Hào phóng đúng nghĩa với tương lai chính là cống hiến tất cả cho hiện tại. (Real generosity toward the future lies in giving all to the present.)Albert Camus
Việc người khác ca ngợi bạn quá hơn sự thật tự nó không gây hại, nhưng thường sẽ khiến cho bạn tự nghĩ về mình quá hơn sự thật, và đó là khi tai họa bắt đầu.Rộng Mở Tâm Hồn
Sự kiên trì là bí quyết của mọi chiến thắng. (Perseverance, secret of all triumphs.)Victor Hugo
Người nhiều lòng tham giống như cầm đuốc đi ngược gió, thế nào cũng bị lửa táp vào tay. Kinh Bốn mươi hai chương
Người ta vì ái dục sinh ra lo nghĩ; vì lo nghĩ sinh ra sợ sệt. Nếu lìa khỏi ái dục thì còn chi phải lo, còn chi phải sợ?Kinh Bốn mươi hai chương
Có những người không nói ra phù hợp với những gì họ nghĩ và không làm theo như những gì họ nói. Vì thế, họ khiến cho người khác phải nói những lời không nên nói và phải làm những điều không nên làm với họ. (There are people who don't say according to what they thought and don't do according to what they say. Beccause of that, they make others have to say what should not be said and do what should not be done to them.)Rộng Mở Tâm Hồn
Hãy thận trọng với những hiểu biết sai lầm. Điều đó còn nguy hiểm hơn cả sự không biết. (Beware of false knowledge; it is more dangerous than ignorance.)George Bernard Shaw
Cách tốt nhất để tìm thấy chính mình là quên mình để phụng sự người khác. (The best way to find yourself is to lose yourself in the service of others. )Mahatma Gandhi
Chúng ta không làm gì được với quá khứ, và cũng không có khả năng nắm chắc tương lai, nhưng chúng ta có trọn quyền hành động trong hiện tại.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Kinh nghiệm quá khứ và hy vọng tương lai là những phương tiện giúp ta sống tốt hơn, nhưng bản thân cuộc sống lại chính là hiện tại.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Trang chủ »» Danh mục »» Từ điển Phật học Tinh tuyển »» Đang xem mục từ: Xưng Đức Thiên Hoàng »»
(道鏡, Dōkyō, ?-772): chính trị gia, vị tăng của Pháp Tướng Tông Nhật Bản, sống dưới thời đại Nại Lương, húy là Đạo Kính (道鏡), xuất thân Cung Tước (弓削), Hà Nội (河內, Kawachi, thuộc Ōsaka [大阪]), họ Cung Tước (弓削). Có thuyết cho rằng ông là con của Hoàng Tử Thí Cơ (施基, Shiki). Lúc còn trẻ, ông theo làm đệ tử của Nghĩa Uyên (義淵, Gien) ở Đông Đại Tự (東大寺, Tōdai-ji), học về Pháp Tướng cũng như Duy Thức với vị này và học Phạn ngữ với Lương Biện (良辨, Rōben). Sau ông đến ẩn cư tại Cát Mộc Sơn (葛木山) trong vùng và chuyên tu pháp Như Ý Luân (如意輪). Về sau, ông vào cung nội làm việc với tư cách là Đại Thần Thiền Sư (大臣禪師). Vào năm 762 (niên hiệu Thiên Bình Bảo Tự [天平寳字] thứ 6), tại Bảo Lương Cung (保良宮), ông dùng Tú Diệu Bí Pháp (宿曜秘法) chữa lành bệnh cho Hiếu Khiêm Thượng Hoàng (孝謙上皇, Kōken Jōkō, tức Xưng Đức Thiên Hoàng [稱德天皇, Shōtoku Tennō] sau này), cho nên được Thượng Hoàng kính trọng. Sau vụ loạn của Đằng Nguyên Trọng Ma Lữ (藤原仲麻呂, Fujiwara-no-Nakamaro), vào năm 763, ông được phong làm chức Thiếu Tăng Đô (少僧都) và bắt đầu tham gia vào chính giới. Đến năm 764, ông được thăng lên chức Đại Thần Thiền Sư, rồi năm sau thì làm Thái Chính Đại Thần Thiền Sư (太政大臣禪師) và nắm chính quyền trong tay. Từ đó, ông bắt đầu nền chính trị xem trọng Phật Giáo, đến năm 766 thì lên làm Pháp Vương (法王) và âm mưu cưỡng quyền. Vào năm 769, ông bịa đặt ra câu chuyện vị Thần của Vũ Tá Thần Cung (宇佐神宮, Usa Jingū) ở tiểu quốc Phong Tiền (豐前, Buzen, thuộc Ōita-ken [大分縣]) giáng lệnh buộc Thiên Hoàng phải nhường ngôi vị cho Đạo Kính; nhưng trong khi đến tham bái nơi đó cũng có mặt của Hòa Khí Thanh Ma Lữ (和氣清麻呂, Waki-no-Kiyomaro), vị này phủ nhận câu chuyện trên là không có thật, nên đã cùng với Đằng Nguyên Bách Xuyên (藤原百川, Fujiwara-no-Momokawa) ngăn chận âm mưu cướp ngôi vua của Đạo Kính. Năm sau, khi Xưng Đức Thiên Hoàng qua đời, ông bị đày đến Hưng Phước Tự (興福寺, Kōfuku-ji) ở vùng Hạ Dã (下野, Shimotsuke) với chức Biệt Đương (別當) và qua đời tại đó.
(孝謙天皇, Kōken Tennō, tại vị 749-758): vị nữ đế trị vì vào cuối thời kỳ Nại Lương, còn gọi là Cao Dã Thiên Hoàng (高野天皇), vị hoàng nữ thứ 2 của Thánh Võ Thiên Hoàng (聖武天皇, Shōmu Tennō, tại vị 724-749), mẹ là Hoàng Hậu Quang Minh (光明皇后), tên là A Bội (阿倍, Abe). Bà rất trọng dụng Đằng Nguyên Trọng Ma Lữ (藤原仲麻呂) và Đạo Kính (道鏡, Dōkyō). Tuy đã có lần nhường ngôi cho Thuần Nhân Thiên Hoàng (淳仁天皇, Junnin Tennō, tại vị 758-764), nhưng sau đó bà lại lên ngôi lần thứ hai với hiệu là Xưng Đức Thiên Hoàng (稱德天皇, Shōtoku Tennō, tại vị 764-770).
(法華寺, Hokke-ji): ngôi chùa Ni của Chơn Ngôn Tông Nhật Bản, tọa lạc tại Hokkeji-machi (法華町), Nara-shi (奈良市); còn gọi là Băng Thất Ngự Sở (冰室御所, Himurogosho), tương đương với Pháp Hoa Diệt Tội Chi Tự (法華滅罪之寺) ở tiểu quốc Đại Hòa (大和, Yamato), được xây dựng vào năm 741 theo chiếu chỉ của Thiên triều. Có thuyết cho rằng tượng thờ chính thập nhất diện quan âm vốn được khắc theo dung mạo của Hoàng Hậu Quang Minh (光明, Kōmyō). Cho đến nay vẫn chưa xác định rõ chùa được thành lập như thế nào, nhưng trong bản tuyên chỉ của Xưng Đức Thiên Hoàng (稱德天皇, Shōtoku Tennō, tại vị 764-770) có cho biết rằng nguyên xưa kia chùa là cựu sở của Đằng Nguyên Bất Tỷ Đẳng (藤原不比等, Fujiwara-no-Fuhito, 659-720). Chánh điện hiện tại là kiến trúc cuối thời đại Thất Đinh, được Phong Thần Tú Lại (豐臣秀賴, Toyotomi Hideyori, 1593-1615) trùng tu vào năm 1601.
(西大寺, Saidai-ji): ngôi già lam hiện tọa lạc tại Nara-shi (奈良市), một trong 7 ngôi chùa lớn của vùng Nam Đô, Đại Bản Sơn của Chơn Ngôn Luật Tông. Vào năm thứ 8 (764) niên hiệu Thiên Bình Bảo Tự (天平寳字), khi vụ loạn của Đằng Nguyên Trọng Ma Lữ (藤原仲麻呂, Fujiwara-no-Nakamaro) dấy khởi, Hiếu Khiêm Thượng Hoàng (孝謙上皇, Kōken Jōkō) nhân cầu nguyện chiến thắng quân phản loạn, đã phát nguyện tạo lập bức tượng Tứ Thiên Vương bằng đồng vàng cao 7 tấc. Đây chính là khởi nguyên của chùa. Sau khi Trọng Ma Lữ bị giết chết, Xưng Đức Thiên Hoàng (稱德天皇, Shōtoku Tennō) có ý muốn xây dựng một ngôi chùa ở phía Tây để đối xứng với ngôi chùa phía Đông là Đông Đại Tự (東大寺, Tōdai-ji). Trong bản Tây Đại Tự Tư Tài Lưu Ký Trương (西大寺資財流記帳) có ghi rõ trạng huống đương thời lúc xây dựng chùa như thế nào. Trong khuôn viên rộng lớn có khoảng hơn 110 ngôi đường vũ như 2 ngôi Kim Đường Dược Sư và Di Lặc, 2 ngôi tháp ở phía Đông và Tây, Tứ Vương Đường, Thập Nhất Diện Đường Viện, v.v. Sự hưng thịnh của chùa này có thể sánh ngang hàng với Đông Đại Tự. Thế nhưng, khi kinh đô được dời về Bình An (794), cảnh chùa nhanh chóng đi đến tình trạng suy tàn. Theo bản Thất Đại Tự Tuần Lễ Tư Ký (七大寺巡禮私記) được viết vào năm thứ 6 (1140) niên hiệu Bảo Diên (保延) thuộc cuối thời Bình An, chùa chỉ còn lại nhà ăn, Tứ Vương Viện và 1 ngôi tháp mà thôi. Đến thời kỳ Liêm Thương, khi Duệ Tôn (叡尊, Eison)—vị tổ thời Trung Hưng—đến làm trú trì, chùa mới được phục hưng trên quy mô lớn và làm cho chùa hưng thịnh. Việc này được ghi lại trong Cảm Thân Học Chứng Ký (感身學証記), v.v. Tuy nhiên, trận hỏa tai vào năm thứ 2 (1502) niên hiệu Văn Quy (文龜) thuộc thời đại Thất Đinh, đã làm cho ngôi già lam đi đến tình trạng hoại diệt, chỉ còn sót lại Trung Môn của Tứ Vương Đường, Thạch Tháp Viện, Địa Tạng Viện, Đông Đại Môn. Những ngôi đường vũ còn lại phải đợi đến thời Đức Xuyên Gia Khang (德川家康, Tokugawa Ieyasu) cúng dường đất chùa mới có thể tái hưng được. Quần thể hiền tồn chủ yếu có Chánh Điện (本堂), Ái Nhiễm Đường (愛染堂), Tứ Vương Đường (四王堂), Đại Hắc Thiên Đường (大黑天堂), Hộ Ma Đường (護摩堂), Lầu Chuông, Sơn Môn, v.v., là kiến trúc được tái kiến dưới thời Giang Hộ. Bảo vật của chùa có bức tượng đứng Thích Ca Như Lai bằng gỗ (do Thiện Khánh [善慶] tạc, thời đại Liêm Thương), tượng ngồi Ái Nhiễm Minh Vương (愛染明王) bằng gỗ (do Thiện Viên [善圓] tạc, thời đại Liêm Thương), tượng ngồi Hưng Chánh Bồ Tát (興正菩薩) bằng gỗ (do Thiện Xuân [善春] tạc, thời đại Liêm Thương), v.v.
DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH
Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.
Quý vị đang truy cập từ IP 216.73.216.65 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập