Chiến thắng hàng ngàn quân địch cũng không bằng tự thắng được mình. Kinh Pháp cú
Khi gặp chướng ngại ta có thể thay đổi phương cách để đạt mục tiêu nhưng đừng thay đổi quyết tâm đạt đến mục tiêu ấy. (When obstacles arise, you change your direction to reach your goal, you do not change your decision to get there. )Zig Ziglar
Con người sinh ra trần trụi và chết đi cũng không mang theo được gì. Tất cả những giá trị chân thật mà chúng ta có thể có được luôn nằm ngay trong cách mà chúng ta sử dụng thời gian của đời mình.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Của cải và sắc dục đến mà người chẳng chịu buông bỏ, cũng tỷ như lưỡi dao có dính chút mật, chẳng đủ thành bữa ăn ngon, trẻ con liếm vào phải chịu cái họa đứt lưỡi.Kinh Bốn mươi hai chương
Thường tự xét lỗi mình, đừng nói lỗi người khác. Kinh Đại Bát Niết-bàn
Dầu mưa bằng tiền vàng, Các dục khó thỏa mãn. Dục đắng nhiều ngọt ít, Biết vậy là bậc trí.Kinh Pháp cú (Kệ số 186)
Trực giác của tâm thức là món quà tặng thiêng liêng và bộ óc duy lý là tên đầy tớ trung thành. Chúng ta đã tạo ra một xã hội tôn vinh tên đầy tớ và quên đi món quà tặng. (The intuitive mind is a sacred gift and the rational mind is a faithful servant. We have created a society that honor the servant and has forgotten the gift.)Albert Einstein
Hãy nhã nhặn với mọi người khi bạn đi lên, vì bạn sẽ gặp lại họ khi đi xuống.Miranda
Cỏ làm hại ruộng vườn, si làm hại người đời. Bố thí người ly si, do vậy được quả lớn.Kinh Pháp Cú (Kệ số 358)
Bạn đã từng cố gắng và đã từng thất bại. Điều đó không quan trọng. Hãy tiếp tục cố gắng, tiếp tục thất bại, nhưng hãy thất bại theo cách tốt hơn. (Ever tried. Ever failed. No matter. Try Again. Fail again. Fail better.)Samuel Beckett
Trang chủ »» Danh mục »» Từ điển Phật học Tinh tuyển »» Đang xem mục từ: Xước Như »»
(善如, Zennyo, 1333-1389): vị Tăng của Chơn Tông Nhật Bản, sống vào khoảng thời đại Nam Bắc Triều, vị Tổ kế thế đời thứ 4 của Bổn Nguyện Tự (本願寺, Hongan-ji), húy là Tuấn Huyền (俊玄), tục danh là Bá Kỳ Thủ Tông Khang (伯耆守宗康), tên lúc nhỏ là Quang Dưỡng Hoàn (光養丸), thông xưng là Đại Nạp Ngôn (大納言), hiệu là Thiện Như (善如); xuất thân từ vùng Kyoto, con trai đầu của Tùng Giác (從覺, người con thứ 2 của Giác Như). Năm1346, ông sao bổn lại bức tranh Thân Loan Truyện Hội (親鸞傳繪). Năm 1351 thì kế chức trú trì Bổn NguyệnTự. Đến năm 1360, ông sao chép cuốn Giáo Hành Tín Chứng Diên Thư (敎行信証延書). Cùng năm đó thì Tùng Giác qua đời, ông vẽ hình tượng cha mình, rồi nhờ Tồn Giác (存覺, Zonkaku) ghi bài tán vào. Năm1375, ông nhường chức lại cho Xước Như (綽如, Shakunyo), rồi năm 1381 thì viết sớ quyên tiền tu sửa miếu đường ở vùng Đại Cốc (大谷).
(瑞泉寺, Zuisen-ji): ngôi chùa trung tâm của Phái Đại Cốc (大谷派) thuộc Tịnh Độ Chơn Tông, hiện tọa lạc tại số 3050 Inami (井波), Nanto-shi (南砺市), Toyama-ken (富山縣); hiệu là Sam Cốc Sơn (杉谷山), hay còn gọi là Tỉnh Ba Đại Ngự Phường (井波大御坊), Tỉnh Ba Biệt Viện (井波別院). Tượng thờ chính là A Di Đà Như Lai. Vào năm 1390 (Minh Đức [明德] nguyên niên), Xước Như (綽如, Shakunyo), vị Tổ đời thứ 5 của Bổn Nguyện Tự (本願寺, Hongan-ji), khai sáng chùa này, sau chùa trở thành nơi cầu nguyện của Hậu Tiểu Tùng Thiên Hoàng (後小松天皇, Gokomatsu Tennō). Đến năm 1581 (Thiên Chánh [天正] 9), chùa gặp phải nạn binh hỏa, bị thiêu cháy tan tành; đến năm 1596 (Khánh Trường [慶長] nguyên niên), nhờ sự hỗ trợ của Tướng Quân Tú Cát (秀吉, Hideyoshi), ông cho dựng nên một ngôi chánh điện tạm thời; tuy nhiên, sau đó thì chùa lại gặp phải biết bao lần hỏa hoạn, song cũng được tái thiết rất nguy nga cho đến ngày nay. Trước ngôi nhà Thái Tử Đường có tấm bia Hậu Tiểu Tùng Đế Tụng Đức (後小松帝頌德), còn lưu lại nét bút của Xước Như. Trong vườn chùa có Đại Cốc Miếu Đường, nơi an trí di cốt của Xước Như. Tượng thờ chính của chùa, A Di Đà Như Lai, là tác phẩm của Thái Trừng (泰澄) dưới thời Bình An. Nơi Thái Tử Đường còn có an trí bức tượng tranh Thánh Đức Thái Tử (聖德太子, Shōtoku Taishi) năm lên 2 tuổi. Hằng năm người ta mở cửa ngôi nhà này và tổ chức thuyết giảng về nguồn gốc bức tranh.
(巧如, Gyōnyo, 1376 -1440): vị Tăng của Chơn Tông Nhật Bản, sống vào khoảng thời đại Thất Đinh, vị Tổ thứ 6 của Bổn Nguyện Tự (本願寺, Hongan-ji), húy là Huyền Khang (玄康), tên hồi nhỏ là Quang Đa Hạ Lữ (光多賀麿), thông xưng là Đại Nạp Ngôn (大納言), hiệu Chứng Định Các (証定閣), Xảo Như (巧如); xuất thân vùng Kyoto, con trai thứ 2 của Xước Như (綽如), vị Tổ đời thứ 5 của Bổn Nguyện Tự. Năm 1394, ông kế thế trú trì Bổn Nguyện Tự. Đến năm 1411, ông lo tổ chức lễ kỵ 150 lần của Thân Loan, rồi năm 1436 thì nhường chức lại cho người con trai đầu của ông là Tồn Như (存如, Zonnyo).
DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH
Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.
Quý vị đang truy cập từ IP 216.73.216.65 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập