Không thể lấy hận thù để diệt trừ thù hận. Kinh Pháp cú
Người biết xấu hổ thì mới làm được điều lành. Kẻ không biết xấu hổ chẳng khác chi loài cầm thú.Kinh Lời dạy cuối cùng
Xưa, vị lai, và nay, đâu có sự kiện này: Người hoàn toàn bị chê,người trọn vẹn được khen.Kinh Pháp cú (Kệ số 228)
Như bông hoa tươi đẹp, có sắc nhưng không hương. Cũng vậy, lời khéo nói, không làm, không kết quả.Kinh Pháp cú (Kệ số 51)
Nhà lợp không kín ắt bị mưa dột. Tâm không thường tu tập ắt bị tham dục xâm chiếm.Kinh Pháp cú (Kệ số 13)
Dầu nói ra ngàn câu nhưng không lợi ích gì, tốt hơn nói một câu có nghĩa, nghe xong tâm ý được an tịnh vui thích.Kinh Pháp cú (Kệ số 101)
Bậc trí bảo vệ thân, bảo vệ luôn lời nói, bảo vệ cả tâm tư, ba nghiệp khéo bảo vệ.Kinh Pháp Cú (Kệ số 234)
Khi ăn uống nên xem như dùng thuốc để trị bệnh, dù ngon dù dở cũng chỉ dùng đúng mức, đưa vào thân thể chỉ để khỏi đói khát mà thôi.Kinh Lời dạy cuối cùng
Như ngôi nhà khéo lợp, mưa không xâm nhập vào. Cũng vậy tâm khéo tu, tham dục không xâm nhập.Kinh Pháp cú (Kệ số 14)
Ai dùng các hạnh lành, làm xóa mờ nghiệp ác, chói sáng rực đời này, như trăng thoát mây che.Kinh Pháp cú (Kệ số 173)

Trang chủ »» Kinh Bắc truyền »» Bản Việt dịch Tam Quy Ngũ Giới Từ Tâm Yếm Li Công Đức Kinh [三歸五戒慈心厭離功德經] »»

Kinh điển Bắc truyền »» Bản Việt dịch Tam Quy Ngũ Giới Từ Tâm Yếm Li Công Đức Kinh [三歸五戒慈心厭離功德經]

» Tải tất cả bản dịch (file RTF) » Việt dịch (1) » Việt dịch (2) » Hán văn » Phiên âm Hán Việt » Càn Long (PDF, 0.12 MB) » Vĩnh Lạc (PDF, 0.06 MB)

Chọn dữ liệu để xem đối chiếu song song:

Kinh Công Đức Tam Quy, Ngũ Giới, Từ Tâm, Nhàm Chán

Việt dịch: Huyền Thanh

Nhằm tạo điều kiện để tất cả độc giả đều có thể tham gia soát lỗi chính tả trong các bản kinh Việt dịch, chúng tôi cho hiển thị các bản Việt dịch này dù vẫn còn nhiều lỗi. Kính mong quý độc giả cùng tham gia soát lỗi bằng cách gửi email thông báo những chỗ có lỗi cho chúng tôi qua địa chỉ admin@rongmotamhon.net

Đại Tạng Kinh Việt Nam
Font chữ:

Nghe như vầy. Một thời Đức Phật ngự trong vườn Kỳ Thọ Cấp Cô Độc (Jeṭavaṇe’nāthapiṇḍadasyārāma) tại nước Xá-Vệ (Śrāvastya).
Đức Phật vì Trưởng Giả A Na Bân Để (Anāthapiṇḍada: Tu Đạt, là trưởng giả Cấp Cô Độc) nói: “ Quá khứ lâu xa, có vị Phạm Chí tên là Tỳ La Ma có rất nhiều tiền tài, vật báu. Khi đem bố thí thời dùng tám vạn bốn ngàn cái bát bằng vàng chứa đầy bạc vụn, tám vạn bốn ngàn cái bát bằng bạc chứa đầy vàng vụn. Lại dùng tám vạn bốn ngàn cái Táo Quán (vật khí chứa nước rửa tay rửa mặt) bằng vàng bạc. Lại đem bốn vạn tám ngàn con bò đều dùng vàng bạc che trùm cái sừng. Lại đem tám vạn bốn ngàn Ngọc Nữ trang nghiêm đầy đủ. Lại đem tám vạn bốn ngàn Ngọa Cụ (śayanāsana:còn gọi là Phu Cụ chỉ giường phản, đệm chiếu, mành trướng, gối…)
có mọi lụa màu che phủ bên trên. Lại đem tám vạn bốn ngàn quần áo (y thường). Lại đem tám vạn bốn ngàn voi ngựa đều dùng yên cương bằng vàng bạc. Lại đem tám vạn bốn ngàn phòng xá bố thí. Lại ở bốn cửa thành bố thí, tùy theo ước muốn của người ấy thảy đều ban cho. Lại đem một phòng xá ban cho Chiêu Đề Tăng (Cātur¬diśa: phòng giành cho chư Tăng ở bốn phương)
Như Phước bố thí bên trên chẳng bằng thọ nhận ba Tự Quy. Sở dĩ như thế là vì người thọ nhận Tam Quy ban cho tất cả chúng sinh sự không có sợ hãi. Chính vì thế cho nên quy Phật Pháp Tăng thì phước ấy chẳng thể tính toán đo lường được.
Như Phước bố thí với thọ nhận Tam Quy bên trên, lại chẳng bằng Phước thọ nhận năm Giới. Vì người thọ nhận năm Giới có Công Đức đầy đủ Phước thù thắng ấy vậy.
Như Phước bố thí với thọ nhận Tam Quy, Ngũ Giới lại chẳng bằng Phước của một khoảng búng ngón tay Từ Niệm (nghĩ nhớ yêu thương giúp đỡ) cho chúng sinh.
Như Phước bố thí vớ