Cách tốt nhất để tìm thấy chính mình là quên mình để phụng sự người khác. (The best way to find yourself is to lose yourself in the service of others. )Mahatma Gandhi
Chỉ có hai thời điểm mà ta không bị ràng buộc bởi bất cứ điều gì. Đó là lúc ta sinh ra đời và lúc ta nhắm mắt xuôi tay.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Ngay cả khi ta không tin có thế giới nào khác, không có sự tưởng thưởng hay trừng phạt trong tương lai đối với những hành động tốt hoặc xấu, ta vẫn có thể sống hạnh phúc bằng cách không để mình rơi vào sự thù hận, ác ý và lo lắng. (Even if (one believes) there is no other world, no future reward for good actions or punishment for evil ones, still in this very life one can live happily, by keeping oneself free from hatred, ill will, and anxiety.)Lời Phật dạy (Kinh Kesamutti)
Nụ cười biểu lộ niềm vui, và niềm vui là dấu hiệu tồn tại tích cực của cuộc sống.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Như đá tảng kiên cố, không gió nào lay động, cũng vậy, giữa khen chê, người trí không dao động.Kinh Pháp cú (Kệ số 81)
Ta sẽ có được sức mạnh của sự cám dỗ mà ta cưỡng lại được. (We gain the strength of the temptation we resist.)Ralph Waldo Emerson
Khi thời gian qua đi, bạn sẽ hối tiếc về những gì chưa làm hơn là những gì đã làm.Sưu tầm
Bạn có thể lừa dối mọi người trong một lúc nào đó, hoặc có thể lừa dối một số người mãi mãi, nhưng bạn không thể lừa dối tất cả mọi người mãi mãi. (You can fool all the people some of the time, and some of the people all the time, but you cannot fool all the people all the time.)Abraham Lincoln
Cơ hội thành công thực sự nằm ở con người chứ không ở công việc. (The real opportunity for success lies within the person and not in the job. )Zig Ziglar
Ai bác bỏ đời sau, không ác nào không làm.Kinh Pháp cú (Kệ số 176)
Trang chủ »» Danh mục »» Từ điển Phật học Tinh tuyển »» Đang xem mục từ: Vô Tướng »»
(北條義時, Hōjō Yoshitoki, 1163-1224): vị Võ Tướng, nhà chấp quyền của chính quyền Mạc Phủ Liêm Thương, con trai thứ của Bắc Điều Thời Chính (北條時政, Hōjō Tokimasa), thông xưng là (江馬小四郎); hiệu là Đắc Tông (得宗), Đức Tông (德宗); Giang Gian Tứ Lang (江間四郎), Tiểu Tứ Lang (小四郎), Tương Châu (相州), Hữu Kinh Triệu (右京兆). Ông là người lật đỗ dòng họ Hòa Điền (和田, Wada), chính địch của dòng họ Bắc Điều (北條, Hōjō). Sau khi ám sát Nguyên Thật Triều (源實朝, Minamoto-no-Sanetomo), ông đón Cửu Điều Lại Kinh (九條賴經, tức Đằng Nguyên Lại Kinh [藤原賴經, Fujiwara-no-Yoritsune]) làm Tướng Quân, và cùng với Bắc Điều Chính Tử (北條政子, Hōjō Masako) chuyên đoán quyền hành của Mạc Phủ. Sau khi chiến thắng vụ Loạn Thừa Cửu (承久の亂, Shōkyu-no-ran), ông xác lập ưu thế của chính quyền võ gia, đồng thời xây dựng cơ sở cho nền chính trị chấp quyền.
(北條氏康, Hōjō Ujiyasu, 1515-1571): vị Võ Tướng của thời đại Chiến Quốc, con trai đầu của Bắc Điều Thị Cương (北條氏綱, Hōjō Ujitsuna); mẫu thân là Dưỡng Châu Viện Tông Vinh (養珠院宗榮); tên lúc nhỏ là Y Đậu Thiên Đại Hoàn (伊豆千代丸), thông xưng là Tân Cửu Lang (新九郎); giới danh là Đại Thánh Tự Điện Đông Dương Tông Đại Đại Cư Sĩ (大聖寺殿東陽宗岱大居士). Ông đã từng đánh nhau Thượng Sam Khiêm Tín (上杉謙信, Uesugi Kenshin), rồi mở rộng thế lực ở phía bắc Võ Tàng (武藏, Musashi). Ông tập trung hết sức vào việc dân chính và xây dựng nên thời kỳ hưng thịnh nhất của dòng họ Bắc Điều.
(北山錄, Hokuzanroku): 10 quyển, do Thần Thanh (神清) nhà Đường soạn, Huệ Bảo (慧寳) chú, lời tựa ghi năm đầu (1068) niên hiệu Nguyên Hy (元熙), được xem như đồng dạng với Bắc Sơn Tham Huyền Ngữ Lục (北山參玄語錄). Quyển 1 có Thiên Địa Thỉ Đệ Nhất (天地始第一), Thánh Nhân Sanh Đệ Nhị (聖人生第二); quyển 2 có Pháp Tịch Hưng Đệ Tam (法籍興第三), Chơn Tục Phù Đệ Tứ (眞俗符第四); quyển 3 có Hợp Bá Vương Đệ Ngũ (合覇王第五), Chí Hóa Đệ Lục (至化第六); quyển 4 có Tông Sư Nghị Đệ Thất (宗師議第七); quyển 5 có Thích Tân Vấn Đệ Bát (釋賓問第八); quyển 6 có Tang Phục Vấn Đệ Cửu (喪服問第九), Cơ Dị Thuyết Đệ Thập (譏異說第十); quyển 7 có Tông Danh Lý Đệ Thập Nhất (綜名理第十一), Báo Ứng Nghiệm Đệ Thập Nhị (報應驗第十二); quyển 8 có Luận Nghiệp Lý Đệ Thập Tam (論業理第十三), Trú Trì Hạnh Đệ Thập Tứ (住持行第十四); quyển 9 có Dị Học Đệ Thập Ngũ (異學第十五); và quyển 10 có Ngoại Tín Đệ Thập Lục (外信第十六). Chủ trương của Thần Thanh lấy tư tưởng Không Quán của Phật Giáo để quán thông tất cả, trong đó khéo léo chọn lọc đưa vào tư tưởng của Khổng, Lão, v.v., để điều hòa cả 3 tôn giáo. Hơn nữa, ông ta là người thuộc hàng dưới pháp hệ tương thừa của Trí Tiển (智銑), Xử Tịch (處寂), Vô Tướng (無相), thuộc môn hạ của Ngũ Tổ Hoằng Nhẫn (弘忍), ông có phê phán các thuyết trong nội bộ Thiền Tông đương thời, vì vậy tác phẩm này cũng là tư liệu có sức hấp dẫn lớn cho việc nghiên cứu lịch sử tư tưởng Thiền Tông thời Trung Đường.
(保唐寺, Hotō-ji): hiện tọa lạc tại Huyện Tư (資縣), Phủ Thành Đô (城都府), Ích Châu (益州, Tỉnh Tứ Xuyên), là cứ địa của Bảo Đường Tông (保唐宗). Vô Trú (無住), pháp từ của Vô Tướng (無相) ở Tịnh Chúng Tự (淨眾寺), đã từng sống ở đây và cử xướng tông phong.
(平清盛, Taira-no-Kiyomori, 1118-1181): vị Võ Tướng sống vào cuối thời Bình An, trưởng tử của Bình Trung Thạnh (平忠盛, Taira-no-Tadamori), còn gọi là Bình Tướng Quốc (平將國), Tịnh Hải Nhập Đạo (淨海入道), Lục Ba La Mật Điện (六波羅蜜殿), v.v. Sau hai vụ loạn Bảo Nguyên (保元), Bình Trị (平治), ông thay thế dòng họ Nguyên (源, Minamoto) nắm toàn bộ thế lực, càng lúc càng thăng tiến, thậm chí làm quan cho đến chức Tùng Nhất Vị Thái Chính Đại Thần (從一位太政大臣). Con gái ông là Đức Tử (德子) được làm Hoàng Hậu của Cao Thương Thiên Hoàng (高倉天皇, Takakura Tennō, tại vị 1168-1180), rồi con trai người này là An Đức Thiên Hoàng (安德天皇, Antoku Tennō, tại vị 1180-1185) cũng được trao truyền ngôi vị; cho nên ông rất tự hào về thế lực ngoại thích của Hoàng Thất. Con cháu ông đều hiển đạt làm quan chức, cho nên đã có biết bao người rắp tâm muốn trừ khử thế lực của ông, nhưng không thành, mãi cho đến sau khi ông qua đời mấy năm, hàng cháu dòng họ Bình (平, Taira) mới thật sự diệt vong.
(眞相): tức bản tướng (本相, hình tướng gốc), thật tướng (實相, hình tướng thật), bản lai diện mục (本來面目, mặt mũi xưa nay) của sự vật, vạn pháp. Trong Lăng Già A Bạt Đa La Bảo Kinh Chú Giải (楞伽阿跋多羅寶經註解, Taishō Vol. 39, No. 1789) quyển 1 định nghĩa rằng: “Chơn tướng giả, tùy duyên bất biến, thể tánh chơn tịnh dã (眞相者、隨緣不變、體性眞淨也, chơn tướng là tùy duyên không thay đổi, thể tánh trong sạch).” Hay trong Tục Thanh Lương Truyện (續清涼傳, Taishō Vol. 51, No. 2100) quyển Hạ có đoạn: “Thứ nhật, cúng dường chơn dung cập chư Thánh tượng dĩ; ngọ hậu, hiện Bồ Tát đại chơn tướng, ư bạch vân chi đoan (次日、供養眞容及諸聖像己、午後、現菩薩大眞相、於白雲之端, ngày hôm sau, khi cúng dường chơn dung và các tượng Thánh xong; sau buổi trưa, hiện hình tướng thật to lớn của Bồ Tát, nơi đầu đám mây trắng).” Hoặc trong Vi Lâm Thiền Sư Lữ Bạc Am Cảo (爲霖禪師旅泊菴稿, 卍Tục Tạng Kinh Vol. 72, No. 1442) quyển 4, bài Thế Tôn Chiên Đàn Thụy Tượng Tán (世尊旃檀瑞像贊), lại có câu: “Như Lai chơn tướng nguyên Vô Tướng, xảo tượng như hà khắc đắc thành (如來眞相原無相、巧匠如何刻得成, Như Lai chơn tướng vốn không tướng, thợ khéo làm sao khắc được thành).”
(止觀, shikan): Chỉ là ý dịch của từ Xa Ma Tha (s: śamatha, p: samatha, 奢摩他); Quán là ý dịch của từ Tỳ Bát Xá Na (s: vipaśyanā, p: vipassanā, 毘鉢舍那). Trong Thiền định, có 2 phương diện Chỉ và Quán. Chỉ là nhắm đến việc thống nhất tinh thần để đạt đến trạng thái tịch tĩnh vô niệm vô tưởng. Quán nghĩa là quán sát tư duy chư pháp thông qua trí tuệ. Và ta cũng có thể cho Chỉ là Định, Quán là Tuệ. Trong 4 cõi Thiền định của Sắc Giới (s: rūpa-dhātu, 色界), Quán được xem là nhiều hơn. Trong 4 cõi Thiền định của Vô Sắc Giới (s: ārūpa-dhātu, 無色界), Chỉ được xem như là nhiều hơn. Trong cõi định của Dục Giới (s: kāma-dhātu, 欲界) thì chỉ có Quán mà không có Chỉ. Từ cõi Sơ Thiền của Sắc Giới trở lên, trong Quán có thêm yếu tố của Chỉ, rồi trong cõi định của Bốn Vô Sắc Giới thì Quán dần dần giảm đi và Chỉ mạnh lên. Trong cõi định Phi Tưởng Phi Phi Tưởng Xứ (s: Naivasaṁjñānāsaṁjñāyatana, 非想非非想處) cũng như diệt tận định của Vô Sắc Giới thì tác dụng của Tuệ tưởng niệm quán sát hầu như mất hẳn, và trở thành trạng thái vô niệm vô tưởng. Còn trong các cõi Thiền định, cõi Tứ Thiền thì Chỉ và Quán ngang nhau, hay trạng thái Chỉ Quán đồng hành, tương truyền rằng sự thành đạo cũng như nhập diệt của đức Phật đều được thực hiện ngay nơi cõi Tứ Thiền này.
(s: bhūta-tathatā, tathatā, 眞如): chơn nghĩa là chơn thật, không hư vọng; như là như thường, bất biến. Chơn như là bản thể chân thật trùm khắp vũ trụ vạn vật, là chân lý vĩnh cửu bất biến, căn nguyên của hết thảy vạn hữu. Từ này còn được gọi là Như Như (如如), Như Thật (如實), Pháp Giới (法界), Pháp Tánh (法性), Thật Tế (實際), Thật Tướng (實相), Như Lai Tạng (如來藏), Pháp Thân (法身), Phật Tánh (佛性), Tự Tánh Thanh Tịnh Thân (自性清淨身), Nhất Tâm (一心), Bất Tư Nghì Giới (不思議界). Trong các Phật điển Hán dịch thời kỳ đầu, Chơn Như được dịch là Bản Vô (本無). Nếu nghiên cứu kỹ, các tông phái dùng từ này với nghĩa khác nhau. Theo A Hàm Kinh (阿含經), lý pháp của Duyên Khởi là chân lý vĩnh viễn bất biến, nên gọi đó là Chơn Như. Lại nữa, căn cứ vào thuyết Cửu Vô Vi (九無爲, 9 loại Vô Vi) do Hóa Địa Bộ (s: Mahīśāsaka, 化地部) trong Dị Bộ Tông Luân Luận (異部宗輪論), có Thiện Pháp Chơn Như (善法眞如), Bất Thiện Pháp Chơn Như (不善法眞如), Vô Ký Pháp Chơn Như (無記法眞如), Đạo Chi Chơn Như (道支眞如), Duyên Khởi Chơn Như (緣起眞如), v.v. Theo chủ trương của Phật Giáo Đại Thừa, bản tánh của tất cả tồn tại như người và pháp đều vô ngã, vượt qua các tướng sai biệt vốn có; nên gọi là Chơn Như. Tỷ dụ sự tự tại của Pháp Thân Như Lai là Chơn Như. Theo Phật Địa Kinh Luận (佛地經論) quyển 7, Chơn Như là thật tánh của tất cả vạn tượng; tướng của nó tuy có nhiều loại khác nhau, nhưng thể của nó cùng một vị, cùng với các pháp không một cũng không khác, vượt ra ngoài những phạm trù của ngôn ngữ, tư duy. Từ quan điểm xa lìa những sai khác, hư ngụy, Chơn Như, nó được gọi là Giả Danh Chơn Như (假名眞如). Hay nếu là nơi nương tựa của tất cả các điều thiện, nó có tên là Pháp Giới. Nếu là chỗ sở ngộ của trí vô phân biệt, nó có tên là Thắng Nghĩa (勝義). Về các tên gọi khác nhau của Chơn Như, Đại Bát Niết Bàn Kinh (大般涅槃經) quyển 360, có nêu 12 từ như Chơn Như, Pháp Tánh, Bất Hư Vọng Tánh (不虛妄性), Bình Đẳng Tánh (平等性), Ly Sanh Tánh (離生性), Pháp Định (法定), Pháp Trú (法住), Thật Tế, Hư Không Giới (虛空界) và Bất Tư Nghì Giới. Đại Thừa A Tỳ Đạt Ma Tạp Tập Luận (阿毘達磨雜集論) quyển 2 có liệt ra 6 từ như Chơn Như, Không Tánh (空性), Vô Tướng (無相), Thật Tế, Thắng Nghĩa, Pháp Giới. Pháp Hoa Huyền Nghĩa (法華玄義) quyển 8 cũng nêu lên 14 từ khác nhau như Thật Tướng, Diệu Hữu (妙有), Chơn Thiện Diệu Sắc (眞善妙色), Thật Tế, Tất Cánh Không (畢竟空), Như Như, Niết Bàn (涅槃), Hư Không (虛空), Phật Tánh, Như Lai Tạng (如來藏), Trung Thật Lý Tâm (中實理心), Phi Hữu Phi Vô Trung Đạo (非有非無中道), Đệ Nhất Nghĩa Đế (第一義諦), Vi Diệu Tịch Diệt (微妙寂滅). Theo Thành Duy Thức Luận (成唯識論) quyển 10, Pháp Tướng Tông lập ra 10 loại Chơn Như khác nhau, tùy theo cấp độ giác ngộ sâu cạn của vị Bồ Tát, gồm: Biến Hành Chơn Như (變行眞如), Tối Thắng Chơn Như (最勝眞如), Thắng Lưu Chơn Như (勝流眞如), Vô Nhiếp Thọ Chơn Như (無攝受眞如), Loại Vô Biệt Chơn Như (類無別眞如), Vô Nhiễm Tịnh Chơn Như (無染淨眞如), Pháp Vô Biệt Chơn Như (法無別眞如), Bất Tăng Giảm Chơn Như (不增減眞如), Trí Tự Tại Sở Y Chơn Như (智自在所依眞如) và Nghiệp Tự Tại Đẳng Sở Y Chơn Như (業自在等所依眞如). Còn Địa Luân Tông thì chủ trương tự thể của A Lại Da Thức (s: ālaya-vijñāna, 阿賴耶識) thứ 8 là Tự Tánh Thanh Tịnh Tâm (自性清淨心) và đó là Chơn Như. Thức này do bị Vô Minh huân tập, nên xuất hiện các hiện tượng ô nhiễm, thanh tịnh, v.v. Hoa Nghiêm Tông lại chủ trương “bản thể là hiện tượng”, có nghĩa rằng Chơn Như vốn là vạn pháp và vạn pháp cũng là Chơn Như. Cho nên, tông này nêu ra 2 loại Chơn Như: Nhất Thừa Chơn Như (一乘眞如, gồm Biệt Giáo Chơn Như [別敎眞如] và Đồng Giáo Chơn Như [同敎眞如]) và Tam Thừa Chơn Như (三乘眞如, gồm Đốn Giáo Chơn Như [頓敎眞如] và Tiệm Giáo Chơn Như [漸敎眞如]). Trong khi đó, Thiên Thai Tông thì dựa trên thuyết Tánh Cụ (性具, tánh có đầy đủ các pháp) mà cho rằng bản thân Chơn Như xưa nay vốn đầy đủ các pháp ô nhiễm, thanh tịnh, thiện ác, v.v. Từ đó, tự tánh thanh tịnh của chư Phật được gọi là Vô Cấu Chơn Như (無垢眞如), hay Xuất Triền Chơn Như (出纒眞如); còn thể tánh của chúng sanh bị phiền não làm cho cấu nhiễm, nên gọi là Hữu Cấu Chơn Như (有垢眞如), hoặc Tại Triền Chơn Như (在纒眞如); cả có tên là Lưỡng Cấu Chơn Như (兩垢眞如). Tổ Giác Tiên (覺先, 1880-1936), người khai sáng An Nam Phật Học Hội (安南佛學會) ở miền Trung và cũng là vị tổ khai sơn Chùa Trúc Lâm tại Huế, có làm bài thơ rằng: “Phù sanh ký thác chơn như mộng, đáo xứ năng an tiện thị gia (浮生寄托眞如夢、到處能安便是家, phù sanh tạm gởi chơn như mộng, đến chốn khéo an ấy là nhà).”
(織田信長, Oda Nobunaga, 1534-1582): vị võ tướng sống dưới thời đại Chiến Quốc và An Thổ, con trai thứ của Chức Điền Tín Tú (織田信秀, Oda Nobuhide). Ông đã từng dẹp tan Kim Xuyên Nghĩa Nguyên (金川義元) ở Dũng Hiệp Gian (桶狹間, Okehazama) và đi chinh lược khắp nơi. Vào năm 1568 (niên hiệu Vĩnh Lộc [永祿] thứ 11), ông ủng hộ cho Tướng Quân Túc Lợi Nghĩa Chiêu (足利義昭, Ashikaga Yoshiaki) và được tiến cử lên kinh đô; nhưng năm 1573 (niên hiệu Thiên Chánh [天正] nguyên niên) thì đuổi Nghĩa Chiêu và tiêu diệt chính quyền Mạc Phủ. Ông xây dưng Thành An Thổ (安土城) và sắp tiến đến thống nhất thiên hạ; nhưng bị Minh Trí Quang Tú (明智光秀) đột kích bất ngờ ở Bổn Năng Tự (本能寺, Honnō-ji) thuộc kinh đô Kyōto, nên ông đã tự vẫn tại đây.
(梶原景時, Kajiwara Kagetoki, ?-1200): vị Võ Tướng sống đầu thời Liêm Thương, gia nhân của Nguyên Lại Triều (源賴朝, Minamoto-no-Yoritomo), thường gọi là Bình Tam (平三, Heiza); giới danh là Long Tuyền Viện Cối Nguyên Công (龍泉院梶勝源公); cha là Cối Nguyên Cảnh Thanh (梶原景清). ông là người có công trong cuộc thảo phạt dòng họ Bình (平, Taira). Ông đối lập và dèm pha Nguyên Nghĩa Kinh (源義經, Minamoto-no-Yoritsune), rồi sau đó lại dèm pha Kết Thành Triều Quang (結城朝光, Yūki Tomomitsu). Từ đó, Triều Quang kết hợp với các tướng lãnh, tố cáo Cảnh Thời, vì vậy ông bị đuổi ra khỏi vùng Liêm Thương, và cuối cùng ông cùng toàn gia tộc bị giết chết ở vùng Hồ Khi (狐崎, Kitsunezaki), Tuấn Hà (駿河, Suruga).
DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH
Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.
Quý vị đang truy cập từ IP 216.73.216.230 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập