Khi gặp phải thảm họa trong đời sống, ta có thể phản ứng theo hai cách. Hoặc là thất vọng và rơi vào thói xấu tự hủy hoại mình, hoặc vận dụng thách thức đó để tìm ra sức mạnh nội tại của mình. Nhờ vào những lời Phật dạy, tôi đã có thể chọn theo cách thứ hai. (When we meet real tragedy in life, we can react in two ways - either by losing hope and falling into self-destructive habits, or by using the challenge to find our inner strength. Thanks to the teachings of Buddha, I have been able to take this second way.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Hãy làm một người biết chăm sóc tốt hạt giống yêu thương trong tâm hồn mình, và những hoa trái của lòng yêu thương sẽ mang lại cho bạn vô vàn niềm vui và hạnh phúc.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Hãy dang tay ra để thay đổi nhưng nhớ đừng làm vuột mất các giá trị mà bạn có.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Mạng sống quý giá này có thể chấm dứt bất kỳ lúc nào, nhưng điều kỳ lạ là hầu hết chúng ta đều không thường xuyên nhớ đến điều đó!Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Không thể lấy hận thù để diệt trừ thù hận. Kinh Pháp cú
Hãy tin rằng bạn có thể làm được, đó là bạn đã đi được một nửa chặng đường. (Believe you can and you're halfway there.)Theodore Roosevelt
Tôi chưa bao giờ học hỏi được gì từ một người luôn đồng ý với tôi. (I never learned from a man who agreed with me. )Dudley Field Malone
Tinh cần giữa phóng dật, tỉnh thức giữa quần mê. Người trí như ngựa phi, bỏ sau con ngựa hènKinh Pháp cú (Kệ số 29)
Ðêm dài cho kẻ thức, đường dài cho kẻ mệt, luân hồi dài, kẻ ngu, không biết chơn diệu pháp.Kinh Pháp cú (Kệ số 60)
Chúng ta không thể đạt được sự bình an nơi thế giới bên ngoài khi chưa có sự bình an với chính bản thân mình. (We can never obtain peace in the outer world until we make peace with ourselves.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Trang chủ »» Danh mục »» Từ điển Phật học Tinh tuyển »» Đang xem mục từ: Wabicha »»
(千利休, Sen-no-Rikyū, 1522-1591): vị tổ khai sáng ra Trà Đạo Nhật Bản, sống vào khoảng giữa hai thời đại Chiến Quốc (戰國, Sengoku) và An Thổ Đào Sơn (安土桃山, Azuchimomoyama), húy là Tông Dị (宗易), hiệu Lợi Hưu (利休), Phao Thuyên Trai (抛筌齋), Bất Thẩm Am (不審庵), xuất thân vùng Hòa Tuyền (和泉, Izumi, thuộc Ōsaka-fu [大阪府]). Ban đầu ông theo học với mấy nhân vật nỗi tiếng về trà như Đạo Trần (道陳) và Thiệu Âu (紹鷗) ở vùng Hòa Tuyền, kế đến tham vấn Thiền với Đại Lâm Tông Sáo (大林宗套), Tiếu Lãnh Tông Hân (笑嶺宗訢), và thành công trong việc sáng tạo ra loại hình thức uống trà trong tĩnh lặng gọi là Wabicha (侘茶) để thấu triệt tận cùng tinh thần của Thiền. Ông cũng đã từng phục vụ cho hai Tướng Quân Chức Điền Tín Trưởng (織田信長, Oda Nobunaga) và Phong Thần Tú Cát (豐臣秀吉, Toyotomi Hideyoshi) với tư cách là Thiền tăng pha trà. Đến năm 1587, ông đã cùng với Kim Tỉnh Tông Cửu (今井宗久), Tân Điền Tông Cập (津田宗及) đóng vai trò người ngồi hầu sau lưng Tú Cát trong Đại Hội Trà Bắc Dã, và được xem như là bậc trà tượng số một trong thiên hạ. Vào năm 1589, theo lời khuyên của Cổ Khê Tông Trần (古溪宗陳), ông đem an trí tiêu tượng của mình ở Sơn Môn Đại Đức Tự (大德寺, Daitoku-ji). Tương truyền rằng cũng chính vì việc làm nầy mà ông tạo nên mối nghi ngờ cho Tú Cát, nên ông đã dùng đao tự vẫn.
(紹鷗, Jōō, 1504-1555): một trà nhân sống vào khoảng cuối thời đại Thất Đinh (室町, Muromachi), xưa kia họ Võ Điền (武田, Takeda), sau đổi sang họ Võ Dã (武野, Takeno), hiệu Nhất Nhàn Cư Sĩ (一閑居士), Đại Hắc Am (大黒庵). Ông đã từng theo học Trà Đạo với môn nhân của Châu Quang (珠光) là Tông Trần (宗陳), Tông Ngộ (宗悟), rồi tạo nên cốt cách của Wabicha và truyền lại cho Lợi Hưu (利休).
(村田珠光, Murata Shukō, 1422-1502): một trà nhân nổi tiếng sống giữa hai thời đại Thất Đinh (室町, Muromachi) và Chiến Quốc (戰國, Sengoku), húy là Châu Quang, xuất thân vùng Nại Lương (奈良, Nara). Ban đầu ông là vị tăng của Xưng Danh Tự (稱名寺) vùng Nại Lương, nhưng vì ông rất say mê trong việc uống trà, nên đã bỏ chùa đi ngao du. Sau ông lên kinh đô, đến tham Thiền với Tông Thuần (宗純), khai sáng ra hình thức Trà Lễ của Thiền Viện, và hiểu được áo nghĩa của Trà Thiền Nhất Vị (Trà và Thiền cũng một vị), và tương truyền ông là người khai sáng ra Wabicha (侘茶). Ông từng giao du với những bậc thầy liên ca như Tâm Kính (心敬), Tông Kỳ (宗祇), và hình thành nên lý luận độc đáo của Wabicha (侘茶). Đệ tử ông có Tông Châu (宗珠), Thiệu Trích (紹滴), Tông Lý (宗理), v.v.
DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH
Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.
Quý vị đang truy cập từ IP 216.73.216.65 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập