Những ai có được hạnh phúc cũng sẽ làm cho người khác được hạnh phúc. (Whoever is happy will make others happy too.)Anne Frank
Tôi không hóa giải các bất ổn mà hóa giải cách suy nghĩ của mình. Sau đó, các bất ổn sẽ tự chúng được hóa giải. (I do not fix problems. I fix my thinking. Then problems fix themselves.)Louise Hay
Sự hiểu biết là chưa đủ, chúng ta cần phải biết ứng dụng. Sự nhiệt tình là chưa đủ, chúng ta cần phải bắt tay vào việc. (Knowing is not enough; we must apply. Willing is not enough; we must do.)Johann Wolfgang von Goethe
Người vấp ngã mà không cố đứng lên thì chỉ có thể chờ đợi một kết quả duy nhất là bị giẫm đạp.Sưu tầm
Cuộc sống ở thế giới này trở thành nguy hiểm không phải vì những kẻ xấu ác, mà bởi những con người vô cảm không làm bất cứ điều gì trước cái ác. (The world is a dangerous place to live; not because of the people who are evil, but because of the people who don't do anything about it.)Albert Einstein
Bạn có biết là những người thành đạt hơn bạn vẫn đang cố gắng nhiều hơn cả bạn?Sưu tầm
Thêm một chút kiên trì và một chút nỗ lực thì sự thất bại vô vọng cũng có thể trở thành thành công rực rỡ. (A little more persistence, a little more effort, and what seemed hopeless failure may turn to glorious success. )Elbert Hubbard
Trực giác của tâm thức là món quà tặng thiêng liêng và bộ óc duy lý là tên đầy tớ trung thành. Chúng ta đã tạo ra một xã hội tôn vinh tên đầy tớ và quên đi món quà tặng. (The intuitive mind is a sacred gift and the rational mind is a faithful servant. We have created a society that honor the servant and has forgotten the gift.)Albert Einstein
Thành công là khi bạn đứng dậy nhiều hơn số lần vấp ngã. (Success is falling nine times and getting up ten.)Jon Bon Jovi
Thiên tài là khả năng hiện thực hóa những điều bạn nghĩ. (Genius is the ability to put into effect what is on your mind. )F. Scott Fitzgerald
Trang chủ »» Danh mục »» Từ điển Phật học Tinh tuyển »» Đang xem mục từ: Vân Thủy »»
(巖頭全奯, Gantō Zenkatsu, 828-887): hay còn gọi là Toàn Hoát (全豁), người Huyện Nam An (南安縣), Tuyền Châu (泉州, thuộc Tỉnh Phúc Kiến ngày nay), họ là Kha (柯). Ban đầu ông theo xuất gia với Nghĩa Công (義公) ở Linh Tuyền Tự (靈泉寺), rồi thọ cụ túc giới ở Tây Minh Tự (西明寺) thuộc Trường An (長安). Ông đã từng giao du với Tuyết Phong Nghĩa Tồn (雪峰義存) và Khâm Sơn Văn Thúy (欽山文邃), rồi sau khi đến tham vấn Ngưỡng Sơn Huệ Tịch (仰山慧寂); ông lại đến học pháp với Đức Sơn Tuyên Giám (德山宣鑑) và kế thừa dòng pháp của vị nầy. Về sau, ông đến cử xướng Thiền phong ở Ngọa Long Sơn (臥龍山, Nham Đầu) bên Hồ Động Đình (洞庭湖). Vào ngày mồng 8 tháng 4 năm thứ 3 (887) niên hiệu Quang Khải (光啓, theo Tổ Đường Tập là ngày mồng 4 tháng 4 năm thứ 5 niên hiệu Trung Hòa), ông bị giặc cướp đâm cho một đao, ông rán hết sức mình thét vang một tiếng và thị tịch, hưởng thọ 60 tuổi đời. Sau ông được ban cho thụy hiệu là Thanh Nghiễm Đại Sư (清儼大師).
(定上座, Jō Jōza, ?-?): nhân vật sống cuối thời nhà Đường, vị tăng của Lâm Tế Tông Trung Quốc. Cuối phần Cảnh Đức Truyền Đăng Lục (景德傳燈錄), theo ký lục của Lâm Tế Lục (臨濟錄) cho thấy, ông thuộc pháp từ của Lâm Tế. Còn trong Bích Nham Lục (碧巖錄) thì sau khi đắc pháp, ông có vấn đáp với ba nhân vật Nham Đầu Toàn Khoát (巖頭全奯), Tuyết Phong Nghĩa Tồn (雪峰義存) và Khâm Sơn Văn Thúy (欽山文邃).
雪峰義存, Seppō Gison, 822-908): người Huyện Nam An (南安縣), Tuyền Châu (泉州, thuộc Tỉnh Phúc Kiến), họ là Tằng (曾), sinh năm thứ 2 niên hiệu Trường Khánh (長慶). Năm lên 12 tuổi, ông cùng với cha mình đến tham yết Khánh Huyền Luật Sư (慶玄律師) ở Ngọc Tuyền Tự (玉泉寺) thuộc Huyện Bồ Điền (莆田縣, thuộc Tỉnh Phúc Kiến) và làm Sa Di tại đây. Năm lên 17 tuổi, ông được đặt cho pháp húy là Nghĩa Tồn. Đến năm lên 24 tuổi, gặp phải nạn phế Phật Hội Xương, ông mặc đồ thế tục đến tham bái Phù Dung Linh Huấn (芙蓉靈訓). Về sau, ông đến làm môn hạ của Động Sơn Lương Giới (洞山良价), chuyên chịu trách nhiệm nấu cơm cho chúng ăn; nhưng vì cơ duyên chưa khế ngộ nên ông theo lời chỉ thị đến tham học với Đức Sơn Tuyên Giám (德山宣鑑). Có hôm nọ, ông cùng với Nham Đầu Toàn Khoát (巖頭全奯) và Khâm Sơn Văn Thúy (欽山文邃) đi hành cước đến Ngao Sơn (鰲山) vùng Lễ Châu (澧州, thuộc Tỉnh Hồ Nam) thì bị tuyết rơi mắc kẹt không đi được, nên cả ba đều chuyên tâm ngồi Thiền. Sau ông đại ngộ và kế thừa dòng pháp của Đức Sơn. Vào năm thứ 9 (868) niên hiệu Hàm Thông (咸通), ông đến trú ở Linh Động Nham (靈洞巖), rồi sau đó vào ẩn cư trong Tượng Cốt Phong (象骨峰) ở Phúc Châu (福州, thuộc Tỉnh Phúc Kiến). Đến năm đầu niên hiệu Càn Phù (乾符), chùa của ông được ban cho hiệu là Ứng Thiên Tuyết Phong Tự (應天雪峰寺). Chính nơi đây ông đã quy y cho rất nhiều quan lại của triều đình. Vào năm thứ 2 (882) niên hiệu Trung Hòa (中和), ông được Hy Tông Hoàng Đế (禧宗皇帝) ban cho Tử Y và hiệu là Chơn Giác Đại Sư (眞覺大師). Môn hạ của ông có những nhân vật xuất chúng như Huyền Sa Sư Bị (玄沙師僃), Trường Khánh Huệ Lăng (長慶慧稜), Cổ Sơn Thần Yến (鼓山神晏), Vân Môn Văn Yển (雲門文偃), Bảo Phước Tùng Triển (保福從展), v.v., đã lấy vùng đất Giang Nam làm trung tâm để cổ xướng tông phong độc đáo của ông. Vào ngày mồng 2 tháng 5 năm thứ 2 (908) niên hiệu Khai Bình (開平), ông thị tịch, hưởng thọ 87 tuổi đời và 59 hạ lạp. Ông còn lưu lại bộ Tuyết Phong Chơn Giác Thiền Sư Ngữ Lục (雪峰眞覺禪師語錄) 2 quyển.
DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH
Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.
Quý vị đang truy cập từ IP 216.73.216.230 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập