Người vấp ngã mà không cố đứng lên thì chỉ có thể chờ đợi một kết quả duy nhất là bị giẫm đạp.Sưu tầm
Việc người khác ca ngợi bạn quá hơn sự thật tự nó không gây hại, nhưng thường sẽ khiến cho bạn tự nghĩ về mình quá hơn sự thật, và đó là khi tai họa bắt đầu.Rộng Mở Tâm Hồn
Hào phóng đúng nghĩa với tương lai chính là cống hiến tất cả cho hiện tại. (Real generosity toward the future lies in giving all to the present.)Albert Camus
Cho dù không ai có thể quay lại quá khứ để khởi sự khác hơn, nhưng bất cứ ai cũng có thể bắt đầu từ hôm nay để tạo ra một kết cuộc hoàn toàn mới. (Though no one can go back and make a brand new start, anyone can start from now and make a brand new ending. )Carl Bard
Thành công có nghĩa là đóng góp nhiều hơn cho cuộc đời so với những gì cuộc đời mang đến cho bạn. (To do more for the world than the world does for you, that is success. )Henry Ford
Chiến thắng hàng ngàn quân địch cũng không bằng tự thắng được mình. Kinh Pháp cú
Đừng cố trở nên một người thành đạt, tốt hơn nên cố gắng trở thành một người có phẩm giá. (Try not to become a man of success, but rather try to become a man of value.)Albert Einstein
Thành công là tìm được sự hài lòng trong việc cho đi nhiều hơn những gì bạn nhận được. (Success is finding satisfaction in giving a little more than you take.)Christopher Reeve
Đừng làm một tù nhân của quá khứ, hãy trở thành người kiến tạo tương lai. (Stop being a prisoner of your past. Become the architect of your future. )Robin Sharma
Người tốt không cần đến luật pháp để buộc họ làm điều tốt, nhưng kẻ xấu thì luôn muốn tìm cách né tránh pháp luật. (Good people do not need laws to tell them to act responsibly, while bad people will find a way around the laws.)Plato
Trang chủ »» Danh mục »» Từ điển Phật học Tinh tuyển »» Đang xem mục từ: Y Đằng Nhân Trai »»
(荻生徂徠, Ogyū Sorai, 1666-1728): Nho gia và là Tổ của Học Phái Cổ Văn Từ, sống vào khoảng giữa thời Giang Hộ; tên là Song Tùng (雙松); tự Mậu Khanh (茂卿); thông xưng là Vật Hữu Vệ Môn (惣右衛門); hiệu Tồ Lai (徂徠); xuất thân vùng Giang Hộ. Vì thân phụ ông, Phương Am (方庵)—thị y cho Quán Lâm Hầu (館林候, sau này là Tướng Quân Đức Xuyên Cương Cát [德川綱吉, Tokugawa Tsunayoshi]), đắc tội nên ông theo cha lên sống ở vùng Thượng Tổng (上總, Kazusa). Vào năm 1690 (Nguyên Lộc [元祿] 3), ông trở về lại Giang Hộ. Ông viết cuốn Dịch Văn Thuyền Đế (譯文筌蹄), nghiên cứu rất rõ ràng về cách đọc âm Kun của chữ Hán, nên thanh danh bắt đầu nổi dậy. Năm 1696 (Nguyên Lộc 9), ông phục vụ cho Liễu Trạch Cát Bảo (柳澤吉保), rồi cảm xúc trước thi văn của Lý Phàn Long Vương Thế Trinh (李攀龍王世貞) nhà Minh, ông chủ xướng ra Cổ Văn Từ Học (古文辭學). Khi Cương Cát qua đời và Cát Bảo lui về ẩn cư, ông rời khỏi Phiên và khai sáng trường dạy tư Gia Thục Huyên Viên (家塾萱園) tại Mao Trường Đinh (茅塲町, Kayaba-chō), Nhật Bản Kiều (日本橋, Nihonbashi); rồi hình thành nên một dòng phái là Huyên Viên Học Phái (萱園學派). Năm 1714 (Chánh Đức [正德] 4), ông cho san hành cuốn Huyên Viên Tùy Bút (萱園隨筆), phê phán Cổ Nghĩa Học Phái (古義學派) của Y Đằng Nhân Trai (伊藤仁齋) vốn lấy bộ Luận Ngữ (論語) làm trung tâm, và chủ trương Cổ Học kiểu mới, làm cơ sở lý giải chính xác Lục Kinh (六經) theo phương pháp của Cổ Văn Từ Học để làm sáng tỏ con đường của chư vị Thánh hiền xưa. Ông lấy hệ thống văn hóa đồ sộ của Trung Quốc cổ đại làm chỉ tiêu cho con đường của chư vị tiền vương, mà phê phán những ngôn thuyết của hàng Nho gia hậu thế. Biện Đạo (辨道), Biện Danh (辨名) là hai tác phẩm của ông, đã làm sáng tỏ khái niệm cơ bản về Đạo, Đức, Nhân, v.v., từ lập trường của ông. Hơn nữa, ông còn trước tác cuốn Luận Ngữ Trưng (論語徵) với lối chú thích độc đáo, rồi cống hiến bản Chính Đàm (政談) thể theo sự tư vấn của Tướng Quân Cát Tông. Chính ông đã tạo uy thế mạnh mẽ cho Huyên Viên Học Phái ở Giang Hộ, đối xứng với Cổ Nghĩa Học Phái ở kinh đô Kyoto. Đệ tử của ông có một số nhân vật kiệt xuất như Thái Tể Xuân Đài (太宰春台), Phục Bộ Nam Quách (服部南郭), Sơn Tỉnh Côn Luân (山井崑崙), An Đằng Đông Dã (安藤東野), v.v. Tư thế phục cổ của ông đã tạo ảnh hưởng lớn cho nền Quốc Học đương thời, và đương nhiên dẫn đến những phản bác về chủ thuyết của Tồ Lai. Bên cạnh các trước tác nêu trên, còn có một số tác phẩm khác của ông như Nam Lưu Biệt Chí (南留別志), v.v.
(二尊院, Nison-in); ngôi chùa của Thiên Thai Tông, hiện tọa lạc ở Saganisonin (嵯峨二尊院), Sakyō-ku (右京區), Kyōto-to (京都市), Kyōto-fu (京都府), hiệu là Tiểu Thương Sơn Nhị Tôn Giáo Viện Hoa Đài Tự (小倉山二尊敎院華台寺), là nơi linh nghiệm thứ 17 của Viên Quang Đại Sư (圓光大師, tức Pháp Nhiên), và là nơi kiêm tu học cả bốn Tông Thiên Thai, Luật, Pháp Tướng và Tịnh Độ; hiệu núi là Tiểu Thương Sơn (小倉山). Tượng thờ chính của chùa là Thích Ca Như Lai và A Di Đà Như Lai. Tên gọi Nhị Tôn Viện là vốn xuất phát từ khi Từ Giác Đại Sư Viên Nhân (慈覺大師圓仁) phụng sắc mệnh của Tha Nga Thiên Hoàng (嵯峨天皇, Saga Tennō) kiến lập chùa, rồi an trí hai pho tượng Thích Ca và Di Đà. Pháp Nhiên (法然, Hōnen), vị Tổ khai sáng ra Tịnh Độ Tông, rất thích khung cảnh nhàn tịch thanh vắng của chùa, nên mới đến đây mà sống nhàn cư; từ đó chùa trở nên hưng thạnh lên. Sau vụ Loạn Ứng Nhân (應仁), chùa bị suy thối; nhưng lại được tái kiến vào khoảng niên hiệu Hưởng Lộc (享祿, 1528-1532), và duy trì cho đến ngày nay. Trong khuôn viên chùa có nhiều ngôi mộ dòng họ của hàng công gia như Nhị Điều (二條, Nijō), Tam Điều (三條, Sanjō), Tứ Điều (四條, Shijō), Tam Điều Tây (三條西, Sanjōnishi), Ưng Ty (鷹司, Takatsukasa). Hơn nữa, còn có mộ phần của các nhân vật nổi tiếng đương thời như cha con Y Đằng Nhân Trai (伊藤仁齋, Itō Jinsai, 1627-1705) và Y Đằng Đông Nhai (伊藤東涯, Itō Tōgai, 1670-1736); của cha con Giác Thương Liễu Dĩ (角倉了以, Suminokura Ryōi, 1554-1614) và Giác Thương Tố Am (角倉素庵, Suminokura Soan, 1571-1632), v.v.
DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH
Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.
Quý vị đang truy cập từ IP 216.73.216.230 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập