về chỗ làm. Nơi đó duyên vào chỗ không động tác rồi, sau đó chuyên chú được tướng nên dừng. Được dừng rồi, tâm ấy nên xả. Như thế gọi là tri chỉ. Như những nghĩa ấy là những việc mà bậc Thánh Từ Thịđã nói vậy.
Lại nữa phải biết tu tất cả Tam Ma Địa thì có 6 loại quá thất. Một là giải đãi, hai là Duyên Vọng thất, ba là trầmhạ, bốn là cao tuyển, năm là vô phát ngộ, sáu là phát ngộ. Sáu sự quá thất nầy sanh thì phải khởi lên 8 loại dứt trừđối trị. Thế nào là tám ?
Một là tín, hai là dục, ba là động, bốn là khinh an, năm là niệm, sáu là chánh tri, bảy là tư, tám là xả.
Hình tướng đểđối trị việc nầy như thế nào ?
Nghĩa là tín cùng vớibốn pháp đối trị giải đãi. Trong nầyý ở trong công đứccủa Tam Ma Địa. Cần đầy đủ tăng thượng chánh tín thuận theo. Sự tương ưng kia khơi lên thắng hy vọng. Ở nơi hy vọng ấy phát ra hạnh tinh tấn. Sau khi khởi lên siêng năng thì thân tâm mạnh mẽ sẽ được khinh an. Rồi thì đối trị -Niệm đối trị với duyên vọng thất.
Nghĩa nầy bên biết. Chánh tri đối trị với trầmhạ, cao cử. Nghĩa là chánh tri khởi chánh quan sát, hay làm cho cao hạ 2 pháp dừng nghỉ. Cho nên đối trị tư với chưa phát ngộ. Nghĩa nầy hiểurằng: Xả đối trị với phát ngộ. Do trước cao hạ đượcdừng rồi, tâm trụ ngay thẳng tức chưa phát ngộ. Cho nên đối trị như thế là Bát đoạn hạnh đềđối với 6 loại quá thất. Đó là tối thượng Tam Ma Địa sự nghiệp, tức chứng được thần túc, công đức do đây mà sanh.
Như các kinh nói: Nếu được Bát đoạnhạnh tức có thể phát khởi 4 loại thần túc, làm cho tâm cảnh một tánh. Sự nghiệp ấy thành rồi sẽđược chánh tương ưng. Lại có thể chứng nhập thiền định, giải thoát pháp môn. Đầy đủ tất cả tối thắng công đức.
Giải thích Bồ Đề Tâm Luận
(Hết quyển 2)

    « Xem quyển trước «      « Kinh này có tổng cộng 4 quyển »       » Xem quyển tiếp theo »

Tải về dạng file RTF

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Dưới bóng đa chùa Viên Giác


Giảng giải Cảm ứng thiên - Tập 2


Một trăm truyện tích nhân duyên (Trăm bài kinh Phật)


An Sĩ toàn thư - Khuyên người bỏ sự tham dục

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.





Quý vị đang truy cập từ IP 3.145.20.193 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập