Nếu chuyên cần tinh tấn thì không có việc chi là khó. Ví như dòng nước nhỏ mà chảy mãi thì cũng làm mòn được hòn đá.Kinh Lời dạy cuối cùng
Khi ăn uống nên xem như dùng thuốc để trị bệnh, dù ngon dù dở cũng chỉ dùng đúng mức, đưa vào thân thể chỉ để khỏi đói khát mà thôi.Kinh Lời dạy cuối cùng
Nếu người nói nhiều kinh, không hành trì, phóng dật; như kẻ chăn bò người, không phần Sa-môn hạnh.Kinh Pháp cú (Kệ số 19)
Chớ khinh tội nhỏ, cho rằng không hại;
giọt nước tuy nhỏ, dần đầy hồ to!
(Do not belittle any small evil and say that no ill comes about therefrom. Small is a drop of water, yet it fills a big vessel.)Kinh Đại Bát Niết-bàn
Người ta vì ái dục sinh ra lo nghĩ; vì lo nghĩ sinh ra sợ sệt. Nếu lìa khỏi ái dục thì còn chi phải lo, còn chi phải sợ?Kinh Bốn mươi hai chương
Của cải và sắc dục đến mà người chẳng chịu buông bỏ, cũng tỷ như lưỡi dao có dính chút mật, chẳng đủ thành bữa ăn ngon, trẻ con liếm vào phải chịu cái họa đứt lưỡi.Kinh Bốn mươi hai chương
Tinh cần giữa phóng dật, tỉnh thức giữa quần mê.Người trí như ngựa phi, bỏ sau con ngựa hèn.Kính Pháp Cú (Kệ số 29)
Người thực hành ít ham muốn thì lòng được thản nhiên, không phải lo sợ chi cả, cho dù gặp việc thế nào cũng tự thấy đầy đủ.Kinh Lời dạy cuối cùng
Ta như thầy thuốc, biết bệnh cho thuốc. Người bệnh chịu uống thuốc ấy hay không, chẳng phải lỗi thầy thuốc. Lại cũng như người khéo chỉ đường, chỉ cho mọi người con đường tốt. Nghe rồi mà chẳng đi theo, thật chẳng phải lỗi người chỉ đường.Kinh Lời dạy cuối cùng
Với kẻ kiên trì thì không có gì là khó, như dòng nước chảy mãi cũng làm mòn tảng đá.Kinh Lời dạy cuối cùng
Nhằm tạo điều kiện để tất cả độc giả đều có thể tham gia soát lỗi chính tả trong các bản kinh Việt dịch, chúng tôi cho hiển thị các bản Việt dịch này dù vẫn còn nhiều lỗi. Kính mong quý độc giả cùng tham gia soát lỗi bằng cách gửi email thông báo những chỗ có lỗi cho chúng tôi qua địa chỉ admin@rongmotamhon.net
Font chữ:
Quyển 4
Phẩm 4: NGUỒN GỐC CÁC BỒ TÁT ĐƯỢC THỌ KÝ
(Phần 2)
Thiện nam tử, bấy giờ Phạm chí Bảo Hải thưa với Vương tử thứ tư là Năng-già-nô... cho đến phát nguyện cũng như ở trước.
Đức Phật bảo Năng-già-nô:
-Lành thay! Lành thay! Thiện nam tử, khi ông hành đạo Bồ-tát đã dùng trí tuệ Kim cang phá tan vô lượng, vô biên các núi phiền não của chúng sinh, làm xong Phật sự lớn như vậy rồi, sau đó mới thành Chánh giác. Thiện nam tử, vì thế nên hiệu của ông là Kim Cang Trí Tuệ Quang Minh Công Đức.
Phật bảo Bồ-tát Kim Cang Trí Tuệ Quang Minh Công Đức:
-Thiện nam tử, ông ở vào đời sau, qua hằng hà sa số kiếp thứ nhất, vào hằng hà sa số kiếp thứ hai, về phương Đông, vượt qua mười vô sô thế giới như số cát sông Hằng, có thế giới tên là Bất tuần.
Thiện nam tử, ở nơi đó, ông sẽ được thành Phật, hiệu là Phổ Hiền, gồm đủ mười tôn hiệu Như Lai, Ứng Cúng, Chánh Biến Tri, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Điều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhân Sư, Phật, Thế Tôn. Thế giới của Phật đó có đầy đủ các thứ trang nghiêm đẹp đẽ như ông đã nguyện.
Thiện nam tử, khi Bảo Tạng Như Lai thọ ký cho Đại Bồ-tát Kim Cang; Trí Tuệ Quang Minh Công Đức thành Bậc Vô Thượng Chánh Giác, trong hư không có vô lượng, vô biên trăm ngàn ức na-do-tha chư Thiên khen ngợi: “Lành thay! Lành thay!”, rồi mưa xuống hương thơm Ngưu đầu chiên-đàn, A-già-lưu, hương Đa-già-lưu, hương Đa-ma-la-bạt tinh và hương bột để cúng dường.
Bấy giờ Bồ-tát Kim Cang Trí Tuệ Quang Minh Công Đức bạch Phật:
-Kính bạch Đức Thế Tôn, nếu nguyện của con thành tựu, bản thân còn được lợi ích, con xin kính lễ chư Phật, Thế Tôn, xin nguyện ngay lúc ấy, trong vô số thế giới nhiều như cát sông Hằng trong mười phương, có đầy hương thơm vi diệu của chư Thiên, các loại chúng sinh hoặc tại địa ngục, ngạ quỷ, súc sinh, trên cõi Trời, trong nhân gian, khi nghe được mùi thơm ấy thì thân tâm không còn các bệnh khổ não.
Thiện nam tử, khi Bồ-tát Kim Cang Trí Tuệ Quang Minh Công Đức thưa như vậy xong, lập tức lạy Phật thì hằng hà sa vô số thế giới trong mười phương đều có hương thơm vi diệu bao bọc chung quanh. Chúng sinh nào nghe được mùi hương đó thì thân tâm đều được xa lìa các khổ não. Vì Bồ-tát Kim Cang Trí Tuệ Quang Minh Công Đức, Bảo Tạng Như Lai thuyết kệ:
Tuệ Kim cang hay trừ
Nay ông hãy đứng dậy
Thế giới Phật mười phương
Có hương thơm trùm khắp.
Cho vô lượng chúng sinh
Được an lạc hoan hỷ
Vị lai ông thành Phật
Vô Thượng Thế Gian Giải.
Thiện nam tử, lúc ấy Bồ-tát Kim Cang Trí Tuệ Quang Minh Công Đức nghe kệ xong, tâm rất vui mừng, liền đứng dậy lạy Phật, ngồi cách Phật không xa để nghe diệu pháp.
Thiện nam tử, bấy giờ Phạm chí Bảo Hải lại thưa với Vương tử thứ năm là Vô Sở Úy, cho đến phát tâm cũng như ở trước.
Vương tử thưa với Phạm chí:
-Nay nguyện của con là không muôn thành Chánh giác ở thế giới bất tịnh này. Nguyện khi con thành Phật, trong thế giới đó không có địa ngục, ngạ quỷ, súc sinh. Đất ở đó toàn bằng lưu ly báu màu xanh biếc... nói rộng ra đều như các sự việc tốt đẹp ở thế giới Liên hoa.
Vương tử Vô Úy bèn đem hoa sen dâng lên Phật Bảo Tạng và thưa:
-Kính bạch Đức Thế Tôn, nếu nguyện của con thành tựu, bản thân con được lợi ích, nhờ Phật lực, nay ở trước Phật, con nguyện sẽ được thấy vô số thiền định vi diệu. Lại nguyện trời mưa vô số hoa sen lớn như bánh xe đầy khắp vô số thế giới nhiều như cát sông Hằng trong mười phương, nhiều như vi trần. Tất cả chúng sinh trong các thế giới ấy đều trong thấy mưa hoa sen. Thấy rồi, họ đều rất hoan hỷ.
Thiện nam tử, Vương tử Vô Úy thưa như vậy xong, nhờ Phật lực cho nên ngay khi ấy liền được thấy vô số thiền định vi diệu. Trời mưa vô lượng hoa sen lớn như bánh xe đầy khắp vô số thế giới nhiều như cát sông Hằng trong mười phương. Nơi các quốc độ của chư Phật nhiều như cát sông Hằng trong mười phương, tất cả đại chúng đều trong thấy sự việc này, thấy xong, họ rất hoan hỷ.
Bấy giờ, Phật bảo Vương tử Vô Úy.
-Thiện nam tử, ông phát thệ nguyện lớn lao sâu xa nhận cõi Phật thanh tịnh như thế, lại có thể mau được thấy vô số thiền định vi diệu. Do nguyện không hư dối nên trời mưa vô lượng hoa sen như vậy.
Vương tử Vô Úy bạch Phật:
-Kính bạch Đức Thế Tôn, nếu nguyện của con thành tựu, bản thân con được lợi ích, con nguyện cho các hoa này đều trụ giữa hư không, không còn rơi xuống đất.
Phật Bảo Tạng bảo Vương tử Vô Úy:
-Thiện nam tử, nay ông đem các hoa sen ấn lên hư không một cách nhanh chóng, do đó, nên hiệu của ông là Hư Không Ấn.
Bấy giờ, Phật bảo Bồ-tát Hư Không Ấn:
-Thiện nam tử, ông ở đời sau trải qua một hằng hà sa số kiếp rồi qua hằng hà sa số kiếp thứ hai, về phương Đông nam, cách cõi Phật này trăm ngàn vạn ức hằng hà sa thế giới, có thế giới tên là Liên hoa, ở đó ông sẽ thành Bậc Chánh Giác hiệu là Liên Hoa Tôn gồm đủ mười tôn hiệu Như Lai, Ứng Cúng, Chánh Biến Tri, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Điều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhân Sư, Phật, Thế Tôn. Đại chúng toàn là các bậc Đại Bồ-tát, nhiều vô lượng không thể tính kể. Đức Phật đó sống lâu vô lượng, vô biên, tất cả các sở nguyện đều được thành tựu.
Khi ấy, Bồ-tát Hư Không Ấn đem đầu mặt lạy Đức Bảo Tạng Như Lai và ngồi cách Phật không xa để nghe diệu pháp.
Vì Bồ-tát Hư Không Ấn, Đức Thế Tôn thuyết kệ:
Thiện nam tử nên biết
Có người đã lợi mình
Dứt phiền não trói buộc
Luôn khiến đạt tĩnh lặng
Những công đức làm được
Nhiều như cát sông Hằng
Trong vi trần thế giới
Thành tựu không hề mất.
Ông vào đời vị lai
Thành tựu đạo vô thượng
Như chư Phật quá khứ
Hoàn toàn không sai khác.
Thiện nam tử, Bồ-tát Hư Không Ấn nghe kệ xong rất vui mừng, hoan hỷ.
Thiện nam tử, khi ấy, Phạm chí Bảo Hải thưa với Vương tử thứ sáu là Hư Không,... cho đến phát tâm cũng như trên.
Vương tử Am-bà-la bạch Phật:
-Kính bạch Đức Thế Tôn, nay nguyện của con là không muốn thành Chánh giác ở thế giới bất tịnh này... nói được như nguyện của Bồ-tát Hư Không Ấn. Bạch Đức Thế Tôn, nếu nguyện của con thành tựu, bản thân con được lợi ích, con nguyện trong vô sô thế giới nhiều như cát sông Hằng khắp mười phương tự nhiên có lọng đẹp bằng bảy báu làm toàn bằng kim cương che khắp nơi trên hư không. Lọng này có treo linh bằng bảy báu để trang trí. Lọng và linh báu đó thường phát ra tiếng Phật, tiếng Pháp, tiếng Tỳ-kheo Tăng, tiếng sáu Ba-la-mật, sáu thần thông, mười lực, vô úy... Nơi thế giới đó, chúng sinh được nghe các thứ tiếng như vậy liền phát tâm thành Chánh giác. Phát tâm xong, lập tức họ được bất thối chuyển. Trong linh báu phát ra tiếng Phật, tiếng Pháp, tiếng Tăng, cho đến tiếng Vô sở úy, vang khắp các thế giới trong mười phương Bồ-tát Hư Không Ấn nhờ Phật lực nên cũng nghe được.
Bạch Đức Thế Tôn, nếu nguyện con được thành tựu, bản thân con được lợi ích, nay con nguyện được Tam-muội Tri nhật, nhờ sức Tam-muội nên tăng thêm tất cả các căn lành. Khi con được Tam-muội xong, cúi xin chư Phật thọ ký cho con thành Chánh giác.
Nói lời nguyện này xong, nhờ Phật lực nên vương tử liền được Tam-muội Tri nhật.
Bấy giờ Đức Thế Tôn khen ngợi vương tử:
-Lành thay! Lành thay! Thiện nam lử, nguyện của ông hết sức sâu xa, do nhân duyên công đức sâu xa đó, nên ngay khi ấy ở cắc thế giới nhiều như cát sông Hằng khắp mười phương tự nhiên có lọng đẹp bảy báu làm toàn bằng Kim cương che khắp nơi trên hư không, có linh trang nghiêm bằng bảy báu, trong linh thường phát ra tiếng Phật, tiếng Pháp, tiếng Tăng, cho đến Vô sở úy. Lúc ấy có trăm ngàn ức na-do-tha chúng sinh nghe các âm thanh ấy xong, liền phát tâm thành Chánh giác. Do đó nên hiệu của ông là Hư Không Nhật Quang Minh.
Phật lại bảo Bồ-tát Hư Không Nhật Quang Minh:
-Ông ở đời sau, trải qua vô số kiếp nhiều như cát sông Hằng lần thứ nhất, rồi vào vô số kiếp nhiều như cát sông Hằng lần thứ hai, về phương Đông cách đây hai hằng hà sa cõi Phật, có thế giới tên là Nhật Nguyệt, ở đó ông sẽ thành Bậc Chánh Giác hiệu là Pháp Tự Tại Phong Vương gồm đủ mười tôn hiệu Như Lai, Ứng Cúng, Chánh Biến Tri, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Điều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhân Sư, Phật, Thế Tôn.
Bồ-tát Hư Không Nhật Quang Minh nghe thọ ký như vậy xong, liền lạy sát chân Phật. Đức Thế Tôn vì Hư Không Nhật Quang Minh thuyết kệ:
Thiện nam, hãy đứng dậy
Lành thay tự điều ngự
Đem tịch tĩnh đại bi
Đến tất cả chúng sinh.
Độ thoát, chấm dứt khổ
Cuối cùng được giải thoát
Trí tuệ phân biệt rõ
Đạt đến đạo Vô thượng.
Thiện nam tử, Bồ-tát Hư Không Nhật Quang Minh nghe kệ xong, rất hoan hỷ, đứng dậy chắp tay đảnh lễ sát chân Phật, ngồi cách Phật không xa để nghe diệu pháp.
Bấy giờ, Phạm chí Bảo Hải lại thưa với Vương tử thứ bảy là Thiện Tý... cho đến sự phát tâm cũng lại như trước.
Vương tử bạch Phật:
-Nay nguyện của con không muốn thành Chánh giác ở thế giới bất tịnh này. Con nguyện đời sau, trong thế giới của con không có địa ngục, ngạ quỷ, súc sinh, danh từ về nữ nhân và do thai sinh cùng các núi Tu-di, Đại tiểu Thiết vi, đồi, gò, cát đá dơ nhớp, không có gió độc, gai góc, rừng rú, cây cối, sông to biển lớn, mặt trời mặt trăng, ngày đêm, chốn tối tăm bẩn thỉu. Các loại chúng sinh không đại tiểu tiện, khạc nhổ xú uế, thân tâm không bị các việc không vui. Đất bằng mã não, không có các bụi bặm, chỉ hoàn toàn trang nghiêm bằng trăm ngàn vô lượng châu báu, không có các cỏ rác, chỉ có hoa Mạn-đà-la tươi đẹp và vô số cây báu để trang sức. Bên gốc cây báu có lọng báu đẹp. Lại có vô số y báu, tràng hoa, các âm nhạc, hương hoa, anh lạc báu, các loại như vậy trang trí như cây báu kia. Trong thế giới đó không có ngày đêm, dùng hoa nở và khép để biết thời gian. Các Bồ-tát ở trong hoa bằng vàng tự nhiên sinh ra và liền được vô số thiền định trang nghiêm vi diệu.
Nhờ sức Tam-muội ấy nên các Bồ-tát được thấy chư Phật ở các thế giới nhiều như vi trần khắp mười phương và cũng nhờ Tam-muội này nên trong khoảng một niệm họ được đầy đủ sáu phép thần thông.
Nhờ Thiên nhĩ nên nghe tất cả âm thanh của chư Phật hiện đang thuyết pháp ở các thế giới trong mười phương.
Nhờ Túc mạng trí nên biết được những việc của vô số đời quá khứ như số vi trần trong một cõi Phật.
Nhờ Thiên nhãn nên thấy tất cả những thứ vi diệu ở các thế giới của chư Phật trong mười phương.
Nhờ Tha tâm trí nên ngay trong một niệm biết được tâm ý của các chung sinh nhiều như số vi trần trong một thế giới Phật, cho đến khi thành tựu Chánh giác cũng không mất Tam-muội này.
Lúc sáng sớm yên tịnh, bốn phía có gió trong lành thoảng nhẹ, thổi hương thơm vi diệu và rải các thứ hoa. Do sức gió nên các Bồ-tát ra khỏi Tam-muội, liền được năm lực như ý thông suốt. Do nhờ năng lực đó nên ngay trong khoảng một niệm, các Bồ-tát có thể đi đến các cõi Phật trong mỗi phương khắp mười phương, nơi vô số thế giới của chư Phật nhiều như vi trần trong một cõi Phật, cúng dường chư Phật hiện tại, xin lãnh thọ diệu pháp và ngay trong một niệm liền trở về thế giới cũ mà không hề trở ngại. Các Bồ-tát ở trong đài hoa của hoa Mạn-đà-la, Ma-ha mạn-đà-la, ngồi kiết già tư duy các pháp môn, muốn được thấy con (vị Phật tương lai) ở phương nào thì dù cho đang ngồi hướng về phía nào cũng được thấy. Người nào đối với giáo pháp sâu xa có chỗ nghi ngờ, nhờ thấy con (vị Phật tương lai) nên liền được hết nghi. Nếu có người muốn nghe diệu pháp hỏi nghĩa, nhờ thấy con (vị Phật tương lai) nên liền được hiểu rõ, không còn nghi ngờ. Các Bồ-tát nào hiểu rõ không có ngã và ngã sở nên có thể xả bỏ tất cả thân căn, mạng căn, nhất định không thối lui nơi quả vị Vô thượng Bồ-đề. Thế giới ấy không có tất cả các tên về bất thiện, cũng không có danh từ thọ giới, phá giới, hủy giới, sám hối. Tất cả chúng sinh đều có ba mươi hai tướng tốt, được sức mạnh như Na-la-diên cho đến khi thành Chánh giác. Tất cả mọi người có sáu căn đầy đủ. Nơi đó, chúng sinh ngay khi vừa mới sinh râu tóc tự rụng, mặc ba pháp y, phân biệt rành rẽ được Tam-muội cho đến thành Chánh giác không bị thối lui nửa chừng. Tất cả các căn của các chúng sinh đều được hài hòa. Tất cả mọi người không bị khổ về già, bệnh. Như các Bồ-tát khi qua đời đều ngồi kiết già nhập Hỏa định, tự thiêu thân mình, sau khi thiêu xong, gió trong lành bốn phía thổi đến làm cho Xá-lợi được rải tới các phương không có thế giới Phật. Ngay khi ấy, Xá-lợi biến thành Ma-ni bảo châu, như bảo châu của Chuyển Luân Thánh vương. Chúng sinh nào được thấy và tiếp xúc với bảo châu ấy thì không còn bị đọa trong ba đường ác, cho đến được Niết-bàn, không còn bị các khổ, liền được xả thân sinh về phương khác, nơi đang có chư Phật, được lãnh thọ diệu pháp, phát tâm thành Chánh giác không thối chuyển. Nếu khi qua đời, tâm chúng sinh ở nơi đó vẫn ở trong định không bị tán loạn, không bị các nỗi khổ về ái biệt ly... Sau khi qua đời không còn bị đọa vào tám nạn hay sinh về thế giới không có Phật... cho đến khi được thành Chánh giác, thường được thấy Phật, lãnh thọ diệu pháp, cúng dường chúng Tăng. Tất cả chúng sinh xa lìa tham dục, sân hận, ngu si, ân ái, ganh ghét, vô minh, kiêu mạn. Thế giới không có Thanh văn, Duyên giác. Đại chúng ở khắp trong nước đó chỉ thuần là các Đại Bồ-tát..., tâm họ hòa dịu không ái trược, kiên cố không thối lui đối với quả vị Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, được các Tam-muội. Thế giới ấy chỉ có ánh sáng thanh tịnh. Các thế giới của chư Phật nhiều như vô số vi trần trong mười phương đều được nghe đến thế giới của con. Thế giới của con có hương thơm vi diệu bay khắp vô lượng thế giới của chư Phật như số vi trần trong mười phương. Chúng sinh trong thế giới của con thường được an lạc, chưa từng nghe tiếng về các cảnh khổ.
Bạch Đức Thế Tôn, khi con thực hành đạo Bồ-tát không có giới hạn nên con cần phải trang nghiêm cõi Phật thanh tịnh như vậy, làm cho các loài chúng sinh ở khắp trong cõi nước đó đều được thanh tịnh, sau đó con mới thành Chánh giác.
Bạch Đức Thế Tôn, con thành Chánh giác xong sẽ phát ra vô lượng, vô biên ánh sáng chiếu khắp các thế giới của Phật như số vi trần khắp mười phương, làm cho chúng sinh ở những nơi ấy đều được thấy con với ba mươi hai tướng tốt. Ngay khi ấy, họ được sạch hết phiền não tham dục, sân giận, ngu si, ganh ghét, vô minh, kiêu mạn và phát tâm thành Chánh giác, được Tam-muội Nhẫn nhục đà-la-ni như đã nguyện. Nhờ thấy con, các chúng sinh ở chỗ rét buốt được ấm áp, an vui, giống như Bồ-tát khi vào Đệ nhị thiền, nhờ thấy con nên thân tâm được diệu lạc bậc nhất và phát tâm thành Chánh giác. Nếu người đó qua đời, chắc chắn sẽ sinh vào thế giới Phật của con, sinh xong liền không bị thối chuyển nơi Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác. Các hàng súc sinh, ngạ quỷ, chúng sinh trong địa ngục nóng đốt cũng được thọ hưởng như trên. Chư Thiên được thấy ánh sáng ấy gấp bội và tuổi thọ của con được lâu dài vô lượng, vô biên không thể tính kể, trừ Bậc Nhất Thiết Trí.
Bạch Đức Thế Tôn, con thành Chánh giác xong, được chư Phật đang ở trong vô lượng, vô biên thế giới khắp mười phương khen ngợi. Ngoài ra, nếu các chúng sinh nào được nghe tiếng khen ngợi con như vậy mà nguyện làm việc lành thì mau được sinh vào nước của con.
Sau khi qua đời, chắc chắn họ sẽ sinh vào nước con, chỉ trừ những kẻ phạm tội ngũ nghịch, phá hoại Tam bảo, hủy báng Thánh nhân.
Bạch Đức Thế Tôn, con thành Chánh giác xong, chúng sinh ở nơi vô lượng, vô biên, vô số khắp mười phương nếu nghe tiếng con, phát nguyện muôn sinh về thế giới của con thì các chúng sinh ấy, khi gần qua đời, đều được thấy con cùng các đại chúng vây chung quanh. Ngay khi đó, con nhập Tam-muội Vô uế. Nhờ sức Tam-muội này nên con ở ngay trước mặt họ thuyết pháp. Nhờ nghe diệu pháp nên họ liền dứt trừ tất cả khổ não, tâm rất hoan hỷ. Tâm hoan hỷ nên được Tam-muội Bảo minh. Nhờ sức Tam-muội ấy nên tâm được chánh niệm và vô sinh nhẫn. Sau khi qua đời, chắc chắn sinh vào thế giới của con. Ngoài ra, ở các thế giới khác, chúng sinh nào không có bảy loại tài sản Thánh, không muốn tu tập thực hành ba thừa, không muôn sinh trong hàng trời, người, cũng không tu hành tất cả thiện căn và ba loại phước, làm việc phi pháp, nhớp nhúa, luyến ái, tham dục, chuyên thực hành tà kiến thì với chúng sinh như vậy con nơuyện nhập Vô phiền não Tam-muội. Do năng lực của Tam-muội đó, nếu các chúng sinh kia khi qua đời, con cho đại chúng đứng ở trước mặt, vì họ thuyết diệu pháp, lại vì họ, con thị hiện tất cả những gì có trong cõi Phật, khuyên khích cho họ phát tâm Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác. Chúng sinh ấy nghe xong, sinh lòng tin vô cùng với con, được hoan hỷ, an lạc, liền phát tâm thành Chánh giác và làm cho chúng sinh ấy dứt trừ khổ não, dứt trừ khổ não xong, được Tam-muội Nhựt Đăng Quang Minh, dứt trừ tối tăm si ám. Sau khi qua đời, họ liền sinh về thế giới của con.
Bấy giờ Bảo Tạng Như Lai khen ngợi:
-Lành thay! Lành thay! Ông có thể phát được nguyện lớn lao vi diệu như vậy.
-Bạch Đức Thế Tôn, nếu nguyện con được thành tựu, bản thân con được lợi ích, con nguyện cho các thế giới của chư Phật như số vi trần trong mười phương đều có mưa hương thơm Ưu-đà-la-bà-la và hương thơm Chiên-đàn, hương thơm Ngưu đầu chiên-đàn cùng vô số hương bột thơm. Chúng sinh nào ở khắp mọi nơi nghe được mùi hương thơm này đều phát tâm thành Chánh giác, làm cho con ngày hôm nay được Tam-muội, nguyện rắn chắc như Kim cương. Nhờ năng lực của Tam-muội đó nên được trông thấy mưa các thứ hương thơm trong các thế giới ấy.
Thiện nam tử, bấy giờ Vương tử thưa như vậy xong liền được Tam-muội, tự thấy thế giới của chư Phật nhiều như số vi trần trong mười phương có các thứ hương thơm, hương Ưu-đà-la-bà-la, hương Ngưu đầu chiên-đàn, vô số hương bột và thấy ở mỗi phương đều có vô sô chúng sinh cung kính phát tâm thành Chánh giác.
Bảo Tạng Như Lai bảo Vương tử:
-Thiện nam tử, nguyện cầu của ông đã được thành tựu. Trời đã mưa các thứ hương thơm vi diệu, có vô số chúng sinh chắp tay cung kính phát tâm thành Chánh giác. Do đó hiệu của ông là Sư Tử Hương. Ông ở đời sau, trải qua một hằng hà sa đẳng a-tăng-kỳ kiếp, vào đệ nhị hằng hà sa đẳng a-tăng-kỳ kiếp, ở phương trên cách đây bốn mươi hai hằng hà sa thế giới với vô số thế giới của chư Phật nhiều như vi trần, có thế giới tên là Thanh Hương Quang Minh Vô Cấu, ở nơi đó ông sẽ được thành Bậc Chánh Giác hiệu là Quang Minh Vô Cấu Kiên Hương Phong Vương gồm đủ mười tôn hiệu Như Lai, Ứng Cúng, Chánh Biến Tri, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Điều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhân Sư, Phật, Thế Tôn.
Thiện nam tử, lúc ấy Bồ-tát Sư Tử Hương đem đầu mặt lạy Bảo Tạng Như Lai sát đất. Như Lai vì Bồ-tát Sư Tử Hương mà thuyết kệ:
Thầy trời, người hiện
Nhận các cúng dường
Vượt khỏi sinh tử
Xa lìa khổ vướng.
Dứt mọi trói buộc
Và bao phiền não
Đời sau sẽ được
Người, Trời tôn quý.
Thiện nam tử, bấy giờ Bồ-tát Sư Tử Hương nghe kệ ấy xong, tâm rất vui mừng, liền đứng dậy chắp tay rồi ngồi ở cách chỗ Phật không xa để nghe diệu pháp.
Thiện nam tử, bấy giờ Phạm chí Bảo Hải lại thưa với Vương tử thứ tám là Mẫn Đồ..., cho đến phát tâm cũng như trên.
Vương tử ở trước Phật, bạch:
-Bạch Đức Thế Tôn, nay nguyện của con là cần phải ở nơi thế giới bất tịnh này tu đạo Bồ-tát. Lại cần phải làm cho mười ngàn thế giới bất tịnh trở nên thanh tịnh, làm cho các thế giới đó được tươi đẹp, sạch sẽ giống như thế giới Thanh Hương Quang Minh Vô Cấu. Con cũng sẽ giáo hóa vô lượng Bồ-tát, khiến cho tâm họ được thanh tịnh, hướng đến Đại thừa, làm cho thế giới của con được đầy đủ tất cả, sau đó con mới thành Chánh giác.
Bạch Đức Thế Tôn, nguyện khi con tu hành đạo Bồ-tát, quyết phải vượt hơn các Bồ-tát khác. Suốt bảy năm, con ngồi ngay thẳng, tư duy về công đức thanh tịnh của chư Phật, Bồ-tát và vô số công đức để trang nghiêm cõi Phật. Khi ấy, con liền được thấy vô số các pháp Tam-muội trang nghiêm và một vạn một ngàn Bồ-tát ở trong thiền định tinh tấn tu tập.
Bạch Đức Thế Tôn, nếu đời vị lai, các Bồ-tát trong khi thực hành đạo Bồ-tát, cũng nguyện được tất cả Tam-muội như vậy.
Bạch Đức Thế Tôn, con nguyện được Tam-muội Xuất ly tam thế thắng tràng và nhờ sức của Tam-muội đó nên thấy tất cả thế giới của chư Phật vô lượng, vô biên trong mười phương và chư Phật hiện tại ở khắp nơi vượt khỏi ba đời và thuyết pháp cho chúng sinh.
Bạch Đức Thế Tôn, con nguyện được Tam-muội Bất thối, nhờ sức Tam-muội đó nên trong một niệm thấy tất cả chư Phật, Bồ-tát và các Thanh văn như số vi trần cung kính vây quanh.
Nguyện cho con được ở chỗ các Đức Phật ấy, được Tam-muội Vô y chỉ. Do sức từ Tam-muội đó nên cùng một lúc con hóa thân đến khắp các quốc độ của Phật nhiều như vi trần để cúng dường, lễ bái Phật như ở một cõi Phật.
Nguyện cho mỗi thân của con dùng vô số châu báu, hương hoa, hương xoa, hương bột thơm đẹp thượng diệu, vô số âm nhạc trang nghiêm cúng dường các Đức Phật.
Bạch Đức Thế Tôn, nguyện mỗi thân con ở chỗ mỗi Đức Phật tu hành đạo Bồ-tát nhiều kiếp như số giọt nước trong biển lớn.
Nguyện cho con được Tam-muội Nhất thiết thân biến hóa (Biến hóa tất cả thân), do năng lực từ Tam-muội này nên trong một niệm ở ngay trước từng Đức Phật, con biết được vô số thế giới của chư Phật giống như một cõi Phật.
Bạch Đức Thế Tôn, nguyện cho con được Tam-muội Công đức lực (Năng lực công đức), do sức của Tam-muội này nến ở trước từng Đức Phật đến khắp vô số chỗ chư Phật giông như một cõi Phật, rồi dùng lời tán dương vi diệu để tán dương chư Phật.
Bạch Đức Thế Tôn, nguyện cho con được Tam-muội Bất huyễn, nhờ sức của Tam-rnuội này nên trong một niệm thấy tất cả chư Phật đầy khắp trong vô lượng, vô biên thế giới ở mười phương.
Bạch Đức Thế Tôn, nguyện cho con được Tam-muội Vô tránh, nhờ sức của Tam-muội này nên thấy khắp các thế giới thanh tịnh vi diệu của chư Phật trong quá khứ, hiện tại, vị lai.
Bạch Đức Thế Tôn, nguyện cho con được Tam-muội Thủ-lăng-nghiêm, nhờ sức của Tam-muội này nên hóa làm thân ở trong địa ngục, vào địa ngục thuyết pháp vi diệu cho chúng sinh ở đấy, khuyên dạy khiến họ phát tâm thành Chánh giác. Các chúng sinh kia được nghe diệu pháp này xong, tức thì phát tâm thành Chánh giác và liền qua đời, được sinh trong loài người, sinh ở chỗ nào cũng đều được gặp Phật, được gặp Phật liền được nghe diệu pháp, lãnh thọ pháp xong được an trụ ngay địa vị Bất thối chuyển. Đối với Càn-thát-bà, A-tu-la, Ca-lâu-la, Khẩn-na-la, Ma-hầu-la-già, Nhân, Phi nhân..., Trời, Rồng, Quỷ, Thần, Dạ-xoa, La-sát, yêu tinh, quỷ hôi hám, quỷ tha ma, nô lệ, đồ tể hàng thịt, người buôn bán, dâm nữ, súc sinh, ngạ quỷ..., các chúng như vậy con cũng giáo hóa tất cả, đều làm cho họ phát tâm thành Chánh giác. Có các chúng sinh tùy theo chỗ sinh mà mang các hình tướng khác nhau, con phân thân theo như nghiệp chúng đã tạo, tùy theo đấy thọ sự khổ vui và các nghề nghiệp của chúng, nguyện cho con biến hóa ra các thân hình như vậy và tùy theo hành động của họ, giáo hóa dẫn dắt họ.
Bạch Đức Thế Tôn, có những chúng sinh với các loại âm thanh khác nhau, nguyện cho con tùy theo vô số âm thanh đó mà thuyết pháp làm cho họ được hoan hỷ. Nhờ hoan hỷ, khuyên họ phát tâm an trụ vào đó, khiến không còn thoái lui nơi quả vị Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác.
Bạch Đức Thế Tôn, con cần phải giáo hóa số chúng sinh trong mười ngàn cõi Phật, làm cho tâm họ được thanh tịnh, không còn tạo các nghiệp phiền não độc hại, không để cho một người nào còn lệ thuộc vào bốn loại ma, huống là nhiều người. Nếu con trang nghiêm mười ngàn cõi Phật thanh tịnh như vậy, như thế giới Thanh Hương Quang Minh Vô Cấu của Phật Quang Minh Vô cấu Tôn Hương Vương với vô sô sự trang nghiêm vi diệu, sau đó con cùng các quyến thuộc mới đạt được ước nguyện như của Bồ-tát Sư Tử Hương kia.
Bạch Đức Thế Tôn, nếu nguyện con thành tựu, bản thân con được lợi ích, con sẽ làm cho tất cả chúng sinh trong mười ngàn thế giới của chư Phật không còn các khổ, tâm được nhu hòa, tâm được điều phục. Người người ở khắp bốn thiên hạ đều thây Phật, Thế Tôn đang thuyết pháp. Tất cả chúng sinh tự nhiên được vồ số của báu, hương hoa, hương bột, hương xoa, vô số y phục và cờ phướn, đem tất cả cúng dường Phật. Sau khi cúng dường Phật, họ đều phát tâm Vô thượng Bồ-đề.
Bạch Đức Thế Tôn, nguyện cho chúng con nhờ được vô số năng lực từ Tam-muội vi diệu nên được thấy các việc như vậy và khi nguyện như vậy xong, liền như ước nguyện, được thấy tất cả.
Bấy giờ Đức Thế Tôn khen A-di-cụ:
-Lành thay! Lành thay! Thiện nam tử, nay bốn phía thế giới của ông được bao bọc với một vạn cõi Phật thanh tịnh trang nghiêm, đời vị lai ông sẽ giáo hóa vô lượng chúng sinh làm cho tâm họ được thanh tịnh, lại sẽ cúng dường vô lượng, vô biên chư Phật, Thế Tôn ở các thế giới ấy.
Thiện nam tử, do nhân duyên này nên đổi tên ông là Phổ Hiền, vào đời vị lai trải qua một hằng hà sa a-tăng-kỳ kiếp, vào đệ nhị hằng hà sa a-tăng-kỳ kiếp, trong thời gian cuối cùng, về phương Bắc, cách thế giới này hơn sáu mươi hằng hà sa cõi Phật có thế giới tên là Tri Thủy Thiện Tịnh Công Đức, ông sẽ ở đó thành Bậc Chánh Giác hiệu là Trí Cương Hồng Tự Tại Tướng Vương, gồm đủ mười tôn hiệu Như Lai, Ứng Cúng, Chánh Biến Tri, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Điều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhân Sư, Phật, Thế Tôn.
Thiện nam tử, khi ây Đại Bồ-tát Phổ Hiền lạy Phật Bảo Tạng. Đức Như Lai vì Đại Bồ-tát mà thuyết kệ:
Đạo sư, hãy đứng dậy
Đã được như sở nguyện
Khéo điều phục chúng sinh
Làm cho đều nhất tâm
Vượt qua sông phiền não
Và khỏi các pháp ác
Đời sau làm đèn sáng
Bậc thầy của trời, người.
Thiện nam tử, lúc ấy trong chúng hội có mười ngàn người vốn có tâm biếng trễ, hiện tại cũng dốc tâm đồng thanh thưa:
-Bạch Đức Thế Tôn, đời sau chúng con sẽ thành Chánh giác ở cõi Phật nghiêm tịnh như vậy, đó là các thế giới do sự tu hành thanh tịnh của Bồ-tát Phổ Hiền. Bạch Đức Thế Tôn, chúng con cần phải tu đầy đủ sáu Ba-la-mật, nhờ đầy đủ sáu Ba-la-mật nên mỗi người đều thành Chánh giác ở nơi các cõi Phật.
Thiện nam tử, khi ấy Bảo Tạng Như Lai liền thọ ký cho mười ngàn người đó đều thành tựu đạo quả Chánh giác:
-Thiện nam tử, khi Bồ-tát Phổ Hiền thành Chánh giác, các ông sẽ ở trong vạn cõi Phật mà Bồ-tát Phổ Hiền đã tu thanh tịnh, đồng một lúc thành Chánh giác. Có một ngàn vị Phật đồng một hiệu là Trí Xí Tôn Âm Vương gồm đủ các tôn hiệu Như Lai, Ứng Cúng, Chánh Biến Tri, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Điều Ngự Trượng phu, Thiên Nhân Sư, Phật, Thế Tôn.
Lại có một ngàn vị Phật đồng hiệu Tăng Tướng Tôn Âm Vương.
Lại có một ngàn vị Phật đồng một hiệu là Thiện Vô cấu Tôn Âm Vương.
Có một ngàn vị Phật đồng một hiệu là Ly Bố úy Tôn Âm Vương.
Có một ngàn vị Phật đồng một hiệu là Thiện Vô cấu Quang Tôn Âm Vương.
Có một ngàn năm trăm vị Phật đồng một hiệu là Nhật Âm Vương.
Có năm trăm vị Phật đồng một hiệu là Nhật Bảo Tạng Tôn Vương.
Có năm vị Phật đồng một hiệu là Nhạc Âm Tôn Vương.
Có hai Đức Phật đồng một hiệu là Nhật Quang Minh.
Có bốn Đức Phật đồng một hiệu là Long Tự Tại.
Có tám Đức Phật đồng một hiệu là Ly Khủng Bố Xưng Vương Quang Minh.
Có mười vị Phật đồng một hiệu là Ly Âm Quang Minh.
Có tám vị Phật đồng một hiệu là Âm Thanh Xưng.
Có mười một vị Phật đồng một hiệu là Hiển Lộ Pháp Âm.
Có chín vị Phật đồng một hiệu là Công Đức Pháp Xưng Vương. Có hai mươi vị Phật đồng một hiệu là Bất Khả Tư Nghị Vương. Có bốn mươi Đức Phật đồng một hiệu là Bảo Tràng Quang Minh Tôn Vương.
Lại có một vị Phật hiệu Giác Tri Tôn Tưởng Vương.
Có bảy vị Phật đồng một hiệu là Bất Khả Tư Nghị Âm.
Có ba vị Phật đồng một hiệu là Trí Tạng.
Có mười lăm vị Phật đồng hiệu là Trí Sơn Tràng.
Có năm mươi vị Phật đồng một hiệu là Trí Hải Vương.
Có ba mươi vị Phật đồng một hiệu là Đại Lực Tôn Âm Vương. Có hai vị Phật đồng một hiệu là Sơn Công Đức Kiếp.
Có tám mươi vị Phật đồng một hiệu là Thanh Tịnh Trí Cần.
Có chín mươi vị Phật đồng một hiệu là Tôn Tướng Chủng Vương. Có một trăm vị Phật đồng một hiệu là Thiện Trí Vô Cấu Lôi Âm Tôn Vương.
Có tám mươi vị Phật đồng một hiệu là Thắng Tôn Đại Hải Công Đức Trí Sơn Lực Vương.
Có bốn mươi vị Phật đồng một hiệu là Vô Cấu Bồ-đề Tôn Vương.
Có hai vị Phật đồng một hiệu là Trí Giác Sơn Hoa Vương.
Có hai vị Phật đồng một hiệu là Công Đức Sơn Trí Giác.
Có ba vị Phật đồng một hiệu là Kim Cang Sư Tử.
Có hai vị Phật đồng một hiệu là Trì Giới Quang Minh.
Có hai vị Phật đồng một hiệu là Thị Hiện Tăng Ích.
Có một vị Phật hiệu là Vô Lượng Quang Minh.
Có ba vị Phật đồng một hiệu là Sư Tử Du Hý.
Có hai vị Phật đồng một hiệu là Vô Tận Trí Sơn.
Có hai vị Phật đồng một hiệu là Bảo Quang Minh.
Có hai vị Phật đồng một hiệu là Vô Cấu Trí Tuệ
Có chín vị Phật đồng một hiệu là Trí tuệ Quang Minh.
Có hai vị Phật đồng một hiệu là Sư Tử Xưng.
Có hai vị Phật đồng một hiệu là Công Đức Thông Vương.
Có hai vị Phật đồng một hiệu là Vũ Pháp Hoa.
Có một vị Phật hiệu là Tạo Quang Minh.
Có một vị Phật hiệu Tăng Ích Sơn Vương.
Có một vị Phật hiệu Xuất Pháp Vô Cấu Vương.
Có một vị Phật hiệu Hương Tôn Vương.
Có một vị Phật hiệu Vô Cấu Mục.
Có một vị Phật hiệu Đại Bảo Tạng.
Có một vị Phật hiệu Lực Vô Chướng Ngại Vương.
Có một vị Phật hiệu Tự Tri Công Đức Lực.
Có một vị Phật hiệu Y Phục Tri Túc.
Có một vị Phật hiệu Đắc Tự Tại.
Có một vị Phật hiệu Vô Chướng Ngại Lợi Ích.
Có một vị Phật hiệu Trí Tuệ Tạng.
Có một vị Phật hiệu Đại Sơn Vương.
Có một vị Phật hiệu Viết Lực Tạng.
Có một vị Phật hiệu Cầu Công Đức.
Có một vị Phật hiệu Hoa Tràng Chi.
Có một vị Phật hiệu Chúng Quang Minh.
Có một vị Phật hiệu Vô Si Công Đức Vương.
Có một vị Phật hiệu Kim Cang Thượng.
Có một vị Phật hiệu Pháp Tướng.
Có một vị Phật hiệu Tôn Âm Vương.
Có một vị Phật hiệu Kiên Trì Kim Cang.
Có một vị Phật hiệu Trân Bảo Tự Tại Vương.
Có một vị Phật hiệu Kiên Tự Nhiên Tràng
Có một vị Phật hiệu Sơn Kiếp.
Có một vị Phật hiệu Vũ Ngu Lạc.
Có một vị Phật hiệu Tăng Ích Thiện Pháp
Có một vị Phật hiệu Sa-La Vương.
Có hai vị Phật đồng một hiệu là Công Đức Biến Mãn Đại Hải Công Đức Vương.
Có một vị Phật hiệu Trí Tuệ Hòa Hiệp.
Có một vị Phật hiệu Trí Xí.
Có một vị Phật hiệu Hoa Chúng.
Có một vị Phật hiệu Thế Gian Tôn.
Có một vị Phật hiệu Ưu-Đàm-Bát Hoa Tràng.
Có một vị Phật hiệu Pháp Tràng Tự Tại Vương.
Có một vị Phật hiệu Chiên-Đàn Vương.
Có một vị Phật hiệu Thiện Trụ.
Có một vị Phật hiệu Tinh Tấn Lực.
Có một vị Phật hiệu Tràng Đẳng Quang Minh.
Có một vị Phật hiệu Viết Trí Bộ.
Có một vị Phật hiệu Viết Hải Tràng.
Có một vị Phật hiệu Diệt Pháp Sinh.
Có một vị Phật hiệu Hoại Ma Vương.
Có một vị Phật hiệu Chúng Quang Minh.
Có một vị Phật hiệu Xuất Trí Quang Minh.
Có một vị Phật hiệu Viết Tuệ Đăng.
Có một vị Phật hiệu An Ẩn Vương.
Có một vị Phật hiệu Viết Trí Ân.
Có một vị Phật hiệu Tràng Nhiếp Thủ.
Có một vị Phật hiệu Thiên Kim Cang.
Có một vị Phật hiệu Chủng Chủng Trang Nghiêm Vương.
Có một vị Phật hiệu Vô Thắng Trí.
Có một vị Phật hiệu Thiện Trụ Ý.
Có một vị Phật hiệu Nguyệt Vương.
Có một vị Phật hiệu Vô Thắng Bộ Tự Tại Vương.
Có một vị Phật hiệu Sa-Lân-Đà Vương.
Có tám mươi vị Phật đồng một hiệu là Sư Tử Bộ Vương.
Có năm mươi vị Phật đồng một hiệu là Na-La-Diên Vô Thắng Tạng.
Có bảy mươi vị Phật đồng một hiệu là Tụ Tập Trân Bảo Công Đức.
Có ba mươi vị Phật đồng một hiệu là Quang Minh Tạng.
Có hai mươi vị Phật đồng một hiệu là Phân Biệt Tinh Tú Xưng Vương.
Có hai vị Phật đồng một hiệu là Công Đức Lực Sa-la Vương.
Có chín mươi vị Phật đồng một hiệu là Vi Diệu Âm.
Có một vị Phật hiệu Viết Phạm Tăng.
Có một vị Phật hiệu Đề-Đầu-Lại-Tra Vương.
Có một ngàn vị Phật đồng một hiệu là Liên Hoa Hương Trạch Xưng Tôn Vương.
Có sáu mươi vị Phật đồng một hiệu là Quang Minh Sí Chử Vương.
Có ba mươi vị Phật đồng một hiệu là Liên Hoa Hương Lực Tăng.
Có hai vị Phật đồng một hiệu là Vô Lượng Công Đức Đại Hải Trí Tăng.
Có một vị Phật hiệu Diêm-Phù Âm.
Có một trăm lẻ hai vị Phật đồng một hiệu là Công Đức Sơn Tràng.
Có một vị Phật hiệu Sư Tử Tướng.
Có một trăm lẻ một vị Phật đồng một hiệu là Long Lôi Tôn Hoa Quang Minh Vương.
Có một vị Phật hiệu Thiện Thú Chủng Vô Ngã Cam Lộ Công Đức Vương.
Có một ngàn vị Phật đồng một hiệu là Ly Pháp Trí Long Vương Giải Thoát Giác Thế Giới Hải Nhãn Sơn Vương.
Các Đức Phật trên đây đều có đủ mười tôn hiệu Như Lai, Ứng Cúng, Chánh Biến Tri, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Điều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhân Sư, Phật, Thế Tôn. Các Đức Phật này đồng thành Chánh giác cùng một ngày một giờ, mỗi Ngài ở các thế giới đều sống đến mười trung kiếp. Các Ngài Niết-bàn cũng đồng một ngày. Bát-Niết-bàn xong, chánh pháp sau bảy ngày liền diệt.
Thiện nam tử, khi ấy mười ngàn người hướng về Phật Bảo Tạng làm lễ. Đức Thế Tôn vì mười ngàn người, thuyết kệ:
Long vương hãy đứng
Bền vững tự tại
Nguyện tốt cao cả
Thanh tịnh hòa hợp
Các ông dụng ý
Nhanh như gió mạnh
Siêng năng tu học
Sáu Ba-la-mật
Đời sau sẽ thành
Thầy của Trời, người.
Thiện nam tử, khi ấy mười ngàn người nghe kệ xong, rất hoan hỷ, liền đứng dậy lạy Phật, ngồi cách chỗ Phật không xa để nghe diệu pháp.
Thiện nam tử, Phạm chí Bảo Hải lại thưa với Vương tử thứ chín là Mật Tô . cho đến phát tâm cũng như trước.
Bấy giờ, Vương tử ở trước Phật, bạch:
-Bạch Đức Thế Tôn, khi con tu hành đạo Bồ-tát, nguyện chư Phật ở các thế giới nhiều như cát sông Hằng trong mười phương sẽ làm chứng cho con. Nay ở trước Đức Phật con phát tâm thành Chánh giác.
Bạch Đức Thế Tôn, con nguyện khi thực hành đạo Bồ-tát cho đến lúc thành Phật, trong thời gian đó không sinh tâm hốì hận, cho đến lúc thành Phật thường giữ vững nhất tâm không thối chuyển. Lời nói và việc làm như nhau, cho đến không có một người nào tới quấy nhiễu tâm con. Con lại không cầu Thanh văn, Duyên giác, không khởi tâm dâm dục, tưởng ác. Tâm đó không tương ưng với kiêu ngạo, nghi ngờ, hôi hận. Lại cũng không có tâm tham lam, dâm dục, sát sinh, trộm cướp, nói dốì, nói lưỡi hai chiều, nói lời hung ác, nói thêu dệt, tham lam, sân hận, tà kiến, ganh ghét, kiêu mạn, khinh khi, lừa dối. Con tu hành đạo Bồ-tát cho đến khi thành Chánh giác, trong khoảng thời gian đó cũng không sinh các pháp ác như thế. Trong từng bước đi, tâm và tâm sở thường nghĩ nhớ đến chư Phật, được thấy chư Phật, thỉnh nhận diệu pháp, cúng dường chúng Tăng.
Con sinh đến nơi nào cũng thường nguyện được xuất gia, ngay khi xuất gia liền được thành tựu ba y phấn tảo. Thường ở bên gốc cây, ngồi một mình tư duy, trụ chốn lan-nhã, thường đi khất thực, không cầu mong lợi dưỡng, thực hành hạnh tri túc, thường giảng thuyết Chánh pháp, thành tựu vô lượng biện tài thông suốt, không phạm tội lớn, không dùng tướng của mình thuyết pháp cho người nữ. Nếu khi thuyết pháp, thường dùng tướng Không, tâm thường nghĩ đến pháp Không, chắp tay ngồi ngay ngắn, cũng không để lộ răng ra. Nếu có người tu học pháp Đại thừa, thì đối với người đó có ý tưởng như với Thế Tôn, cung kính cúng dường. Nghe người thuyết pháp cũng tưởng như được nghe Phật thuyết. Đối với các Sa-môn, Bà-la-môn ấy sinh tâm cung kính, cúng dường, tôn trọng. Trừ Phật, Thế Tôn, đối với các chúng, khi làm việc bố thí chẳng sinh tâm phân biệt: đây là phước điền, đây không phải là phước điền.
Nguyện con đối với pháp thí của người, không sinh tâm ganh ghét. Nếu có chúng sinh bị hình phạt phanh thây, nguyện cho con được xả thân mạng để cứu giúp chúng. Nếu có chúng sinh phạm các tội, nguyện cho con dùng năng lực, lời nói và tiền của để cứu giúp họ, làm cho họ được giải thoát. Nếu có người tại gia, xuất gia tạo các tội lỗi, con nguyện không phơi bày với người khác. Đối với các việc tiếng khen, lợi dưỡng, thường xa lìa như tránh hầm lửa, đao kiếm, cây độc.
Bạch Đức Thế Tôn, nếu các nguyện như vậy của con cho đến khi thành Chánh giác đều được thành tựu như hôm nay con đã phát nguyện ở trước Phật, thì khiến cho hai tay con tự nhiên có bánh xe trời một ngàn căm sáng chói như lửa cháy rực.
Thiện nam tử, Vương tử nói như vậy xong, trong hai tay của ông ngay khi đó có bánh xe một ngàn căm như đã nguyện.
Bạch Đức Thế Tôn, nếu nguyện của con được thành tựu, bản thân con được lợi ích, thành Chánh giác, con sai bánh xe một ngàn căm này sẽ phát tiếng vang lớn khắp cõi Phật. Như Long vương Nan-đà, Long vương Ưu-ba-nan-đà phát âm thanh lớn đầy khắp thế giới, âm thanh của bánh xe đó cũng như vậy. Đó là âm thanh thọ ký cho Bồ-tát. Âm thanh chánh niệm trí tuệ, âm thanh tu học Không pháp, pháp tạng của chư Phật. Nếu có chúng sinh ở bất cứ nơi nào nghe diệu pháp âm này, lập tức dứt trừ được tham dục, sân hận, ngu si, kiêu mạn, keo kiệt, ganh ghét và được an tịnh, tư duy về trí tuệ sâu xa của chư Phật, phát tâm thành Chánh giác.
Thiện nam tử, khi ấy Vương tử liền sai hai bánh xe đi nhanh như thần túc của chư Phật, bánh xe đó đến các thế giới ác không có Phật trong mười phương, vì các chúng sinh phát ra âm thanh thọ ký cho các Bồ-tát, phát ra âm thanh chẳng mất chánh niệm trí tuệ, phát ra âm thanh tu học pháp Không và Pháp tạng của chư Phật đã có. Bất cứ ở đâu, các chúng sinh nào nghe được pháp âm này thì lập tức diệt được tham dục, sân hận, ngu si, kiêu mạn, keo kiệt, ganh ghét và được yên tịnh, tư duy về trí tuệ sâu xa cửa chư Phật, phát Bồ-đề tâm thành Đẳng chánh giác. Bánh xe đó, trở về trước mặt vị Vương tử trong thời gian rất ngắn.
Thiện nam tử, Bảo Tạng Như Lai khen Vương tử:
-Lành thay! Lành thay! Thiện nam tử, ông thực hành đạo Bồ-tát đã phát nguyện tôt đẹp, cao cả, sai bánh xe ngàn căm đến nơi các thế giới ngũ trược không có Phật, làm cho vô lượng, vô biên a-tăng-kỳ ức trăm ngàn chúng sinh được tâm không còn uế trược, tâm không não hại và khuyến hóa họ phát tâm Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, vì thế nên đổi tên ông là A-Súc, ở đời vị lai sẽ làm Thế Tôn. Ông nên ở trước Phật như tâm ưa thích, nguyện nhận cõi Phật với vô số sự trang nghiêm.
Bấy giờ, A-Súc bạch Phật:
-Bạch Đức Thế Tôn, theo ý nguyện của con là cõi Phật với các loại trang nghiêm như vậy, khiến cho thế giới của con đất toàn bằng vàng, bằng thẳng như lòng bàn tay, có vô số diệu bảo của chư Thiên đầy khắp trong nước đó. Không có các loại núi, gò, ụ đất, cát, đá vụn, gai góc… Đất ở đấy mềm mại giống như Thiên y, khi đi chân đạp lún sâu bốn tấc, giở chân lên đất trở lại bình thường, không có địa ngục, ngạ quỷ, súc sinh cùng các thứ bất tịnh, nhơ nhớp, mà chỉ có hương thơm thanh cao vi diệu của chư Thiên và hoa Mạn-đà-la, hoa Ma-ha mạn-đà-la đầy khắp trong nước ấy. Chúng sinh ở nơi đó không có già, bệnh, tất cả đều sống tự tại, không hề sợ hãi nhau, không bao giờ gây hại cho người khác, không bị chết yểu. Khi sắp qua đời, tâm họ không hối hận, tâm ổn định không tán loạn, chỉ có suy nghĩ về chư Phật Như Lai. Nếu qua đời thì họ không bị đọa vào đường ác, không sinh nơi đời ngũ trược, nơi không có Phật, cho đến thành Chánh giác thường được thấy Phật, thỉnh thọ diệu pháp, cúng dường chúng Tăng. Chúng sinh nơi đó ít tham dâm, sân hận, ngu si, luôn thực hành mười điều lành. Thế giới ấy không có các thứ nghề nghiệp, không có tội phạm và tên về tội phạm. Cũng không có thiên ma cùng các việc trở ngại cho chánh pháp. Chúng sinh đều có những thân hình tốt đẹp, cũng không phân biệt lớn nhỏ, cao thấp. Tất cả chúng sinh đều hiểu rất sâu xa về diệu lý không có ta và của ta. Cho đến trong mộng, các vị Thanh văn, Bồ-tát cũng không bị xuất bất tịnh. Chúng sinh thường ưa cầu pháp, nghe diệu pháp, không có một người nào sinh kiến chấp điên đảo, cũng không có ngoại đạo. Chúng sinh không có thân tâm mỏi mệt, đều được năm pháp thần thông, không bị các nghiệp đói khát khổ não. Tùy theo sự ưa thích, liền có vô số vật dụng quý báu đựng đầy thức ăn tự nhiên ở nơi tay. Có vô số thức ăn giống như của chư Thiên cõi dục. Không có các chất đờm giải khạc nhổ, đại tiểu tiện, nước mắt dơ nhớp. Cũng không nóng, lạnh, thường có gió thơm mát mẻ chạm thân. Hơi gió thơm vi diệu này tỏa khắp cả trời người mà chẳng cần các loại hương thơm khác. Gió thơm này tùy theo sự cầu mong lạnh ấm của chư Thiên đều làm cho được thỏa mãn. Lại có người cầu gió thơm hoa Ưu-bát-la, gió hương hoa Ưu-đà-sa-la, gió thơm Trầm thủy, gió thơm Đa-già-la, gió thơm A-già-la, vô số gió thơm theo sự mong cầu khi có ý muốn liền được đáp ứng, trừ hẳn cõi năm trược.
Nguyện trong quốc độ của con có lầu bảy báu, trong lầu bảy báu đó có giường, tòa ngồi bằng bảy báu, nệm, chiếu, gối đỏ mịn màng, trơn láng, mềm mại như áo trời. Chúng sinh ở trong lầu báu này đều được vui vẻ với sàng tòa ấy. Bốn phía lầu có ao nước tốt đẹp với nước có đầy đủ tám công đức, chúng sinh tùy ý lấy dùng. Quốc độ đó có nhiều cây đa la bằng vàng, vô số hương thơm, hoa quả, đầy đủ y báu thượng hạng, vô số lọng báu được trang trí bằng châu ngọc, anh lạc. Các chúng sinh tùy theo ý thích mà lấy y phục báu đẹp ở ngay trên cây để dùng. Đối với hoa quả, hương thơm... cũng như trên.
Bạch Đức Thế Tôn, nguyện cho cây Bồ-đề của con toàn bằng bảy báu, cao một ngàn do-tuần, chu vi thân cây lớn rộng một do-tuần, cành lá tỏa rộng một ngàn do-tuần, thường có gió nhẹ thổi vào cây Bồ-đề, liền phát ra âm thanh vi diệu nói về sáu Ba-la-mật, căn, lực, giác, đạo. Chúng sinh nào nghe âm thanh vi diệu này thì đều được xa lìa tâm dục.
Nữ nhân nơi đó thành tựu tất cả các công đức vi diệu, giống như Thiên nữ trên trời Đâu-Suất, không có các việc: bất tịnh, nói chia rẽ, keo kiệt, ganh ghét, tâm che giấu... của người nữ. Không cùng kết giao với đàn ông có tâm hữu lậu. Những đàn ông nào sinh tâm dâm dục, đi đến chỗ người nữ và nhìn họ bằng tâm luyến ái, thì ngay trong chốc lát bèn xa lìa tâm dục, phát sinh nhàm chán, lập tức trở lui, liền được Tam-muội thanh tịnh. Do năng lực của Tam-muội đó nên đối với mọi sự trói buộc của các ma, đều được giải thoát, không còn sinh lại tâm ái dục. Người nữ cũng như vậy, khi thấy người nam mà có tâm ái dục, liền có thai thì đều được xa lìa ý tưởng về dâm dục. Trong khi mang thai dù là trai hay gái thân tâm của người nữ cũng không có các việc khổ não, mà được thọ hưởng an lạc vi diệu như thân tâm của chư Thiên trên cung Trời Đao-Lợi.
Người nữ mang thai bảy ngày bảy đêm thọ hưởng an lạc cũng như Tỳ-kheo vào Đệ nhị thiền. Trai hay gái ở trong thai không bị các thứ bất tịnh làm nhơ nhớp. Đủ bảy ngày, đứa bé được sinh ra và ngay khi sinh được thọ hưởng các an lạc với hương thơm vi diệu. Người nữ khi sinh cũng không có các đau đớn khổ cực, mẹ con cùng vào trong nước tắm rửa thân thể. Khi ấy, người nữ được chánh niệm, nhờ sức nơi chánh niệm nên được Tam-muội Ly dục thanh tịnh, nhờ sức của Tam-muội nên tâm thường định, được giải thoát khỏi các sự trói buộc của ma.
Chúng sinh nào theo quả báo của nghiệp cũ nên trong vô lượng đời phải làm thân người nữ, do định lực này nên được lìa thân nữ, cho đến khi đắc Niết-bàn. Tất cả nghiệp nữ vĩnh viễn diệt sạch không còn thọ trở lại.
Chúng sinh nào từ nơi vô lượng ức kiếp, theo quả báo của nghiệp cũ nên phải chịu khổ não trong bào thai đến vô lượng kiếp, nguyện cho con thành Chánh giác xong, họ nghe danh hiệu của con liền sinh hoan hỷ, hoan hỷ xong họ liền qua đời, ngay khi còn trong thai họ liền sinh về thế giới của con. Vừa sinh xong, vĩnh viễn không còn thọ thai nữa, cho đến thành Chánh giác.
Chúng sinh nào có nhiều căn lành, liền được đến thế giới của con sinh trong hoa sen. Chúng sinh nào có ít căn lành phải ở trong thai, hoặc nhận thân người nữ mà được sinh trong cõi của con, thì sau đó mới được dứt hẳn việc sinh bằng thai. Các chúng sinh trong cõi của con đều thọ hưởng an lạc vi diệu. Gió thổi nhẹ, cây Kim-đa-la kia phát ra âm thanh vi diệu, đó là âm thanh khổ, không, vô ngã, vô thường... Người nghe âm thanh này được Tam-muội Quang minh, nhờ sức của Tam-muội ấy nên được các Tam-muội Không định sâu xa. Thế giới không có âm thanh và hình tướng về dâm dục.
Bạch Đức Thế Tôn, con ngồi bên gốc cây Bồ-đề, ngay trong một niệm thành Chánh giác xong, nguyện cho thế giới của con không có ánh sáng mặt Trời, mặt Trăng làm cho ngày đêm sai khác, trừ hoa nở, hoa khép. Con thành Chánh giác xong sẽ đem ánh sáng chiếu khắp ba ngàn đại thiên thế giới, làm cho các chúng sinh đều được Thiên nhãn, do Thiên nhãn nên thấy được vô lượng, vô biên thế giới của chư Phật trong mười phương, khắp nơi chư Phật, Thế Tôn đều đang thuyết pháp.
Bạch Đức Thế Tôn, con thành Chánh giác xong, thuyết giảng chánh pháp, làm cho âm thanh ấy vang khắp ba ngàn đại thiên thế giới, chúng sinh nào nghe được liền được Tam-muội niệm Phật. Các chúng sinh đi đứng, tới lui về phía nào cũng được thấy con. Hoặc đối với các pháp có sự nghi ngờ vướng mắc, nhờ thấy con nên họ liền được dứt hết nghi.
Bạch Đức Thế Tôn, con thành Chánh giác xong, vô ỉượng, vô biên, vô số thế giới chư Phật trong mười phương bất kỳ ở đâu có chúng sinh nào học Thanh văn, học Duyên giác, học Đại thừa mà nghe đến tên con thì khi qua đời liền sinh về thế giới của con. Người nào học Thanh văn, nghe diệu pháp của con được quả A-la-hán với tâm giải thoát. Người nào học Đại thừa, nghe diệu pháp của con thì được hiểu sâu Pháp nhẫn Đà-la-ni cùng với các Tam-muội, không thối chuyển nơi Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, được làm bà con với vô lượng Thanh văn, số đó vô biên không thể tính đếm, chỉ trừ chư Phật.
Bạch Đức Thế Tôn, khi con đã thành Chánh giác, bất kỳ nơi nào con bước đến, chỗ con cất bước hạ chân liền mọc lên hoa sen vàng ngàn cánh, hoa đó vi diệu, có ánh sáng lớn. Con sẽ sai hoa ấy đến chỗ không có Phật để khen ngợi danh hiệu con. Có chúng sinh nào nhờ hoa này mà được nghe lời khen ngợi về danh hiệu con, liền sinh hoan hỷ, trồng các căn lành, muốn sinh về nước con, nguyện khi qua đời đều được sinh đến.
Người xuất gia trong các đại chúng của con xa lìa dua nịnh, ganh ghét, gian trá, làm nhơ nhớp Sa-môn, tôn trọng chánh pháp. Đối với tiếng khen, lợi dưỡng, tâm không quý trọng, thường ưa khổ, không, vô thường, vô ngã, luôn siêng năng tinh tấn tôn trọng pháp, quy y Tăng. Các Bồ-tát nào được Bất thối thì đều đắc Tam-muội Long vũ. Do năng lực nơi Tam-muội này nên thuyết Bát-nhã ba-la-mật cho chúng sinh, khiến lìa sinh tử, cho đến thành Phật. Trong khoảng thời gian đó, chúng sinh không quên hay bỏ mất những pháp đã được nghe.
Bạch Đức Thế Tôn, con thành Phật xong, sống lâu ở đời mười ngàn đại kiếp. Sau khi Bát-Niết-bàn, chánh pháp trụ thế đủ một ngàn kiếp.
Bấy giờ, Như Lai khen ngợi Bồ-tát A-Súc:
-Lành thay! Lành thay! Thiện nam tử, nay ông đã nhận thế giới thanh tịnh, ông ở đời sau trải qua vô số kiếp nhiều như cát sông Hằng, vào vô số kiếp nhiều như cát sông Hằng lần thứ hai, ở phương Đông cách đây mười ngàn thế giới Phật, có thế giới tên là Diệu lạc, với đầy đủ các thứ trang nghiêm như ông đã nguyện. Ông ở nơi đó sẽ thành Bậc Chánh Giác, cũng hiệu là A-Súc gồm đủ các tôn hiệu Như Lai, Ứng Cúng, Chánh Biến Tri, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Điều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhân sư, Phật, Thế Tôn.
Khi ấy, Bồ-tát A-Súc bạch Phật:
-Bạch Đức Thế Tôn, nếu nguyện con thành tựu, bản thân con được lợi ích thì con sẽ giúp đỡ cho tất cả chúng sinh thuộc về ấm-giới-nhập trong thế gian đều được tâm Từ, không có tưởng về oán tặc và các uế trược, thân tâm an lạc, giống như các Bồ-tát Thập trụ... ngồi trên hoa sen kiết già nhập định. Do năng lực cửa định đó khiến tâm không chút cấu uế, các chúng sinh ấy được thân tâm an lạc cũng như vậy. Nay con kính lạy Phật, cúi xin đất nơi đây có ánh sáng màu vàng.
Thiện nam tử, khi Bồ-tát A-Súc đem đầu mặt kính lễ sát chân Phật, tức thì tất cả vô lượng chúng sinh thân tâm liền được thọ hưởng diệu lạc, đất ở đó cũng sáng chói màu vàng.
Bấy giờ, Bảo Tạng Như Lai vì Bồ-tát A-Súc mà thuyết kệ:
Tôn ý, đứng dậy
Nay ông làm cho
Tất cả chúng sinh
Tâm không giận dữ
Đối với chúng sinh
Sinh tâm đại Bi
Hai tay đều được
Bánh xe ngàn căm
Tịnh ý vị lai
Làm Thiên Nhân Tôn.
Thiện nam tử, nghe kệ xong, Bồ-tát A-Súc rất vui mừng, liền đứng dậy lạy Phật, ngồi cách Phật không xa để nghe diệu pháp.
Chú ý: Việc đăng nhập thường chỉ thực hiện một lần và hệ thống sẽ ghi nhớ thiết bị này, nhưng nếu đã đăng xuất thì lần truy cập tới quý vị phải đăng nhập trở lại. Quý vị vẫn có thể tiếp tục sử dụng trang này, nhưng hệ thống sẽ nhận biết quý vị như khách vãng lai.
Quý vị đang truy cập từ IP 18.97.9.173 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này. Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập
Thành viên đăng nhập / Ghi danh thành viên mới
Gửi thông tin về Ban Điều Hành
Đăng xuất khỏi trang web Liên Phật Hội
Chú ý: Việc đăng nhập thường chỉ thực hiện một lần và hệ thống sẽ ghi nhớ thiết bị này, nhưng nếu đã đăng xuất thì lần truy cập tới quý vị phải đăng nhập trở lại. Quý vị vẫn có thể tiếp tục sử dụng trang này, nhưng hệ thống sẽ nhận biết quý vị như khách vãng lai.