Lấy sự nghe biết nhiều, luyến mến nơi đạo, ắt khó mà hiểu đạo. Bền chí phụng sự theo đạo thì mới hiểu thấu đạo rất sâu rộng.Kinh Bốn mươi hai chương
Tinh cần giữa phóng dật, tỉnh thức giữa quần mê. Người trí như ngựa phi, bỏ sau con ngựa hènKinh Pháp cú (Kệ số 29)
Người biết xấu hổ thì mới làm được điều lành. Kẻ không biết xấu hổ chẳng khác chi loài cầm thú.Kinh Lời dạy cuối cùng
Chớ khinh tội nhỏ, cho rằng không hại; giọt nước tuy nhỏ, dần đầy hồ to! (Do not belittle any small evil and say that no ill comes about therefrom. Small is a drop of water, yet it fills a big vessel.)Kinh Đại Bát Niết-bàn
Người trí dù khoảnh khắc kề cận bậc hiền minh, cũng hiểu ngay lý pháp, như lưỡi nếm vị canh.Kinh Pháp Cú - Kệ số 65
Người ta vì ái dục sinh ra lo nghĩ; vì lo nghĩ sinh ra sợ sệt. Nếu lìa khỏi ái dục thì còn chi phải lo, còn chi phải sợ?Kinh Bốn mươi hai chương
Ví như người mù sờ voi, tuy họ mô tả đúng thật như chỗ sờ biết, nhưng ta thật không thể nhờ đó mà biết rõ hình thể con voi.Kinh Đại Bát Niết-bàn
Như bông hoa tươi đẹp, có sắc nhưng không hương. Cũng vậy, lời khéo nói, không làm, không kết quả.Kinh Pháp cú (Kệ số 51)
Như bông hoa tươi đẹp, có sắc lại thêm hương; cũng vậy, lời khéo nói, có làm, có kết quả.Kinh Pháp cú (Kệ số 52)
Kẻ làm điều ác là tự chuốc lấy việc dữ cho mình.Kinh Bốn mươi hai chương

Trang chủ »» Kinh Bắc truyền »» Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa Kinh [大般若波羅蜜多經] »» Bản Việt dịch quyển số 141 »»

Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa Kinh [大般若波羅蜜多經] »» Bản Việt dịch quyển số 141


» Tải tất cả bản dịch (file RTF) » Hán văn » Phiên âm Hán Việt » Càn Long (PDF, 0.53 MB) » Vĩnh Lạc (PDF, 0.63 MB)

Chọn dữ liệu để xem đối chiếu song song:

Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa

Kinh này có 600 quyển, bấm chọn số quyển sau đây để xem:    
Quyển đầu... ... 130 | 131 | 132 | 133 | 134 | 135 | 136 | 137 | 138 | 139 | 140 | 141 | 142 | 143 | 144 | 145 | 146 | 147 | 148 | 149 | 150 | 151 | 152 |
Việt dịch: Thích Trí Nghiêm

Nhằm tạo điều kiện để tất cả độc giả đều có thể tham gia soát lỗi chính tả trong các bản kinh Việt dịch, chúng tôi cho hiển thị các bản Việt dịch này dù vẫn còn nhiều lỗi. Kính mong quý độc giả cùng tham gia soát lỗi bằng cách gửi email thông báo những chỗ có lỗi cho chúng tôi qua địa chỉ admin@rongmotamhon.net

Đại Tạng Kinh Việt Nam
Font chữ:

39
Khi ấy, trời Đế Thích lại bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Các thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v... nói an nhẫn Ba-la-mật-đa hữu sở đắc như thế nào mà gọi là nói an nhẫn Ba-la-mật-đa tương tợ?
Phật dạy: Này Kiều Thi Ca! Nếu thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v... vì người phát tâm Vô thượng Bồ-đề mà nói sắc hoặc thường, hoặc vô thường, nói thọ, tưởng, hành, thức hoặc thường, hoặc vô thường; nói sắc hoặc lạc, hoặc khổ, nói thọ, tưởng, hành, thức hoặc lạc, hoặc khổ; nói sắc hoặc ngã, hoặc vô ngã, nói thọ, tưởng, hành, thức hoặc ngã, hoặc vô ngã; nói sắc hoặc tịnh, hoặc bất tịnh, nói thọ, tưởng, hành, thức hoặc tịnh, hoặc bất tịnh và nếu người có khả năng nương vào các pháp như thế mà tu hành an nhẫn là tu hành an nhẫn Ba-la-mật-đa. Lại nói thế này: Người tu hành an nhẫn nên cầu sắc hoặc thường, hoặc vô thường, nên cầu thọ, tưởng, hành, thức hoặc thường, hoặc vô thường; nên cầu sắc hoặc lạc, hoặc khổ, nên cầu thọ, tưởng, hành, thức hoặc lạc, hoặc khổ; nên cầu sắc hoặc ngã, hoặc vô ngã, nên cầu thọ, tưởng, hành, thức hoặc ngã, hoặc vô ngã; nên cầu sắc hoặc tịnh, hoặc bất tịnh, nên cầu thọ, tưởng, hành, thức hoặc tịnh, hoặc bất tịnh và nếu người có khả năng cầu các pháp như vậy mà tu hành an nhẫn là tu hành an nhẫn Ba-la-mật-đa.
Này Kiều Thi Ca! Nếu thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v… cầu sắc hoặc thường, hoặc vô thường, cầu thọ, tưởng, hành, thức hoặc thường, hoặc vô thường; cầu sắc hoặc lạc, hoặc khổ, cầu thọ, tưởng, hành, thức hoặc lạc, hoặc khổ; cầu sắc hoặc ngã, hoặc vô ngã, cầu thọ, tưởng, hành, thức hoặc ngã, hoặc vô ngã; cầu sắc hoặc tịnh, hoặc bất tịnh, cầu thọ, tưởng, hành, thức hoặc tịnh, hoặc bất tịnh như thế, để nương vào các pháp này mà tu hành an nhẫn thì ta gọi là tu hành an nhẫn Ba-la-mật-đa hữu sở đắc tương tợ.
Này Kiều Thi Ca! Như trước đã nói, nên biết, đều là nói về an nhẫn Ba-la-mật-đa hữu sở đắc tương tợ.
Lại nữa, Kiều Thi Ca! Nếu thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v... vì người phát tâm Vô thượng Bồ-đề mà nói nhãn xứ hoặc thường, hoặc vô thường, nói nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ hoặc thường, hoặc vô thường; nói nhãn xứ hoặc lạc, hoặc khổ, nói nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ hoặc lạc, hoặc khổ; nói nhãn xứ hoặc ngã, hoặc vô ngã, nói nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ hoặc ngã, hoặc vô ngã; nói nhãn xứ hoặc tịnh, hoặc bất tịnh, nói nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ hoặc tịnh, hoặc bất tịnh và nếu người có khả năng nương các pháp như thế mà tu hành an nhẫn là tu hành an nhẫn Ba-la-mật-đa. Lại nói thế này: Người tu hành an nhẫn nên cầu nhãn xứ hoặc thường, hoặc vô thường, nên cầu nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ hoặc thường, hoặc vô thường; nên cầu nhãn xứ hoặc lạc, hoặc khổ, nên cầu nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ hoặc lạc, hoặc khổ; nên cầu nhãn xứ hoặc ngã, hoặc vô ngã, nên cầu nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ hoặc ngã, hoặc vô ngã; nên cầu nhãn xứ hoặc tịnh, hoặc bất tịnh, nên cầu nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ hoặc tịnh, hoặc bất tịnh và nếu người có khả năng cầu các pháp như vậy mà tu hành an nhẫn là tu hành an nhẫn Ba-la-mật-đa.
Này Kiều Thi Ca! Nếu thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v… cầu nhãn xứ hoặc thường, hoặc vô thường, cầu nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ hoặc thường, hoặc vô thường; cầu nhãn xứ hoặc lạc, hoặc khổ, cầu nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ hoặc lạc, hoặc khổ; cầu nhãn xứ hoặc ngã, hoặc vô ngã, cầu nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ hoặc ngã, hoặc vô ngã; cầu nhãn xứ hoặc tịnh, hoặc bất tịnh, cầu nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ hoặc tịnh, hoặc bất tịnh như thế, để nương vào các pháp này mà tu hành an nhẫn thì ta gọi là tu hành an nhẫn Ba-la-mật-đa hữu sở đắc tương tợ.
Này Kiều Thi Ca! Như trước đã nói, nên biết, đều là nói về an nhẫn Ba-la-mật-đa hữu sở đắc tương tợ.
Lại nữa, Kiều Thi Ca! Nếu thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v... vì người phát tâm Vô thượng Bồ-đề mà nói sắc xứ hoặc thường, hoặc vô thường, nói thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ hoặc thường, hoặc vô thường; nói sắc xứ hoặc lạc, hoặc khổ, nói thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ hoặc lạc, hoặc khổ; nói sắc xứ hoặc ngã, hoặc vô ngã, nói thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ hoặc ngã, hoặc vô ngã; nói sắc xứ hoặc tịnh, hoặc bất tịnh, nói thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ hoặc tịnh, hoặc bất tịnh và nếu người có khả năng nương các pháp như thế mà tu hành an nhẫn là tu hành an nhẫn Ba-la-mật-đa. Lại nói thế này: Người tu hành an nhẫn nên cầu sắc xứ hoặc thường, hoặc vô thường, nên cầu thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ hoặc thường, hoặc vô thường; nên cầu sắc xứ hoặc lạc, hoặc khổ, nên cầu thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ hoặc lạc, hoặc khổ; nên cầu sắc xứ hoặc ngã, hoặc vô ngã, nên cầu thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ hoặc ngã, hoặc vô ngã; nên cầu sắc xứ hoặc tịnh, hoặc bất tịnh, nên cầu thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ hoặc tịnh, hoặc bất tịnh và nếu người có khả năng cầu các pháp như thế mà tu hành an nhẫn là tu hành an nhẫn Ba-la-mật-đa.
Này Kiều Thi Ca! Nếu thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v… cầu sắc xứ hoặc thường, hoặc vô thường, cầu thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ hoặc thường, hoặc vô thường; cầu sắc xứ hoặc lạc, hoặc khổ, cầu thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ hoặc lạc, hoặc khổ; cầu sắc xứ hoặc ngã, hoặc vô ngã, cầu thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ hoặc ngã, hoặc vô ngã; cầu sắc xứ hoặc tịnh, hoặc bất tịnh, cầu thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ hoặc tịnh, hoặc bất tịnh như thế, để nương vào các pháp này mà tu hành an nhẫn thì ta gọi là tu hành an nhẫn Ba-la-mật-đa hữu sở đắc tương tợ.
Này Kiều Thi Ca! Như trước đã nói, nên biết, đều là nói về an nhẫn Ba-la-mật-đa hữu sở đắc tương tợ.
Lại nữa, Kiều Thi Ca! Nếu thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v... vì người phát tâm Vô thượng Bồ-đề mà nói nhãn giới hoặc thường, hoặc vô thường, nói sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra hoặc thường, hoặc vô thường; nói nhãn giới hoặc lạc, hoặc khổ, nói sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra hoặc lạc, hoặc khổ; nói nhãn giới hoặc ngã, hoặc vô ngã, nói sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra hoặc ngã, hoặc vô ngã; nói nhãn giới hoặc tịnh, hoặc bất tịnh, nói sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra hoặc tịnh, hoặc bất tịnh và nếu người có khả năng nương các pháp như thế mà tu hành an nhẫn là tu hành an nhẫn Ba-la-mật-đa. Lại nói thế này: Người tu hành an nhẫn nên cầu nhãn giới hoặc thường, hoặc vô thường, nên cầu sắc giới cho đến các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra hoặc thường, hoặc vô thường; nên cầu nhãn giới hoặc lạc, hoặc khổ, nên cầu sắc giới cho đến các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra hoặc lạc, hoặc khổ; nên cầu nhãn giới hoặc ngã, hoặc vô ngã, nên cầu sắc giới cho đến các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra hoặc ngã, hoặc vô ngã; nên cầu nhãn giới hoặc tịnh, hoặc bất tịnh, nên cầu sắc giới cho đến các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra hoặc tịnh, hoặc bất tịnh và nếu người có khả năng cầu các pháp như vậy mà tu hành an nhẫn là tu hành an nhẫn Ba-la-mật-đa.
Này Kiều Thi Ca! Nếu thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v… cầu nhãn giới hoặc thường, hoặc vô thường, cầu sắc giới cho đến các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra hoặc thường, hoặc vô thường; cầu nhãn giới hoặc lạc, hoặc khổ, cầu sắc giới cho đến các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra hoặc lạc, hoặc khổ; cầu nhãn giới hoặc ngã, hoặc vô ngã, cầu sắc giới cho đến các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra hoặc ngã, hoặc vô ngã; cầu nhãn giới hoặc tịnh, hoặc bất tịnh, cầu sắc giới cho đến các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra hoặc tịnh, hoặc bất tịnh như thế, để nương vào các pháp này mà tu hành an nhẫn thì ta gọi là tu hành an nhẫn Ba-la-mật-đa hữu sở đắc tương tợ.
Này Kiều Thi Ca! Như trước đã nói, nên biết, đều là nói về an nhẫn Ba-la-mật-đa hữu sở đắc tương tợ.
Lại nữa, Kiều Thi Ca! Nếu thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v... vì người phát tâm Vô thượng Bồ-đề mà nói nhĩ giới hoặc thường, hoặc vô thường, nói thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra hoặc thường, hoặc vô thường; nói nhĩ giới hoặc lạc, hoặc khổ, nói thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra hoặc lạc, hoặc khổ; nói nhĩ giới hoặc ngã, hoặc vô ngã, nói thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra hoặc ngã, hoặc vô ngã; nói nhĩ giới hoặc tịnh, hoặc bất tịnh, nói thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra hoặc tịnh, hoặc bất tịnh và nếu người có khả năng nương các pháp như vậy mà tu hành an nhẫn là tu hành an nhẫn Ba-la-mật-đa. Lại nói thế này: Người tu hành an nhẫn nên cầu nhĩ giới hoặc thường, hoặc vô thường, nên cầu thanh giới cho đến các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra hoặc thường, hoặc vô thường; nên cầu nhĩ giới hoặc lạc, hoặc khổ, nên cầu thanh giới cho đến các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra hoặc lạc, hoặc khổ; nên cầu nhĩ giới hoặc ngã, hoặc vô ngã, nên cầu thanh giới cho đến các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra hoặc ngã, hoặc vô ngã; nên cầu nhĩ giới hoặc tịnh, hoặc bất tịnh, nên cầu thanh giới cho đến các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra hoặc tịnh, hoặc bất tịnh và nếu người có khả năng cầu các pháp như vậy mà tu hành an nhẫn là tu hành an nhẫn Ba-la-mật-đa.
Này Kiều Thi Ca! Nếu thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v… cầu nhĩ giới hoặc thường, hoặc vô thường, cầu thanh giới cho đến các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra hoặc thường, hoặc vô thường; cầu nhĩ giới hoặc lạc, hoặc khổ, cầu thanh giới cho đến các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra hoặc lạc, hoặc khổ; cầu nhĩ giới hoặc ngã, hoặc vô ngã, cầu thanh giới cho đến các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra hoặc ngã, hoặc vô ngã; cầu nhĩ giới hoặc tịnh, hoặc bất tịnh, cầu thanh giới cho đến các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra hoặc tịnh, hoặc bất tịnh như thế, để nương vào các pháp này mà tu hành an nhẫn thì ta gọi là tu hành an nhẫn Ba-la-mật-đa hữu sở đắc tương tợ.
Này Kiều Thi Ca! Như trước đã nói, nên biết, đều là nói về an nhẫn Ba-la-mật-đa hữu sở đắc tương tợ.
Lại nữa, Kiều Thi Ca! Nếu thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v... vì người phát tâm Vô thượng Bồ-đề mà nói tỷ giới hoặc thường, hoặc vô thường, nói hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra hoặc thường, hoặc vô thường; nói tỷ giới hoặc lạc, hoặc khổ, nói hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra hoặc lạc, hoặc khổ; nói tỷ giới hoặc ngã, hoặc vô ngã, nói hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra hoặc ngã, hoặc vô ngã; nói tỷ giới hoặc tịnh, hoặc bất tịnh, nói hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra hoặc tịnh, hoặc bất tịnh và nếu người có khả năng nương các pháp như vậy mà tu hành an nhẫn là tu hành an nhẫn Ba-la-mật-đa. Lại nói thế này: Người tu hành an nhẫn nên cầu tỷ giới hoặc thường, hoặc vô thường, nên cầu hương giới cho đến các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra hoặc thường, hoặc vô thường; nên cầu tỷ giới hoặc lạc, hoặc khổ, nên cầu hương giới cho đến các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra hoặc lạc, hoặc khổ; nên cầu tỷ giới hoặc ngã, hoặc vô ngã, nên cầu hương giới cho đến các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra hoặc ngã, hoặc vô ngã; nên cầu tỷ giới hoặc tịnh, hoặc bất tịnh, nên cầu hương giới cho đến các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra hoặc tịnh, hoặc bất tịnh và nếu người có khả năng cầu các pháp như vậy mà tu hành an nhẫn là tu hành an nhẫn Ba-la-mật-đa.
Này Kiều Thi Ca! Nếu thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v… cầu tỷ giới hoặc thường, hoặc vô thường, cầu hương giới cho đến các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra hoặc thường, hoặc vô thường; cầu tỷ giới hoặc lạc, hoặc khổ, cầu hương giới cho đến các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra hoặc lạc, hoặc khổ; cầu tỷ giới hoặc ngã, hoặc vô ngã, cầu hương giới cho đến các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra hoặc ngã, hoặc vô ngã; cầu tỷ giới hoặc tịnh, hoặc bất tịnh, cầu hương giới cho đến các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra hoặc tịnh, hoặc bất tịnh như thế, để nương vào các pháp này mà tu hành an nhẫn thì ta gọi là tu hành an nhẫn Ba-la-mật-đa hữu sở đắc tương tợ.
Này Kiều Thi Ca! Như trước đã nói, nên biết, đều là nói về an nhẫn Ba-la-mật-đa hữu sở đắc tương tợ.
Lại nữa, Kiều Thi Ca! Nếu thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v... vì người phát tâm Vô thượng Bồ-đề mà nói thiệt giới hoặc thường, hoặc vô thường, nói vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra hoặc thường, hoặc vô thường; nói thiệt giới hoặc lạc, hoặc khổ, nói vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra hoặc lạc, hoặc khổ; nói thiệt giới hoặc ngã, hoặc vô ngã, nói vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra hoặc ngã, hoặc vô ngã; nói thiệt giới hoặc tịnh, hoặc bất tịnh, nói vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra hoặc tịnh, hoặc bất tịnh và nếu người có khả năng nương các pháp như vậy mà tu hành an nhẫn là tu hành an nhẫn Ba-la-mật-đa. Lại nói thế này: Người tu hành an nhẫn nên cầu thiệt giới hoặc thường, hoặc vô thường, nên cầu vị giới cho đến các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra hoặc thường, hoặc vô thường; nên cầu thiệt giới hoặc lạc, hoặc khổ, nên cầu vị giới cho đến các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra hoặc lạc, hoặc khổ; nên cầu thiệt giới hoặc ngã, hoặc vô ngã, nên cầu vị giới cho đến các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra hoặc ngã, hoặc vô ngã; nên cầu thiệt giới hoặc tịnh, hoặc bất tịnh, nên cầu vị giới cho đến các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra hoặc tịnh, hoặc bất tịnh và nếu người có khả năng cầu các pháp như vậy mà tu hành an nhẫn là tu hành an nhẫn Ba-la-mật-đa.
Này Kiều Thi Ca! Nếu thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v… cầu thiệt giới hoặc thường, hoặc vô thường, cầu vị giới cho đến các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra hoặc thường, hoặc vô thường; cầu thiệt giới hoặc lạc, hoặc khổ, cầu vị giới cho đến các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra hoặc lạc, hoặc khổ; cầu thiệt giới hoặc ngã, hoặc vô ngã, cầu vị giới cho đến các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra hoặc ngã, hoặc vô ngã; cầu thiệt giới hoặc tịnh, hoặc bất tịnh, cầu vị giới cho đến các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra hoặc tịnh, hoặc bất tịnh như thế, để nương vào các pháp này mà tu hành an nhẫn thì ta gọi là tu hành an nhẫn Ba-la-mật-đa hữu sở đắc tương tợ.
Này Kiều Thi Ca! Như trước đã nói, nên biết, đều là nói về an nhẫn Ba-la-mật-đa hữu sở đắc tương tợ.
Lại nữa, Kiều Thi Ca! Nếu thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v... vì người phát tâm Vô thượng Bồ-đề mà nói thân giới hoặc thường, hoặc vô thường, nói xúc giới, thân thức giới và thân xúc cùng các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra hoặc thường, hoặc vô thường; nói thân giới hoặc lạc, hoặc khổ, nói xúc giới, thân thức giới và thân xúc cùng các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra hoặc lạc, hoặc khổ; nói thân giới hoặc ngã, hoặc vô ngã, nói xúc giới, thân thức giới và thân xúc cùng các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra hoặc ngã, hoặc vô ngã; nói thân giới hoặc tịnh, hoặc bất tịnh, nói xúc giới, thân thức giới và thân xúc cùng các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra hoặc tịnh, hoặc bất tịnh và nếu người có khả năng nương các pháp như vậy mà tu hành an nhẫn là tu hành an nhẫn Ba-la-mật-đa. Lại nói thế này: Người tu hành an nhẫn nên cầu thân giới hoặc thường, hoặc vô thường, nên cầu xúc giới cho đến các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra hoặc thường, hoặc vô thường; nên cầu thân giới hoặc lạc, hoặc khổ, nên cầu xúc giới cho đến các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra hoặc lạc, hoặc khổ; nên cầu thân giới hoặc ngã, hoặc vô ngã, nên cầu xúc giới cho đến các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra hoặc ngã, hoặc vô ngã; nên cầu thân giới hoặc tịnh, hoặc bất tịnh, nên cầu xúc giới cho đến các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra hoặc tịnh, hoặc bất tịnh và nếu người có khả năng cầu các pháp như vậy mà tu hành an nhẫn là tu hành an nhẫn Ba-la-mật-đa.
Này Kiều Thi Ca! Nếu thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v… cầu thân giới hoặc thường, hoặc vô thường, cầu xúc giới cho đến các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra hoặc thường, hoặc vô thường; cầu thân giới hoặc lạc, hoặc khổ, cầu xúc giới cho đến các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra hoặc lạc, hoặc khổ; cầu thân giới hoặc ngã, hoặc vô ngã, cầu xúc giới cho đến các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra hoặc ngã, hoặc vô ngã; cầu thân giới hoặc tịnh, hoặc bất tịnh, cầu xúc giới cho đến các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra hoặc tịnh, hoặc bất tịnh như thế, để nương vào các pháp này mà tu hành an nhẫn thì ta gọi là tu hành an nhẫn Ba-la-mật-đa hữu sở đắc tương tợ.
Này Kiều Thi Ca! Như trước đã nói, nên biết, đều là nói về an nhẫn Ba-la-mật-đa hữu sở đắc tương tợ.
Lại nữa, Kiều Thi Ca! Nếu thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v... vì người phát tâm Vô thượng Bồ-đề mà nói ý giới hoặc thường, hoặc vô thường, nói pháp giới, ý thức giới và ý xúc cùng các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra hoặc thường, hoặc vô thường; nói ý giới hoặc lạc, hoặc khổ, nói pháp giới, ý thức giới và ý xúc cùng các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra hoặc lạc, hoặc khổ; nói ý giới hoặc ngã, hoặc vô ngã, nói pháp giới, ý thức giới và ý xúc cùng các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra hoặc ngã, hoặc vô ngã; nói ý giới hoặc tịnh, hoặc bất tịnh, nói pháp giới, ý thức giới và ý xúc cùng các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra hoặc tịnh, hoặc bất tịnh và nếu người có khả năng nương các pháp như vậy mà tu hành an nhẫn là tu hành an nhẫn Ba-la-mật-đa. Lại nói thế này: Người tu hành an nhẫn nên cầu ý giới hoặc thường, hoặc vô thường, nên cầu pháp giới cho đến các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra hoặc thường, hoặc vô thường; nên cầu ý giới hoặc lạc, hoặc khổ, nên cầu pháp giới cho đến các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra hoặc lạc, hoặc khổ; nên cầu ý giới hoặc ngã, hoặc vô ngã, nên cầu pháp giới cho đến các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra hoặc ngã, hoặc vô ngã; nên cầu ý giới hoặc tịnh, hoặc bất tịnh, nên cầu pháp giới cho đến các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra hoặc tịnh, hoặc bất tịnh và nếu người có khả năng cầu các pháp như vậy mà tu hành an nhẫn là tu hành an nhẫn Ba-la-mật-đa.
Này Kiều Thi Ca! Nếu thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v… cầu ý giới hoặc thường, hoặc vô thường, cầu pháp giới cho đến các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra hoặc thường, hoặc vô thường; cầu ý giới hoặc lạc, hoặc khổ, cầu pháp giới cho đến các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra hoặc lạc, hoặc khổ; cầu ý giới hoặc ngã, hoặc vô ngã, cầu pháp giới cho đến các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra hoặc ngã, hoặc vô ngã; cầu ý giới hoặc tịnh, hoặc bất tịnh, cầu pháp giới cho đến các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra hoặc tịnh, hoặc bất tịnh như thế, để nương vào các pháp này mà tu hành an nhẫn thì ta gọi là tu hành an nhẫn Ba-la-mật-đa hữu sở đắc tương tợ.
Này Kiều Thi Ca! Như trước đã nói, nên biết, đều là nói về an nhẫn Ba-la-mật-đa hữu sở đắc tương tợ.
Lại nữa, Kiều Thi Ca! Nếu thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v... vì người phát tâm Vô thượng Bồ-đề mà nói địa giới hoặc thường, hoặc vô thường, nói thủy, hỏa, phong, không, thức giới hoặc thường, hoặc vô thường; nói địa giới hoặc lạc, hoặc khổ, nói thủy, hỏa, phong, không, thức giới hoặc lạc, hoặc khổ; nói địa giới hoặc ngã, hoặc vô ngã, nói thủy, hỏa, phong, không, thức giới hoặc ngã, hoặc vô ngã; nói địa giới hoặc tịnh, hoặc bất tịnh, nói thủy, hỏa, phong, không, thức giới hoặc tịnh, hoặc bất tịnh và nếu người có khả năng nương các pháp như thế mà tu hành an nhẫn là tu hành an nhẫn Ba-la-mật-đa. Lại nói thế này: Người tu hành an nhẫn nên cầu địa giới hoặc thường, hoặc vô thường, nên cầu thủy, hỏa, phong, không, thức giới hoặc thường, hoặc vô thường; nên cầu địa giới hoặc lạc, hoặc khổ, nên cầu thủy, hỏa, phong, không, thức giới hoặc lạc, hoặc khổ; nên cầu địa giới hoặc ngã, hoặc vô ngã, nên cầu thủy, hỏa, phong, không, thức giới hoặc ngã, hoặc vô ngã; nên cầu địa giới hoặc tịnh, hoặc bất tịnh, nên cầu thủy, hỏa, phong, không, thức giới hoặc tịnh, hoặc bất tịnh và nếu người có khả năng cầu các pháp như vậy mà tu hành an nhẫn là tu hành an nhẫn Ba-la-mật-đa.
Này Kiều Thi Ca! Nếu thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v… cầu địa giới hoặc thường, hoặc vô thường, cầu thủy, hỏa, phong, không, thức giới hoặc thường, hoặc vô thường; cầu địa giới hoặc lạc, hoặc khổ, cầu thủy, hỏa, phong, không, thức giới hoặc lạc, hoặc khổ; cầu địa giới hoặc ngã, hoặc vô ngã, cầu thủy, hỏa, phong, không, thức giới hoặc ngã, hoặc vô ngã; cầu địa giới hoặc tịnh, hoặc bất tịnh, cầu thủy, hỏa, phong, không, thức giới hoặc tịnh, hoặc bất tịnh như thế, để nương vào các pháp này mà tu hành an nhẫn thì ta gọi là tu hành an nhẫn Ba-la-mật-đa hữu sở đắc tương tợ.
Này Kiều Thi Ca! Như trước đã nói, nên biết, đều là nói về an nhẫn Ba-la-mật-đa hữu sở đắc tương tợ.
Lại nữa, Kiều Thi Ca! Nếu thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v... vì người phát tâm Vô thượng Bồ-đề mà nói vô minh hoặc thường, hoặc vô thường, nói hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não hoặc thường, hoặc vô thường; nói vô minh hoặc lạc, hoặc khổ, nói hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não hoặc lạc, hoặc khổ; nói vô minh hoặc ngã, hoặc vô ngã, nói hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não hoặc ngã, hoặc vô ngã; nói vô minh hoặc tịnh, hoặc bất tịnh, nói hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não hoặc tịnh, hoặc bất tịnh và nếu người có khả năng nương các pháp như vậy mà tu hành an nhẫn là tu hành an nhẫn Ba-la-mật-đa. Lại nói thế này: Người tu hành an nhẫn nên cầu vô minh hoặc thường, hoặc vô thường, nên cầu hành cho đến lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não hoặc thường, hoặc vô thường; nên cầu vô minh hoặc lạc, hoặc khổ, nên cầu hành cho đến lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não hoặc lạc, hoặc khổ; nên cầu vô minh hoặc ngã, hoặc vô ngã, nên cầu hành cho đến lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não hoặc ngã, hoặc vô ngã; nên cầu vô minh hoặc tịnh, hoặc bất tịnh, nên cầu hành cho đến lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não hoặc tịnh, hoặc bất tịnh và nếu người có khả năng cầu các pháp như vậy mà tu hành an nhẫn là tu hành an nhẫn Ba-la-mật-đa.
Này Kiều Thi Ca! Nếu thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v… cầu vô minh hoặc thường, hoặc vô thường, cầu hành cho đến lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não hoặc thường, hoặc vô thường; cầu vô minh hoặc lạc, hoặc khổ, cầu hành cho đến lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não hoặc lạc, hoặc khổ; cầu vô minh hoặc ngã, hoặc vô ngã, cầu hành cho đến lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não hoặc ngã, hoặc vô ngã; cầu vô minh hoặc tịnh, hoặc bất tịnh, cầu hành cho đến lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não hoặc tịnh, hoặc bất tịnh như thế, để nương vào các pháp này mà tu hành an nhẫn thì ta gọi là tu hành an nhẫn Ba-la-mật-đa hữu sở đắc tương tợ.
Này Kiều Thi Ca! Như trước đã nói, nên biết, đều là nói về an nhẫn Ba-la-mật-đa hữu sở đắc tương tợ.
Lại nữa, Kiều Thi Ca! Nếu thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v... vì người phát tâm Vô thượng Bồ-đề mà nói bố thí Ba-la-mật-đa hoặc thường, hoặc vô thường, nói tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã-ba-la-mật-đa hoặc thường, hoặc vô thường; nói bố thí Ba-la-mật-đa hoặc lạc, hoặc khổ, nói tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã-ba-la-mật-đa hoặc lạc, hoặc khổ; nói bố thí Ba-la-mật-đa hoặc ngã, hoặc vô ngã, nói tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã-ba-la-mật-đa hoặc ngã, hoặc vô ngã; nói bố thí Ba-la-mật-đa hoặc tịnh, hoặc bất tịnh, nói tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã-ba-la-mật-đa hoặc tịnh, hoặc bất tịnh và nếu người có khả năng nương các pháp như thế mà tu hành an nhẫn là tu hành an nhẫn Ba-la-mật-đa. Lại nói thế này: Người tu hành an nhẫn nên cầu bố thí Ba-la-mật-đa hoặc thường, hoặc vô thường, nên cầu tịnh giới cho đến Bát-nhã-ba-la-mật-đa hoặc thường, hoặc vô thường; nên cầu bố thí Ba-la-mật-đa hoặc lạc, hoặc khổ, nên cầu tịnh giới cho đến Bát-nhã-ba-la-mật-đa hoặc lạc, hoặc khổ; nên cầu bố thí Ba-la-mật-đa hoặc ngã, hoặc vô ngã, nên cầu tịnh giới cho đến Bát-nhã-ba-la-mật-đa hoặc ngã, hoặc vô ngã; nên cầu bố thí Ba-la-mật-đa hoặc tịnh, hoặc bất tịnh, nên cầu tịnh giới cho đến Bát-nhã-ba-la-mật-đa hoặc tịnh, hoặc bất tịnh và nếu người có khả năng cầu các pháp như vậy mà tu hành an nhẫn là tu hành an nhẫn Ba-la-mật-đa.
Này Kiều Thi Ca! Nếu thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v… cầu bố thí Ba-la-mật-đa hoặc thường, hoặc vô thường, cầu tịnh giới cho đến Bát-nhã-ba-la-mật-đa hoặc thường, hoặc vô thường; cầu bố thí Ba-la-mật-đa hoặc lạc, hoặc khổ, cầu tịnh giới cho đến Bát-nhã-ba-la-mật-đa hoặc lạc, hoặc khổ; cầu bố thí Ba-la-mật-đa hoặc ngã, hoặc vô ngã, cầu tịnh giới cho đến Bát-nhã-ba-la-mật-đa hoặc ngã, hoặc vô ngã; cầu bố thí Ba-la-mật-đa hoặc tịnh, hoặc bất tịnh, cầu tịnh giới cho đến Bát-nhã-ba-la-mật-đa hoặc tịnh, hoặc bất tịnh như thế, để nương vào các pháp này mà tu hành an nhẫn thì ta gọi là tu hành an nhẫn Ba-la-mật-đa hữu sở đắc tương tợ.
Này Kiều Thi Ca! Như trước đã nói, nên biết, đều là nói về an nhẫn Ba-la-mật-đa hữu sở đắc tương tợ.
Lại nữa, Kiều Thi Ca! Nếu thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v... vì người phát tâm Vô thượng Bồ-đề mà nói pháp không nội hoặc thường, hoặc vô thường, nói pháp không ngoại, pháp không nội ngoại, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh hoặc thường, hoặc vô thường; nói pháp không nội hoặc lạc, hoặc khổ, nói pháp không ngoại, pháp không nội ngoại, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh hoặc lạc, hoặc khổ; nói pháp không nội hoặc ngã, hoặc vô ngã, nói pháp không ngoại, pháp không nội ngoại, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh hoặc ngã, hoặc vô ngã; nói pháp không nội hoặc tịnh, hoặc bất tịnh, nói pháp không ngoại, pháp không nội ngoại, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh hoặc tịnh, hoặc bất tịnh và nếu người có khả năng nương các pháp như thế mà tu hành an nhẫn là tu hành an nhẫn Ba-la-mật-đa. Lại nói thế này: Người tu hành an nhẫn nên cầu pháp không nội hoặc thường, hoặc vô thường, nên cầu pháp không ngoại cho đến pháp không không tánh tự tánh hoặc thường, hoặc vô thường; nên cầu pháp không nội hoặc lạc, hoặc khổ, nên cầu pháp không ngoại cho đến pháp không không tánh tự tánh hoặc lạc, hoặc khổ; nên cầu pháp không nội hoặc ngã, hoặc vô ngã, nên cầu pháp không ngoại cho đến pháp không không tánh tự tánh hoặc ngã, hoặc vô ngã; nên cầu pháp không nội hoặc tịnh, hoặc bất tịnh, nên cầu pháp không ngoại cho đến pháp không không tánh tự tánh hoặc tịnh, hoặc bất tịnh và nếu người có khả năng cầu các pháp như vậy mà tu hành an nhẫn là tu hành an nhẫn Ba-la-mật-đa.
Này Kiều Thi Ca! Nếu thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v… cầu pháp không nội hoặc thường, hoặc vô thường, cầu pháp không ngoại cho đến pháp không không tánh tự tánh hoặc thường, hoặc vô thường; cầu pháp không nội hoặc lạc, hoặc khổ, cầu pháp không ngoại cho đến pháp không không tánh tự tánh hoặc lạc, hoặc khổ; cầu pháp không nội hoặc ngã, hoặc vô ngã, cầu pháp không ngoại cho đến pháp không không tánh tự tánh hoặc ngã, hoặc vô ngã; cầu pháp không nội hoặc tịnh, hoặc bất tịnh, cầu pháp không ngoại cho đến pháp không không tánh tự tánh hoặc tịnh, hoặc bất tịnh như thế, để nương vào các pháp này mà tu hành an nhẫn thì ta gọi là tu hành an nhẫn Ba-la-mật-đa hữu sở đắc tương tợ.
Này Kiều Thi Ca! Như trước đã nói, nên biết, đều là nói về an nhẫn Ba-la-mật-đa hữu sở đắc tương tợ.
Lại nữa, Kiều Thi Ca! Nếu thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v... vì người phát tâm Vô thượng Bồ-đề mà nói chơn như hoặc thường, hoặc vô thường, nói pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, định pháp, trụ pháp, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì hoặc thường, hoặc vô thường; nói chơn như hoặc lạc, hoặc khổ, nói pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, định pháp, trụ pháp, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì hoặc lạc, hoặc khổ; nói chơn như hoặc ngã, hoặc vô ngã, nói pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, định pháp, trụ pháp, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì hoặc ngã, hoặc vô ngã; nói chơn như hoặc tịnh, hoặc bất tịnh, nói pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, định pháp, trụ pháp, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì hoặc tịnh, hoặc bất tịnh và nếu người có khả năng nương các pháp như thế mà tu hành an nhẫn là tu hành an nhẫn Ba-la-mật-đa. Lại nói thế này: Người tu hành an nhẫn nên cầu chơn như hoặc thường, hoặc vô thường, nên cầu pháp giới cho đến cảnh giới bất tư nghì hoặc thường, hoặc vô thường; nên cầu chơn như hoặc lạc, hoặc khổ, nên cầu pháp giới cho đến cảnh giới bất tư nghì hoặc lạc, hoặc khổ; nên cầu chơn như hoặc ngã, hoặc vô ngã, nên cầu pháp giới cho đến cảnh giới bất tư nghì hoặc ngã, hoặc vô ngã; nên cầu chơn như hoặc tịnh, hoặc bất tịnh, nên cầu pháp giới cho đến cảnh giới bất tư nghì hoặc tịnh, hoặc bất tịnh và nếu người có khả năng cầu các pháp như vậy mà tu hành an nhẫn là tu hành an nhẫn Ba-la-mật-đa.
Này Kiều Thi Ca! Nếu thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v… cầu chơn như hoặc thường, hoặc vô thường, cầu pháp giới cho đến cảnh giới bất tư nghì hoặc thường, hoặc vô thường; cầu chơn như hoặc lạc, hoặc khổ, cầu pháp giới cho đến cảnh giới bất tư nghì hoặc lạc, hoặc khổ; cầu chơn như hoặc ngã, hoặc vô ngã, cầu pháp giới cho đến cảnh giới bất tư nghì hoặc ngã, hoặc vô ngã; cầu chơn như hoặc tịnh, hoặc bất tịnh, cầu pháp giới cho đến cảnh giới bất tư nghì hoặc tịnh, hoặc bất tịnh như thế, để nương vào các pháp này mà tu hành an nhẫn thì ta gọi là tu hành an nhẫn Ba-la-mật-đa hữu sở đắc tương tợ.
Này Kiều Thi Ca! Như trước đã nói, nên biết, đều là nói về an nhẫn Ba-la-mật-đa hữu sở đắc tương tợ.
Lại nữa, Kiều Thi Ca! Nếu thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v... vì người phát tâm Vô thượng Bồ-đề mà nói Thánh đế khổ hoặc thường, hoặc vô thường, nói Thánh đế tập, diệt, đạo hoặc thường, hoặc vô thường; nói Thánh đế khổ hoặc lạc, hoặc khổ, nói Thánh đế tập, diệt, đạo hoặc lạc, hoặc khổ; nói Thánh đế khổ hoặc ngã, hoặc vô ngã, nói Thánh đế tập, diệt, đạo hoặc ngã, hoặc vô ngã; nói Thánh đế khổ hoặc tịnh, hoặc bất tịnh, nói Thánh đế tập, diệt, đạo hoặc tịnh, hoặc bất tịnh và nếu người có khả năng nương các pháp như thế mà tu hành an nhẫn là tu hành an nhẫn Ba-la-mật-đa. Lại nói thế này: Người tu hành an nhẫn nên cầu Thánh đế khổ hoặc thường, hoặc vô thường, nên cầu Thánh đế tập, diệt, đạo hoặc thường, hoặc vô thường; nên cầu Thánh đế khổ hoặc lạc, hoặc khổ, nên cầu Thánh đế tập, diệt, đạo hoặc lạc, hoặc khổ; nên cầu Thánh đế khổ hoặc ngã, hoặc vô ngã, nên cầu Thánh đế tập, diệt, đạo hoặc ngã, hoặc vô ngã; nên cầu Thánh đế khổ hoặc tịnh, hoặc bất tịnh, nên cầu Thánh đế tập, diệt, đạo hoặc tịnh, hoặc bất tịnh và nếu người có khả năng cầu các pháp như vậy mà tu hành an nhẫn là tu hành an nhẫn Ba-la-mật-đa.
Này Kiều Thi Ca! Nếu thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v… cầu Thánh đế khổ hoặc thường, hoặc vô thường, cầu Thánh đế tập, diệt, đạo hoặc thường, hoặc vô thường; cầu Thánh đế khổ hoặc lạc, hoặc khổ, cầu Thánh đế tập, diệt, đạo hoặc lạc, hoặc khổ; cầu Thánh đế khổ hoặc ngã, hoặc vô ngã, cầu Thánh đế tập, diệt, đạo hoặc ngã, hoặc vô ngã; cầu Thánh đế khổ hoặc tịnh, hoặc bất tịnh, cầu Thánh đế tập, diệt, đạo hoặc tịnh, hoặc bất tịnh như thế, để nương vào các pháp này mà tu hành an nhẫn thì ta gọi là tu hành an nhẫn Ba-la-mật-đa hữu sở đắc tương tợ.
Này Kiều Thi Ca! Như trước đã nói, nên biết, đều là nói về an nhẫn Ba-la-mật-đa hữu sở đắc tương tợ.
Lại nữa, Kiều Thi Ca! Nếu thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v... vì người phát tâm Vô thượng Bồ-đề mà nói bốn tịnh lự hoặc thường, hoặc vô thường, nói bốn vô lượng, bốn định vô sắc hoặc thường, hoặc vô thường; nói bốn tịnh lự hoặc lạc, hoặc khổ, nói bốn vô lượng, bốn định vô sắc hoặc lạc, hoặc khổ; nói bốn tịnh lự hoặc ngã, hoặc vô ngã, nói bốn vô lượng, bốn định vô sắc hoặc ngã, hoặc vô ngã; nói bốn tịnh lự hoặc tịnh, hoặc bất tịnh, nói bốn vô lượng, bốn định vô sắc hoặc tịnh, hoặc bất tịnh và nếu người có khả năng nương các pháp như thế mà tu hành an nhẫn là tu hành an nhẫn Ba-la-mật-đa. Lại nói thế này: Người tu hành an nhẫn nên cầu bốn tịnh lự hoặc thường, hoặc vô thường, nên cầu bốn vô lượng, bốn định vô sắc hoặc thường, hoặc vô thường; nên cầu bốn tịnh lự hoặc lạc, hoặc khổ, nên cầu bốn vô lượng, bốn định vô sắc hoặc lạc, hoặc khổ; nên cầu bốn tịnh lự hoặc ngã, hoặc vô ngã, nên cầu bốn vô lượng, bốn định vô sắc hoặc ngã, hoặc vô ngã; nên cầu bốn tịnh lự hoặc tịnh, hoặc bất tịnh, nên cầu bốn vô lượng, bốn định vô sắc hoặc tịnh, hoặc bất tịnh và nếu người có khả năng cầu các pháp như vậy mà tu hành an nhẫn là tu hành an nhẫn Ba-la-mật-đa.
Này Kiều Thi Ca! Nếu thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v… cầu bốn tịnh lự hoặc thường, hoặc vô thường, cầu bốn vô lượng, bốn định vô sắc hoặc thường, hoặc vô thường; cầu bốn tịnh lự hoặc lạc, hoặc khổ, cầu bốn vô lượng, bốn định vô sắc hoặc lạc, hoặc khổ; cầu bốn tịnh lự hoặc ngã, hoặc vô ngã, cầu bốn vô lượng, bốn định vô sắc hoặc ngã, hoặc vô ngã; cầu bốn tịnh lự hoặc tịnh, hoặc bất tịnh, cầu bốn vô lượng, bốn định vô sắc hoặc tịnh, hoặc bất tịnh như thế, để nương vào các pháp này mà tu hành an nhẫn thì ta gọi là tu hành an nhẫn Ba-la-mật-đa hữu sở đắc tương tợ.
Này Kiều Thi Ca! Như trước đã nói, nên biết, đều là nói về an nhẫn Ba-la-mật-đa hữu sở đắc tương tợ.
Quyển 141
Hết

    « Xem quyển trước «      « Kinh này có tổng cộng 600 quyển »       » Xem quyển tiếp theo »

Tải về dạng file RTF

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Một trăm truyện tích nhân duyên (Trăm bài kinh Phật)


Kinh Duy-ma-cật (Hán-Việt)


Chuyện Vãng Sanh - Tập 3


Lược sử Phật giáo

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.





Quý vị đang truy cập từ IP 18.222.80.122 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập