Của cải và sắc dục đến mà người chẳng chịu buông bỏ, cũng tỷ như lưỡi dao có dính chút mật, chẳng đủ thành bữa ăn ngon, trẻ con liếm vào phải chịu cái họa đứt lưỡi.Kinh Bốn mươi hai chương
Lời nói được thận trọng, tâm tư khéo hộ phòng, thân chớ làm điều ác, hãy giữ ba nghiệp tịnh, chứng đạo thánh nhân dạyKinh Pháp Cú (Kệ số 281)
Lửa nào bằng lửa tham! Chấp nào bằng sân hận! Lưới nào bằng lưới si! Sông nào bằng sông ái!Kinh Pháp cú (Kệ số 251)
Chớ khinh tội nhỏ, cho rằng không hại; giọt nước tuy nhỏ, dần đầy hồ to! (Do not belittle any small evil and say that no ill comes about therefrom. Small is a drop of water, yet it fills a big vessel.)Kinh Đại Bát Niết-bàn
Người ta thuận theo sự mong ước tầm thường, cầu lấy danh tiếng. Khi được danh tiếng thì thân không còn nữa.Kinh Bốn mươi hai chương
Sự nguy hại của nóng giận còn hơn cả lửa dữ. Kinh Lời dạy cuối cùng
Nhẫn nhục có nhiều sức mạnh vì chẳng mang lòng hung dữ, lại thêm được an lành, khỏe mạnh.Kinh Bốn mươi hai chương
Người có trí luôn thận trọng trong cả ý nghĩ, lời nói cũng như việc làm. Kinh Pháp cú
Dễ thay thấy lỗi người, lỗi mình thấy mới khó.Kinh Pháp cú (Kệ số 252)
Cái hại của sự nóng giận là phá hoại các pháp lành, làm mất danh tiếng tốt, khiến cho đời này và đời sau chẳng ai muốn gặp gỡ mình.Kinh Lời dạy cuối cùng

Trang chủ »» Kinh Bắc truyền »» Bản Việt dịch Phật Thuyết Chuyển Pháp Luân Kinh [佛說轉法輪經] »»

Kinh điển Bắc truyền »» Bản Việt dịch Phật Thuyết Chuyển Pháp Luân Kinh [佛說轉法輪經]


» Tải tất cả bản dịch (file RTF) » Hán văn » Phiên âm Hán Việt » Càn Long (PDF, 0.06 MB) » Vĩnh Lạc (PDF, 0.12 MB)

Chọn dữ liệu để xem đối chiếu song song:

Kinh Chuyển Pháp Luân

Việt dịch: Huyền Thanh

Nhằm tạo điều kiện để tất cả độc giả đều có thể tham gia soát lỗi chính tả trong các bản kinh Việt dịch, chúng tôi cho hiển thị các bản Việt dịch này dù vẫn còn nhiều lỗi. Kính mong quý độc giả cùng tham gia soát lỗi bằng cách gửi email thông báo những chỗ có lỗi cho chúng tôi qua địa chỉ admin@rongmotamhon.net

Đại Tạng Kinh Việt Nam
Font chữ:

Nghe như vầy. Một thời Đức Phật ngồi dưới cái cây trong vườn Lộc Dã (Mṛgadāva) tại nước Ba La Nại (Vārāṇasī)
Thời có một ngàn vị Tỳ Khưu, các vị Thiên Thần đều đến đầy dẫy bên cạnh Đại Hội, ở trong hư không. Lúc đó tự nhiên có bánh xe Pháp (Dharma-cakra: Pháp Luân) bay đến xoay chuyển ngay trước mặt Đức Phật.
Đức Phật dùng bàn tay vỗ về bánh xe (Cakra: Luân), nói rằng: “Hãy dừng đi ! Ta từ vô số kiếp đến nay, bị Danh Sắc (Nāma-rūpa) chuyển, chịu khổ vô lượng. Nay Ý của Si Ái đã dừng lại, Tình của Lậu Kết đã cởi bỏ, các Căn đã định, Sinh Tử đã cắt đứt, chẳng còn luân chuyển trong năm đường vậy”
Bánh xe liền dừng lại. Khi ấy Đức Phật bảo các Tỳ Khưu: “Thế Gian có hai việc rơi vào Biên Hành (lối đi ven bờ). Đệ Tử hành Đạo buông bỏ nhà cửa, suốt đời chẳng nên làm theo. Nhóm nào là hai ?
1_ Nghĩ nhớ Tham Dục, không có Chí trong sạch.
2_ Nương dựa, dính mắc vào sự luyến ái cái thân chẳng thể tinh tiến. Thế nên lùi về Biên Hành, chẳng được gặp Đức Phật, người có đầy đủ Đạo Đức.
Nếu vị Tỳ Khưu này chẳng nghĩ nhớ Tham Dục dính mắc vào hành động luyến ái cái thân, thời có thể được thọ nhận chính giữa (Thọ Trung)
Đức Như Lai Tối Chính Giác được con mắt, được Tuệ (Prajña) từ hai ven bờ, vượt qua, tự mình đến Nê Hoàn (Nirvāṇa: Niết Bàn)
Thế nào gọi là thọ nhận chính giữa (Thọ Trung) ? Ấy là tám con đường ngay thẳng (tức Bát Chính Đạo: Aṣṭāṅgika-mārga)
1_ Chính Kiến (Samyak-dṛṣti): cái thấy chính đúng
2_ Chính Tư (Samyak-saṃkalpa: Chính Tư Duy): suy nghĩ chính đúng
3_ Chính Ngôn (Samyak-vāc: Chính Ngữ): nói năng chính đúng
4_ Chính Hạnh (Samyak-karmānta: Chính Nghiệp): làm công việc chính đúng
5_ Chính Mệnh (Samyak-ājiva): nuôi mạng sống chính đúng
6_ Chính Trị (Samyak-vyāyāma: Chính Tinh Tiến): sửa trị chính đúng, hoặc tinh tiến chính đúng
7_ Chính Chí (Samyak-smṛti: Chính Niệm): ý chí chính đúng, hoặc nghĩ nhớ chính đúng
8_ Chính Định (Samyak-samādhi): an định Tâm chính đúng
Nếu các Tỳ Khưu, đầu cuối nghe Đạo, nên biết sâu xa “Khổ (Duḥkha¬āryāṇisatyāṇi: Khổ Thánh Đế) là Chân Đế (Paramārtha)”. Dùng một Tâm thọ nhận con mắt, thọ nhận sự vắng lặng suy nghĩ (Thiền Tư), thọ nhận sự sáng suốt (Prajña: Tuệ), thấy biết chỗ nghĩ nhớ khiến cho Ý hiểu biết rõ.
Nên biết sâu xa “Khổ Tập (Tập Thánh Đế: Samudaya-āryāṇisatyāṇi) tận hết là Chân Đế”. Đã thọ nhận con mắt quán sát, vắng lặng suy nghĩ, sáng suốt (Tuệ), thấybiết chỗ ghi nhớ khiến cho Ý hiểu biết rõ. Như vậy tận hết là Chân Đế
Thế nào gọi là Khổ (Duḥkha-āryāṇisatyāṇi: Khổ Thánh Đế) ? Ấy là Sinh ra, già yếu là khổ. Bệnh tật là Khổ. Lo buồn bực bội là Khổ. Oán ghét mà thường gặp nhau là Khổ. Đã yêu thương nhau mà phải chịu xa lìa là Khổ. Mong cầu mà chẳng được là Khổ. Chủ yếu từ năm Uẩn thọ nhận chịu đựng là Khổ
Thế nào gọi là Khổ Tập (Samudaya-āryāṇisatyāṇi: Khổ Tập Thánh Đế) ? Ấy là từ sự luyến ái (Tṛṣṇa) mà khiến cho lại có Tính ưa thích chẳng lìa mọi chỗ tham, vui. Sự luyến ái vướng vào Tham Dục (Rāga-tṛṣṇa: Dục Ái), sự luyến ái vướng vào sự có hình sắc (Rūpa-tṛṣṇa), sự luyến ái vướng vào sự chẳng có hình sắc (Na-rūpa: Bất sắc ái)…Tập (Samudaya) này là Khổ
Thế nào gọi là Khổ Tận (Nirodha-āryāṇisatyāṇi: Khổ Diệt Thánh Đế) ? Ấy là hiểu biết từ sự luyến ái lại có chỗ ưa thích. Nghĩ nhớ sự dâm dục (dâm niệm) thì chẳng thọ nhận, chẳng nghĩ nhớ, không có điều gì khác, không có dâm dục, buông bỏ, lặng nghĩ suy xét vùi lấp cái có. Như vậy là Tập (Samudaya) tận hết.
Thế nào gọi là Khổ Tập Tận Dục Thọ Đạo (Mārga-āryāṇisatyāṇi: Đạo Thánh Đế) ? Ấy là thọ nhận, hành tám con đường ngay thẳng: Chính Kiến, Chính Tư, Chính Ngôn, Chính Hạnh, Chính Mệnh, Chính Tri, Chính Chí, Chính Định. Đây là Khổ Tập Tận Thọ Đạo Chân Đế vậy.
Lại nữa Tỳ Khưu ! Khổ (Duḥkha) là Chân Đế. Khổ Tập (Samudaya) là Chân Đế. Khổ Tập Tận (Nirodha) là Chân Đế. Khổ Tập Tận Thọ Đạo (Aṣṭāṅgika-mārga: Bát Chính Đạo) là Chân Đế
Nếu người vốn từ xưa, chưa nghe Pháp này, nên thọ nhận con mắt quán sát, Thiền Hành, thọ nhận cái thấy sáng suốt (Tuệ Kiến), thọ nhận sự hiểu biết nghĩ nhớ khiến cho Ý được hiểu biết rõ.
Nếu khiến cho người ở ngay chốn này, chưa nghe Pháp bốn Đế (Catvāri-satya) đấy thì nên thọ nhận con mắt Đạo (Đạo Nhãn), thọ nhận sự vắng lặng suy nghĩ (Thiền Tư), thọ nhận sự hiểu biết sáng suốt (Tuệ Giác) khiến cho Ý thực hành, hiểu biết rõ.
Nếu các người ngay tại chỗ ấy, chưa được nghe Pháp bốn Đế này, cũng nên thọ nhận con mắt, thọ nhận sự lặng nghĩ suy xét (Thiền), thọ nhận sự sáng suốt (Tuệ), thọ nhận sự hiểu biết (Giác) khiến cho Ý được hiểu biết rõ.
Đây là bốn Đế, ba lần chuyển, hợp thành 12 việc. Người biết nhưng chưa trong sạch thì Ta chẳng trao cho vậy.
Tất cả Thế Gian, chư Thiên, người dân, hoặc Phạm (Brahma), hoặc Ma (Māra), Sa Môn (Śramaṇa), Phạm Chí (Brāhmaṇa: Bà La Môn) tự mình biết, chứng xong thọ nhận hành Giới, Định, Tuệ Giải Độ Tri Kiến thành, đây là bốn Cực. Sau đời này chẳng còn có lại nữa, lâu dài lìa Thế Gian không có lo lắng nữa.
Khi Đức Phật nói điều này thời nhóm Hiền Giả A Nhã Câu Lân (Ājñāta¬kauṇḍimya: A Nhã Kiều Trần Như) với tám ngàn cai (na do tha:Nayuta) vị Trời đều xa bụi bặm, lìa dơ bẩn, các con mắt Pháp (Pháp Nhãn: Dharma-cakṣu) được sinh ra
Một ngàn vị Tỳ Khưu ấy Lậu Tận Ý Giải (chặt đứt hết tất cả phiền não rồi Tâm được giải thoát) đều đắc A La Hán (Arhat) với các Tập Pháp bên trên cần phải dứt hết, tất cả đều chuyển. Tiếng của Chúng Hữu Pháp Luân (Bhagavat-dharma-cakra: bánh xe Pháp của Đức Thế Tôn) chuyển ba lần.
Chư Thiên, Thế Gian ở tại Pháp Địa (Dharma-bhūmi: đất Pháp) không có ai chẳng nghe khắp, cho đến cõi Tứ Thiên Vương (catvāsraḥ mahā-rājikāḥ) thứ nhất, Đao Lợi Thiên (Trāyastriṃśa: tức Tam Thập Tam Thiên), Diễm Thiên (Yama: Dạ Ma Thiên), Đâu Thuật Thiên (Tuṣita: Đâu Suất Thiên), Bất Kiêu Lạc Thiên (Nirmita-vaśa-vartinī: Hóa Tự Tại Thiên), Hóa Ứng Thanh Thiên (Paranirmita-vaśa¬vartinī: Tha Hóa Tự Tại Thiên) cho đến các cõi Phạm (Brahma-deva: Phạm Thiên) trong phút chốc đều nghe khắp.
Bấy giờ cõi Phật, ba ngàn mặt trời mặt trăng, một vạn hai ngàn trời đất đều chấn động lớn. Đấy vì Đức Phật Chúng Hữu (Buddha-bhagavat: Phật Thế Tôn) bắt đầu ở Ba La Nại (Vārāṇasī) dùng bánh xe Pháp vô thượng, chuyển điều chưa chuyển, chiếu soi vô số cõi, các Trời Người theo đây, được đắc Đạo.
Đức Phật nói điều này xong, (thời Đại Chúng) đều rất vui vẻ
PHẬT NÓI KINH CHUYỂN PHÁP LUÂN _Hết_

« Kinh này có tổng cộng 1 quyển »

Tải về dạng file RTF

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Phát tâm Bồ-đề


Nguyên lý duyên khởi


Chuyện Vãng Sanh - Tập 3


Chuyện Vãng Sanh - Tập 2

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.





Quý vị đang truy cập từ IP 44.213.66.116 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập