Như cái muỗng không thể nếm được vị của thức ăn mà nó tiếp xúc, người ngu cũng không thể hiểu được trí tuệ của người khôn ngoan, dù có được thân cận với bậc thánh.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Tôi không thể thay đổi hướng gió, nhưng tôi có thể điều chỉnh cánh buồm để luôn đi đến đích. (I can't change the direction of the wind, but I can adjust my sails to always reach my destination.)Jimmy Dean
Để sống hạnh phúc bạn cần rất ít, và tất cả đều sẵn có trong chính bạn, trong phương cách suy nghĩ của bạn. (Very little is needed to make a happy life; it is all within yourself, in your way of thinking.)Marcus Aurelius
Người duy nhất mà bạn nên cố gắng vượt qua chính là bản thân bạn của ngày hôm qua. (The only person you should try to be better than is the person you were yesterday.)Khuyết danh
Mất lòng trước, được lòng sau. (Better the first quarrel than the last.)Tục ngữ
Người có trí luôn thận trọng trong cả ý nghĩ, lời nói cũng như việc làm. Kinh Pháp cú
Sự toàn thiện không thể đạt đến, nhưng nếu hướng theo sự toàn thiện, ta sẽ có được sự tuyệt vời. (Perfection is not attainable, but if we chase perfection we can catch excellence.)Vince Lombardi
Ai dùng các hạnh lành, làm xóa mờ nghiệp ác, chói sáng rực đời này, như trăng thoát mây che.Kinh Pháp cú (Kệ số 173)
Khi bạn dấn thân hoàn thiện các nhu cầu của tha nhân, các nhu cầu của bạn cũng được hoàn thiện như một hệ quả.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Chúng ta không có quyền tận hưởng hạnh phúc mà không tạo ra nó, cũng giống như không thể tiêu pha mà không làm ra tiền bạc. (We have no more right to consume happiness without producing it than to consume wealth without producing it. )George Bernard Shaw
Trang chủ »» Danh mục »» Từ điển Phật học Tinh tuyển »» Đang xem mục từ: Xử Tịch »»
(北山錄, Hokuzanroku): 10 quyển, do Thần Thanh (神清) nhà Đường soạn, Huệ Bảo (慧寳) chú, lời tựa ghi năm đầu (1068) niên hiệu Nguyên Hy (元熙), được xem như đồng dạng với Bắc Sơn Tham Huyền Ngữ Lục (北山參玄語錄). Quyển 1 có Thiên Địa Thỉ Đệ Nhất (天地始第一), Thánh Nhân Sanh Đệ Nhị (聖人生第二); quyển 2 có Pháp Tịch Hưng Đệ Tam (法籍興第三), Chơn Tục Phù Đệ Tứ (眞俗符第四); quyển 3 có Hợp Bá Vương Đệ Ngũ (合覇王第五), Chí Hóa Đệ Lục (至化第六); quyển 4 có Tông Sư Nghị Đệ Thất (宗師議第七); quyển 5 có Thích Tân Vấn Đệ Bát (釋賓問第八); quyển 6 có Tang Phục Vấn Đệ Cửu (喪服問第九), Cơ Dị Thuyết Đệ Thập (譏異說第十); quyển 7 có Tông Danh Lý Đệ Thập Nhất (綜名理第十一), Báo Ứng Nghiệm Đệ Thập Nhị (報應驗第十二); quyển 8 có Luận Nghiệp Lý Đệ Thập Tam (論業理第十三), Trú Trì Hạnh Đệ Thập Tứ (住持行第十四); quyển 9 có Dị Học Đệ Thập Ngũ (異學第十五); và quyển 10 có Ngoại Tín Đệ Thập Lục (外信第十六). Chủ trương của Thần Thanh lấy tư tưởng Không Quán của Phật Giáo để quán thông tất cả, trong đó khéo léo chọn lọc đưa vào tư tưởng của Khổng, Lão, v.v., để điều hòa cả 3 tôn giáo. Hơn nữa, ông ta là người thuộc hàng dưới pháp hệ tương thừa của Trí Tiển (智銑), Xử Tịch (處寂), Vô Tướng (無相), thuộc môn hạ của Ngũ Tổ Hoằng Nhẫn (弘忍), ông có phê phán các thuyết trong nội bộ Thiền Tông đương thời, vì vậy tác phẩm này cũng là tư liệu có sức hấp dẫn lớn cho việc nghiên cứu lịch sử tư tưởng Thiền Tông thời Trung Đường.
(歷代法寳記, Rekidaihōbōki): 1 quyển, thư tịch thuộc loại Đăng Sử Thiền Tông của hệ Tịnh Chúng Tông (淨眾宗) và Bảo Đường Tông (保唐宗) đã từng hưng thạnh một thời tại trung tâm Tịnh Chúng Tự (淨眾寺) cũng như Bảo Đường Tự (保唐寺) ở vùng Kiếm Nam (劍南), Tứ Xuyên (四川). Chẳng bao lâu sau khi Vô Trú (無住, 714-774) ở Bảo Đường Tự qua đời, tác phẩm này được đệ tử ông biên tập nên. Đối lập với Lăng Già Sư Tư Ký (楞伽師資記), loại Đăng Sử của hệ Bắc Tông, nó là loại sử thư trường thiên của Thiền Tông, chủ trương tương thừa từ vị tổ thứ nhất Bồ Đề Đạt Ma Đa La (菩提達磨多羅), trải qua Lục Tổ Huệ Năng (慧能) cho đến Trí Tiển (智銑), Xử Tịch (處寂), Vô Tướng (無相), Vô Trú (無住). Bản Đôn Hoàng có ký số S516, S162, S1776, S5916, P2125, P3717, Thạch Tỉnh Quang Hùng Cựu Tàng Bản (石井光雄舊藏本).
(無相, Musō, 684-762): vị Thiền tăng sống dưới thời nhà Đường, họ Kim (金), người đời thường gọi là Kim Hòa Thượng, Đông Hải Đại Sư (東海大師), nguyên gốc thuộc vương tộc Tân La (新羅, Triều Tiên). Sau khi xuất gia và thọ giới tại Quần Nam Tự (羣南寺) bên Tân La, ông theo thuyền sứ nhà Đường sang Trung Quốc, đến yết kiến vua Huyền Tông, trú tại Thiền Định Tự (禪定寺). Không bao lâu sau, ông vào đất Thục, đến Đức Thuần Tự (德純寺), muốn theo hầu Xử Tịch (處寂), nhưng lúc ấy Xử Tịch bị bệnh nên không tham kiến được, ông bèn đốt một ngón tay cúng dường, nhờ vậy mà được phép lưu trú tại chùa này 2 năm. Đến năm thứ 24 cùng niên hiệu trên, Xử Tịch cho môn nhân gọi Vô Tướng đến phó chúc y của Đạt Ma do Trí Tiển (智銑) truyền lại, từ đó ông ẩn cư trong núi và thường sống theo hạnh Đầu Đà (s: dhūta-guṇa, 頭陀行). Sau thể theo lời thỉnh cầu, ông khai mở Thiền pháp, đến sống tại Tịnh Chúng Tự (淨眾寺) ở Phủ Thành Đô (城都府), hóa đạo trong vòng 20 năm. Đến năm cuối niên hiệu Thiên Bảo (天寳), khi đến đất Thục, vua Huyền Tông mời ông đến yết kiến, lấy lễ mà trọng đãi. Vào tháng 5 năm đầu (762) niên hiệu Bảo Ứng (寳應), ông lấy y truyền lại cho Vô Trú (無住), rồi đến ngày 19 thì an nhiên tĩnh tọa mà thoát hóa, hưởng thọ 79 tuổi. Hằng năm vào tháng 12 và tháng giêng, ông thường khai đàn thuyết pháp, trước hướng dẫn theo tiếng niệm Phật, sau thuyết về 3 câu vô ức, vô niệm và mạc vong. Tịnh Chúng Tông (淨眾宗) sau này là thuộc pháp hệ của Vô Tướng. Sự truyền thừa và tông chỉ tông phái này được đề cập trong Trung Hoa Truyền Tâm Địa Thiền Môn Sư Tư Thừa Tập Đồ (中華傳心地禪門師資承襲圖) của Tông Mật (宗密).
DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH
Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.
Quý vị đang truy cập từ IP 216.73.216.21 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập