Nếu người nói nhiều kinh, không hành trì, phóng dật; như kẻ chăn bò người, không phần Sa-môn hạnh.Kinh Pháp cú (Kệ số 19)
Đừng chờ đợi những hoàn cảnh thật tốt đẹp để làm điều tốt đẹp; hãy nỗ lực ngay trong những tình huống thông thường. (Do not wait for extraordinary circumstances to do good action; try to use ordinary situations. )Jean Paul
Ai sống quán bất tịnh, khéo hộ trì các căn, ăn uống có tiết độ, có lòng tin, tinh cần, ma không uy hiếp được, như núi đá, trước gió.Kinh Pháp cú (Kệ số 8)
"Nó mắng tôi, đánh tôi, Nó thắng tôi, cướp tôi." Ai ôm hiềm hận ấy, hận thù không thể nguôi.Kinh Pháp cú (Kệ số 3)
Nay vui, đời sau vui, làm phước, hai đời vui.Kinh Pháp Cú (Kệ số 16)
Dầu giữa bãi chiến trường, thắng ngàn ngàn quân địch, không bằng tự thắng mình, thật chiến thắng tối thượng.Kinh Pháp cú (Kệ số 103)
Kẻ làm điều ác là tự chuốc lấy việc dữ cho mình.Kinh Bốn mươi hai chương
Sự toàn thiện không thể đạt đến, nhưng nếu hướng theo sự toàn thiện, ta sẽ có được sự tuyệt vời. (Perfection is not attainable, but if we chase perfection we can catch excellence.)Vince Lombardi
Tìm lỗi của người khác rất dễ, tự thấy lỗi của mình rất khó. Kinh Pháp cú
Như bông hoa tươi đẹp, có sắc lại thêm hương; cũng vậy, lời khéo nói, có làm, có kết quả.Kinh Pháp cú (Kệ số 52)

Trang chủ »» Danh mục »» Từ điển Phật học Tinh tuyển »» Đang xem mục từ: Vạn tự »»

Từ điển Phật học Tinh tuyển »» Đang xem mục từ: Vạn tự








KẾT QUẢ TRA TỪ


Vạn tự:

(卍字): chữ Vạn, còn viết là 萬、万、卐; nguyên ngữ tiếng Sanskrit là śrīvatsalakṣana, âm dịch là Thất Lợi Mạt Xoa Lạc Sát Nang (室利靺蹉洛剎囊), ý dịch là Cát Tường Hải Vân (吉祥海雲), Cát Tường Hỷ Toàn (吉祥喜旋), là một trong 32 tướng tốt, 80 vẻ đẹp của Phật, là đức tướng thường hiển hiện nơi ngực của chư Phật cũng như các Bồ Tát chứng quả Thập Địa (s: daśa-bhūmi, 十地). Đây cũng là một loại phù hiệu thường thấy ở các tượng Phật cũng như văn vật Phật Giáo. Một số kinh điển Phật Giáo nêu rõ vị trí của chữ Vạn như Đại Bổn Kinh (大本經) của Trường A Hàm Kinh (長阿含經, Taishō No. 1) quyển 1 cho biết rằng chữ Vạn thuộc tướng tốt thứ 16: “Thập lục, hung hữu Vạn tự (十六、胸有萬字, thứ mười sáu, trên ngực có chữ Vạn).” Hay Đại Tát Già Ni Càn Tử Sở Thuyết Kinh (大薩遮尼乾子所說經, Taishō No. 272) quyển 6 cũng cho hay rằng: “Sa Môn Cù Đàm hung hữu Vạn tự thị công đức tướng (沙門瞿曇胸有萬字示功德相, nơi ngực của Sa Môn Cù Đàm có chữ Vạn, thể hiện tướng công đức).” Trong Phương Quảng Đại Trang Nghiêm Kinh (方廣大莊嚴經) quyển 3 giải thích rằng trong 80 vẻ đẹp của đức Phật thì chữ Vạn thuộc về vẻ đẹp thứ 78, thường thấy ở trên tóc: “Phát hữu ngũ Vạn tự (髮有五卍字, tóc có năm chữ Vạn).” Thập Địa Kinh Luận (十地經論) quyển 12 nêu rõ rằng khi Thái Tử Tất Đạt Đa (s: Siddhārtha, p: Siddhattha, 悉達多) chưa thành Phật, nơi ngực người có chữ Vạn Kim Cang công đức trang nghiêm. Trong khi đó, Hữu Bộ Tỳ Nại Da Tạp Sự (有部毗奈耶雜事) quyển 29 cho hay rằng nơi lưng của Phật có tướng chữ Vạn. Bên cạnh đó, Đại Bát Nhã Ba La Mật Kinh (大般若波羅蜜多經) quyển 381 cho biết chữ Vạn nằm nơi ngực cũng như tay chân của đức Thế Tôn. Vào thời cổ đại Ấn Độ, chữ Vạn tượng trưng cho sự tốt đẹp. Ngoài đất nước này, Ba Tư, Hy Lạp đều có loại phù hiệu này, thông thường được xem như tượng trưng cho mặt trời, điện quang, lửa, dòng nước chảy, v.v. Xưa kia, Phật Giáo, Bà La Môn Giáo, Kỳ Na Giáo đều có sử dụng chữ Vạn. Người Ấn Độ cổ đại cho rằng phù hiệu chữ Vạn này hiện hữu nơi sợi lông xoăn ở ngực của Phạm Thiên, thần Viṣṇu, Kṛṣṇa, rộng khắp thể hiện tướng cát tường, thanh tịnh, viên mãn. Trong Phật Giáo, chữ Vạn là tướng cát tường ở nơi ngực của đức Phật cũng như chư vị Bồ Tát chứng quả Thập Địa, về sau dần dần trở thành dấu hiệu tiêu biểu cho Phật Giáo. Về tiếng Hán dịch của chữ này, xưa nay có vài thuyết khác nhau. Cưu Ma La Thập (s: Kumārajīva, 鳩摩羅什, 344-413), Huyền Trang (玄奘, 602-664), v.v., thì dịch là “đức (德)”. Trong Thập Địa Kinh Luận (十地經論), Bồ Đề Lưu Chi (s: Bodhiruci, 菩提流支, 562-727) dịch là “vạn (萬)” với ý nghĩa “vạn đức viên mãn (萬德圓滿)”. Trong Tống Cao Tăng Truyện (宋高僧傳) quyển 3, chữ này được dịch âm là vạn, nhưng không có ý dịch. Cho đến năm thứ 2 (693) niên hiệu Trường Thọ (長壽) của Võ Tắc Thiên (武則天, 624-705), Hoàng Hậu bắt đầu quy định chữ này đọc là “vạn”, với ý nghĩa là “tập trung vạn đức tốt lành”. Tiếng Phạn ngữ của chữ Vạn (卍) không phải chỉ có một, tỷ dụ như trong Tân Hoa Nghiêm Kinh (新華嚴經) có đến 17 chỗ xuất hiện chữ này, đều dịch là vạn; nhưng nếu lấy nguyên ngữ đối chiếu, nguyên ngữ của chữ này có 4 loại:
(1) śrīvatsa, âm dịch là Thất Lợi Mạt Xoa (室利靺蹉), ý dịch là Cát Tường Ức (吉祥臆), Cát Tường Độc (吉祥犢); như trong Tân Hoa Nghiêm Kinh quyển 48 (Taishō No. 10) có đoạn: “Như Lai hung ức hữu đại nhân tướng, hình như Vạn tự, danh cát tường hải vân (如來胸臆有大人相、形如卍字、名吉祥海雲, nơi ngực của đức Như Lai có tướng của bậc đại nhân, hình như chữ Vạn, tên là mây biển tốt lành).” Trong đó, nguyên ngữ chữ Vạn là śrīvatsa, ý chỉ cho lông tóc xoắn quanh, chồng lên nhau như hình dạng đám mây biển.
(2) nandy-āvarta, âm dịch là Nan Đề Ca Vật Đa (難提迦物多), ý dịch là Hỷ Toàn (喜旋); như trong Tân Hoa Nghiêm Kinh quyển 27 có đoạn: “Kỳ phát hữu toàn, quang tịnh nhuận trạch, vạn tự nghiêm sức (其髪右旋、光淨潤澤、卍字嚴飾, tóc của Ngài xoay về bên phải, ánh sáng thanh tịnh, thấm khắp, chữ Vạn làm cho trang nghiêm).” Chữ Vạn trong câu này là nandy-āvarta, chỉ cho tướng tóc của Phật xoay về bên phải.
(3) svastika, âm dịch là Tắc Phạ Tất Để Ca (塞嚩悉底迦), ý dịch là Hữu Lạc (有樂). Như trong Tân Hoa Nghiêm Kinh quyển 27 có đoạn: “Nguyện nhất thiết chúng sanh đắc như Vạn tự phát, loa văn hữu toàn phát (願一切眾生得如卍字髪、螺文右旋髪, nguyện hết thảy chúng sanh đều được như mái tóc có chữ Vạn, mái tóc xoay về bên phải theo hình trôn ốc).” Chữ Vạn trong câu này là svastika, có hàm nghĩa “có niềm an lạc”.
(4) pūrṇaghaṭa, âm dịch là Nang Già Tra (囊伽吒), ý dịch là Tăng Trưởng (增長). Như trong Tân Hoa Nghiêm Kinh quyển 27 có đoạn: “Nguyện nhất thiết chúng sanh đắc luân tướng chỉ, chỉ tiết viên mãn, văn tướng hữu toàn, nguyện nhất thiết chúng sanh đắc như Liên Hoa Vạn tự toàn chỉ (願一切眾生得輪相指、指節圓滿、文相右旋、願一切眾生得如蓮華卍字旋指, nguyện cho hết thảy chúng sanh có ngón tay tướng bánh xe tròn, kẻ ngón tay tròn đầy, hoa văn tay xoay về bên phải, nguyện cho hết thảy chúng sanh có được ngón tay chữ Vạn như hoa sen).” Nguyên ngữ chữ Vạn trong câu này là pūrṇaghaṭa, chỉ hình tướng đầu bộ hay các kẻ ngón tay tròn đầy. Từ xa xưa, chữ Vạn đã có sự khác nhau về phương hướng xoay có nó.
Trong Ấn Độ Giáo, các vị thần nam tánh thường dùng chữ Vạn (卐, hướng về bên phải) và thần nữ tánh thì dùng chữ Vạn (卍, hướng về bên trái). Đối với Phật Giáo, hiện tồn tại ngôi cổ tháp ở Vườn Lộc Uyển (s: Mṛgadāva, p: Migadāya, 鹿苑) là chữ Vạn (卍). Ngôi tháp này được kiến tạo dưới thời A Dục Vương (s: Aśoka, p: Asoka, 阿育王) để kỷ niệm đức Phật xưa kia đã từng nhập định tại đây. Tại Tây Tạng, phần lớn các giáo đồ của Lạt Ma Giáo đều dùng chữ Vạn (卐). Tại Trung Quốc, trãi qua các đời đều dùng cả hai. Trong bộ Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh (大正新脩大藏經) của Nhật Bản thì lấy chữ Vạn (卐) làm tiêu chuẩn; tuy nhiên, các bản Đại Tạng Kinh của nhà Tống, Nguyên, Minh đều dùng chữ Vạn (卍). Gần đây, vào khoảng thập niên 40 của thế kỷ 20, Đức Quốc Xã Hitler có dùng đến chữ Vạn (卍). Và cho đến nay, vẫn còn khá nhiều tranh luận về chiều xoay của chữ này theo quan điểm của Phật Giáo.


Xem thêm kết quả tìm kiếm mở rộng 






Để giới hạn kết quả tìm kiếm chính xác hơn, quý vị có thể nhập 2 hoặc 3 chữ cái đầu vần. Ví dụ, để tìm những chữ như thiền, thiện... quý vị nên nhập thi thay vì t... sẽ cho một kết quả gần với yêu cầu của quý vị hơn.
_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Chớ quên mình là nước


Những tâm tình cô đơn


Kinh Dược sư


Giải thích Kinh Địa Tạng

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Quý vị đang truy cập từ IP 216.73.216.129 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

... ...