Dễ thay thấy lỗi người, lỗi mình thấy mới khó.Kinh Pháp cú (Kệ số 252)
Hãy sống như thế nào để thời gian trở thành một dòng suối mát cuộn tràn niềm vui và hạnh phúc đến với ta trong dòng chảy không ngừng của nó.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Dầu nói ra ngàn câu nhưng không lợi ích gì, tốt hơn nói một câu có nghĩa, nghe xong tâm ý được an tịnh vui thích.Kinh Pháp cú (Kệ số 101)
Hãy nhớ rằng, có đôi khi im lặng là câu trả lời tốt nhất.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Ngay cả khi ta không tin có thế giới nào khác, không có sự tưởng thưởng hay trừng phạt trong tương lai đối với những hành động tốt hoặc xấu, ta vẫn có thể sống hạnh phúc bằng cách không để mình rơi vào sự thù hận, ác ý và lo lắng. (Even if (one believes) there is no other world, no future reward for good actions or punishment for evil ones, still in this very life one can live happily, by keeping oneself free from hatred, ill will, and anxiety.)Lời Phật dạy (Kinh Kesamutti)
Vui thay, chúng ta sống, Không hận, giữa hận thù! Giữa những người thù hận, Ta sống, không hận thù!Kinh Pháp Cú (Kệ số 197)
Cuộc sống không phải là vấn đề bất ổn cần giải quyết, mà là một thực tiễn để trải nghiệm. (Life is not a problem to be solved, but a reality to be experienced.)Soren Kierkegaard
Khi thời gian qua đi, bạn sẽ hối tiếc về những gì chưa làm hơn là những gì đã làm.Sưu tầm
Tinh cần giữa phóng dật, tỉnh thức giữa quần mê.Người trí như ngựa phi, bỏ sau con ngựa hèn.Kính Pháp Cú (Kệ số 29)
Nếu muốn tỏa sáng trong tương lai, bạn phải lấp lánh từ hôm nay.Sưu tầm
Trang chủ »» Danh mục »» Từ điển Phật học Tinh tuyển »» Đang xem mục từ: Vương Xá Thành »»
(s: Śītavana, p: Sītavana, j: kanrin, 寒林): căn cứ vào Nhất Thiết Kinh Âm Nghĩa (一切經音義) quyển 7 của cao tăng Thích Huyền Ứng (玄應, ?-?) nhà Đường giải thích rằng: “Thi Đà Lâm, chánh ngôn Thi Đa Bà Na, thử danh Hàn Lâm; kỳ lâm u thúy nhi hàn, nhân dĩ danh dã, tại Vương Xá Thành trắc, tử nhân đa tống kỳ trung, kim tổng chỉ khí thi chi xứ danh Thi Đà Lâm giả, thủ bỉ danh chi dã (屍陀林、正言屍多婆那、此名寒林、其林幽邃而寒、因以名也、在王舍城側、死人多送其中、今總指棄屍之處名屍陀林者、取彼名之也, Thi Đà Lâm, gọi cho đúng là Thi Đa Bà Na, ở đây [Trung Quốc] gọi là Hàn Lâm; khu rừng này thâm u mà lạnh lẽo, nên có tên như vậy, nằm một bên Vương Xá Thành; phần lớn người chết đều được tống vào trong rừng này; nay chỉ chung cho những nơi vất bỏ thi thể người chết là Thi Đà Lâm, lấy đó làm tên gọi).” Như vậy, Thi Đa Bà Na (尸多婆那), Thi Đà Lâm (屍陀林、尸陀林), là âm dịch của Hàn Lâm, khu mộ địa nằm gần Vương Xá Thành (s: Rājagṛha; p: Rājagaha, 王舍城), là khu rừng vứt bỏ xác người chết cho cầm thú ăn. Người vào khu rừng này cảm thấy rùng rợn, lạnh lùng, sợ hãi, nên được gọi là Hàn Lâm (khu rừng lạnh lẽo). Từ đó, nó được gọi là nghĩa trang, khu mộ địa. Cho nên Hàn Lâm ở đây có nghĩa là khu rừng lạnh lẽo với những xác người chết, vì vậy các hồn phách vất vưởng mới đến nương tựa. Trong bài Phụng Hòa Tập Mỹ Thương Sử Củng Sơn Nhân (奉和襲美傷史拱山人) của Lục Quy Mông (陸龜蒙, ?-khoảng 876) nhà Đường có câu: “Tằng thuyết sơn thê dục khứ tầm, khởi tri sương cốt táng Hàn Lâm (曾說山棲欲去尋、豈知霜骨葬寒林, từng sống rừng sâu muốn đi tìm, nào hay sương cốt chôn Hàn Lâm).” Hay trong bài Dữ Lý Sanh Luận Thi Thư (與李生論詩書唐) của Tư Không Đồ (司空圖, 837-908) nhà Đường cũng có câu: “Đào nạn nhân đa phần khích địa, phóng sanh lộc đại xuất Hàn Lâm (逃難人多分隙地、放生鹿大出寒林, trốn nạn người đa phần chun đất, phóng sanh nai thường ra Hàn Lâm).”
(s: āyuṣmat, p: āyasmant, 慧命): ý dịch là cụ thọ mạng (具壽命), cụ thọ (具壽); cũng là từ tôn xưng đối với vị Tỳ Kheo cao đức, còn gọi là huệ thọ (慧壽). Giống như sắc thân thì nương tựa vào ăn uống để nuôi dưỡng, Pháp Thân lấy trí tuệ làm thọ mạng nuôi dưỡng; nên mạng của trí tuệ bị thương tổn thì thể của Pháp Thân mất đi. Vì tuệ là thọ mạng của Pháp Thân, nên được gọi là tuệ [huệ] mạng. Như trong Tăng Già Tra Kinh (僧伽吒經, Taishō Vol. 13, No. 423) quyển 1 có đoạn: “Nhất thời Bà Già Bà, tại Vương Xá Thành Linh Thứu Sơn trung, cọng Ma Ha Tỳ Kheo tăng nhị vạn nhị thiên nhân câu, kỳ danh viết, huệ mạng A Nhã Kiều Trần Như, huệ mạng Ma Ha Mô Già Lược, huệ mạng Xá Lợi Tử, huệ mạng Ma Ha Ca Diếp, huệ mạng La Hầu La, huệ mạng Bà Câu La, huệ mạng Bạt Đà Tư Na, huệ mạng Hiền Đức, huệ mạng Hoan Hỷ Đức, huệ mạng Võng Chỉ, huệ mạng Tu Phù Đế, huệ mạng Nan Đà Tư Na (一時婆伽婆、在王舍城靈鷲山中、共摩訶比丘僧二萬二千人俱、其名曰慧命阿若憍陳如、慧命摩訶謨伽略、慧命舍利子、慧命摩訶迦葉、慧命羅睺羅、慧命婆俱羅、慧命跋陀斯那、慧命賢德、慧命歡喜德、慧命網指、慧命須浮帝、慧命難陀斯那, một thưở nọ đức Bà Già Bà, ở trong núi Linh Thứu Thành Vương Xá, cùng với đại Tỳ Kheo tăng hai vạn hai ngàn người tập trung, tên các vị đó là A Nhã Kiều Trần Như tôn kính, Ma Ha Mô Già Lược tôn kính, Xá Lợi Tử tôn kính, Ma Ha Ca Diếp tôn kính, La Hầu La tôn kính, Bà Câu La tôn kính, Bạt Đà Tư Na tôn kính, Hiền Đức tôn kính, Hoan Hỷ Đức tôn kính, Võng Chỉ tôn kính, Tu Phù Đế tôn kính, Nan Đà Tư Na tôn kính).” Hay trong Vĩnh Giác Nguyên Hiền Thiền Sư Quảng Lục (永覺元賢禪師廣錄, 卍 Tục Tạng Kinh Vol. 72, No. 1437) quyển 15, phần Thỉnh Phương Sách Tạng Kinh Ký (請方册藏經記), lại có đoạn: “Chư Phật huệ mạng, phi văn tự dã; nhiên thác chi văn tự dĩ truyền; cố thiện độc giả, hóa văn tự vi huệ mạng; bất thiện độc giả, hóa huệ mạng vi văn tự (諸佛慧命、非文字也、然托之文字以傳、故善讀者、化文字爲慧命、不善讀者、化慧命爲文字, huệ mạng của chư Phật, chẳng phải là chữ nghĩa; nhưng nhờ vào chữ nghĩa mà lưu truyền; cho nên người khéo đọc thì chuyển chữ nghĩa thành huệ mạng; người không khéo đọc thì chuyển huệ mạng thành chữ nghĩa).”
(s, p: Magadha, 摩掲陀): tên gọi của 1 trong 16 nước thời Ấn Độ cổ đại, là quốc gia có mối quan hệ rất sâu xa với Phật Giáo, là vùng đất nơi đức Thế Tôn thành đạo và truyền đạo. Các vị vua Tần Bà Sa La (s, p: Bimbisāra, 頻婆娑羅), A Xà Thế (s: Ajātaśatru, p: Ajātasattu, 阿闍世) đã từng lấy Vương Xá Thành của nước này để làm kinh đô, A Dục Vương (s: Aśoka, p: Asoka, 阿育王) lấy Thành Hoa Thị làm kinh đô và cai trị toàn Ấn Độ, lấy quốc gia này làm trung tâm.
DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH
Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.
Quý vị đang truy cập từ IP 216.73.216.65 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập