Mặc áo cà sa mà không rời bỏ cấu uế, không thành thật khắc kỷ, thà chẳng mặc còn hơn.Kinh Pháp cú (Kệ số 9)
Thật không dễ dàng để tìm được hạnh phúc trong chính bản thân ta, nhưng truy tìm hạnh phúc ở bất kỳ nơi nào khác lại là điều không thể. (It is not easy to find happiness in ourselves, and it is not possible to find it elsewhere.)Agnes Repplier
Phải làm rất nhiều việc tốt để có được danh thơm tiếng tốt, nhưng chỉ một việc xấu sẽ hủy hoại tất cả. (It takes many good deeds to build a good reputation, and only one bad one to lose it.)Benjamin Franklin
Bạn sẽ không bao giờ hạnh phúc nếu cứ mãi đi tìm những yếu tố cấu thành hạnh phúc. (You will never be happy if you continue to search for what happiness consists of. )Albert Camus
Đôi khi ta e ngại về cái giá phải trả để hoàn thiện bản thân, nhưng không biết rằng cái giá của sự không hoàn thiện lại còn đắt hơn!Sưu tầm
Người ngu nghĩ mình ngu, nhờ vậy thành có trí. Người ngu tưởng có trí, thật xứng gọi chí ngu.Kinh Pháp cú (Kệ số 63)
Ví như người mù sờ voi, tuy họ mô tả đúng thật như chỗ sờ biết, nhưng ta thật không thể nhờ đó mà biết rõ hình thể con voi.Kinh Đại Bát Niết-bàn
Đừng chọn sống an nhàn khi bạn vẫn còn đủ sức vượt qua khó nhọc.Sưu tầm
Ngủ dậy muộn là hoang phí một ngày;tuổi trẻ không nỗ lực học tập là hoang phí một đời.Sưu tầm
Một người trở nên ích kỷ không phải vì chạy theo lợi ích riêng, mà chỉ vì không quan tâm đến những người quanh mình. (A man is called selfish not for pursuing his own good, but for neglecting his neighbor's.)Richard Whately
Trang chủ »» Danh mục »» Từ điển Phật học Tinh tuyển »» Đang xem mục từ: Vân Tràng »»
(景德傳燈錄, Keitokudentōroku): bộ Đăng Sử tiêu biểu nhất do Vĩnh An Đạo Nguyên (永安道原) nhà Tống, tương đương đời thứ 3 của môn hạ Pháp Nhãn, biên tập thành thông qua kết hợp các bản Bảo Lâm Truyện (寳林傳), Tục Bảo Lâm Truyện (續寳林傳), Huyền Môn Thánh Trụ Tập (玄門聖冑集), Tổ Đường Tập (祖堂集), v.v., toàn bộ gồm 30 quyển. Có thuyết cho là do Củng Thần (拱辰) ở Thiết Quan Âm Viện (鐵觀音院), Hồ Châu (湖州) soạn. Nó được hoàn thành vào năm đầu (1004) niên hiệu Cảnh Đức (景德), sau khi được nhóm Dương Ức (楊億) hiệu đính thì được thâu lục vào Đại Tạng và san hành vào năm thứ 3 (1080) niên hiệu Nguyên Phong (元豐). Phần mạo đầu có lời tựa của Dương Ức và bản Tây Lai Niên Biểu (西來年表), từ quyển 1 cho đến 29 thâu lục các truyền ký cũng như cơ duyên của 52 đời, từ 7 vị Phật trong quá khứ, trải qua 28 vị tổ của Tây Thiên, 6 vị tổ của Đông Độ cho đến hàng đệ tử của Pháp Nhãn Văn Ích (法眼文益), gồm tất cả 1701 người (người đời thường căn cứ vào đây mà gọi là 1700 Công Án, nhưng trong đó thật ra có rất nhiều người chỉ có tên thôi, còn truyền ký và cơ duyên thì không có). Riêng quyển thứ 30 thì thâu lục các kệ tụng liên quan đến Thiền Tông, và phần cuối có kèm theo lời bạt. Ảnh hưởng của bộ này rất to lớn, đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc xác lập giáo điều độc đáo của Thiền Tông. Bản được thâu lục vào trong Đại Chánh Đại Tạng Kinh (大正大藏經, Taishō) 51 là bản trùng san của niên hiệu Nguyên Hựu (元祐, 1314-1320) nhà Nguyên; trong đó có thêm lời tựa của Dương Ức, văn trạng trùng san, bảng Niên Biểu Tây Lai, lá thư của Dương Ức, lời bạt của Trịnh Ngang (鄭昂), lời tựa sau sách của Hoằng Trí Chánh Giác (宏智正覺) và Lưu Phỉ (劉棐). Tại Nhật bản, nó cũng được xem như là thư tịch căn bản nhất thể hiện lập trường của Thiền Tông. Từ cuối thời Thất Đinh (室町, Muromachi) trở đi, thỉnh thoảng nó được khai bản ấn hành, và dưới thời đại Giang Hộ (江戸, Edo) có xuất hiện bộ Diên Bảo Truyền Đăng Lục (延寳傳燈錄) của Vạn Nguyên Sư Man (卍元師蠻) cũng do ảnh hưởng hình thái ấy. Tống bản hiện tồn có bản của Phúc Châu Đông Thiền Tự (福州東禪寺) được thâu lục vào Đại Tạng Kinh (hiện tàng trữ tại Đề Hồ Tự [醍醐寺, Daigo-ji], Đông Tự [東寺, Tō-ji] của Nhật), bản sở tàng của Kim Trạch Văn Khố (金澤文庫, Kanazawa-bunko, có khuyết bản), v.v. Thêm vào đó, một số bản san hành đang được lưu hành tại Nhật là bản năm thứ 4 (1348) niên hiệu Trinh Hòa (貞和), Bản Ngũ Sơn năm thứ 3 (1358) niên hiệu Diên Văn (延文), bản năm thứ 17 (1640) niên hiệu Khoan Vĩnh (寬永), v.v.
(花筵): nguyên nghĩa là chiếc chiếu mỹ lệ được trang trí những hoa văn trang nhã, tuyệt đẹp; loại chiếu này thường được dùng trong các buổi yến hội, tiệc tùng và đặc biệt để dọn bày các phẩm vật dâng cúng; từ đó, dọn mâm cúng được gọi là “thiết hoa diên (設花筵, dọn chiếu hoa).” Như trong bài Thất Tịch Phú (七夕賦) của Vương Bột (王勃, 649-675) nhà Đường có câu: “Phất hoa diên nhi thảm trắc, phi diệp tự nhi thản dương, kết diêu tình ư Hán Mạch, phi vĩnh đệ ư Hà Trang (拂花筵而慘惻、披葉序而徜徉、结遥情於汉陌,飞永睇於霞庄。結遙情於漢陌、飛永睇於霞莊, bày chiếu hoa mà thảm thương, mang chùm lá mà đùa vui, kết tình xa nơi Hán Mạch, phóng mắt nhìn chốn Hà Trang).” Hay trong bài thơ Bệnh Trung Giá Nữ Kĩ (病中嫁女妓) của Tư Không Thự (司空曙, ?-?) nhà Đường lại có câu: “Vạn sự thương tâm tại mục tiền, nhất thân thùy lệ đối hoa diên (萬事傷心在目前、一身垂淚對花筵, vạn chuyện thương tâm trước mắt mình, một thân rơi lệ trước chiếu hoa).” Cũng như trong bài Cửu Nhật Phụng Bồi Thị Trung Yến Hậu Đình (九日奉陪侍中宴後亭) của Lô Luân (盧綸, 739-799) nhà Đường có câu: “Ngọc hồ khuynh cúc tửu, nhất cố đắc yêm lưu, thái bút chinh mai tẩu, hoa diên vũ mạc sầu, quản huyền năng trú cảnh, tùng quế bất đình thu, vi tạ bồng hao bối, như hà sương tản trù (玉壺傾菊酒、一顧得淹留、彩筆征枚叟、花筵舞莫愁、管弦能駐景、松桂不停秋、爲謝蓬蒿輩、如何霜霰稠, bình ngọc rót rượu cúc, ngoảnh nhìn còn ngâm mãi, bút màu lão đồ già, chiếu hoa múa thêm buồn, dây đàn dừng cảnh vật, tùng quế chẳng giữ thu, cám ơn hàng bèo cỏ, sao biết sương tuyết nhiều).” Câu “ngưỡng tuân giáo điển, kính thiết hoa diên (仰遵敎典、敬設花筵)” có nghĩa là cung kính tuân theo lời dạy của thánh hiền, thành tâm thiết bày lễ cúng.
(義諦, Gitai, 1771-1822): học Tăng của Phái Bổn Nguyện Tự thuộc Tịnh Độ Chơn Tông, sống vào khoảng cuối thời Giang Hộ; húy là Trí Đạt (智達); thụy hiệu Tốc Thành Viện (速成院); hiệu là Tốc Thành Tự (速成寺), Bắc Phong (北峰), Phật Tiên (佛仙); xuất thân vùng Việt Trung (越中, Ecchū, thuộc Toyama-ken [富山縣]). Ông vốn có đam mê rất lớn với học vấn của Chơn Tông; sau khi vụ loạn động Tam Nghiệp Hoặc Loạn (三業惑亂) được trấn định, ông làm Tăng sĩ của Tây Bổn Nguyện Tự (西本願寺, Nishihongan-ji) và đến trú tại Từ Minh Tự (慈明寺) vùng Nhiếp Tân (攝津, Settsu, thuộc Ōsaka [大阪]). Vào năm 1815, ông giảng nghĩa Bát Nhã Tán (般若讚), rồi năm 1821 thì giảng Tịnh Độ Văn Loại Sao (淨土文類鈔) nhân mấy dịp An Cư; và cùng năm đó thì luận tranh với Vân Tràng (雲幢) về vấn đề an tâm. Sau ông thiết lập trường Tư Thục Nhiếp Tân Không Hoa Xã (私塾攝津空華社) ở Từ Minh Tự và tận lực giáo dưỡng học đồ. Trước tác của ông có Bổn Nguyện Thành Tựu Văn Giảng Nghĩa (本願成就文講義) 1 quyển, Dị Hành Phẩm Di Đà Chương Đề Nhĩ Lục (易行品彌陀章提耳錄) 1 quyển, Vãng Sanh Luận Chú Bát Phiên Vấn Đáp Ký Lục (徃生論註八番問答記錄) 2 quyển, v.v.
DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH
Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.
Quý vị đang truy cập từ IP 216.73.216.230 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập