Cỏ làm hại ruộng vườn, si làm hại người đời. Bố thí người ly si, do vậy được quả lớn.Kinh Pháp Cú (Kệ số 358)
Một người sáng tạo được thôi thúc bởi khát khao đạt đến thành công, không phải bởi mong muốn đánh bại người khác. (A creative man is motivated by the desire to achieve, not by the desire to beat others.)Ayn Rand
Hãy học cách vui thích với những gì bạn có trong khi theo đuổi tất cả những gì bạn muốn. (Learn how to be happy with what you have while you pursue all that you want. )Jim Rohn
Điểm yếu nhất của chúng ta nằm ở sự bỏ cuộc. Phương cách chắc chắn nhất để đạt đến thành công là luôn cố gắng thêm một lần nữa [trước khi bỏ cuộc]. (Our greatest weakness lies in giving up. The most certain way to succeed is always to try just one more time. )Thomas A. Edison
Tinh cần giữa phóng dật, tỉnh thức giữa quần mê. Người trí như ngựa phi, bỏ sau con ngựa hènKinh Pháp cú (Kệ số 29)
Khi gặp phải thảm họa trong đời sống, ta có thể phản ứng theo hai cách. Hoặc là thất vọng và rơi vào thói xấu tự hủy hoại mình, hoặc vận dụng thách thức đó để tìm ra sức mạnh nội tại của mình. Nhờ vào những lời Phật dạy, tôi đã có thể chọn theo cách thứ hai. (When we meet real tragedy in life, we can react in two ways - either by losing hope and falling into self-destructive habits, or by using the challenge to find our inner strength. Thanks to the teachings of Buddha, I have been able to take this second way.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Khởi đầu của mọi thành tựu chính là khát vọng. (The starting point of all achievement is desire.)Napoleon Hill
Chiến thắng hàng ngàn quân địch cũng không bằng tự thắng được mình. Kinh Pháp cú
Nỗ lực mang đến hạnh phúc cho người khác sẽ nâng cao chính bản thân ta. (An effort made for the happiness of others lifts above ourselves.)Lydia M. Child
Chúng ta có thể sống không có tôn giáo hoặc thiền định, nhưng không thể tồn tại nếu không có tình người.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Trang chủ »» Danh mục »» Từ điển Phật học Tinh tuyển »» Đang xem mục từ: Vụ Loạn Pháp Hoa Thiên Văn »»
(天文法難, Tembun-no-hōnan): còn gọi là Vụ Loạn Pháp Hoa Thiên Văn (天文法華の亂, Tembunhokke-no-ran), là vụ loạn xảy ra vào năm 1536 (Thiên Văn [天文] 5), do đồ chúng Tỷ Duệ Sơn kết hợp với chúng Lục Giác Cận Giang (六角近江), loạn nhập vào vùng Lạc Trung (洛中) và đốt cháy tan tành 21 ngôi chùa trung tâm lớn của Pháp Hoa Tông ở kinh đô Kyoto. Đối với Pháp Hoa Tông, đây được gọi là Vụ Pháp Nạn Thiên Văn hay Vụ Pháp Loạn Thiên Văn. Nguyên nhân trực tiếp của vụ loạn này phát xuất từ sự việc vào tháng 2 năm này, Hoa Vương Phòng (華王房) của Tỷ Duệ Sơn luận tranh Tông nghĩa với Tùng Bổn Cửu Cát (松本久吉), môn đồ của Pháp Hoa Tông, và kết quả bị bại trận; từ đó, tiếng đồn vang ra khắp nơi, nên chúng Sơn Môn bị mất mặt. Vào đầu tháng 6, đại chúng Sơn Môn mở ra hội nghị tập trung cả Tam Viện, quyết định đuổi Pháp Hoa Tông ra khỏi vùng Lạc Trung, đồng thời phát ra điệp trạng cầu viện binh ở các chùa lớn khác như Đông Tự (東寺), Thần Hộ Tự (神護寺), Căn Lai Tự (根來寺), Phấn Hà Tự (粉河寺), Cao Dã Sơn (高野山), Tam Tỉnh Tự (三井寺), Đông Đại Tự (東大寺), Hưng Phước Tự (興福寺), Thạch Sơn Bổn Nguyện Tự (石山本願寺), v.v. Nhóm Lục Giác Định Lại (六角定賴) cũng như Mộc Trạch Trường Chính (木澤長政) đã khuyên hai bên nên điều đình; nhưng không thành công, ngược lại chúng của chúng của Lục Giác Cận Giang lại đứng về phía Sơn Môn mà xuất trận. Cuộc chiến xảy ra vào ngày 22 tháng 7 năm 1536, kéo dài trong vòng 28 ngày. Thế lực của Sơn Môn 150.000 người, chúng của Lục Giác có 30.000; phái Tự Môn có 3.000. Còn phía Pháp Hoa Tông thì gồm những tăng đồ của hết cả 21 ngôi chùa trung tâm, có khoảng 20.000 hay 30.000 người. Ban đầu, trận chiến diễn ra rất gay gắt; đến ngày 27 thì chúng của Cận Giang mới loạn nhập vào các vùng ở kinh đô, phóng hỏa đốt cháy các chùa. Vùng Hạ Kinh thì cháy tan toàn bộ, còn vùng Thượng Kinh thì cháy khoảng 1/3, và cho đến hôm sau thì toàn bộ 21 ngôi chùa trung tâm lớn của Pháp Hoa Tông đều bị đốt cháy rụi. Về phía Pháp Hoa Tông, có rất nhiều tăng tục đã hy sinh trong trận chiến như trường hợp Nhật Triệu (日兆), trú trì Diệu Giác Tự (妙覺寺), đã mổ bụng tự vẫn. Số lượng người hy sinh lên đến 10.000 hay 3.000, 4.000 người. Hàng ngàn dân chúng phải chạy đi lánh nạn; đàn bà con nít thì bị giết chết, cũng có trường hợp khát nước mà chết, tính ra có đến mấy trăm người. Tai hại của vụ loạn này nếu so với vụ Loạn Ứng Nhân (應仁の亂) thì hơn xa. Hơn nữa, ảnh hưởng của vụ loạn này đã gây thiệt hại nhiều vô kể. Sau đó, vào tháng 10 nhuận, Tế Xuyên Tình Nguyên (細川晴元), tín đồ của Pháp Hoa Tông có quyền lực rất lớn, nghiêm cấm không được tái kiến những ngôi chùa trung tâm ở vùng Lạc Trung. Về sau, khi lệnh cấm này được giải bỏ thì trong số 21 ngôi chùa lớn trung tâm, chỉ có 15 ngôi được tái kiến mà thôi.
(要法寺, Yōbō-ji): một trong 7 ngôi chùa trung tâm của Nhật Liên Tông, hiện tọa lạc tại Shintakakura-dōri (新高倉通), Sakyō-ku (左京區), Kyoto-shi (京都市); hiệu là Đa Bảo Phú Sĩ Sơn (多寶富士山), thông xưng là Chùa Tùng. Người khai cơ chùa là Nhật Tôn Thượng Nhân (日尊上人), pháp đệ của Nhật Hưng (日興). Năm kiến lập chùa là 1308 (Diên Khánh [延慶] nguyên niên) hay 1312 (Chánh Hòa [正和] nguyên niên), được gọi là Thượng Hành Viện (上行院). Trong khoảng niên hiệu Trinh Hòa (貞和, 1345-1350), đệ tử của Nhật Tôn là Nhật Đại (日大) mới tách riêng khỏi chùa này và sáng lập ra Trú Bổn Tự (住本寺); trong Vụ Loạn Pháp Hoa Thiên Văn thì chùa bị đốt cháy tan tành, nên ông mới hợp chung cả hai chùa lại, lấy tên là Yếu Pháp Tự. Trong khoảng niên hiệu Thiên Chánh (天正, 1573-1592), thể theo mệnh lệnh của Tướng Quân Phong Thần Tú Cát (豐臣秀吉, Toyotomi Hideyoshi), chùa được chuyển về phía Bắc của Kinh Cực Nhị Điều (京極二條); rồi đến năm 1708 thì lại bị cháy lần nữa, và cuối cùng chùa được dời về vị trí hiện tại. Vào năm 1770 (Minh Hòa [明和] 7), ngôi Chánh Điện được xây dựng lại rất tráng lệ, rồi đến Khai Sơn Đường, Khách Điện, Thư Viện, Pháp Bảo Tàng, Kinh Tàng, Nhà Lầu Chuông, v.v. Trong khuôn viên chùa có khá nhiều cây tùng to lớn, đặc biệt là loại Ngọa Long Tùng (臥龍松) rất nổi tiếng.
DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH
Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.
Quý vị đang truy cập từ IP 216.73.216.65 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập