Hãy tự mình làm những điều mình khuyên dạy người khác. Kinh Pháp cú
Con tôi, tài sản tôi; người ngu sinh ưu não. Tự ta ta không có, con đâu tài sản đâu?Kinh Pháp Cú (Kệ số 62)
Lời nói được thận trọng, tâm tư khéo hộ phòng, thân chớ làm điều ác, hãy giữ ba nghiệp tịnh, chứng đạo thánh nhân dạyKinh Pháp Cú (Kệ số 281)
Dầu giữa bãi chiến trường, thắng ngàn ngàn quân địch, không bằng tự thắng mình, thật chiến thắng tối thượng.Kinh Pháp cú (Kệ số 103)
Ta như thầy thuốc, biết bệnh cho thuốc. Người bệnh chịu uống thuốc ấy hay không, chẳng phải lỗi thầy thuốc. Lại cũng như người khéo chỉ đường, chỉ cho mọi người con đường tốt. Nghe rồi mà chẳng đi theo, thật chẳng phải lỗi người chỉ đường.Kinh Lời dạy cuối cùng
Lửa nào bằng lửa tham! Chấp nào bằng sân hận! Lưới nào bằng lưới si! Sông nào bằng sông ái!Kinh Pháp cú (Kệ số 251)
Dầu mưa bằng tiền vàng, Các dục khó thỏa mãn. Dục đắng nhiều ngọt ít, Biết vậy là bậc trí.Kinh Pháp cú (Kệ số 186)
Nhẫn nhục có nhiều sức mạnh vì chẳng mang lòng hung dữ, lại thêm được an lành, khỏe mạnh.Kinh Bốn mươi hai chương
Sống chạy theo vẻ đẹp, không hộ trì các căn, ăn uống thiếu tiết độ, biếng nhác, chẳng tinh cần; ma uy hiếp kẻ ấy, như cây yếu trước gió.Kinh Pháp cú (Kệ số 7)
Hương hoa thơm chỉ bay theo chiều gió, tiếng thơm người hiền lan tỏa khắp nơi nơi. Kinh Pháp cú (Kệ số 54)

Trang chủ »» Kinh Bắc truyền »» Bản Việt dịch Ngũ Ấm Thí Dụ Kinh [五陰譬喻經] »»

Kinh điển Bắc truyền »» Bản Việt dịch Ngũ Ấm Thí Dụ Kinh [五陰譬喻經]


» Tải tất cả bản dịch (file RTF) » Việt dịch (2) » Hán văn » Phiên âm Hán Việt » Càn Long (PDF, 0.14 MB) » Vĩnh Lạc (PDF, 0.1 MB)

Chọn dữ liệu để xem đối chiếu song song:

Kinh Thí Dụ Ngũ Uẩn

Việt dịch: Trần Văn Nghĩa

Nhằm tạo điều kiện để tất cả độc giả đều có thể tham gia soát lỗi chính tả trong các bản kinh Việt dịch, chúng tôi cho hiển thị các bản Việt dịch này dù vẫn còn nhiều lỗi. Kính mong quý độc giả cùng tham gia soát lỗi bằng cách gửi email thông báo những chỗ có lỗi cho chúng tôi qua địa chỉ admin@rongmotamhon.net

Đại Tạng Kinh Việt Nam
Font chữ:

Tôi nghe như vậy, có một thời, Đức Phật đến thăm nước Mị Thắng.
Khi đi qua sông ngài thấy một đám bọt nước to tụ lại trôi theo dòng sông, ngài bèn nói với các tỳ kheo rằng : Chư Tỳ Kheo, đám bọt nước to tụ lại trôi theo dòng sông này , cho một người có một cặp mắt quan sát, suy xét thì biết đám bọt nước này là không hằng hữu, là hư vô, là không thật và tiêu tán một cách nhanh chóng . Vì sao vậy ? Vì bọt nước này không kiên cố. Cũng như vậy, các tỳ kheo à, tất cả các sắc mà ta thấy trong quá khứ, tương lai và hiện tại, ở trong hay ở ngoài, to hay nhỏ, tốt hay xấu, xa hay gần, nếu các tỳ kheo nhận xét kỹ càng thì sẽ thấy sắc là không hằng hữu, là hư vô và không thực, là bệnh , là kết, là sang, là giả tạo, nó không thật, không thường, nó là khổ não, là hư không, là phi thân, nó tiêu tan một cách nhanh chóng. Vì sao vậy ? Vì bản tính của sắc là không bền vững.
Chư Tỳ Kheo, lại như mưa tạo ra những bong bóng nước, những bong bóng này sinh sinh diệt diệt. Cho một người có một cặp mắt quan sát, suy xét thì biết những bong bóng nước này không hằng hữu, là hư vô, không thực và tiêu tan một cách nhanh chóng. Vì sao vậy, vì những bong bóng nước này không kiên cố. Chư Tỳ kheo à, cũng như vậy, tất cả những thống khổ của chúng ta trong quá khứ, tương lại và hiện tai, ở trong hay ở ngoài, to hay nhỏ, tốt hay xấu, xa hay gần, nếu các tỳ kheo, xem xét kỹ càng thì sẽ thấy thống khổ này không hằng hữu, là hư vô và không thực, là bệnh, là kết, là giả tạo, là sang, nó không thật, không thường, nó là khổ não, là hư không, là phi thân, nó tiêu tán một cách nhanh chóng. Vì sao vậy ? Vì cái bản tính của thống khổ là không bền vững.
Các Tỳ ¬kheo, lại như mùa hè nóng bức, ánh nắng mặt trời đang lúc giữa trưa, cho một người có một cặp mắt quan sát, suy xét, thì biết nóng bức này là không hằng hữu, là hư vô, là không thật và tiêu tán một cách nhanh chóng . Vì sao vậy ? Vì nóng bức này không kiên cố. Các Tỳ kheo à, cũng như vậy các ý tưởng của chúng ta trong quá khứ, tương lai và hiện tai, ở trong hay ở ngoài, to hay nhỏ, tốt hay xấu, xa hay gần, các tỳ kheo nếu xem xét và suy nghĩ kỹ càng thì sẽ thấy ý tưởng của chúng ta không hằng hữu, là hư vô và không thực, là dâm ô , là kết, là sang, là giả tạo, nó không thật, không thường, nó là khổ não, là hư không, là phi thân, nó tiêu tán một cách nhanh chóng. Vì sao vậy ? Vì cái bản tính của ý tưởng là không bền vững.
Các Tỳ kheo, lại như một người vào rừng tìm gỗ tốt, thấy một cây chuối to đẹp thật thẳng , bèn đốn cây xuống, cắt ngọn và lá đi , bóc từng lớp lớp vỏ đi để tìm gỗ tốt, nhưng tìm không thấy cái lõi cứng chắc của cây đâu cả. Cho một người có một cặp mắt quan sát, suy xét, thì biết cây chuối này là không hằng hữu, là hư vô, là không thật và tiêu tán một cách nhanh chóng. Vì sao vậy ? Vì cây chuối không có gì bền vững cả. Các tỳ kheo à, cũng như vậy tất cả các hành động của chúng ta trong quá khứ, tương lai và hiện tại, ở trong hay ở ngoài, to hay nhỏ, tốt hay xấu, xa hay gần. Các tỳ kheo nếu xem xét và suy nghĩ kỹ càng thì sẽ thấy hành động của chúng ta không hằng hữu, là hư vô và không thực, là dâm ô , là kết, là sang, là giả tạo. Nó không thật, không thường, nó là khổ não, là hư không, là phi thân, nó tiêu tán một cách nhanh chóng. Vì sao vậy ? Vì cái bản tính của hành động là không bền vững.
Các tỳ¬kheo, Lại như một thầy làm ảo thuật và những đệ tử ở một ngã tư đường biểu diễn ảo thuật cho công chúng xem, làm nhiều màn ảo thuật nào là đàn voi đi, đàn ngựa chạy... Cho một người có một cặp mắt quan sát, suy xét, thì biết những ảo thuật này là không hằng hữu, là hư vô, là không thật và vô hình tiêu tán một cách nhanh chóng . Vì sao vậy ? Vì những ảo thuật này không bền vững. Này các tỳ kheo, cũng như vậy tất cả các tâm thức của chúng ta trong quá khứ, tương lai và hiện tại, ở trong hay ở ngoài, to hay nhỏ, tốt hay xấu, xa hay gần, nếu các tỳ kheo xem xét và suy nghĩ kỹ càng thì sẽ thấy tâm thức này không hằng hữu, là hư vô và không thực, là dâm ô , là kết, là sang, là giả tạo. Nó không thật, không thường, nó là khổ não, là hư không, là phi thân, nó tiêu tán một cách nhanh chóng . Vì sao vậy ? Vì bản tính của tâm thức là không bền vững.
Sau đó Đức Phật nói bài kệ dưới đây ( dịch nghĩa bẵng văn xuôi ) :
Sắc như bọt nước tán tụ , thống khổ sinh diệt như bong bóng nước , ý tưởng như cái nóng của mùa hè, hành động trống bọng như thân cây chuối, ý thức như những ảo thuât, chư Phật nói như vậy. Hãy xem xét , tư duy một cách kỹ càng những yếu chỉ này. Quả thật tất cả là hư không , thấy tất cả các điều là vô thường , tất cả các uẩn là như vậy. Những bậc đại trí nói rằng : Khi ta đã đoạn tuyệt được với tam sự, thì biết cái thân này không có giá trị gì cả. Thân mệnh này đang ấm áp đây, khoảnh khắc chết đi bỏ lại thân xác này, thân xác này nằm ở dưới đất, như cỏ cây còn biết gì đâu, xem hình hài như vậy, còn mang những ảo vọng về tham lam ngu si gì nữa ? Để làm lòng ta áy náy bất an, tất cả đâu có gì là bền vững đâu ? Biết ngũ uẩn là như vậy, chư tỳ kheo hãy chuyên cần, nên ngày đêm tự giác suy niệm những chánh trí, thọ hành đạo tịch diệt, theo đuổi cái niềm tối an lạc.
Sau đó Đức Phật nói bài kệ dưới đây (dịch nghĩa bằng thơ lục bát ) :
Sắc như bọt nước hợp tan,
thống như bong bóng nước tàn lại sinh,
ý như hè nóng vô hình,
hành như cây chuối thân mình trống không,
thức là ảo thuật hư không,
Chư Phật nói vậy sai không tí gì.
Hãy đem tôn chỉ này suy,
trầm tư mặc tưởng tư duy cho tường.
Quả thật vạn sự vô thường,
hư không bản tính có chừa gì đâu,
ngũ âm không, có, một mầu.
Những người chân trí từ lâu nói rằng :
Bỏ đi tam sự thấy ngay,
Thân tàn nằm đó đắng chăng một hào ?
Đang đầy sức sống chan hòa,
chỉ trong giây phút đã vào thiên thu,
xác khô dưới đất nấm mồ,
vô tri vô giác cỏ khô cây tàn.
Ngắm nhin thân xác phũ phàng
Còn mang ảo mộng si tham làm gì.
Tâm hồn an lạc mất đi,
Đời này đâu có cái gì bền đâu ?
Ngũ uẩn hư ảo từ lâu,
Thiền môn tứ chúng hãy luôn chuyên cần
Ngày đêm suy niệm tâm thần,
Tự giác chánh trí luôn gần tâm can
Thọ hành đại đạo Nê hoàn,
Vui niềm an lạc hân hoan cõi thiền.
Đức Phật giảng như vậy , các tỳ kheo nghe xong vô cùng hoan hỷ.
Ngũ Uẩn Thí Dụ Kinh.

« Kinh này có tổng cộng 1 quyển »

Tải về dạng file RTF

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Bát-nhã Tâm kinh Khảo luận


Kinh Đại Bát Niết-bàn - Tập 2


Tổng quan về các pháp môn trong Phật giáo Tây Tạng


Tôi đọc Đại Tạng Kinh

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.





Quý vị đang truy cập từ IP 3.142.96.146 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập